Thảo luận đôi dòng về vấn đề tiêu diệt lục bình tại Tây Ninh

  • Thread starter cuongle2012
  • Ngày gửi
Kính chào ace diễn đàn
Mấy hôm nay mình có tìm hiểu về vấn đề tiêu diệt lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông tại Tây Ninh thấy có nhiều điều thú vị.
Các bạn quan tâm có thể tham khảo bài báo:
http://baotayninh.vn/xa-hoi/luoc-gh...-co-dong-vat-va-voi-tang-bang-xanh-60143.html
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/126369/xa-hoi/sap-co-giai-phap.html
Tại sao chỉ trong vòng chưa đây 20 năm mà tài nguyên rừng VN đã cạn kiệt mặc dù khai thác cây gỗ lớn trong rừng sâu vất vả trăm ngàn lần so với vớt cây lục bình dưới sông lên và chỉ khoảng 10 năm mà lục bình đã phủ kín mặt sông Vam Cỏ Đông.
Vấn đề ở đây là lợi nhuận.
Ở diễn đàn có nhiều ace có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nên tôi thử đưa ra topic này nhằm thảo luận đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.
Tôi đang nghĩ về vấn đề vớt lục bình lên làm thức ăn cho trùn quế sao cho phi phí thấp nhất.
 


Bạn có thể tóm tắt được mấy bài báo đó không?

Riêng chuyện nuôi giun bằng lục bình, thì không
làm được đâu. Nói thế có nghĩa là làm được,
nhưng lỗ, nên tốt nhất là đừng làm.
 
Ấy chà, gặp ở quê mình, người ta cắt hết đem về phơi khô đan đồ thủ công mỹ nghê hết; bằng không cũng có thể vớt cho vịt, bò, heo ăn, tủ gốc cây vào mùa nắng,.... nói chung là rất nhiều công dụng.
 
Bạn có thể tóm tắt được mấy bài báo đó không?

Riêng chuyện nuôi giun bằng lục bình, thì không
làm được đâu. Nói thế có nghĩa là làm được,
nhưng lỗ, nên tốt nhất là đừng làm.
Nội dung bài báo nói về thực trạng lục bình xâm lấn mặt sông vàm cỏ đông và tỉnh tây ninh đang bất lực trước sự phát triển ngày càng mạnh của nó.
Bác có thể phân tích đôi dòng tại sao lỗ được ko?.
 
Lỗ vì:

Vớt lục bình tốn rất nhiều công. Tôi đã
vớt lục bình nhiều lần. Phải có thuyền chèo
dồn lục bình vào bờ. Người trên bờ cầm bồ cào
vớt lên. Mỗi lần vớt một bồ cào nặng 4-6-8 ký
được dăm bẩy cây lục bình. Nếu bờ nông, thì
có thể lội xuống, cầm chĩa ba hất lên bờ, cũng
có tác dụng như đứng trên bờ cầm bồ cào móc lên.
Một ngày, một người có thể vớt được lục bình
diện tích 2 công đất. Buổi sáng vớt được 1 công.
Buổi chiều vớt được 1 công. Nếu trẻ khỏe, có thể
làm được nhiều hơn, thì họ đòi công cao hơn.
Thật ra, bạn tìm được một người trẻ khỏe chịu đi
vớt lục bình cho bạn, thì bạn rất giỏi đấy.

Sau khi lục bình vớt lên, nếu để yên, nó sẽ thối
ra thành phân xanh. Chỉ có một lớp trên mặt còn
có thể sống được, nhưng gần chết, vì nắng khô,
và rễ nó còn hút nước ở đám bèo bên dưới đã thối.

Nếu để làm gì, thì phải cắt lục bình, vứt rễ đi,
vì rễ chẳng làm được gì ngoài làm phân xanh, kể
cả nuôi giun, hay trồng nấm. Công cắt và thu phần
xanh của lục bình, bỏ rễ vào chỗ khác, không nhỏ.
Bạn có đồng ý rằng tỷ lệ trọng lượng phần xanh của
lục bình không bằng phần rễ của nó không? Vậy tỷ
lệ lấy được nhỏ hơn 50%.

Vậy mà sau đó, phần xanh lấy được còn rất nhiều
nước. Tỷ lệ chất bổ trong đó rất thấp. Để chăn
nuôi, Lục Bình là loại bèo ít chất bổ nhất so với
tất cả các loại bèo khác của Việt Nam. Tôi không
nuôi giun bằng lục bình bao giờ, nhưng nếu có nuôi,
thì giun cũng bị chết đuối thôi. Khối thức ăn nuôi
giun phải là một khối ráo, không ướt sũng, thì mới
nuôi giun được. Nếu tỷ lệ nước trong thức ăn quá
cao, thì phải trộn rơm băm vụn phơi khô vào. Tốt nhất,
bạn nên phơi phần xanh lấy được của Lục Bình cho
se đi trước khi nuôi Giun, thì khỏi phải trộn rơm khô
băm nhỏ. Ngoài công phơi bèo, còn phải có chỗ phơi
bèo nữa. Đó cũng là chuyện cần tính đếm đến, nhất
là ngày mưa ngày nắng.

Công nhiều, chất ít, thì giá trị ít, tiền ít, thì lỗ.
 
Last edited:
Lỗ vì:

Vớt lục bình tốn rất nhiều công. Tôi đã
vớt lục bình nhiều lần. Phải có thuyền chèo
dồn lục bình vào bờ. Người trên bờ cầm bồ cào
vớt lên. Mỗi lần vớt một bồ cào nặng 4-6-8 ký
được dăm bẩy cây lục bình. Nếu bờ nông, thì
có thể lội xuống, cầm chĩa ba hất lên bờ, cũng
có tác dụng như đứng trên bờ cầm bồ cào móc lên.
Một ngày, một người có thể vớt được lục bình
diện tích 2 công đất. Buổi sáng vớt được 1 công.
Buổi chiều vớt được 1 công. Nếu trẻ khỏe, có thể
làm được nhiều hơn, thì họ đòi công cao hơn.
Thật ra, bạn tìm được một người trẻ khỏe chịu đi
vớt lục bình cho bạn, thì bạn rất giỏi đấy.

Sau khi lục bình vớt lên, nếu để yên, nó sẽ thối
ra thành phân xanh. Chỉ có một lớp trên mặt còn
có thể sống được, nhưng gần chết, vì nắng khô,
và rễ nó còn hút nước ở đám bèo bên dưới đã thối.

Nếu để làm gì, thì phải cắt lục bình, vứt rễ đi,
vì rễ chẳng làm được gì ngoài làm phân xanh, kể
cả nuôi giun, hay trồng nấm. Công cắt và thu phần
xanh của lục bình, bỏ rễ vào chỗ khác, không nhỏ.
Bạn có đồng ý rằng tỷ lệ trọng lượng phần xanh của
lục bình không bằng phần rễ của nó không? Vậy tỷ
lệ lấy được nhỏ hơn 50%.

Vậy mà sau đó, phần xanh lấy được còn rất nhiều
nước. Tỷ lệ chất bổ trong đó rất thấp. Để chăn
nuôi, Lục Bình là loại bèo ít chất bổ nhất so với
tất cả các loại bèo khác của Việt Nam. Tôi không
nuôi giun bằng lục bình bao giờ, nhưng nếu có nuôi,
thì giun cũng bị chết đuối thôi. Khối thức ăn nuôi
giun phải là một khối ráo, không ướt sũng, thì mới
nuôi giun được. Nếu tỷ lệ nước trong thức ăn quá
cao, thì phải trộn rơm băm vụn phơi khô vào. Tốt nhất,
bạn nên phơi phần xanh lấy được của Lục Bình cho
se đi trước khi nuôi Giun, thì khỏi phải trộn rơm khô
băm nhỏ. Ngoài công phơi bèo, còn phải có chỗ phơi
bèo nữa. Đó cũng là chuyện cần tính đếm đến, nhất
là ngày mưa ngày nắng.

Công nhiều, chất ít, thì giá trị ít, tiền ít, thì lỗ.
Nếu tính như bác thì lỗ to, lỗ phá sản luôn.
Giun quế là loài ăn tạp. Nó sử dụng để phân hủy rác hữu cơ.
Hiện tại trại của cháu đang cho trùn ăn bằng phân bò.
So với lục bình nghiền ra thì chất dinh dưỡng còn cao hơn cả phân bò.
Giun quế có thể ăn hết toàn bộ lục bình từ ngọn đế lá, rễ.
Nếu lục bình được xay nhuyễn thì nó ăn nhanh hơn, còn băm nhỏ thì ăn chậm hơn,
Về phương án thu gom lục bình thì cháu đang nghĩ giảm chi phí tối thiểu:
Đặc điểm con nước sẽ dồn lục bình vào bờ, đặc biết là lúc nước lên và nước ròng thì lục bình di chuyển nhanh, ép sát bờ. Vì vậy bố trí băng tải ngay trên bờ để kéo lên, khi kéo lên thì thiết kế sao cho lục bình vào máy nghiền luôn.
Sau khi nghiền thì lục bình sẽ xả ra hầm và dùng lục bình cho trùn ăn luôn.
Tuy nhiên có 1 điểm khó là nuôi trùn thì đất phải cao ráo, không ngập úng.
Mà chọn địa thế như vậy bên cạnh dòng sông thì hơi hiếm.
Bởi vì lục bình thường dồn về phía bồi của con sông. mà phía bồi con sông thì đất thấp.
Chỉ có vài điểm nước dồn lục bình về bờ khuyết thôi.
 
Nếu trung Quốc mua lục bình có giá thì chẳng còn mấy cọng trôi trên sông. Hay lục bình ăn cho đẹp da, chống lão hóa, giảm cân, tăng cường sinh lý..... Lúc đó tìm lục bình khó cũng gần như người đi điệu tìm trầm vậy đóVừa rôi hai huyện Đức Hoà và Đức Huệ có ra quân vớt lục bình , hiện nay giảm rất nhiều, và thấy khúc sông đã vớt trống trãi nhiều
 

Lục bình trôi trên sông một phần nhờ nước,
một phần nhờ gió. Nếu nước lặng, thì hoàn
toàn trôi theo gió. Nếu nước lên xuống có
thủy triều, thì không thể đoán được nó sẽ
theo gió (gió cũng đổi chiều) hay theo trăng.

Còn chuyện nuôi giun cần đất cao, thì đã có
cách không nuôi trên mặt đất nữa, mà nuôi
trong các thùng đựng. Ngừoi Mỹ nuôi giun vào
các thùng chồng lên nhau. Họ cho thức ăn mới
vào thùng trên, và lấy thùng ở dưới cùng ra
để đổ phân đi. Giữa các thùng có lỗ thủng để
giun chui lên thùng ở từng trên.

Chuyện nuôi giun bằng lục bình, tôi cũng chỉ
nghĩ, chứ không có thực tế kinh nghiệm để chắc
lục bình quá ướt, gây ra giun nuôi bị chết đưối.
Việc này bạn phải thí nghiệm cho ra kết luận, đại
khái như sau: Lục bình nguyên, không phơi, băm
nhỏ thì nuôi giun đạt 100% (vì lấy nó làm tiêu
chuẩn). Lục bình chỉ lấy ngọn, bỏ rễ, thì nuôi
đạt 110%. Lục bình lấy ngọn, trộn rơm khô băm
nhỏ thì nuôi 120%. Vân vân.
 


Back
Top