Táo bị ruồi vàng đẻ trứng châm quả phải làm sao?

  • Thread starter tuanan89
  • Ngày gửi
Chào các bác, tình hình là đang mùa ra hoa của táo( em ở ngoài bắc ạ), như năm ngoái khi táo bắt đầu thành quả thì bị ruồi vàng châm và đẻ trứng, hậu quả là đến lúc thu hoạch thì 50% táo bị sâu ủng.
Có bác nào tư vấn giúp em trị thằng ruồi vàng này như thế nào ạ (thuốc, cách sử dụng, liều lượng,thời kỳ phun...)
em cảm ơn ạ
 


hiện nay có bán loại bẫy ruồi vàng rất hiệu quả đó bạn. tôi đã sử dụng rất ok. 1 cái bẫy có giá 7k và 1 lọ bả khoang 60 - 70k. Một lọ bả bạn dùng đc 100 bẫy. 1 sào 360m2 chỉ cần treo 2 đến 3 cái. mỗi lần châm bả cách nhau 4 đến 7 ngày. đảm bảo hết ruồi luôn. thân!!!
 
hiện nay có bán loại bẫy ruồi vàng rất hiệu quả đó bạn. tôi đã sử dụng rất ok. 1 cái bẫy có giá 7k và 1 lọ bả khoang 60 - 70k. Một lọ bả bạn dùng đc 100 bẫy. 1 sào 360m2 chỉ cần treo 2 đến 3 cái. mỗi lần châm bả cách nhau 4 đến 7 ngày. đảm bảo hết ruồi luôn. thân!!!
cám ơn bạn nhé! mình sẽ áp dụng liền
Bạn có thể dùng bẫy để bắt hết ruồi
+ Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét.
+ Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.
+ Nên vận động nhiều chủ vườn cây ăn trái trong khu vực của mình, cùng đặt bẫy đồng loạt trên diện rộng thì hiệu quả hạn chế tác hại của ruồi mới cao.
+ Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi.
Sau khi bắt gần hết số ruồi thì bạn có thể dùng chế phẩm sinh học BIO NEEMAKAR để duy trì tình trạng ổn định.
  • Chiết xuất Neem có “Azadirachtin”. Đây là một chất kháng sâu hại mạnh mẽ, ức chế côn trùng, lây nhiễm và diệt trứng.
  • Chiết xuất Karanj có “Karanjin: giết chết giai đoạn nhộng con của côn trùng, bao gồm cả bọ cánh cứng.
  • Chiết xuất Tulsi có các loại Alkaloids thúc đẩy và phá hủy hoạt động giao phối của tất cả các loài sâu hại.
Ưu điểm:
1. Hiệu quả trong việc giảm số lượng sâu hại phổ biến.
2. Không tồn trữ dư lượng và mùi hôi
3. Không để côn trùng phát triển kháng lại sản phẩm.
4. An toàn cho động vật săn mồi và ký sinh trùng.
Hướng dẫn sử dụng: 1 lít / 1 Acre (0.4ha)

http://www.biotechvietnam.org/…/8901750190114-BIO-NEE…/18/62
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BIOTECH VIỆT NAM
Lầu 5, Tòa nhà DTC – 99A1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: Ms Anna 0989.771.530
Cám ơn bạn, mình sẽ tham khảo và áp dụng theo
 
Chào các bác, tình hình là đang mùa ra hoa của táo( em ở ngoài bắc ạ), như năm ngoái khi táo bắt đầu thành quả thì bị ruồi vàng châm và đẻ trứng, hậu quả là đến lúc thu hoạch thì 50% táo bị sâu ủng.
Có bác nào tư vấn giúp em trị thằng ruồi vàng này như thế nào ạ (thuốc, cách sử dụng, liều lượng,thời kỳ phun...)
em cảm ơn ạ
Đố bạn đặt bẫy mà hiệu quả
 
Vậy phải sử lý thế nào hả bác? táo đang bắt đầu vào vụ rồi, mong các bác tư vấn giúp em
Chờ mai mình hỏi cao thủ cho. Mình chưa dùng thuốc đó nên không nhớ rõ tên.Mà đang ra hoa không xịt được đâu.
 
Chờ mai mình hỏi cao thủ cho. Mình chưa dùng thuốc đó nên không nhớ rõ tên.Mà đang ra hoa không xịt được đâu.
hị, chả biết nó đẻ trứng khi nào, khi chưa thành quả hay thành quả nó mới châm nữa, còn đang ra hoa thì chắc chỉ xịt thuốc đậu quả thôi
 

hị, chả biết nó đẻ trứng khi nào, khi chưa thành quả hay thành quả nó mới châm nữa, còn đang ra hoa thì chắc chỉ xịt thuốc đậu quả thôi
Bạn phải xác định lúc nào quả bị tấn công nhiều nhất. Mình không rành về cây táo. Nhưng quê mình cây ăn quả như mãng cầu, nhãn, chuối, đu đủ, mận, xoài chúng tấn khi quả gần chín. Còn đồ la ghim như dưa, mướp, khổ qua chúng tấn công từ khi trái mới đậu. Hôm qua mình hỏi ông chú ổng không nói, giấu nghề, mà còn bị la nhiều chuyện (^_*). Hôm nay định hỏi ông anh bán thuốc bvtv nhưng cửa hàng đóng cửa. Đợi nhé, mình hỏi được sẽ chỉ cho.
 
Chào các bạn. Mấy nay chống úng do mưa bão nay mới vô đc. Mình đã dùng bẫy cho 6 mẫu bí đao 2 năm nay. vì nó rất rẻ và dễ làm nên mình treo khi cây bắt đầu đậu trái và duy trì 2 tháng sau đó(7 ngày châm bả lại 1 lần). không còn dấu hiệu của con mòng( là con ruồi vàng) châm luôn. mình có treo trên ổi và táo (vườn có 2 cây táo và 2 cây ổi) ăn không phải nhìn có con ròi ko luôn. Ngon bổ rẻ đôi chút góp ý. Thân!!!!
 
Chào các bạn. Mấy nay chống úng do mưa bão nay mới vô đc. Mình đã dùng bẫy cho 6 mẫu bí đao 2 năm nay. vì nó rất rẻ và dễ làm nên mình treo khi cây bắt đầu đậu trái và duy trì 2 tháng sau đó(7 ngày châm bả lại 1 lần). không còn dấu hiệu của con mòng( là con ruồi vàng) châm luôn. mình có treo trên ổi và táo (vườn có 2 cây táo và 2 cây ổi) ăn không phải nhìn có con ròi ko luôn. Ngon bổ rẻ đôi chút góp ý. Thân!!!!
Vậy là quê bạn không nhiều như ở mình. Ở quê mình vừa hết mùa mưa là ruồi nhiều vô kể. Người dân ở đây ko ai dùng bẫy pheromone, càng đặt càng thu hút ruồi tới. Người trồng nhãn thì phải mua lưới bao cả cây, ấy vậy mà khi hái nhãn vô nhà ruồi tấn công cắn cả người, phải phun thuốc hết xung quanh nhà (phun dưới nền đất). Còn người trồng dưa bở thì phun thuốc đuổi ruồi liên tục mà còn bị thất mùa kìa
 
Hì. Quê bạn thế thì nhiều hơn hẳn chỗ mình rồi. Mình ở Thái Bình Gần HN chỗ chủ thớt nên tư vấn theo kiểu ếch ngồi đáy giếng thôi. chỗ mình ít nên phun thuốc ko lien tục đc hiệu quả rất thấp.
 
Chào các bác, tình hình là đang mùa ra hoa của táo( em ở ngoài bắc ạ), như năm ngoái khi táo bắt đầu thành quả thì bị ruồi vàng châm và đẻ trứng, hậu quả là đến lúc thu hoạch thì 50% táo bị sâu ủng.
Có bác nào tư vấn giúp em trị thằng ruồi vàng này như thế nào ạ (thuốc, cách sử dụng, liều lượng,thời kỳ phun...)
em cảm ơn ạ
Mình hỏi rồi nà.gốc thuốc permethrin. Là thuốc diệt muỗi, nhúng mùng đó. Thuốc độc lắm nha, phun khi mật độ ruồi cao. Kết hợp bẫy pheromone ở rìa vườn, dùng chuối chín (chọn chuối thơm) rồi treo bẫy gần. Tránh treo giữa vườn sẽ thu hút cả ruồi đực cái vào vườn.
 
Mình hỏi rồi nà.gốc thuốc permethrin. Là thuốc diệt muỗi, nhúng mùng đó. Thuốc độc lắm nha, phun khi mật độ ruồi cao. Kết hợp bẫy pheromone ở rìa vườn, dùng chuối chín (chọn chuối thơm) rồi treo bẫy gần. Tránh treo giữa vườn sẽ thu hút cả ruồi đực cái vào vườn.
Cám ơn bác nhé, thế em không biết cứ tưởng treo bẫy ở giữa vườn, chỉ gây thêm thu hút thôi, cho em hỏi là nếu mật độ ruồi không phân biệt được khi nào cao thấp thì nên phun vào thời kỳ nào của táo ạ? nếu độc thế này thì khi thành quả rồi thì không thể dùng được nhỉ? sẽ đọng chất độc ở cuống quả mất.
 
Cám ơn bác nhé, thế em không biết cứ tưởng treo bẫy ở giữa vườn, chỉ gây thêm thu hút thôi, cho em hỏi là nếu mật độ ruồi không phân biệt được khi nào cao thấp thì nên phun vào thời kỳ nào của táo ạ? nếu độc thế này thì khi thành quả rồi thì không thể dùng được nhỉ? sẽ đọng chất độc ở cuống quả mất.
Bạn phải thường xuyên thăm vườn. Mình nghĩ táo sẽ bị chích khi quả đã già.thời gian cách ly của thuốc là 15 ngày, khá dài. Mình cũng ngại phun mấy loại thuốc độc (vạch vàng phía dưới nhãn chai) này lắm. Nông dân quê mình 1 con gà cũng ko dám cắt tiết mà thuốc độc phun lên rau thì cứ phun ào ào. "Ng ta ăn chứ có phải mình ăn, ai biểu chuộng rau đẹp rau ngon, ko phun lấy j mà bán". Khi nào mật độ ruồi cao quá hãy phun. Thuốc chỉ làm hôi đuổi ruồi đi chứ ko diệt được
 
Còn ở quê mình thì thấy người ta treo long não. Nhưng mình thấy cũng có hiệu quả khoản 80 phần trăm đó bạn. Nhưng phải chịu khó là lấy vải vụn cột từng 3vien chứ đừng bỏ vào chay nhựa hoặc bọc mũ thì không có hiệu quả bằng vải
 
Bạn phải thường xuyên thăm vườn. Mình nghĩ táo sẽ bị chích khi quả đã già.thời gian cách ly của thuốc là 15 ngày, khá dài. Mình cũng ngại phun mấy loại thuốc độc (vạch vàng phía dưới nhãn chai) này lắm. Nông dân quê mình 1 con gà cũng ko dám cắt tiết mà thuốc độc phun lên rau thì cứ phun ào ào. "Ng ta ăn chứ có phải mình ăn, ai biểu chuộng rau đẹp rau ngon, ko phun lấy j mà bán". Khi nào mật độ ruồi cao quá hãy phun. Thuốc chỉ làm hôi đuổi ruồi đi chứ ko diệt được
»
LY ơi cho mình hỏi thời gian cách ly khi phun thuốc permethrin lên trái(quả) là bao nhiêu ngày?vì mình sợ thuốc ảnh hưởng đén người tiêu dùng
 


Back
Top