Dịch heo tai xanh lan nhanh
TT - Dịch heo tai xanh bùng phát tại một số xã ở Long An, Tiền Giang, Đồng Nai… và một số nơi đã công bố dịch.
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
</td></tr> <tr> <td>Một trường hợp vận chuyển heo bệnh tai xanh trên quốc lộ 1A bị lực lượng thanh tra và thú y Tiền Giang phát hiện - Ảnh: Nguyễn Sự</td></tr></tbody></table> Các địa phương có heo bệnh đã gấp rút lập chốt kiểm dịch để ngăn chặn tuồn heo bệnh ra thị trường. Sở NN&PTNT TP.HCM cũng tăng cường lực lượng giám sát, nhất là ở các lò mổ, chợ, siêu thị để đảm bảo ra thị trường là thịt sạch.
Đến chiều 29-7, bệnh heo tai xanh đã xảy ra ở nhiều tỉnh như Tiền Giang, Quảng Nam, Đồng Nai, Long An. Trong đó, một số địa phương đã công bố dịch.
Ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết đến nay dịch heo tai xanh đã lan ra 8/10 huyện của tỉnh. Hiện chỉ còn thị xã Gò Công và huyện Tân Phú Đông chưa ghi nhận heo bệnh.
* Tiền Giang: công bố dịch trên toàn tỉnh
Theo thống kê của ngành thú y Tiền Giang, đến chiều 29-7 có hơn 12.000 con heo bị bệnh và đã tiêu hủy 4.000 con. Trong số 8.000 con được quản lý điều trị đã có 2.000 con khỏi bệnh. “Trong 5-7 ngày tới những con heo nào không khỏi bệnh thì sẽ tiếp tục tiêu hủy” - ông Hóa nói.
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td valign="center" bgcolor="#cfe6f9">
"Heo thịt trên địa bàn huyện rớt giá liên tục, các thương lái thay nhau ép giá. Trong khi đó Nhà nước hỗ trợ cho heo bệnh khá cao nên người dân liên tục báo heo có bệnh. Vì vậy cơ quan chức năng phải rà soát kỹ các thông tin về dịch bệnh trên địa bàn"
Ông Đỗ Như Hồng (trưởng Phòng nông nghiệp huyện Điện Bàn, Quảng Nam)
</td></tr></tbody></table>Theo ông Hóa, UBND tỉnh Tiền Giang đã công bố dịch heo tai xanh trên phạm vi toàn tỉnh vào ngày 19-7 (khi dịch mới xảy ra ở huyện Châu Thành và TP Mỹ Tho) và ban hành mức hỗ trợ tiêu hủy cho những hộ chăn nuôi bị thiệt hại. Do mức hỗ trợ cao hơn giá thị trường (25.000 đồng/kg heo hơi bị tiêu hủy dành cho hộ chăn nuôi có đăng ký, hộ không đăng ký được hỗ trợ 50%) nên nạn bán chạy heo bệnh rất ít xảy ra. * Đồng Nai: công bố dịch ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu
Chiều 29-7, UBND tỉnh Đồng Nai công bố dịch heo tai xanh tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu.
Trước đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch hại vật nuôi cây trồng tỉnh Đồng Nai đã nghe báo cáo diễn biến của bệnh heo tai xanh. Chi cục Thú y tỉnh cho biết heo bệnh có dấu hiệu sốt cao, loạn hô hấp, thận tụ huyết... xảy ra tại ba hộ dân ở ấp 3 và ấp 6, xã Vĩnh Tân. Thú y đã khoanh vùng tổ chức tiêu độc sát trùng và tiêu hủy tổng cộng 154 con heo.
Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai Trần Văn Quang cho biết hôm nay (30-7) chi cục làm việc với huyện Vĩnh Cửu để xác định vị trí lập chốt kiểm dịch, không cho xe vận chuyển ra vào vùng dịch ở xã Vĩnh Tân, đồng thời xác định khu vực vùng uy hiếp, vùng đệm để kiểm soát, tránh bệnh heo tai xanh lây lan. Ông Quang cũng cho biết tại Đồng Nai có hai chốt kiểm dịch tại quốc lộ 20, quốc lộ 1A được yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ các xe vận chuyển động vật.
Xã Vĩnh Tân nằm giáp ranh với xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom và tuyến đường này có thể băng ra quốc lộ 1A. Theo ghi nhận của phóng viên
Tuổi Trẻ chiều 29-7, heo chết bị ném bừa bãi và bốc mùi hôi thối dọc bờ đập tràn hồ Trị An (khu phố 8, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu), dù nơi đây cách trung tâm huyện không xa. Heo chết bỏ bao hoặc đã bị đốt còn nằm rải rác ở bờ đập. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, một người dân trong khu vực, cho biết: “Heo chết đã gần 10 ngày qua. Heo bệnh người dân không dám khai báo đã bán chạy, còn khi chết thì đem ném ra bờ đập”.
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
</td></tr> <tr> <td>Heo có triệu chứng bệnh nằm ủ rũ bên hông Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Cửu (thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo người dân, những con heo này được thương lái gom lại để đưa đi tiêu thụ - Ảnh: SƠN ĐỊNH</td></tr></tbody></table> * Long An: ngành thú y đề nghị công bố dịch ở hai phường xã
Theo ông Đinh Văn Thế - chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An, tỉnh này vừa phát hiện hai nơi có bệnh heo tai xanh là P.5 (TP Tân An) và xã Phú Ngãi Trị (huyện Châu Thành). Mỗi nơi có khoảng 300 con heo bị bệnh. Ngành thú y đang tiến hành các biện pháp phòng chống, không để dịch lây lan, đồng thời đã đề nghị UBND tỉnh công bố dịch heo tai xanh ở hai phường xã nói trên.
* Quảng Nam: bệnh bùng phát trên toàn huyện Điện Bàn
Ngày 29-7, sau bốn ngày phát hiện ca heo tai xanh đầu tiên tại huyện Điện Bàn, dịch bệnh này đã bùng phát ra tám xã trên toàn huyện. Theo thống kê của Phòng thú y huyện Điện Bàn, đến chiều 29-7 đã có trên 1.200 con heo bị nhiễm bệnh và bệnh đang lan rất nhanh.
Phòng thú y huyện Điện Bàn cùng với người dân địa phương đã phun thuốc khử trùng dập dịch, đồng thời tiêu hủy số heo nhiễm bệnh. Đến nay đã có gần 100 con heo được tiêu hủy.
Ông Thân Đức Sửu - phó chủ tịch UBND huyện Điện Bàn - cho biết huyện đang huy động công an, quân đội, quản lý thị trường hỗ trợ phòng chống dịch bệnh. Huyện đã cấp hàng trăm lít thuốc Benkocid cho các xã và 10 máy bơm chuyên dụng để phun dập dịch. Chính quyền huyện đã chỉ đạo các xã tạm hoãn những cuộc họp không cần thiết để tập trung chống dịch. “Lo nhất là đàn heo hơn 100.000 con của huyện đang trong tình trạng nguy kịch. Nếu không khống chế dịch kịp thời, thiệt hại về kinh tế của người dân rất lớn” - ông Sửu lo lắng. Ông Sửu cho biết thêm hiện chưa có chính sách hỗ trợ cho người dân vùng dịch, nhưng tinh thần chung là sẽ hỗ trợ theo quy chế của tỉnh và của Chính phủ đã quy định trước đó.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang vừa có công điện chỉ đạo huyện Điện Bàn tiến hành mọi biện pháp ngăn dịch. Công điện nhấn mạnh chính quyền huyện không được giấu dịch, không để xảy ra việc mua bán heo bệnh, vận chuyển heo ra khỏi vùng dịch và không vứt bừa bãi xác heo ra môi trường.
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td valign="center" bgcolor="#cfe6f9"> TP.HCM tăng cường giám sát để cung ứng thịt sạch
Theo ông Nguyễn Phước Trung - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, công tác kiểm soát dịch heo tai xanh tại TP.HCM được triển khai khá chặt chẽ. Hằng ngày có 8.000-9.000 con heo được giết mổ tại các lò đều có lực lượng thú y túc trực kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn thịt đưa ra thị trường là sạch. Ngoài ra, các quầy bày bán thịt gia súc tại các chợ, siêu thị cũng được lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, trường hợp phát hiện không có dấu kiểm dịch của thú y sẽ phối hợp ban quản lý chợ tịch thu tiêu hủy ngay. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng, tốt nhất nên chọn mua thịt gia súc tại các chợ có đóng dấu kiểm dịch của thú y.
Mặc dù đến chiều 29-7 TP.HCM chưa phát hiện có ổ dịch heo tai xanh, nhưng ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết TP đang đứng trước áp lực lây lan dịch heo tai xanh rất lớn vì các địa phương lân cận đã xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, theo ông Thảo, tình hình càng đáng lo hơn khi các địa phương có xảy ra dịch bệnh là nơi cung cấp gia súc và sản phẩm gia súc lớn cho TP. Vừa qua, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp vận chuyển sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc từ các cửa ngõ về TP và đã tiến hành tịch thu tiêu hủy.
Để đối phó với nguy cơ lây lan bệnh heo tai xanh, TP đã thành lập bốn đội phản ứng nhanh lo cho bốn địa bàn chăn nuôi tập trung là Q.12, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi. Giám sát của Chi cục Thú y TP cho thấy mật độ virut gây bệnh heo tai xanh ngoài môi trường đang tăng cao. Hơn mười ngày qua, Chi cục Thú y TP đã tăng cường tổ chức phun xịt hóa chất tiêu độc khử trùng lưu động tại các điểm chăn nuôi trọng điểm để làm giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh. Nhờ việc tiêm ngừa, phòng dịch đã được triển khai nên tình hình chăn nuôi trên địa bàn TP vẫn đảm bảo ổn định (tổng đàn heo trên địa bàn TP khoảng 320.000 con).
QUANG KHẢI
</td></tr></tbody></table> _____________
Ngăn chặn không để tuồn heo bệnh về TP.HCM
* Tiền Giang đã thành lập năm chốt kiểm dịch trên QL1A, QL50, QL60 và tại xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo (giáp ranh huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Các trạm kiểm dịch này chưa phát hiện heo bệnh được vận chuyển trái phép ra khỏi địa bàn để đưa về TP.HCM. Lực lượng thú y và thanh tra Sở NN&PTNT chỉ mới phát hiện, xử lý vài trường hợp vận chuyển heo bệnh đi liên xã và bán thịt heo không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.
* Ngày 30-7, tất cả các chốt kiểm dịch ở Tân An và Châu Thành (Long An) đều hoạt động. Hiện tại ngành thú y Long An đang quản lý chặt số heo bệnh và thông báo cho người dân biết nếu vận chuyển heo bệnh ra khỏi nhà sẽ bị phạt. Ngành thú y Long An sẽ cố gắng kiểm tra, ngăn chặn không để heo bệnh tuồn về TP.HCM.
* Chính quyền huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã tiến hành khoanh vùng dịch, cấm giết mổ, buôn bán, tiêu thụ heo và cắt cử người chốt chặn các tuyến đường chính ra vào vùng có dịch để đề phòng việc bán heo chạy dịch.
* Hiện TP.HCM vẫn duy trì trạm kiểm dịch ở các cửa ngõ vào TP như thời điểm phòng chống dịch cúm gia cầm. Trường hợp nhập gia súc từ các tỉnh về dù có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng khi kiểm tra lại phát hiện có mầm bệnh thì không cho nhập vào TP. Ngoài ra, Chi cục Thú y TP còn tăng cường giám sát lấy mẫu tại các điểm giết mổ gia súc và lưu ý người dân nên chọn mua sản phẩm có tem nhãn và dấu kiểm dịch của thú y.
V.TRƯỜNG - HÀ MI - TẤN VŨ
---------------
giá heo 30/07 30,5 heo trại