Bán Thuốc trừ sâu bệnh hại trên kiểng-rau

  • Thread starter hoangsvh
  • Ngày gửi
H

hoangsvh

Guest
[h=1]
ImageService.ashx
[/h]
SÂU BỆNH HẠI CÂY KIỂNG-RAU & CÁCH PHÒNG TRỊ
1.Sâu đất (Agrotis spp.)
•Đặc điểm gây hại:
- Loại sâu này thường cắn ngang gốc cây, đặc biệt là cây mới trồng.
-Chúng thường hoạt động vào ban đêm nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau khi đã tưới đất thật ẩm.
Slide2(9).JPG

•Biện pháp phòng trừ:
- Phun Wellof 330 EC 30-40ml/16 lít
- Dùng Wellof 3GR 5g/gốc rải quanh gốc hoa.
- Phun, rải vào buổi chiều tối.
Slide4(8).JPG

2. Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang)
•Đặc điểm gây hại:
- Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa.
Slide7(4).JPG

•Biện pháp phòng trừ:
Phun Altach 5Ec, 10ml/8 lít
Phun Nurell*D 25/2.5 EC, 20-30ml/8 lít
Phun Mimic 20SC, 15ml/8lít
Phun Wellof 330 EC,
Rải Wellof 3GR, 5g/gốc
Slide9(6).JPG

3. Nhện hại (Tetranychus urticae)
•Đặc điểm gây hại:
Nhện chích hút lá làm lá trở nên quăn queo, biến dạng, cây sinh trưởng kém, nụ và cánh hoa bị chích hút làm hoa không nở, hoặc nở méo và bạc màu.
Slide11.JPG

•Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Thu gom tàn dư thực vật, sử dụng tưới phun trong mùa khô, trồng cây che bóng để cải tạo đất và hạn chế tác hại nhện đỏ nâu.
+ Biện pháp hóa học: phun Takare 2EC 20ml/10 lít nước 400-500lít/ha
4. Rầy mềm (Myzus persicea)
•Đặc điểm gây hại:
- Thường sinh sống trên lá và ngọn non của cây và hoa, chúng chích hút nhựa cây làm ngọn cây không phát triển bình thường được, làm hoa biến dạng, đổi màu, không nở được.
Slide15.JPG

Slide16.JPG

5. Bọ trĩ: (Frankliniella occidentalis)
•Đặc điểm gây hại:
-Là một trong những đối tượng gây hại nặng trên một số cây hoa kiểng và cẩm chướng.
-Bọ trĩ xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu ra hoa, làm hoa không nở, méo mó và bạc màu lỗ chỗ. Lây lan rất nhanh nhờ bay được và kích thước nhỏ nên rất khó trị.
Slide19(1).JPG

Slide20(1).JPG


6.Bệnh thối thân(Fusarium graminearum)
•Đặc điểm gây hại:
-Thân bị thối ngay trên bề mặt đất. Rễ và gốc bị thối, ngọn héo và chết. Có các đám bào tử nấm màu hồng hiện diện trên các mô bị phân huỷ.
-Bào tử nấm có trong đất và trong xác thực vật, bào tử phát tán thông qua nước tưới; điều kiện môi trường nóng, độ ẩm cao, bón quá nhiều đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
Slide22.JPG


•Biện pháp phòng trừ:
Đất trồng sạch bệnh, luân canh cây trồng (không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tiếp trong 2-3 năm trên cùng 1 lô đất). Trồng cây khỏe, sạch bệnh, tiêu hủy cây bệnh ngay khi phát hiện để không lây lan sang cây khác.- Không tưới quá nhiều nước, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
- Phun Ridozeb 72WP, 30g/8lít; 1,5kg/ha
7. Bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum)
•Đặc điểm gây hại:
- Các nhánh héo rũ chuyển sang màu vàng và nghiêng về một phía ở giai đoạn đầu. Mạch dẫn bị mất màu và chuyển sang màu nâu đậm. Hệ thống rễ vẫn nguyên vẹn. Ở các giai đoạn sau, thân phát triển các vết thối khô.
- Cây và đất bị nhiễm nấm Fusarium oxysporum. Bào tử lan trong nước, phát triển mạnh ở nhiệt độ nóng ẩm cao hơn 25oc
Slide25(2).JPG

•Biện pháp phòng trừ:
- Luân canh cây trồng, dùng giống khỏe, nhổ bỏ cây bệnh, sạch bệnh, xử lý đất kỹ trước khi trồng.
- Điều chỉnh pH đất = 6,5 – 7,0
- Phun Ridozeb 72WP, 30g/8lít; 1,5kg/ha
Slide36(2).JPG

7. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas caryophylli.
•Đặc điểm gây hại:
- Ngọn cây hoặc các nhánh cây riêng rẽ héo đột ngột, gốc cây bị nứt, rễ bị thối, mạch dẫn mất màu và chuyển sang màu vàng, lớp vỏ ngoài dễ dàng bị tách ra khỏi thân và mềm nhũng.
- Vi khuẩn lan truyền thông qua nước tưới, xác cây và rác thải mang mầm bệnh. Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ cao và nóng ẩm .
Slide29.JPG

8.Bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani)
•Đặc điểm gây hại:
- Thân bị héo ngay bề mặt đất, vết thối phát triển từ bên ngoài vào. Toàn bộ cây héo và chết. Có thể nhìn thấy hạch nấm màu đen bằng kính lúp hoặc khi độ ẩm đất cao có lớp sợi nấm như bột trắng. Bào tử nấm Rhizoctonia solani có sẵn trong đất, xác thực vật . Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm và nhiệt độ cao.
Slide31(1).JPG

•Biện pháp phòng trừ:
- Xông hơi môi trường ra rễ và đất, không tưới quá nhiều.
Phun Carbenda Super 50SC
50-100ml/100lít
Phun Vali 5SL 20m/8 lít
Slide33.JPG

9. Bệnh rỉ sắt (Uromyces dianthi)
•Đặc điểm gây hại:
- Các nốt nhỏ chứa nhiều bào tử màu nâu trên lá và thân cây. Bệnh nặng làm cho lá khô, cháy. Bào tử có sẵn trong không khí, phát triển mạnh trong điểu kiện thời tiết nóng ẩm. Chỉ lan truyền trên cây sống nhờ gió, nước mưa hoặc nước tưới.
•Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt bỏ lá bệnh.
-Phun Ridozeb 72WP 30g/8lít; 1,5kg/ha
-Phun Carbendar Super 50SC 50-100ml/100lít

Slide36(1).JPG

10. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)
•Đặc điểm gây hại:
- Các bào tử màu xám có lông hình thành trên hoa trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bào tử nấm có sẵn trong không khí, trong xác thực vật và phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.
•Biện pháp phòng trừ:
- Cắt bỏ các hoa già, nhà lưới thoáng mát, giảm độ ẩm.
-Phun Carbenda Super 50SC
(50-100ml/100lít nước)
Có thể phối hợp phun với Bonny 4SL (25-40ml/16lít)
Slide40(1).JPG

SẢN PHẨM CÓ BÁN TẠI HOMEGARDENSHOP.VN
ĐC: SỐ 16,ĐƯỜNG 17,P.LINH CHIỂU, Q.THỦ ĐỨC,HCM (TT TDTT THỦ ĐỨC)
 




Back
Top