Thương lái Trung Quốc tung đòn độc địa với bà con nông dân Việt

Từ đầu năm đến nay, hàng trăm thương lái Trung Quốc rong ruổi khắp Việt Nam để thu mua những món hàng độc địa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, chăn nuôi của bà con nông dân.

Agriviet.Com-Nong_dan.JPG

Hãy bảo vệ lợi ích của bà con nông dân và nông nghiệp nước nhà

Điểm mặt những món hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua ở Việt Nam thời gian qua cho thấy sự ngược đời, chúng đánh vào lòng tham của dân ta với dã tâm phá hoại làm suy kiệt cây trồng, gia tăng dịch bệnh, cạn kiệt con giống… Đầu tiên là ốc bưu vàng đến gỗ sưa, dứa, dừa non, phân trâu, đuôi trâu, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, lá khoai lang, lá điều, cá sấu con, rễ tiêu, mầm thảo quả, đĩa, móng trâu, mèo, cây kim cương, lá mì… hàng loạt mặt hàng quái gỡ này thương lái Trung Quốc mua để làm gì? Tại sao bà con nông dân lại nhẹ dạ cả tin bán cho chúng. Đây có lẽ là câu hỏi khó có lời giải đáp chính xác.

Agriviet.Com-Dia.jpg

Bà con nông dân bắt đĩa bán cho thương lái Trung Quốc

Tuy vậy, khi đánh giá lại những điểm tương đồng trong các sản phẩm mà thương lái Trung Quốc thu mua với số lượng lớn ngoài mục đích thu lợi, sâu hơn chính là dã tâm phá hoại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp nước ta. Các hoạt động này đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái và sản xuất, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tạo ảnh hưởng xấu đến các thương hiệu, thương mại của Việt Nam. Đây chính là cơ hội tốt để các sản phẩm độc hại của Trung Quốc rộng đường chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Agriviet.Com-Mong_trau.jpg

Móng trâu được tập kết bán cho thương lái Trung Quốc

Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, thương lái Trung Quốc thu mua móng trâu, khi đó phong trào giết trâu lấy móng diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, giá của 4 cái móng bằng giá... cả 1 con trâu. Một số người dân không ngần ngại giết thịt trâu để lấy móng bán, một bộ phận trộm cướp móng trâu xuất hiện mạnh mẽ. Chỉ một thời gian rất ngắn, số lượng trâu giảm mạnh, sức kéo của nông dân bị triệt phá nghiêm trọng, và thương lái Trung Quốc không còn thu mua nữa.

Agriviet.Com-La_dieu.jpg

Hàng ngàn hecta điều bị vặt sạch lá để bán cho thương lái Trung Quốc

Điển hình hơn vào năm 1997 thương lái Trung Quốc sang Việt Nam ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người còn trộm mèo của nhà hàng xóm, bắt mèo hoang đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng xáo trộn. Thời gian sau, mùa màng bị chuột phá hoại nghiêm trong bởi sự mất cân bằng sinh thái.

Agriviet.Com-Oc_buu_vang.jpg

Thu mua ốc bưu vàng

Mỗi năm, thương lái Trung Quốc lại tung chiêu mua những món hàng lạ đời, thoạt nhìn cứ ngỡ là phi vụ làm ăn buôn bán bình thường, nhưng suy cho cùng xét cho tận chúng tiềm ẩn nguy cơ phá hoại vô cùng lớn, mà người thiệt hại trực tiếp chính là bà con nông dân và các đầu nậu. Trước mùa điều, thương lái thu mua lá điều khô giá cao, đến mùa thì họ bặt vô âm tính để lại đống nợ nần cho các đầu nậu thu mua, bà con mất mùa điều. Trước mùa tiêu, họ thu mua rễ tiêu làm cây tiêu mất sức, năng suất giảm mạnh, mất mùa, là cơ hội để tiêu độc Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam…

Agriviet.Com-Ca_sau.jpg

Thương lái Trung Quốc săn mua ráo riết cá sấu sống dù rất nhỏ

Đầu năm 2014 đến nay, rất nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đến các tỉnh miền Tây đặt hàng mua số lượng lớn lá khoai lang với giá 10.000 đồng/kg. Họ yêu cầu một hợp tác xã vận động nông dân cắt lá khoai lang đem đến nơi tập trung để đưa xe đến chở và chi tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khoai lang bị vặt lá non thì năng suất sẽ giảm trên 50%, có thể không cho củ được.

Agriviet.Com-Khoai_lang.JPG

Vặt lá khoai lang làm năng suất giảm 50%
Song song mua lá khoai lang, thương lái Trung Quốc tung tin thu mua mầm thảo quả với giá gần 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào dịp giáp tết chỉ từ 16.000 - 18.000 đồng/kg. Ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía Bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Nếu người dân chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Thương lái Trung Quốc còn đang săn mua ráo riết cá sấu sống, đặc biệt là cá sấu con có trọng lượng 3 - 5kg… một cách triệt để khiến giá cá sấu tăng, đạt xấp xỉ 230.000 đồng/kg. Đây là trường hợp hiếm thấy trong nuôi cá sấu. Các chuyên gia khuyến cáo nếu tình hình này kéo dài rất có thể sẽ làm sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.

Agriviet.Com-Re_tieu.jpg

Bà con nông dân đang đào rễ tiêu để bán

Gần đây nhất, trên địa bàn xã Ia Blang (huyện Chư Sê) xuất hiện một số người tự ý đứng ra thu gom gốc, rễ tiêu rồi về bán lại cho đầu mối tại TP Pleiku và cho thương lái người Trung Quốc. Giá mua rễ tiêu dao động quanh mức 45.000 đồng/kg. Việc bà con chặt rễ tiêu bán cho thương lái Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất tiêu trong năm nay. Sắp tới thương lái Trung Quốc sẽ thu mua gì nữa đây?
Các chuyên gia khẳng định, cần phải phổ biến rộng rãi những âm mưu, chiêu trò của các đối tượng xấu nhắm vào nền kinh tế nước nhà cho người dân hiểu và không tiếp tay cho các đầu nậu và thương lái Trung Quốc. Đây là một trong những vấn đề nóng được đưa ra chấp vấn tại kì họp Quốc hội. Trả lời chất vấn, ông Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Chuyện thương lái nước ngoài mua trái phép nông thủy sản ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng trong nước, khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu để chế chế biến và gây hỗn loạn thị trường là có thật. Nhưng, từ đầu năm 2014 đến nay đã giảm hẳn so với thời gian trước.
Trước những âm mưu của thương lái Trung Quốc, hy vọng bà con nông dân Việt Nam hãy bình tĩnh, sáng suốt và ngăn chặn kịp thời những âm mưu đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân mình và nền nông nghiệp nước nhà, tránh mọi âm mưu xấu của ngoại bang.

(Bài viết thể hiện văn phong, nhận định và quan điểm riêng của tác giả)
Agriviet
Ảnh sưu tầm.
 


Last edited:
bọn trung quốc dành ra số tiền không nhỏ ngân sách quốc phòng, cho bọn thương lái làm suy thoái nền kinh tế nước ta
từ đó chúng quấy rối ta đủ điều rồi tiến hành xâm lược
 
Bao nhiêu thông tin trên đây là thật?

Đừng lấy cái ảo trộn với cái thật rồi đem phát tán câu like nữa. Tôi lạy các anh chị.
 
Chào @PHM (Tôi không biết phải xưng hô với bạn thế nào cho phải phép, vì vậy nếu có gì chưa đúng trong cách xưng hô mong bỏ qua). Xin lỗi bạn, chúng tôi là những người làm báo, là những người cầm bút chí ít cũng đã 5 năm trong môi trường báo chí chính thống được Đảng, Nhà nước và ĐỘC GIẢ công nhận. 5 năm chưa đủ dài với nghề nhưng đủ để chúng tôi khẳng định mình có đạo đức chứ không có kiểu câu like trơ trẻn như những báo khác hay như bạn nói về chúng tôi.
Để có 1 bài báo không phải tự dưng ngồi đó phịa ra được, bạn lạy chúng tôi ư... phát ngôn đó đủ để chúng tôi lạy bạn 1 vạn lần rồi đấy.
Đạo đức của một người cầm bút chân chính - chúng tôi tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mình viết ra. Nếu bạn cho là sai thực thật, hãy chứng minh điều đó là đúng. Tôi sẽ công khai xin lỗi, bẽ gãy bút và từ bỏ nghề... Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
Các vụ xa xưa thì PHM không biết thật, cũng chưa thấy xuất hiện tại địa phương mình.

hương lái Trung Quốc còn đang săn mua ráo riết cá sấu sống, đặc biệt là cá sấu con có trọng lượng 3 - 5kg… một cách triệt để khiến giá cá sấu tăng, đạt xấp xỉ 230.000 đồng/kg. Đây là trường hợp hiếm thấy trong nuôi cá sấu. Các chuyên gia khuyến cáo nếu tình hình này kéo dài rất có thể sẽ làm sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.
Các anh chị nên nhớ thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu, nước về chỗ trũng. Vài năm trước thương lái qua Việt Nam thu mua ào ạt rắn, từ rắn mẹ tới trứng rắn đấy thôi. Giờ nhu cầu hết thì họ mua ít lại, chuyện lạ lắm hay sao?
Gần đây nhất, trên địa bàn xã Ia Blang (huyện Chư Sê) xuất hiện một số người tự ý đứng ra thu gom gốc, rễ tiêu rồi về bán lại cho đầu mối tại TP Pleiku và cho thương lái người Trung Quốc. Giá mua rễ tiêu dao động quanh mức 45.000 đồng/kg. Việc bà con chặt rễ tiêu bán cho thương lái Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất tiêu trong năm nay. Sắp tới thương lái Trung Quốc sẽ thu mua gì nữa đây?

Đây là 1 trả lời của người đang trồng tiêu:
Biết là TQ bẩn nhưng tính thực hư và phi lí của bài báo này nhiều - đơn giản vì nhà mình trồng tiêu các thím ạ

1/ Tiêu là giống loài rất kị động vào bộ rễ, động tí chút dù chút xíu như nhổ một cây cỏ to thì cũng có thể khiến cây tiêu chết - vì thế bán rễ xác định là bán luôn cả cây. Chia sẻ bí quyết: tất cả nhân công làm việc cho nhà mình mà đã vào vườn tiêu thì 100% làm việc bằng tay không, không có cuốc, xẻng, bay, dao, rựa gì hết. Trừ khi cắt cành trụ sống.

2/ Chi phí đầu tư cho cây tiêu rất lớn, chi phí làm đất, mua trụ, mua giống - cho đến khi cái cây nó sống được thì con số 45k/1kg là vô cùng rẻ mạt, ai bán?

3/ Khi cây tiêu được chừng 1 năm tuổi, bán chồi để làm giống cho người khác cũng được 30-40k/chồi rồi, ngu sao mà phải đào cả cây lên bán rễ? mà 1 chồi thì chút xíu, chưa được 0,2kg nữa

4/ Có thể TQ làm vậy để kích động bọn ăn trộm,

Bác nhà báo thử kiếm một nọc tiêu bệnh rồi đào kiếm 1kg rễ tiêu thử coi có dễ trộm không. Cái ảnh bác đăng là tiêu đang bệnh đó. Và thưa là bệnh chết dây trên tiêu hiện giờ chưa nghe có ai trị được cả.
 
Chào bạn @PHM - đã gặp ở offline rồi. Đọc câu trả lời của bạn vừa vui nhưng lại vừa tủi. Vui vì bạn quan tâm tìm hiểu tình hình chung nhưng tủi vì bạn chưa thật sự thấu đáo vấn đề mà còn cay cú… Bạn hãy hiểu vấn đề này nè: Đây là một bài báo phản ánh - luận bàn những ý kiến của người dân, cơ quan chức năng và nhà báo về tình hình thu mua khác thường của thương lái Trung Quốc trong thời gian gần đây chứ không phải là bài phân tích thị trường hay kỹ thuật trồng tiêu. Mà đã là bài phản ảnh tình hình thì nó đã và đang diễn ra thực tế trước mắt và có sự khác thường với quá khứ, được dư luận quan tâm (dù tốt hay xấu).

Bạn nói:
Các anh chị nên nhớ thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu, nước về chỗ trũng. Vài năm trước thương lái qua Việt Nam thu mua ào ạt rắn, từ rắn mẹ tới trứng rắn đấy thôi. Giờ nhu cầu hết thì họ mua ít lại, chuyện lạ lắm hay sao?
Thì đúng là có nhu cầu mới mua nhưng đó là nhu cầu gì????????? Mua nuôi hay phá hoại, tại sao họ thu mua số lượng lớn như vậy? và việc thu mua nhiều và ồ ạt vậy có ảnh hưởng gì đến tình hình thị trường của Việt Nam hay không?????? Những câu hỏi này đặt ra vì đã liên tục có những động cơ giống nhau lặp lại nhiều lần của thương lái.

Bạn nói:
Biết là TQ bẩn nhưng tính thực hư và phi lí của bài báo này nhiều - đơn giản vì nhà mình trồng tiêu các thím ạ

1/ Tiêu là giống loài rất kị động vào bộ rễ, động tí chút dù chút xíu như nhổ một cây cỏ to thì cũng có thể khiến cây tiêu chết - vì thế bán rễ xác định là bán luôn cả cây. Chia sẻ bí quyết: tất cả nhân công làm việc cho nhà mình mà đã vào vườn tiêu thì 100% làm việc bằng tay không, không có cuốc, xẻng, bay, dao, rựa gì hết. Trừ khi cắt cành trụ sống.

2/ Chi phí đầu tư cho cây tiêu rất lớn, chi phí làm đất, mua trụ, mua giống - cho đến khi cái cây nó sống được thì con số 45k/1kg là vô cùng rẻ mạt, ai bán?

3/ Khi cây tiêu được chừng 1 năm tuổi, bán chồi để làm giống cho người khác cũng được 30-40k/chồi rồi, ngu sao mà phải đào cả cây lên bán rễ? mà 1 chồi thì chút xíu, chưa được 0,2kg nữa

4/ Có thể TQ làm vậy để kích động bọn ăn trộm.

*Cái chuyện bạn đưa ra 4 luận điểm để bảo vệ điều đó cũng là suy nghĩ của bạn, có thể người nông dân họ không nghĩ vậy? Điều đó đang thực tế diễn ra trên Chư Sê, bạn hãy lên đó để xác minh có đúng hay không nha, chứ phóng viên chúng tôi đi lên tận nơi đó, còn gặp cả chủ tịch huyện và trưởng Phòng nông nghiệp huyện Chư Sê để ghi nhận (có băng phỏng vấn). Chuyện người dân họ làm cách nào (ăn trộm, chặt rễ tiêu chết, tiêu bệnh…) chuyện của họ. Vấn đề quan trọng nhất bài báo này nhắc đến là trên Chư Sê đang diễn ra tình hình thu mua như trên, và nếu đào rễ tiêu bán thì ảnh hưởng năng suất và sức sống cây tiêu. Có một lượng chà bá rễ tiêu đã tập kết lại để bán rồi nha.

Hơn nữa, bạn nói chúng tôi lấy ảnh này nọ, xin thưa là ảnh tụi này đi tận nơi để chụp đó, chúng tôi lên đó mấy ngày, tìm hiểu nhiều vấn đề, gặp nhiều bà con…

P/S: Việc hoài nghi một thông tin trong thời đại nhiễu loạn thông tin hiện nay cũng là việc nên làm vì có nhiều thông tin lá cải. Tuy vậy, không phải tay bút nào cũng lá cải và thông tin nào cũng ảo tung chảo, báo nào cũng “mắm thúi”. Đừng bao giờ lấy ý kiến chủ quan cá nhân hay bịa đặt để đàn áp người khác, mà nên nói có sách mách có chứng và đứng đúng quan điểm của bài báo để đánh giá trước tình hình thực tế. Chúng tôi cầm bút để phản ánh thực tế xã hội và luận đàm chứ không phải để chém gió, lừa bịp bạn đọc, đừng lấy ý kiến xấu xa của người khác mà xúc phạm nghề nghiệp của chúng tôi.

Phàm ở đời ai cũng hiểu rằng việc chê bai bán bổ người khác là việc làm dễ hơn việc tạo ra một tác phẩm đúng nghĩa. Tuân Tử nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải thì là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta”. Thân mến
 

Last edited by a moderator:
Trước hết tôi xin lỗi anh vì đúng là dùng từ cũng có quá đáng.
Trong thời buổi mà nhà nhà chống Trung Quốc (đại lục), người người chống Trung Quốc như hiện nay, có quá nhiều tin chính thức và không chính thức về Trung Quốc, hầu hết là theo hướng tiêu cực. Đúng là tôi có phần nghi ngại với các thông tin này (truyền thông hay khai thác tâm lý đám đông - quy luật lây lan cảm xúc).

Chuyện người dân họ làm cách nào (ăn trộm, chặt rễ tiêu chết, tiêu bệnh…) chuyện của họ. Vấn đề quan trọng nhất bài báo này nhắc đến là trên Chư Sê đang diễn ra tình hình thu mua như trên, và nếu đào rễ tiêu bán thì ảnh hưởng năng suất và sức sống cây tiêu. Có một lượng chà bá rễ tiêu đã tập kết lại để bán rồi nha.

Vậy theo anh, việc họ thu gom rễ tiêu bệnh là có lợi hay hại cho nông dân Chư Sê?
 
Không phải truyền thông nào cũng giống nhau, nguồn tin nào cũng giống nhau... Nếu chỉ đơn giản như bạn nghĩ là thu mua tiêu bệnh thì đó là lợi chứ đâu có hại, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại và cái hệ lụy sau các vụ thu mua ồ ạt và khó hiểu này...
Bạn đọc bài viết này đi rồi sẽ hiểu, biên tập viên này tổng hợp các nguồn tin cung cấp của đồng nghiệp:
http://www.nguoiduatin.vn/thuong-lai-trung-quoc-thu-mua-re-tieu-song-de-lam-gi-a132788.html
Chào bạn và chúc bạn sức khỏe. Thân mến!
 
Last edited by a moderator:
Nhà e cũng trồng tiêu, e ko rõ bán rễ tiêu còn sống để làm gì khi mà giá tiêu cao thế. trộm trái tiêu còn nhanh hơn trộm gốc tiêu. Còn theo e ngĩ nguoi dân đào gốc còn sống bán chỉ là với những vườn muốn trồng mới lại thôi. Đọc bài viết này http://www.nguoiduatin.vn/thuong-lai-trung-quoc-thu-mua-re-tieu-song-de-lam-gi-a132788.html
em cũng thấy chưa rõ ràng lắm, với lại sao không phỏng vấn trực tiếp nhà dân nào đang đào gốc tiêu bán,và hỏi tại sao họ lại bán (nếu như vườn tiêu ko đang bệnh).
 
Bọn tq làm vậy cốt gia tăng tội phạm trộn căp ladm đất nước mất an ninh xã hội nhưng nhà nước không dùng phương pháp mạnh thì khó triệt để
 
Trung Quoc that hiem ac, chung ta dau co lam gi ho dau, san pham nong nghiep cua ho van vao Viet Nam ao ao ma,,,
 
Nền nông nghiệp của chúng t còn phụ thuộc vào TQ nhiều nên chưa lo được vấn đề đầu ra cho sp . giá cả trôi nổi phụ thuộc vào thương lái nhưng các cơ quan chức năng chưa can thiệp đúng mức !
 
tôi không biết những thông tin kiua như thế nào nhưng chuyện đào lấy rễ tiêu mang bán là chuyện tầm bậy. chẳng ai đi đào rễ tiêu mang bán cả. bạn biết 1 trụ tiêu 1 năm cho thu hoạch bao nhiểu tiền không. để đầu tư 1 trụ tốn kém bao nhiêu tiền k??? có chăng cũng chỉ là mấy gốc tiêu chết họ đào lên mang bán thôi.giá 1 dây tiêu bây giờ dao động 20-30k. có chỗ còn đắt hơn. vậy dây tiêu còn sống họ ngu gì đào lên,đem bán để làm gì khi nó đuọc có 45k/kg. bọn trộm cũng không ngu gì bán với giá đó trong khi tiêu giống đang có giá. em suy luận vậy có gì tác giả bỏ qua. em không trrồng tiêu nhưng nhà vợ em và bà con thì có.
 
1. Với giá 35.000 đ/dây thì bán dây "khỏe" hơn bán rễ nhiều. Hì hục đào bao lâu thì được 1 kg rễ? Rõ ràng đến bọn trộm cắp nó cũng chả dại chi mà đi đào trộm khi chúng có cơ hội. Tôi thiên về quan điểm người dân chỉ bán rễ tiêu chết, tiêu thanh lý thôi.
2. Có một bài báo nói bọn TQ nghiền rễ ra để trộn vào tiêu xay cốt để giảm giá thành. Cũng vô lý, vì nếu làm thế thì thà nghiền vỏ tiêu trộn vào hiệu quả hơn nghiền rễ tiêu vì tốn công mua, vận chuyển, vệ sinh ...
 
Sao mình ko chơi lại nó nhỉ. Đọc quá nhiều bài viết về cái bọn TQ này rồi, ức chế cho bà con lắm.
Mình chơi lại nó, mình chỉ nhặt đồ bỏ đi của mình cho nó thôi, không ảnh hưởng đến kinh tế và thu nhập hàng ngày của mình là được, tuyệt đối không sản xuất thêm. Vì khi nó thấy mình bắt đầu phá hủy cây trồng lâu năm hoặc gây thêm các loài côn trùng phá hoại, nhiều tới mức khó kiểm soát là chúng nó té chạy. Sao mình phải sợ nó nhỉ. Cho nó vài trận đi
Ví dụ nó hỏi mua ốc biêu vàng, ờ thì nhặt hết đồ phá hoại đó bán trả hết nhà chúng nó, ko gây giống, mua chuột cũng thế.
Nó hỏi mua lá khô thì nhặt lá khô bán cho, hết thì biến đi đừng đòi hỏi người ta vặt lá tươi bán cho nữa.
Và hợp tác với nhau không ai mua lại của chúng nữa, chúng mà bán lại đủ 1 món lời về kinh tế là chúng té, vậy là chúng vừa làm loạn nông nghiệp của ta, vừa thu đc lời lãi mà ko mất gì, chỉ để lại 1 đống nợ cho những người ham hố nhất và cũng đáng thương nhất. Cung cầu gì cái loại lừa đảo này.
 
K
Sao mình ko chơi lại nó nhỉ. Đọc quá nhiều bài viết về cái bọn TQ này rồi, ức chế cho bà con lắm.
Mình chơi lại nó, mình chỉ nhặt đồ bỏ đi của mình cho nó thôi, không ảnh hưởng đến kinh tế và thu nhập hàng ngày của mình là được, tuyệt đối không sản xuất thêm. Vì khi nó thấy mình bắt đầu phá hủy cây trồng lâu năm hoặc gây thêm các loài côn trùng phá hoại, nhiều tới mức khó kiểm soát là chúng nó té chạy. Sao mình phải sợ nó nhỉ. Cho nó vài trận đi
Ví dụ nó hỏi mua ốc biêu vàng, ờ thì nhặt hết đồ phá hoại đó bán trả hết nhà chúng nó, ko gây giống, mua chuột cũng thế.
Nó hỏi mua lá khô thì nhặt lá khô bán cho, hết thì biến đi đừng đòi hỏi người ta vặt lá tươi bán cho nữa.
Và hợp tác với nhau không ai mua lại của chúng nữa, chúng mà bán lại đủ 1 món lời về kinh tế là chúng té, vậy là chúng vừa làm loạn nông nghiệp của ta, vừa thu đc lời lãi mà ko mất gì, chỉ để lại 1 đống nợ cho những người ham hố nhất và cũng đáng thương nhất. Cung cầu gì cái loại lừa đảo này.
Không phải nông dân nào cũng nghĩ được như thế này Bác à
Từ đầu năm đến nay, hàng trăm thương lái Trung Quốc rong ruổi khắp Việt Nam để thu mua những món hàng độc địa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, chăn nuôi của bà con nông dân.

Agriviet.Com-Nong_dan.JPG

Hãy bảo vệ lợi ích của bà con nông dân và nông nghiệp nước nhà

Điểm mặt những món hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua ở Việt Nam thời gian qua cho thấy sự ngược đời, chúng đánh vào lòng tham của dân ta với dã tâm phá hoại làm suy kiệt cây trồng, gia tăng dịch bệnh, cạn kiệt con giống… Đầu tiên là ốc bưu vàng đến gỗ sưa, dứa, dừa non, phân trâu, đuôi trâu, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, lá khoai lang, lá điều, cá sấu con, rễ tiêu, mầm thảo quả, đĩa, móng trâu, mèo, cây kim cương, lá mì… hàng loạt mặt hàng quái gỡ này thương lái Trung Quốc mua để làm gì? Tại sao bà con nông dân lại nhẹ dạ cả tin bán cho chúng. Đây có lẽ là câu hỏi khó có lời giải đáp chính xác.

Agriviet.Com-Dia.jpg

Bà con nông dân bắt đĩa bán cho thương lái Trung Quốc

Tuy vậy, khi đánh giá lại những điểm tương đồng trong các sản phẩm mà thương lái Trung Quốc thu mua với số lượng lớn ngoài mục đích thu lợi, sâu hơn chính là dã tâm phá hoại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp nước ta. Các hoạt động này đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái và sản xuất, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tạo ảnh hưởng xấu đến các thương hiệu, thương mại của Việt Nam. Đây chính là cơ hội tốt để các sản phẩm độc hại của Trung Quốc rộng đường chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Agriviet.Com-Mong_trau.jpg

Móng trâu được tập kết bán cho thương lái Trung Quốc

Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, thương lái Trung Quốc thu mua móng trâu, khi đó phong trào giết trâu lấy móng diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, giá của 4 cái móng bằng giá... cả 1 con trâu. Một số người dân không ngần ngại giết thịt trâu để lấy móng bán, một bộ phận trộm cướp móng trâu xuất hiện mạnh mẽ. Chỉ một thời gian rất ngắn, số lượng trâu giảm mạnh, sức kéo của nông dân bị triệt phá nghiêm trọng, và thương lái Trung Quốc không còn thu mua nữa.

Agriviet.Com-La_dieu.jpg

Hàng ngàn hecta điều bị vặt sạch lá để bán cho thương lái Trung Quốc

Điển hình hơn vào năm 1997 thương lái Trung Quốc sang Việt Nam ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người còn trộm mèo của nhà hàng xóm, bắt mèo hoang đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng xáo trộn. Thời gian sau, mùa màng bị chuột phá hoại nghiêm trong bởi sự mất cân bằng sinh thái.

Agriviet.Com-Oc_buu_vang.jpg

Thu mua ốc bưu vàng

Mỗi năm, thương lái Trung Quốc lại tung chiêu mua những món hàng lạ đời, thoạt nhìn cứ ngỡ là phi vụ làm ăn buôn bán bình thường, nhưng suy cho cùng xét cho tận chúng tiềm ẩn nguy cơ phá hoại vô cùng lớn, mà người thiệt hại trực tiếp chính là bà con nông dân và các đầu nậu. Trước mùa điều, thương lái thu mua lá điều khô giá cao, đến mùa thì họ bặt vô âm tính để lại đống nợ nần cho các đầu nậu thu mua, bà con mất mùa điều. Trước mùa tiêu, họ thu mua rễ tiêu làm cây tiêu mất sức, năng suất giảm mạnh, mất mùa, là cơ hội để tiêu độc Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam…

Agriviet.Com-Ca_sau.jpg

Thương lái Trung Quốc săn mua ráo riết cá sấu sống dù rất nhỏ

Đầu năm 2014 đến nay, rất nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đến các tỉnh miền Tây đặt hàng mua số lượng lớn lá khoai lang với giá 10.000 đồng/kg. Họ yêu cầu một hợp tác xã vận động nông dân cắt lá khoai lang đem đến nơi tập trung để đưa xe đến chở và chi tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khoai lang bị vặt lá non thì năng suất sẽ giảm trên 50%, có thể không cho củ được.

Agriviet.Com-Khoai_lang.JPG

Vặt lá khoai lang làm năng suất giảm 50%
Song song mua lá khoai lang, thương lái Trung Quốc tung tin thu mua mầm thảo quả với giá gần 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào dịp giáp tết chỉ từ 16.000 - 18.000 đồng/kg. Ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía Bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Nếu người dân chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Thương lái Trung Quốc còn đang săn mua ráo riết cá sấu sống, đặc biệt là cá sấu con có trọng lượng 3 - 5kg… một cách triệt để khiến giá cá sấu tăng, đạt xấp xỉ 230.000 đồng/kg. Đây là trường hợp hiếm thấy trong nuôi cá sấu. Các chuyên gia khuyến cáo nếu tình hình này kéo dài rất có thể sẽ làm sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.

Agriviet.Com-Re_tieu.jpg

Bà con nông dân đang đào rễ tiêu để bán

Gần đây nhất, trên địa bàn xã Ia Blang (huyện Chư Sê) xuất hiện một số người tự ý đứng ra thu gom gốc, rễ tiêu rồi về bán lại cho đầu mối tại TP Pleiku và cho thương lái người Trung Quốc. Giá mua rễ tiêu dao động quanh mức 45.000 đồng/kg. Việc bà con chặt rễ tiêu bán cho thương lái Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất tiêu trong năm nay. Sắp tới thương lái Trung Quốc sẽ thu mua gì nữa đây?
Các chuyên gia khẳng định, cần phải phổ biến rộng rãi những âm mưu, chiêu trò của các đối tượng xấu nhắm vào nền kinh tế nước nhà cho người dân hiểu và không tiếp tay cho các đầu nậu và thương lái Trung Quốc. Đây là một trong những vấn đề nóng được đưa ra chấp vấn tại kì họp Quốc hội. Trả lời chất vấn, ông Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Chuyện thương lái nước ngoài mua trái phép nông tâthủy sản ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng trong nước, khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu để chế chế biến và gây hỗn loạn thị trường là có thật. Nhưng, từ đầu năm 2014 đến nay đã giảm hẳn so với thời gian trước.
Trước những âm mưu của thương lái Trung Quốc, hy vọng bà con nông dân Việt Nam hãy bình tĩnh, sáng suốt và ngăn chặn kịp thời những âm mưu đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân mình và nền nông nghiệp nước nhà, tránh mọi âm mưu xấu của ngoại bang.

(Bài viết thể hiện văn phong, nhận định và quan điểm riêng của tác giả)
Agriviet
Ảnh sưu tầm.
Một bài viết rất bao quát
 
Bán hết rồi cũng chẳng còn gì để ăn , để sống. Con người tự giết bản thân mình
 


Back
Top