Tại sao trồng nấm sò lại lên nấm rơm??

  • Thread starter hoangthuy.ts49
  • Ngày gửi
Chào các bác,
Em đang trồng thử 100 bịch nấm sò. Quá trình trồng thì đúng kỹ thuật, nấm cũng lên chỉ có điều lên không hết. Một số bich nhiễm nấm rơm, ở quê em gọi là nấm rơm chứ thực sự em không biết nấm gì. Lúc mới lên nó màu xám và cục như nấm rơm, sau vài giờ nó bung ra, đỉnh nấm có màu đen. Các bác xem giúp em chứ những bịch có nấm này thì nấm sò rất khó lên, nếu lên được thì cũng lèo tèo vài cọng.
Em xin cảm ơn.
 


ha ha ha, bởi vậy thực tiễn có những thứ rất lạ mà sách vở không nói hoặc nói rất ít.
mình hỏi thật nhé, trước giờ bạn trồng nấm sò bao lâu rồi, thực sự thì bịch trồng nấm mèo sau khi thu hoạch rồi, người ta mua về xay ra cho nhuyễn, cào bỏ nilong đi, sau đó lấy mùn cưa đó ủ vôi, bổ sung cám gạo, cám bắp, phân bón, nước rồi ủ, sau đó vô bịch và hấp, sau khi hấp rồi thí cấy meo, nấm lên tuyệt vời luôn,
còn bạn thử mua mùn cưa cao su mới tinh về trộn đầy đủ rồi hấp rồi cấy meo xem, thử coi tỉ lệ được bao nhiêu phần trăm và ra nấm thế nào, mùn cưa mới thì trồng nấm đông cô rất tốt, còn trồng nấm sò thì hơi ẹ đấy, nếu không muốn nói là quá tệ.
À quên nữa, các loại mùn cưa của các loại gỗ có tinh dầu như tràm, thông bạn đừng có dại mà mua về trồng nấm nhé, bán nhà và bán lúa giống luôn đấy. Thân
Mình trồng nấm sò cũng đc vài ... tháng rồi, hì. Lần đầu tiên làm mà. có khi nào mình ủ rơm không kỹ không?? Bạn @hoangkhoi1986 trồng nấm sò bằng gì?? Ở đây mình không mua đc mùn cưa cao su mà có cũng khó làm trong khi rơm ở chỗ mình thì nhiều vô kể.
 
ha ha ha, bởi vậy thực tiễn có những thứ rất lạ mà sách vở không nói hoặc nói rất ít.
mình hỏi thật nhé, trước giờ bạn trồng nấm sò bao lâu rồi, thực sự thì bịch trồng nấm mèo sau khi thu hoạch rồi, người ta mua về xay ra cho nhuyễn, cào bỏ nilong đi, sau đó lấy mùn cưa đó ủ vôi, bổ sung cám gạo, cám bắp, phân bón, nước rồi ủ, sau đó vô bịch và hấp, sau khi hấp rồi thí cấy meo, nấm lên tuyệt vời luôn,
còn bạn thử mua mùn cưa cao su mới tinh về trộn đầy đủ rồi hấp rồi cấy meo xem, thử coi tỉ lệ được bao nhiêu phần trăm và ra nấm thế nào, mùn cưa mới thì trồng nấm đông cô rất tốt, còn trồng nấm sò thì hơi ẹ đấy, nếu không muốn nói là quá tệ.
À quên nữa, các loại mùn cưa của các loại gỗ có tinh dầu như tràm, thông bạn đừng có dại mà mua về trồng nấm nhé, bán nhà và bán lúa giống luôn đấy. Thân
He he, nổ banh xác. Bao giờ cũng vậy, trồng nấm bào ngư, nấm mèo, linh chi đều phải dùng mạt cưa mới vì đó là nguồn cellulose chủ yếu cho nấm mọc. Thật ra, đó là nguồn cung cấp carbon. Sau khi trồng rồi có thể dùng bã của nó trồng nấm rơm vì nấm rơm có hệ men phân giải cellulose yếu nên phải cần dùng những nguyên liệu đã được phân giải hoặc ủ cho hoai.
Câu trả lời của bạn sai nhiều chổ: mua bịch đã trồng nấm mèo về xay nhuyễn sau đó bỏ nilon. Đã xay nhuyễn thì nilon cũng nhuyễn rồi, bỏ bằng cách nào? Trộn cám gạo, cám bắp, phân thì tỉ lệ bao nhiêu? giá thành đội lên bao nhiêu? năng suất nấm là bao nhiêu? Để biết có nên làm không? Hàng chữ tớ bôi đen thì lấy từ thông tin nào? số liệu cụ thể? Ở đâu làm rồi? He he.
 
này bạn Quân tử, mình không biết bạn trồng nấm sò bao giờ chưa, hay là chỉ đọc trên sách vở, thực sự trồng nấm sò (hay còn gọi là bào ngư) thì mùn cưa mới trồng rất khó lên, meo rất khó bắt, còn mùn cưa đã qua trồng nấm mèo rồi đem làm nấm bào ngư thì rất tốt, lên rất đều và đẹp, meo bắt trong vòng khoảng 30 ngày là rạch bị được rồi, nếu bạn muốn chứng thực thì có thể tới những khu vực trồng nấm mèo nổi tiếng của Đồng Nai mà hỏi, bây giờ dưới đó người ta trồng nấm bào ngư rất nhiều đấy, và thiếu mùn cưa cũ nên phải mua ngược từ trên này chở về lại dưới đó đấy, làm cho giá một xe mùn cưa cỡ nhỏ (loại xe 2,4 tấn) từ 600 ngàn lên tới gần 3 triệu một xe đó, lúc cao điểm có khi lên tới 3,2 triệu một xe.
Nếu bạn vẫn không tin thì lên đây mình dẫn bạn đi giáp vòng các trại nấm trên này, không có trại nào dùng bào ngư mà làm toàn bằng mùn cưa mới cả, làm thế có mà húp cháo luôn. Hồi trước người ta thỉnh thoảng còn trộn mùn cưa mới vào nhưng tỉ lệ thường không quá 20% trên tổng số.
Còn hàng chữ bôi đen chính mình đã làm rồi, đã thử nghiệm rồi, đã trồng đông cô rồi, nghe những câu hỏi của bạn là biết bạn chưa từng trồng nấm bao giờ rồi, vì người trồng nấm rồi người ta sẽ tự biết tỉ lệ trộn bao nhiêu, con số thường không cố định như trong sách vở vì còn tuỳ vào chất lượng mùn cưa từng đợt nữa, nếu bạn muốn thảo luận nữa thì đưa ra con số thực tế và câu hỏi đi, mình sẽ cùng bạn thảo luận đến cùng, bởi đây không phải là chuyện đọc linh tinh rồi nói chơi mà nó là kinh nghiệm chia sẻ nghiêm túc, nếu bạn chỉ đọc sách mà phản bác toàn bộ thực tế thì mình không muốn thảo luận với những người như vậy. Thân
He he, tự ái dồn dập rồi. Được, bạn muốn thảo luận nghiêm chỉnh? Tớ đồng ý. Ở đây vấn đề thảo luận cũng cần rộng, không chỉ sâu. Không chỉ tớ và bạn mà còn có mọi người tham gia để tăng thêm thông tin về 1 ngành đầy tiềm năng nhưng khó phát triển này.
Trước hết, có vẻ bạn là ngừơi trồng nấm có thâm niên, không biết đã bao nhiêu năm. Có thể bạn đã trồng qua nhiều loại nấm, thăm nhiều nơi, biết nhiều chuyện trong nghề.
Vậy, cho tớ hỏi:
1/ Bạn ở đâu, huyện nào mà trồng được nấm đông cô? Vì sao bạn không trồng nữa?
2/ Theo bạn nghề nấm đang ở đâu? Đang phát triển, đang tốt, đang dậm chân tại chổ, đang đi xuống.... Lý do nào bạn nhận định như vậy?
3/ Những nấm nào đang trồng và sẽ có tương lai? Lý do?
Hy vọng bạn trả lời nghiêm túc và mong mọi người cùng tham gia, nhiều ý kiến sẽ vui hơn và rõ hơn. Chân thành.
 
Hay, và khá đúng. Phần nấm TQ tớ sẽ có thêm ý kiến. Bạn tiếp đi.
 

Vấn đề cây nấm hay đấy các bác
Hầu như tất cả các mặt hàng khác đều và đang xuống giá.ko biết cây nấm thì đang thế nào, thị trường tiêu thụ ra sao?
Nấm dc liệt vào mặt hàng dự bị quốc gia rồi nhưng mà chua thấy nhà nước có động tĩnh gì để phát triển và bảo vê ngành nghề này lâu dài .Chả hiểu làm ăn ra sao
Cháu thì đang mua nguyên liệu tập tành làm nấm thôi.Nên cháu ko dám nói gì về chuyên môn:blush:
Người ta dùng cơ chất đã trồng nấm mèo.Đem đi sử lý trồng nấm sò tốt
Có thể dùng cơ chất cũ của nấm sò trồng nâm rơm.Cái này đúng vì cháu đã thấy
Cơ chất sau khi trồng nấm rơm có thể tái sử dụng trồng nấm mỡ.Sản lượng tốt
Vậy trên 1 loại nguyên liệu có thể trồng 4 loại nấm:blink: vấn đề là sử lý mguyên lệu thế nào cho tốt nhất thôi^_^
Có lẽ tương lai cây nấm khá sáng đây mong là ở trên ấy có chính sách hợp lý.
Mong các bác tiếp tục thảo luận.Biết đâu đấy...ngày nào đấy....nấm đứng đầu VN về kinh ngặch xuất khẩu thì sao:8^:
 
Trong siêu thị Big-C tại Tp.HCM có bán nấm đông cô của Việt nam. Không biết đúng không các bác cho ý kiến ?
 
Last edited by a moderator:
Đầu tiên em xin gởi lời xin lỗi tới các bậc cao nhân trong diễn đàn, vì em biết là có rất nhiều người trong nghề, kinh nghiệm phong phú nhưng chưa lên tiếng, em chỉ xin mạo muội đóng góp những kinh nghiệm cá nhân nhỏ bé, cũng như để làm rõ vấn đề thảo luận này.

Đầu tiên xin nói rõ với bạn về vấn đề nấm đông cô, mình đã thử nghiệm gần 2 năm trời với 3 đợt đầu tư trắng tay, đến đợt thứ tư mới có nấm thu, thiệt hại hơn 200 triệu, một bịch đầu tư tính tổng cộng từ A-Z là hơn 5.000đ, trong khi tại thời điểm đó đầu tư trên một bịch nấm sò là chưa tới 2.000, so sánh vậy để bạn biết sơ sơ về mức độ đầu tư so với nấm sò, kế nữa là thời gian từ lúc cấy meo cho tới lúc meo ăn hết bịch là dao động trong khoảng 150 - 180 ngày (tuỳ giống).

Thực sự là đông cô có rất nhiều giống, và những giống khác nhau phù hợp với những nhiệt độ khác nhau, không phải chỉ những miền rất lạnh mới trồng được đông cô, và lúc đó mình chọn dòng đông cô Phúc Kiến (tên trong cuốn sách của Đài Loan dịch ra như vậy), và thời gian đến lúc meo ăn chín hết bịch là hơn 6 tháng, quy trình ăn meo của nó như vầy, đầu tiên là nó ra tơ và ăn meo như nấm sò, nhưng tơ nấm rất khác, màu của tơ nấm trắng hơn, và hết khoảng 2,5 tháng là nó sẽ ăn trắng hết bịch, sau đó nó sẽ đổi thành màu nâu xỉn như màu gỗ, ai không biết cứ tưởng là nó bị hư nhưng không phải, sau khi đổi màu toàn bộ bịch từ trắng sang nâu nó sẽ nổi cục cục lên như ghẻ vậy, và bịch nấm sẽ cứng lại, nhẹ đi, khi đã nổi cục xong rồi nó sẽ có những đường nứt, lúc này ta rạch bịch, khác với nấm sò là rạch rách bịch 3 hoặc 4 đường dài và phải rạch rách tơ nấm, sau khi liền lại nó mới ra, riêng nấm đông cô thì ta sẽ cắt bị một khoanh tròn cho hở ra, phần nào hở ra nó sẽ ra nấm phần đó, nhưng đừng hở quá nhiều, bổ sung độ ẩm không kịp thì nó sẽ khô lại, cứng ngắc và nấm không ra được, khi rạch bịch không được làm tổn thương tơ nấm, sau khi rạch bịch rồi thì ta sẽ làm một mẹo nhỏ, đó là cầm từng bịch vỗ vỗ như vỗ mông phụ nữ vậy (một mẹo kích thích ra nấm), cũng vì điều này mà ở Trung Quốc và Đài Loan có nhiều nơi sản xuất họ gọi nấm này là nấm đàn bà là vậy. Đối với những trại sản xuất cỡ lớn của Trung Quốc thì họ có một cái bàn có máy rung nhẹ, họ sẽ đặt hàng loạt bịch nấm lên đó và bật máy lên cho nó rung nhẹ,

Sau khi đã rạch hở bị ra thì ta sẽ tưới nước, tưới dạng sương thôi, không thể dùng motor tưới như bào ngư được, tiêu liền, nếu không tiêu nó sẽ nảy sinh những vấn đề rất rắc rối và rất khó giải quyết mà em sẽ nói sau.

Khoảng hơn một tuần thì nó bắt đầu nhú mầm và ra nấm, hái nấm cũng phải biết cách bẻ gốc, nếu khống nó sẽ téc phần mô nấm ở dưới chân nấm và phần đó gần như tiêu, sau này rất khó ra nấm từ đó nữa và dễ bị thối lắm.

Còn vấn đề vì sao không trồng nữa, chuyện là vầy, khi đó do chi phí đầu tư quá cao, lại còn trước đó bị hư mấy đợt nữa, mà cứ một đợt hư là tiêu mất từ 8 - 9 tháng, nên mình quyết định bán nấm với giá là 60.000đ/kg (cách đây hơn 2 năm), và lúc đó với giá đó là cũng phù hợp với thị trường, nhưng mà sau đó xảy ra một việc mà mình không ngờ, đó là đồng loạt Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ra lệnh cấm nhập đông cô từ Trung Quốc vì phát hiện có dư lượng rất nhiều hoá chất độc hại trong đó, thế là nó ối hàng tuồn qua Việt Nam quá trời luôn, nó chở xe đông lạnh qua nguyên xe to đùng vậy đi bán dạo khắp các chợ có 30.000đ/kg à. Mình bán 60.000đ/kg là coi như huề vốn, vậy mà nó làm một phát down giá xuống như vậy mình làm sao sống nổi,
mà có vấn đề này mình không hiểu nổi, đó là nấm tươi mình cắt ra, đóng bị bỏ tủ lạnh bảo quản nghiêm túc cũng không quá 3 ngày, thế mà nấm tươi của nó chở từ bên đó qua tới đây hết mấy ngày trong xe lạnh, rồi sau đó giở ra bán mà vẫn giữ được tới gần 1 tuần thì quả thực là mình nghi ngờ lắm, trong khi hàng đã ở trong khí hậu lạnh nhân tạo như kho lạnh, xe lạnh thì khi ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ xuống chất lượng rất là nhanh, thế mà nấm của nó cứ trơ trơ ra. Nó làm thế thì mình bán cho ai nữa, phải xuống giá thôi, mà xuống giá thì ăn cám, chấp nhận thôi, sau đợt đó là cạch luôn.

còn các vấn đề tiếp theo thì để bữa sau mình post tiếp, giờ mình bận tí việc
He he, bạn hoàng Khôi chưa post tiếp, chắc bận lắm? Thôi thì tớ có thêm chút ý kiến về nấm TQ. Không biết bạn Khôi lấy thông tin từ đâu về cấm nhập nấm TQ? Nếu có cấm, tớ nghĩ chắc cấm nấm đông cô khô. Vì sao? Ở Việt Nam trước giờ ăn toàn nấm đông cô khô của TQ dù mang tên gì đi nữa. Mà nấm đông cô khô này có đặc điểm là để trong bao bố, banh miệng, dù mưa hay nắng đều không bị mốc mà độ ẩm mùa mưa lên rất cao. Nhìn vẫn thấy ngon như thường. Tại sao vậy, câu hỏi này phải để ngành y tế, bảo vệ thực vật trả lời. Tớ không biết.
Còn nấm tươi, bạn nói của bạn để 3 ngày là xuống cấp, còn họ chở đi bán khơi khơi, tính ra hơn tuần lễ mà vẫn tươi ngon. Bạn có suy nghi và tìm ra được lý do vì sao không? Các công ty VN khi bán nấm đều có câu thiệu: Không phun chất bảo quản, không phun thuốc trừ sâu, không phun chất kích thích. Mục đích là nhằm để trấn an người tiêu dùng và để cho người tiêu dùng biết sản phẩm của chúng em là sạch đây. Dù chắc chắn là không có phun gì cả. Sao khổ như thế.Chắc bạn đồng ý với tớ là nấm tươi nếu phun bất kỳ chất nào vào tai nấm thì tai nấm sẽ rụi đi không? Nấm rất nhạy với môi trường. Do đó phun vào ấy à. Nấm sẽ ngủm trước khi hái bán rồi.....( còn tiếp) Tớ lại bận mất rồi, sẽ post tiếp....
 
@: hoangthuy.ts49

Khi trồng nấm bị nhiễm là câu chuyện thường ngày thôi bạn à
cứ bình tĩnh làm vài lần, khi kinh nghiệm của bạn hòm hòm rồi
thì tỉ lệ bị hỏng sẽ ít đi. Bạn có thể yên tâm về giống, nếu nguồn
giống của bạn bị nhiễm thì hầu hết các bịch đều bị.

Hiện tượng nhiễm của bạn:
1. Quá trình ủ nguyên liệu chỉ làm giảm đi một số nấm cạnh tranh,
phân giải sơ bộ cho "thức ăn dễ tiêu" ... còn không thể diệt hết các
loại nấm cạnh tranh. khi điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng phát trở lại
và đương nhiên nếu nấm sò không át, thì "nấm dại" sẽ lấn át
2. Khi cấy giống: môi trường xung quanh khu vực cấy có sẵn loại nấm
này, nó bay vào túi, dính ở tay, dụng cụ cấy ...
3. Quá trình tưới, chăm sóc: nguồn nấm dại sẵn trong nước -> nhiễm trở lại

Mình trồng nấm: tất cả các công đoạn đều khử trùng
(121 độ C - 20 phút) vậy mà tỉ lệ hỏng chưa bao giờ dưới 5%
Cái nghề ngày khó để giàu, còn kiếm đủ ăn thì chắc được
đôi khi mình chán lắm, nhưng nó như cái nghiệp, lọ mọ
tìm kiếm những thứ thế giới người ta làm cách mình
mấy chục năm. (cũng đam mê - nên phải chịu vậy :bash:)

Chuyện bảo quản: Công nghệ là rất quan trọng - cái này
ai cũng phải thừa nhận. tuy nhiên đôi khi lại rất đơn giản
ví dụ: lọ nấm của mình, chả cho thêm gì - chỉ cần đừng
đế sốc nhiệt, duy trì dưới 30 độ C, không để ánh nắng,
không làm dập nát: đảm bảo 25-30 ngày
Còn nấm nhập về: Công nghệ của họ vẫn còn là một ẩn số
^_^ mình để ý nhiều mà chưa rõ ràng được.
một tuần họ khử trùng nhà xưởng 2 lần: đốt một loại bột trắng
ủ nguyên liệu có bổ sung nhiều thành phần - không đơn giản như mình
xử lý ra quả thể chủ động - thu hoạch dùng găng tay nilon ...
bảo quản bằng công nghệ riêng

công nghệ của mình còn (quá) thô sơ, kinh phí cải tiến thì (quá)
eo hẹp => sản phẩm thương mại chưa bằng họ được

@: Bác Quân tử: em nghĩ người mình chưa biết, chứ mà biết thì đã
làm rồi. khi nào ăn nấm nhập của TQ, chỉ cần bóc túi nấm mới mua về
ngửi qua là ngầm hiểu. đi hội chợ năm ngoái, khách TQ thấy em ăn sống
nấm của mình - họ cũng ăn, vậy mà bảo họ ăn sống thử nấm kim châm
đóng túi - có mác toàn chữ TQ, họ ... chỉ cười :blush:
 
Chào các bác,
Em đang trồng thử 100 bịch nấm sò. Quá trình trồng thì đúng kỹ thuật, nấm cũng lên chỉ có điều lên không hết. Một số bich nhiễm nấm rơm, ở quê em gọi là nấm rơm chứ thực sự em không biết nấm gì. Lúc mới lên nó màu xám và cục như nấm rơm, sau vài giờ nó bung ra, đỉnh nấm có màu đen. Các bác xem giúp em chứ những bịch có nấm này thì nấm sò rất khó lên, nếu lên được thì cũng lèo tèo vài cọng.
Em xin cảm ơn.

:D ... xem mọi người thảo luận cũng hay mà

Trường hợp của bạn có thể xử lý cho những lần sau như thế này:

1. Diệt triệt để được tới 99% (có thể đến 100%):
- Chuẩn bị:
- Nồi hấp: có thể dùng thùng phuy thay thế. điều kiện hấp bịch: 121 độ C - 20 phút
(http://vi.mushclubvn.com/files/imagecache/Large/images/autoclave-for-otr-tyres-orbit-system.jpg
http://static.ekipvn.com/Thumbnail..../2455017Lo hap nam.jpg&width=220&height=220);
nếu không có áp lực thì đun liên tục khoang 12h

- Tủ cấy vi sinh:
Loại dùng phòng lab: http://www.tranvucorp.com/images/shop/untitled-1.jpg
Loại tự chế: làm một cái hộp gỗ, gần giống như trên + một đèn UV

- Phòng Lab đơn giản: một buồng quây bằng bạt, gắn một đèn UV 60W, khử trung buồng bằng đèn UV, đốt và xông lưu huỳnh (bột diêm sinh)

Cụ thể bạn xem tài liệu tại đây:

2. Trồng gần với tự nhiên - cái này giống như cạnh tranh sinh học,
bạn càng có kinh nghiệm thì tỉ lệ thành công càng cao. việc nói và mô
tả rất khó - và cũng tùy điều kiện tùng nơi rồi điều chỉnh cụ thể. Bạn nên
tham quan, nghe ngóng nhiều rồi tụ rút kinh nghiệm cho mình. thất bại cua ông hàng xóm là bài học quý và free với mình.
- Chọn nguyên liệu mới, sạch
- Trước khi ủ - ngâm và đảo đều cho thấm đủ nước vôi
- Khi ủ đảm bảo đống ủ đạt được nhiệt độ 70 độ C, thoát nước tốt, đảo lại 1-2 lần
- Khu vực cấy giống sạch, dụng cụ cấy giống, chứa giống sạch ...
- Sau khi rạch, chỉ tưới xuống nền. 2-3 ngày sau mới tưới đều. hạt nước càng bé càng tốt
- Trong quá trình nuôi trồng: hạn chế để bị sốc nhiệt sốc độ ẩm

(trên là theo kỹ thuật còn ý kiến riêng của mình:)

Bạn làm có 100 bịch lượng nguyên liệu ấy khi ủ đống chắc chắn
không đảm bảo yêu cầu; nếu được khoảng 70% trở lên là may
mắn thôi . Trồng nấm còn mệt hơn cả nuôi tằm vậy

Các bạn Thailand, Philipin ... họ nhúng cả bó rơm vào nước nóng;
hoặc làm nhà giàn rồi khử trùng cả nhà (1)
Nguyên liệu bổ xung nhiều thành phần (2)
Họ mở rất nhiều lớp tập huấn, học mới, bổ xung kỹ thuật và trao
đổi kinh nghiệm, chấp nhận đầu tư để có thực phẩm hợp lý (3)
(1), (2), (3) -> nấm của họ đẹp, ngon và thân thiện
 
Quên mất cái vụ tài liệu: http://www.mediafire.com/?oa2rsmyxizilba6
Bạn hoangkhoi1986 có nhiều thông tin khá thú vị; :huh:

Người TQ: họ có những loại chế phẩm hay lắm; họ cũng áp dụng gần như
ngay lập tức các kết quả nghiên cứu khoa học của cả thế giới để sản xuất
có loại chỉ là thảo dược: ớt, tỏi, lá cây ... : phòng côn trùng
có loại là vi sinh vật: xạ khuẩn, ... : phân giải nguồn dinh dưỡng cao phân tử
Có loại là hóa chất tinh khiết: (...): điều khiển tạo quả thể đồng loạt
Hơn nữa giống của họ phần lớn là giống lai.

Họ chiếm lĩnh thị phần nhiều loại hàng hóa chứ không riêng gì nấm. chỉ mơ ước học mót được cách họ làm, cải biên để tạo sản phẩm: Sản lượng thì TQ, chất lượng thì VN cũng đủ giàu rồi; nếu may mắn được chất lượng Châu Âu thỉ
... :huh: ...
 
Chào bạn Duimoc ,


"Bạn làm có 100 bịch lượng nguyên liệu ấy khi ủ đống chắc chắn không đảm bảo yêu cầu; nếu được khoảng 70% trở lên là may mắn thôi"

Bạn cho hỏi: theo tài liệu sau khi ủ đống khoảng 7 ngày(đảo cách 2 ngày) rơm chuyển màu vàng sậm và độ ẩm khoảng 65% ( vắt rơm không chảy giọt nước). Nhưng làm sao biết thế nào là rơm ủ đạt yêu cầu cho nấm ? Và làm sao gia tăng may mắn lên trên 70% ?
 
Chào bạn Duimoc ,


"Bạn làm có 100 bịch lượng nguyên liệu ấy khi ủ đống chắc chắn không đảm bảo yêu cầu; nếu được khoảng 70% trở lên là may mắn thôi"

Bạn cho hỏi: theo tài liệu sau khi ủ đống khoảng 7 ngày(đảo cách 2 ngày) rơm chuyển màu vàng sậm và độ ẩm khoảng 65% ( vắt rơm không chảy giọt nước). Nhưng làm sao biết thế nào là rơm ủ đạt yêu cầu cho nấm ? Và làm sao gia tăng may mắn lên trên 70% ?

Chào bạn: chịu khó xem tài liệu trước đã nhé:
http://vi.mushclubvn.com/node/835
https://www.youtube.com/watch?v=BTvDMM8wbSg
 


Back
Top