Thuốc trừ sâu hữu cơ !!!

Hôm trước tôi nghe VTC16 hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu hữu cơ như sau:

1kg ớt + 1kg tỏi + 0.3kg đường.

Ớt tỏi băm, giã nhuyễn trộn với đường ủ trong 5 tiếng.
Sau đó cho 1 lít rượu vào khuấy đều rồi ủ 5 ngày.
Tiếp đó đổ thêm 5 lít rượu vào ngâm 15 ngày nữa rồi chiết lấy dung dịch. Đó chính là thuốc trừ sâu hữu cơ.
Với công thức trên cho ra khoảng 7 lít dung dịch.
Sử dụng : Tôi thấy người ta cho 1chai nửa lít hòa với đầy bình phun 12 lít. Như vậy một lần làm được 14 bình thuốc phun 12 lít.
Tuy nhiên tôi không nghe người ta nói là rượu bao nhiêu độ mới dùng pha chế được. Có ai biết không ạ?

Xin hỏi diễn đàn ta đã có ai tự chế hoặc dùng thuốc trên chưa? Hiệu quả thế nào? Xin cho bà con biết với.
Thuốc này tôi nghĩ có lẽ chỉ thích hợp cho các hộ tự trồng rau ăn thôi, vì giá thành của nó khá cao. Ý kiến mọi người thế nào ạ?
 


cây thuốc dòi

Bạn có thể chụp ảnh cây này post lên để tham khảo được không?

re: thuốc trừ sâu thảo mộc : các bạn có thể tự chế bằng tỏi, tuy nhiên công dụng xua đuổi là chính, vì vậy cần phun mỗi tuần 1 lần
 
Bữa nào offline nếu được thì bác tu_ech_4_chan sưu tập cây đó chia cho mỗi người 1 ít làm giống để nghiên cứu xem sao. Em xin đặt gạch xí 1 chỗ nha bác.

Thuốc trừ sâu sinh học hiện nay được rất nhiều nước nghiên cứu. Cũng đã có kha khá sản phẩm loại này xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên theo tìm hiểu của mình thì các sản phẩm này nên được sử dụng với mục đích "phòng bệnh". Tác dụng của thuốc trừ sâu sinh học khá chậm chạp so với thuốc trừ sâu hóa học. Đó là chưa kể đến thời gian có hiệu lực của nó khá là ngắn ngủi, bắt buộc phải phun xịt nhiều lần trong 1 mùa vụ.
Còn vài cách "trừ sâu sinh học" nữa khá công hiệu nhưng nhà chức trách của chúng ta có vẻ ko mặn mà nghiên cứu và phổ biến cho bà con.
1> Trồng xen các loại cây có đặc tính xua đuổi côn trùng gây hại (vídụ: cây sả ...)
2> Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quần thể sinh vật, vi sinh vật, thực vật được xem là thiên địch của những loài gây hại.

Nếu mình nhớ ko lầm thì cũng đã có 1 vài nghiên cứu trồng trên bờ ruộng lúa những loài hoa thu hút thiên địch côn trùng gây hại cho cây lúa. Cũng đã có vài ba phóng sự, vài ba cuộc họp hội thảo đầu bờ cuối bờ gì đó.
Chương trình nghiên cứu này do liên hiệp quốc "bơm nước" và "bôi trơn". Con thuyền nghiên cứu đang bon bon lướt sóng thì nước lũ ko về nữa, máy thì hư do chạy nhàn nhã quá - đành phải dừng lại. Thiệt tội nghiệp cho những người ở 2 đầu bến. Ngóng cổ đợi chán chê mà không hề hay biết con thuyền kia đã chìm nghỉm từ thuở nào.
 
Phương pháp trồng cây theo "bầu bạn"

companion1.jpg

Companion Planting (tạm gọi là trồng cây theo kiểu bầu bạn) là một trong những phương pháp trồng rất hiệu quả để khống chế sâu bệnh và tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt trong vườn rau hữu cơ. Phương pháp này có thể áp dụng ở quy mô nhỏ (vườn rau gia đình) cho đến quy mô rất lớn ở các trang trại. Hiều một cách ngắn gọn và nôm na về phương pháp này là trồng gần nhau những cây có tác động tích cực và hỗ trợ tốt cho nhau.

Cũng giống như loài người, cây cối cũng có thể sống giữa những "người hàng xóm tốt" (những loại cây hỗ trợ tốt cho nhau), những "người hàng xóm xấu" (những loại cây triệt tiêu nhau), sống giữa những "cảnh sát" bảo vệ an ninh (côn trùng có ích: thiên địch) và kể cả "những kẻ trộm" (côn trùng gây hại, sâu bệnh). Khi sống gần "những người hàng xóm tốt" thì chúng sẽ hỗ trợ tối đa cho nhau về mặt dinh dưỡng và giúp nhau xua đuổi côn trùng gây hại, khi sống gần "những người hàng xóm xấu" thì cây trồng luôn bị "lấn sân", bị "mất cắp", bị quấy rầy và luôn gặp phải những chuyện phiền phức, lôi thôi...

Một ví dụ điển hình là nếu ta trồng xen giữa cây cà chua (Tomato) với cây húng quế (Basil) thì chính mùi của cây húng quế sẽ xua đuổi côn trùng gây hại cho cà chua và giúp trái cà chua có mùi vị tốt hơn, mặc khác nó cũng giúp cho dinh dưỡng trong đất trồng cà chua được cân bằng hơn vì cây húng quế sử dụng nhiều những loại dinh dưỡng mà cây cà chua ít sử dụng và ngược lại. Quá trình trồng xen kiểu này sẽ không làm giảm năng suất của cây cà chua mà ngược lại còn đạt hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ sâu bệnh và cải thiện chất lượng quả cho cà chua. Ngược lại, nếu bạn trồng xen cà chua chung với cây cải bắp (Cabbage) hoặc khoai tây (Potato) thì chính rễ của những cây này tiết ra những chất làm ức chế quá trình phát triển của cây cà chua. Tương tự như vậy, cây hoa vạn thọ (Marigold) là một trong những "người hàng xóm tốt" của rất nhiều loại cây, ngoài việc làm thơm nhà, đẹp vườn và mời gọi nhiều loại thiên địch có ích, thì mùi hương tiết ra từ rễ và hoa vạn thọ còn xua đuổi được rất nhiều côn trùng gây hại cho cây trồng. Wow, Great!

Chúc bạn có được nhiều khám phá bất ngờ và thú vị với phương pháp "trồng cây theo bầu bạn"này!

copy of Demen
http://my.opera.com/hvsang/blog/phuong-phap-trong-cay-theo-bau-ban
 
Trong giới chơi hoa cảnh ( vì hoa kiểng gần sát bên nhà) nên cách thức trên đã đượ phổ biến âm thầm dùng từ khá lâu..nhưng có khác 1 chút đó là thêm vào vài cái vỏ trứng gà xay nhiễn
các mảnh vụn rất nhỏ của vỏ trứng được phun với áp lực cao sẽ giống như viên đạn bắn chết ngay tại chỗ con bọ trĩ hoặc nhện đỏ, mà lá cây không hề hấn gì
Nhưng dù cho kết quả hữu hiệu, cũng chỉ được dùng cho các người chơi hoa kiểng thôi vì số lượng trưng bày trong sân không nhiều

Còn với nhà vườn do có rất nhiều..và rất rộng nên mỗi lần huy động đủ số lượng ớt..tỏi ,,,gừng lớn, không phải là chuyện dễ…rồi còn chế biến nữa

Vì thế với nhà vườn sản xuất lớn, dùng hóa chất vẫn là tiện lợi nhất
 


Back
Top