Thương lái Trung Quốc mua thanh long chui

Bình Thuận đã phạt 23 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp, kinh doanh, thu mua thanh long trái phép.

Thanh long Bình Thuận loại trái to và đẹp hiện được thương lái thu mua nhỏ giọt với giá từ 3.500 đến 4.000 đồng/kg. Riêng loại trái nhỏ giá chỉ 500 đồng/kg nhưng khó bán. Trong khi thời điểm này năm ngoái, giá thanh long không dưới 15.000 đồng/kg.

Với mức giá trên, nông dân đang điêu đứng vì lỗ. “Do giá thanh long rẻ mạt nên tôi đã mất trắng mấy trăm triệu đồng” - ông PX, một nông dân có hơn 2.000 trụ thanh long ở xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam than thở.

Thương lái Trung Quốc núp bóng

Dù giá thanh long tại Bình Thuận - vùng trồng thanh long lớn nhất cả nước - rẻ bèo như vậy nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện mặt hàng này bán sa cạ (chưa phân loại thanh long tốt, xấu - PV) tại biên giới Việt-Trung có giá hơn 25.000 đồng/kg, tức gấp khoảng 5-6 lần giá mua tại Bình Thuận! Điều này có nguyên nhân một phần từ việc các thương lái Trung Quốc đang chi phối việc mua bán thanh long trên địa bàn tỉnh.

hằng ngày tại một số quán cà phê và quán nhậu ở TP Phan Thiết và Hàm Thuận Nam có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều nhóm người Trung Quốc ngồi cùng với một số đại gia thanh long có máu mặt ở Bình Thuận. Những người Trung Quốc này nói tiếng Việt khá sõi và liên tục nấu cháo điện thoại lúc thì bằng tiếng Việt lúc bằng tiếng Trung để điều hành giá cả thanh long từ Việt Nam đến Trung Quốc.

11-chot_otjv.jpg


Nhóm thương lái Trung Quốc sáng nào cũng ngồi tại một quán cà phê ở TP Phan Thiết để bàn bạc, điều hành giá cả thanh long. Ảnh: PHƯƠNG NAM


Thuyết phục mãi, T., đại diện một doanh nghiệp (DN) thu mua thanh long tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) mới chịu bật mí cách “làm ăn” với thương lái Trung Quốc. T. cho biết trước đây DN của anh trực tiếp thu mua, đóng gói và vận chuyển thanh long ra biên giới chờ khi có giá mới bán cho thương lái Trung Quốc. “Lời lãi cũng có nhưng rủi ro rất cao” - T. tâm sự.

từ hơn một năm nay, khi hàng chục người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch đưa ra lời mời gọi hợp tác thì nhiều DN, thương lái Việt như T. đã chấp nhận ngay.

“Toàn bộ hệ thống sân bãi, xe tải thu mua, nhân công, kho lạnh… của chúng tôi đều được họ trưng dụng. Còn tụi tôi chỉ đứng phía sau, làm chân rết mua “giùm” cho họ và hưởng chênh lệch theo số lượng cho chắc ăn và đỡ phải lo rủi ro như trước” - T. cho biết.

Tung chiêu

Khi đã có trong tay hệ thống thu mua là những người Việt, thương nhân Trung Quốc dễ dàng điều chỉnh giá thanh long tại Việt Nam và cả với những thương lái đồng hương của họ ở bên kia biên giới. do các đầu mối lớn thu mua thanh long phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc nên họ muốn giá lên thì lên, muốn giá xuống thì xuống. Thiệt hại cuối cùng vẫn là những người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Hoàng, một thương lái chuyên thu mua thanh long cho DN của T., nhận xét: “Thương lái Trung Quốc… khôn lắm. Có hôm vào buổi sáng họ đưa ra giá thu mua tại vườn 18.000 đồng/kg, không hạn chế số lượng. Thế nhưng mới đến 10 giờ sáng, khi thấy số lượng thanh long tập kết về nhiều thì họ bất ngờ chê hàng xấu rồi hạ giá còn 16.000 đồng/kg. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thương lái chúng tôi lỗ trắng tay bởi đã đặt cọc mua trước của nông dân tại vườn” - Hoàng chia sẻ.

Để tránh lặp lại tình trạng này, các DN và thương lái Việt Nam chỉ còn cách trước khi thu mua thanh long phải đưa các “ông chủ” người Trung Quốc đến vườn thanh long của nông dân để xem xét và khi họ gật đầu mới dám thu mua.

Thương lái Hoàng nói: “Với chiêu này, toàn bộ những gì liên quan đến thanh long đều bị họ nắm rõ. Ví dụ thanh long trồng ở đâu, đã trồng mấy năm, năng suất ra sao, hàng tốt hay xấu… họ nắm rành rẽ”.

Theo T., mặc dù nhập cảnh vào Việt Nam với tư cách là khách du lịch nhưng hầu hết các thương lái Trung Quốc đều ở ngay trong các vựa thanh long của người Việt, cư trú bất hợp pháp để dễ dàng điều hành hoạt động kinh doanh.

Buôn bán bất hợp pháp

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Thuận hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh, lý giải một trong những nguyên nhân khiến việc tiêu thụ thanh long khó khăn trong thời gian gần đây là do tình trạng người nước ngoài đến cư trú, kinh doanh bất hợp pháp.

“Vì sao họ ở đâu đến lại làm chủ thị trường, nắm hết nguồn nguyên liệu? Những người trồng, sản xuất, mua bán thanh long hợp tác với họ (những thương lái Trung Quốc kinh doanh bất hợp pháp - PV) chính là đã làm phương hại đến lợi ích quốc gia, đến lợi ích của nông dân trồng thanh long” - ông Phương nhấn mạnh.

Ông Phương cũng kêu gọi những người trồng, sản xuất thanh long không hợp tác với những người buôn bán bất hợp pháp và báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, để chấn chỉnh tình trạng trên, theo UBND tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã ra quyết định xử phạt 23 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp, kinh doanh, thu mua thanh long không được phép của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Qua đó, phạt những người trên với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.

Ngày 7-8, trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, trước tình trạng người nước ngoài vào Bình Thuận cư trú và kinh doanh thanh long bất hợp pháp, tỉnh đã giao cho công an tỉnh chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tiếp tục kiểm tra và xử phạt nghiêm.

“Tuy vậy, để lập biên bản được những thương lái nước ngoài này, lực lượng thực thi công vụ đã phải bám sát địa bàn từng phút và xuất hiện kiểm tra đúng lúc mới có thể xử phạt. Nói chung là rất khó khăn nhưng tỉnh kiên quyết làm và làm thật nghiêm khắc” - vị lãnh đạo này khẳng định.



Ngày 7-8, trao đổi với chúng tôi về nguyên nhân khiến giá thanh long tuột dốc, ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cho rằng tình trạng trên do nhiều nguyên nhân. Ví dụ thanh long đang vào mùa, sản lượng nhiều, mưa nhiều… nên giá thấp.

Tuy nhiên, ông Hưng thừa nhận: “Hiện nay đa phần thanh long đều mua bán trôi nổi, không ai liên minh liên kết để sản xuất và tiêu thụ với nông dân. Hàng trăm DN lớn nhỏ chỉ dừng lại ở việc mua đi bán lại, không có thương hiệu và kết quả là xuất khẩu qua đường chính ngạch (có hợp đồng mua bán, cam kết rõ ràng…) quá thấp, còn tiểu ngạch lại tăng cao”.

______________________________________

Nhiều người trồng thanh long ở Bình Thuận đều biết rõ ông Zheng Zhongke, một thanh niên khoảng 26-27 tuổi người Trung Quốc, hiện ở tại một vựa thanh long ở thị trấn Thuận Nam; hay bà Song Hong Mei, ông Fu Yuan Jun ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam. Nhóm người này điều phối thu mua thanh long với số lượng khá lớn và cứ vài ngày lại có cả đoàn xe container nối đuôi nhau chờ bốc hàng để vận chuyển qua Trung Quốc.

PHƯƠNG NAM
Nếu giá thế này ngày xưa bán bông thanh long lại kêu TQ phá hoại ngành nông nghiệp
http://agriviet.com/threads/thuong-lai-trung-quoc-thu-gom-bong-thanh-long-3-500-dong-kg.194875/
 
không có thương lá trung quốc chúng ta cũng chết, mà có thương lái trung quốc chúng ta cũng chết, thôi thì chúng ta cứ làm theo thời giá,kinh tế thị trường thôi vây .
 
Em xin mạo muội góp vài ba câu thế này.
1, Trung Quốc rộng lớn và đông dân gấp 10 lần mình. Họ hàng ngàn năm nay vẫn mong muốn thống trị nước Nam ta, không bằng quân sự thì bằng văn hóa, kinh tế. Không riêng Thanh Long, vụ Dưa Hấu vừa rồi cũng cho thấy chỉ độ chục đầu mối thương lái TQ thôi mà tác động đến toàn bộ nguồn cung nông sản của ta xuất sang họ. Tóm lại ý thứ nhất là TQ luôn tìm mọi cách thôn tính VN ta, cả về đất đai, biển cả lẫn kinh tế.
2, Tinh thần đoàn kết của người VN ta trong chiến tranh thì không đâu bằng, nhưng trong thời bình thì nó lại đi đâu mất. Trong khi các thương lái TQ, cứ cho là họ bất chính đi nữa, thì họ vẫn cực kì gắn bó đùm bọc cho nhau. Trong khi ở ta chính các thương lái còn đấu đá nhau, nông dân thì mạnh ai nấy làm,lời ăn lỗ chịu. Tóm lại ý thứ hai là tính đoàn kết của VN ta trong bài toán kinh tế phải nhìn nhận rằng còn kém.
3, Ý chí ham học hỏi, dám vượt qua khó khăn của đại bộ phận dân ta còn thấp. Cái này nói ra không phải để chỉ trích chê bai ai cả. Thực tế thì chúng ta đều biết Israel, Nhật Bản, Singapore là những ví dụ điển hình cho những đất nước mà tài nguyên thua ta mọi mặt, thiên không thời, địa không lợi, nhưng họ được cái nhân rất hòa. Vì thế mà họ vượt qua tất cả để cho cả thế giới phải ngưỡng mộ. Đồng ý nông dân ta còn nghèo, nhưng không thể lấy cái nghèo để biện hộ rằng tôi thiếu điều kiện học hỏi, để biện hộ rằng tôi không được học hành, tôi phải tối ngày lo cơm ăn, lo con cái, thời gian đâu cho tôi tính toán kinh doanh gì to tát..vv...
Nếu cứ nghĩ vậy thì liệu rằng không học vì nghèo hay nghèo vì không học?!
.......
Vấn đề đầu ra cho nông nghiệp VN sẽ còn gian nan một khi tư duy làm nông nghiệp của người nông dân còn chưa thay đổi theo hướng tích cực, học hỏi, tự thân vận động, liên doanh liên kết với các đối tác làm ăn và làm ăn minh bạch, chân thành. Sắp tới rất nhiều mặt hàng của thế giới sẽ đổ bộ vào VN với thuế suất thấp, nhiều hạn ngạch bị bãi bỏ, khi đó khó khăn sẽ đè nặng hơn vào người nông dân. Mong rằng nông dân mình sẽ vượt qua được khó khăn, bởi lẽ chỉ có đương đầu khó khăn thì ta mới tìm ra giải pháp tốt hơn được, còn nếu chỉ trông chờ vào thị trường, được mùa mất giá, được giá mất mùa, thì không biết đến bao giờ người nông dân mình mới hết khổ được....
 
Em xin mạo muội góp vài ba câu thế này.
1, Trung Quốc rộng lớn và đông dân gấp 10 lần mình. Họ hàng ngàn năm nay vẫn mong muốn thống trị nước Nam ta, không bằng quân sự thì bằng văn hóa, kinh tế. Không riêng Thanh Long, vụ Dưa Hấu vừa rồi cũng cho thấy chỉ độ chục đầu mối thương lái TQ thôi mà tác động đến toàn bộ nguồn cung nông sản của ta xuất sang họ. Tóm lại ý thứ nhất là TQ luôn tìm mọi cách thôn tính VN ta, cả về đất đai, biển cả lẫn kinh tế.
2, Tinh thần đoàn kết của người VN ta trong chiến tranh thì không đâu bằng, nhưng trong thời bình thì nó lại đi đâu mất. Trong khi các thương lái TQ, cứ cho là họ bất chính đi nữa, thì họ vẫn cực kì gắn bó đùm bọc cho nhau. Trong khi ở ta chính các thương lái còn đấu đá nhau, nông dân thì mạnh ai nấy làm,lời ăn lỗ chịu. Tóm lại ý thứ hai là tính đoàn kết của VN ta trong bài toán kinh tế phải nhìn nhận rằng còn kém.
3, Ý chí ham học hỏi, dám vượt qua khó khăn của đại bộ phận dân ta còn thấp. Cái này nói ra không phải để chỉ trích chê bai ai cả. Thực tế thì chúng ta đều biết Israel, Nhật Bản, Singapore là những ví dụ điển hình cho những đất nước mà tài nguyên thua ta mọi mặt, thiên không thời, địa không lợi, nhưng họ được cái nhân rất hòa. Vì thế mà họ vượt qua tất cả để cho cả thế giới phải ngưỡng mộ. Đồng ý nông dân ta còn nghèo, nhưng không thể lấy cái nghèo để biện hộ rằng tôi thiếu điều kiện học hỏi, để biện hộ rằng tôi không được học hành, tôi phải tối ngày lo cơm ăn, lo con cái, thời gian đâu cho tôi tính toán kinh doanh gì to tát..vv...
Nếu cứ nghĩ vậy thì liệu rằng không học vì nghèo hay nghèo vì không học?!
.......
Vấn đề đầu ra cho nông nghiệp VN sẽ còn gian nan một khi tư duy làm nông nghiệp của người nông dân còn chưa thay đổi theo hướng tích cực, học hỏi, tự thân vận động, liên doanh liên kết với các đối tác làm ăn và làm ăn minh bạch, chân thành. Sắp tới rất nhiều mặt hàng của thế giới sẽ đổ bộ vào VN với thuế suất thấp, nhiều hạn ngạch bị bãi bỏ, khi đó khó khăn sẽ đè nặng hơn vào người nông dân. Mong rằng nông dân mình sẽ vượt qua được khó khăn, bởi lẽ chỉ có đương đầu khó khăn thì ta mới tìm ra giải pháp tốt hơn được, còn nếu chỉ trông chờ vào thị trường, được mùa mất giá, được giá mất mùa, thì không biết đến bao giờ người nông dân mình mới hết khổ được....
Nếu nói về nguyên do nước ta yếu về nông nghiệp, theo mình thì cũng do cơ chế là chính bạn à, cơ chế do người đang đứng đầu, cơ chế do thời kỳ trước tiếp diễn, cơ chế do tình hình thị trường... Mình không mong muốn có một người nào đủ tâm và tài để vực khỏi cái khó khăn này, vì nếu giả sử như có thánh gióng được sinh ra đi chăng nữa thì dân ta cũng không có đủ cơm nuôi chú lớn nổi :)
Hãy ngẫm lại người nông dân trước đây khỏe mạnh và hạnh phúc hơn bây giờ nhiều. Thứ nhất họ được làm việc trong môi trường tự nhiên thực sự kể cả ăn uống, ngủ nghĩ.
Công việc đồng áng đối với họ rất nhàn rổi vừa làm nông vừa làm thơ ca nữa chứ, cái dấu tích là trước đây rất nhiều thi ca nói về ruông đồng còn lưu truyền đến tận bây giờ.
Còn bửa nay, mọi người cứ cắm đầu theo đồng tiền, chạy đua với xã hội không ngừng "đi lên", cả ngày lo chuyện phun thuốc, bón phân cho cây khỏi bệnh khỏi còi... mà đến nổi không còn sức để vặn cái nắp chai thuốc sâu trước khi vứt xuống sông nữa....
Nên trước hết là đừng trách dân mình không chụi học hỏi ý thức thấp mà hãy trách những người có ý thức "cao" đang nắm quyền cái đã!
 
Nếu nói về nguyên do nước ta yếu về nông nghiệp, theo mình thì cũng do cơ chế là chính bạn à, cơ chế do người đang đứng đầu, cơ chế do thời kỳ trước tiếp diễn, cơ chế do tình hình thị trường... Mình không mong muốn có một người nào đủ tâm và tài để vực khỏi cái khó khăn này, vì nếu giả sử như có thánh gióng được sinh ra đi chăng nữa thì dân ta cũng không có đủ cơm nuôi chú lớn nổi :)
Hãy ngẫm lại người nông dân trước đây khỏe mạnh và hạnh phúc hơn bây giờ nhiều. Thứ nhất họ được làm việc trong môi trường tự nhiên thực sự kể cả ăn uống, ngủ nghĩ.
Công việc đồng áng đối với họ rất nhàn rổi vừa làm nông vừa làm thơ ca nữa chứ, cái dấu tích là trước đây rất nhiều thi ca nói về ruông đồng còn lưu truyền đến tận bây giờ.
Còn bửa nay, mọi người cứ cắm đầu theo đồng tiền, chạy đua với xã hội không ngừng "đi lên", cả ngày lo chuyện phun thuốc, bón phân cho cây khỏi bệnh khỏi còi... mà đến nổi không còn sức để vặn cái nắp chai thuốc sâu trước khi vứt xuống sông nữa....
Nên trước hết là đừng trách dân mình không chụi học hỏi ý thức thấp mà hãy trách những người có ý thức "cao" đang nắm quyền cái đã!
Tiên trách kỷ. Hậu trách nhân
 
Thực ra vấn đề mình nêu ra hoàn toàn không mang ý trách cứ ai cả. Nêu ra vấn đề, nếu chưa đúng, chưa trúng thì mọi người cho góp ý rằng nó phiến diện, chưa thực tế. Nếu nó đúng rồi thì mình cùng tìm cách giải quyết chứ không phải nói ra để nhằm vào người này người kia. Bản chất mình cũng từ nông dân mà ra, đời các cụ đến đời ông bà cũng đều đi ở cho địa chủ rồi sau cách mạng thì làm nông nghiệp tự nuôi sống. Mình giờ không làm nông nghiệp, đi làm văn phòng nhưng vẫn thích nông nghiệp. Ông mình năm nay 92 tuổi mà vẫn tự trồng, tự chăm sóc hơn 200 trụ Thanh long với các loại hoa quả lặt vặt khác. Có thể mình chưa nhìn nhận hết các mặt của vấn đề, tuy nhiên theo mình thấy thì những mặt còn yếu của nông nghiệp VN mình thấy nguyên nhân chính không hẳn ở nhà nước.
Thời phong kiến nông dân còn cực khổ trăm bề so với bây giờ. Bị đủ thứ thuế đè lên, bị chế độ cường hào ác bá đè nén. Còn thời nay, thuế nông nghiệp hầu như miễn toàn bộ. Hàng năm có thuế đất chẳng đáng bao nhiêu. Trừ những gia đình quá nghèo, không có mảnh đất cắm dùi, còn nông dân hiện nay đều được quyền chủ sở hữu, được tự lựa chọn cách thức sử dụng.
Đúng là nhà nước còn chưa có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho người nông dân, tuy nhiên không vì thế mà ta trông chờ được, bản thân phải vươn lên trước tiên. Bao tấm gương nông dân VN từ khó khăn mà biết sáng tạo, biết học hỏi đã trở thành tỷ phú nông dân. Cái đó là thực tế ngay quanh ta chứ không phải nước nào xa xôi cả.
Vì vậy mong rằng mỗi người nông dân cần tự học hỏi, từ bạn bè, sách vở, internet... bởi chỉ có học mới phát triển được.
 
Chúng ta đang bị Trung Quốc làm chủ thị trường Thanh Long ngay trên sân nhà!
Thật khổ cho những người nông dân!
 
Chúng ta đang bị Trung Quốc làm chủ thị trường Thanh Long ngay trên sân nhà!
Thật khổ cho những người nông dân!
Nông dân mua được gạo sắm được dàn hát mỗi đêm rất tuyệt rồi - khổ gì nữa .
Đất bình thuận mà không trồng thanh long thì trồng gì đây ta khi nước thiếu nước .
Có ăn là hên rồi .
 
Thực ra vấn đề mình nêu ra hoàn toàn không mang ý trách cứ ai cả. Nêu ra vấn đề, nếu chưa đúng, chưa trúng thì mọi người cho góp ý rằng nó phiến diện, chưa thực tế. Nếu nó đúng rồi thì mình cùng tìm cách giải quyết chứ không phải nói ra để nhằm vào người này người kia. Bản chất mình cũng từ nông dân mà ra, đời các cụ đến đời ông bà cũng đều đi ở cho địa chủ rồi sau cách mạng thì làm nông nghiệp tự nuôi sống. Mình giờ không làm nông nghiệp, đi làm văn phòng nhưng vẫn thích nông nghiệp. Ông mình năm nay 92 tuổi mà vẫn tự trồng, tự chăm sóc hơn 200 trụ Thanh long với các loại hoa quả lặt vặt khác. Có thể mình chưa nhìn nhận hết các mặt của vấn đề, tuy nhiên theo mình thấy thì những mặt còn yếu của nông nghiệp VN mình thấy nguyên nhân chính không hẳn ở nhà nước.
Thời phong kiến nông dân còn cực khổ trăm bề so với bây giờ. Bị đủ thứ thuế đè lên, bị chế độ cường hào ác bá đè nén. Còn thời nay, thuế nông nghiệp hầu như miễn toàn bộ. Hàng năm có thuế đất chẳng đáng bao nhiêu. Trừ những gia đình quá nghèo, không có mảnh đất cắm dùi, còn nông dân hiện nay đều được quyền chủ sở hữu, được tự lựa chọn cách thức sử dụng.
Đúng là nhà nước còn chưa có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho người nông dân, tuy nhiên không vì thế mà ta trông chờ được, bản thân phải vươn lên trước tiên. Bao tấm gương nông dân VN từ khó khăn mà biết sáng tạo, biết học hỏi đã trở thành tỷ phú nông dân. Cái đó là thực tế ngay quanh ta chứ không phải nước nào xa xôi cả.
Vì vậy mong rằng mỗi người nông dân cần tự học hỏi, từ bạn bè, sách vở, internet... bởi chỉ có học mới phát triển được.
Nhảm bà lảm xảm...muốn giàu thì phải giảm số lượng nông dân đi...Không có nước nào giàu trong nông nghiệp mà dân số làm nông chiếm tỷ trọng cao cả!
 
Nhảm bà lảm xảm...muốn giàu thì phải giảm số lượng nông dân đi...Không có nước nào giàu trong nông nghiệp mà dân số làm nông chiếm tỷ trọng cao cả!
Theo Thủ trưởng thì vì sao nước ta lắm nông dân? Mà thống kê đó thì họ có là nông dân thực sự ko?
 
Theo Thủ trưởng thì vì sao nước ta lắm nông dân? Mà thống kê đó thì họ có là nông dân thực sự ko?
Quá trình công nghiệp hóa chậm chạp nên VN vẫn còn lắm nông dân...phải cần rất nhiều những cuộc phá giá heo, gà, bò, lúa gạo, trái cây..của các nước để giết chết số lượng nông dân VN thì may ra sau này nền nông nghiệp của VN mới phát triển được
 
Quá trình công nghiệp hóa chậm chạp nên VN vẫn còn lắm nông dân...phải cần rất nhiều những cuộc phá giá heo, gà, bò, lúa gạo, trái cây..của các nước để giết chết số lượng nông dân VN thì may ra sau này nền nông nghiệp của VN mới phát triển được
Một ý rất hay . Thế con cái của nông dân ai nuôi ?
Theo Thủ trưởng thì vì sao nước ta lắm nông dân? Mà thống kê đó thì họ có là nông dân thực sự ko?
Anh quay cho nó 1 con đi . Nó thích lắm .
 
Một ý rất hay . Thế con cái của nông dân ai nuôi ?

Mà số lượng con trong 1 gđ nông dân là tương đối nhiều. Đẻ nhiều để còn có người cuốc đất. Máy móc thì nông dân ko sản xuất được chứ còn ông nông dân con thì nông dân bố sản xuất được. Có câu chuyện vui kể các bác nghe. "Em có việc phải vào viện huyện, thấy 1gđ nông dân đi chữa bệnh cho con, thấy con đau bà vợ xót con gào khóc. Ông chồng đang say riệu phán một câu xanh rờn - mày khóc cái đéo gề, con trong buồi tao đầy" em trích nguyên văn cho nó đúng ngữ cảnh, mong các bác đừng nghĩ em nói bậy
 
Mà số lượng con trong 1 gđ nông dân là tương đối nhiều. Đẻ nhiều để còn có người cuốc đất. Máy móc thì nông dân ko sản xuất được chứ còn ông nông dân con thì nông dân bố sản xuất được. Có câu chuyện vui kể các bác nghe. "Em có việc phải vào viện huyện, thấy 1gđ nông dân đi chữa bệnh cho con, thấy con đau bà vợ xót con gào khóc. Ông chồng đang say riệu phán một câu xanh rờn - mày khóc cái đéo gề, con trong buồi tao đầy" em trích nguyên văn cho nó đúng ngữ cảnh, mong các bác đừng nghĩ em nói bậy
Qua topis 1 được 3 quay giúp 1 con .
OK .
Nông dân phát triển được phải dựa trên tay nghề và thực lực cộng chính sách và hướng đi của chính quyền .
Ai qua topis đặt 1 trúng 3 quay giúp tôi 1 con với - Nếu ra tôi trả gấp 3 - OK .
Thân !
 
Nhân lực trong nông nghiệp của ta còn cao vì khoa học kỹ thuật và máy móc chưa ứng dụng được nhiều. Do đó năng suất thấp, dẫn tới người nông dân làm vất vả mà thu nhập lại thấp.
Cách giải quyết không gì hơn là học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo... vừa nâng cao trình độ vừa sản xuất nhiều máy móc ứng dụng vào thực tiễn nhằm giảm bớt sức người. Từ đó mà người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đỡ phải vất vả đi, rồi họ sẽ chuyển dịch sang làm nghề khác như du lịch, dịch vụ, buôn bán....
Chứ nói rằng kệ cho nông dân chết, ngu thì chết bớt đi để những người nào có tiền, có kiến thức như các đại gia thì còn sống. Nói thế nó mang tính địa chủ phong kiến quá chứ không phải xã hội chủ nghĩa.
 
Nhân lực trong nông nghiệp của ta còn cao vì khoa học kỹ thuật và máy móc chưa ứng dụng được nhiều. Do đó năng suất thấp, dẫn tới người nông dân làm vất vả mà thu nhập lại thấp.
Cách giải quyết không gì hơn là học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo... vừa nâng cao trình độ vừa sản xuất nhiều máy móc ứng dụng vào thực tiễn nhằm giảm bớt sức người. Từ đó mà người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đỡ phải vất vả đi, rồi họ sẽ chuyển dịch sang làm nghề khác như du lịch, dịch vụ, buôn bán....
Chứ nói rằng kệ cho nông dân chết, ngu thì chết bớt đi để những người nào có tiền, có kiến thức như các đại gia thì còn sống. Nói thế nó mang tính địa chủ phong kiến quá chứ không phải xã hội chủ nghĩa.
Đoạn đầu thấy đỡ đỡ..đến cái cuối xã hội chủ nghĩa nghe bùn ói thiệt! XHCN là j mà bảo giống XHCN? Có ai thấy XHCN chưa...mà bảo giống XHCN?:D:D:D
 
Diễn đàn mang tính tranh luận để xây dựng, cái gì yếu kém thì cùng khắc phục để giúp nông nghiệp VN giàu mạnh. Do đó mình không tranh luận về các vấn đề không liên quan đến nông nghiệp. Thể chế chính trị, cách thức điều hành của nước ta hiện nay có thể đang bị nhiều người chỉ trích, nhưng nếu các bạn đã học kinh tế chính trị thì sẽ thấy nó có sự phát triển hơn rất nhiều chế độ phong kiến xưa. So với tư bản thì có những lĩnh vực mang tính bảo thủ, tuy nhiên việc vận hành kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tác động tích cực đến các ngành kinh tế. Tóm lại ý mình muốn nói đó là sự tự thân vận động của mỗi người. Mình muốn thoát nghèo, muốn sống tốt bằng nông nghiệp thì phải tự nâng cao kiến thức và dám nghĩ dám làm. Còn thụ động, trông chờ hay mạnh ai nấy làm thì không bao giờ nông nghiệp phát triển được.
 
Diễn đàn mang tính tranh luận để xây dựng, cái gì yếu kém thì cùng khắc phục để giúp nông nghiệp VN giàu mạnh. Do đó mình không tranh luận về các vấn đề không liên quan đến nông nghiệp. Thể chế chính trị, cách thức điều hành của nước ta hiện nay có thể đang bị nhiều người chỉ trích, nhưng nếu các bạn đã học kinh tế chính trị thì sẽ thấy nó có sự phát triển hơn rất nhiều chế độ phong kiến xưa. So với tư bản thì có những lĩnh vực mang tính bảo thủ, tuy nhiên việc vận hành kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tác động tích cực đến các ngành kinh tế. Tóm lại ý mình muốn nói đó là sự tự thân vận động của mỗi người. Mình muốn thoát nghèo, muốn sống tốt bằng nông nghiệp thì phải tự nâng cao kiến thức và dám nghĩ dám làm. Còn thụ động, trông chờ hay mạnh ai nấy làm thì không bao giờ nông nghiệp phát triển được.
èo ơi..chữ nghĩa dăm ba nơi..chém lung tung..hình thái kinh tế xã hội ..nghe chữ này chưa..cơ sở hạ tầng..nghe cái này chưa...Biết Mác nói về CNXH thế nào không? XHCN chỉ có thể hình thành ở những nước Tư bản phát triển nhất em giai ạ..VN là một nước tư bản lạc hậu em giai ạ..lạc hậu về kinh tế và thể chế chính trị em giai ạ.
 
èo ơi..chữ nghĩa dăm ba nơi..chém lung tung..hình thái kinh tế xã hội ..nghe chữ này chưa..cơ sở hạ tầng..nghe cái này chưa...Biết Mác nói về CNXH thế nào không? XHCN chỉ có thể hình thành ở những nước Tư bản phát triển nhất em giai ạ..VN là một nước tư bản lạc hậu em giai ạ..lạc hậu về kinh tế và thể chế chính trị em giai ạ.
tôi không biết ông hơn tôi mấy tuổi mà nói rất mang tính công kích. Như từ đầu tôi đã nói ko thích tranh luận. Ở đây là để cùng góp ý xây dựng chứ ko phải như facebook mà chỉ trích nhau. Tư duy mỗi người một ý, do đó làm cho con người ta không ai giống ai. Chỉ có thành công mới chứng minh được. Thất bại không cần sự biện minh, thành công không cần lời giải thích. Cái tôi nói là về tư duy làm giàu, còn việc tư duy ra sao thì tùy mỗi cá nhân.
 
Last edited:
Back
Top