Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
Thưa Bác Trung,
Cháu là con trong một gia đình nông dân, bà con cháu đa số làm nông nên cháu có máu "nông" trong người. Cháu không biết là mình mê trồng trọt cho tới khi đi học đại học và tỏ ra rất mê trồng cây kiểng và lan, rất mê đọc báo hoa lan cây kiểng. Cháu đã trồng cả một vườn kiểng và dàn lan ở nhà trọ khi đi học ở SG. Cháu theo học ngành cơ khí, hiện cháu có công việc ổn định đúng ngành và thích ngành cháu đã theo học.
Nhưng tại sao mình khộng sử dụng chính đam mê của mình để tạo ra của cải, làm giàu cho bản thân và xã hội. Đam mê có sức mạnh không thể tưởng tượng hết!!!
Ý tưởng làm rau sạch theo pp thuỷ canh chỉ xuất hiện khi cháu thấy lo lắng về tình hình an toàn thực phẩm trong nước và nhu cầu trong tương lai. đi xa hơn ý tưởng này một chút là mở rộng quy mô theo cách hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất bằng pp thuỷ canh. Sau đó cháu sẽ bao tiêu sản phẩm và ký kết giá cả thu mua ổn định. Tại sao nông dân cứ " bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn khổ? Tại sao mình không làm giàu bằng cách mà những người xung quanh ta đều có lợi, mọi người được ăn rau an toàn, bà con mình bớt khổ hơn, không phải lo giá cả đến nỗi làm nông mà cứ như đánh bạc vì giá.
Ban đầu cháu sẽ thực hiện trồng các loại rau đơn giản như: rau muống, rau diếp, xà lách, cải. Cháu dự định sẽ thực hiện pp dòng dinh dưỡng hồi lưu, nhưng cháu đang phân vân nên làm ống theo hình tháp sẽ tận được diện tích đất (vì cháu phải thuê đât) hay làm theo dạng máng lớn rồi đặt xốp lên hoặc trồng bè nổi sẽ dễ thu hoạch và chăm sóc hơn. Bác và các anh chị giúp cháu nhé!
Cảm ơn bác và anh Rắn đã đọc mấy dòng này của cháu.

Chào bạn
Rất mừng được gặp người thích lĩnh vực Thủy Canh và áp dụng trong thương mại như bạn. Hiện tại tôi đang có 1 mảnh đất khá rộng và đang tìm một số đối tác để cùng phát triển lĩnh vực sản xuất rau theo phương pháp thủy canh, nếu bạn hứng thú hãy email cho tôi: dinhtuhcm@gmail.com. Chúng ta cùng hợp tác
 


chào chú Trung .( Thủy-Canh) , cháu xin tự giới thiệu là một người mê thủy canh không thua gì chú.
Từ khi phát hiện ra diễn đàn này cách đây một tháng cháu đã đọc và cày nát từng từ trên đây, thậm chí photo ra một tập tài liệu để mà đọc. Xem trên tivi thấy hay quá sao ở nước ta không thấy đâu. Hỏi không ai biết. Ngay cả viện nông nghiệp mà còn không biết nó là cái gì.? Lý do là cháu có lên đó để hỏi mua dung dịch mà họ trả lời trồng cây không cần đất là cái gì?, không biết.? Chuyện này xảy ra cách đây 3 năm.? Do đó ý tưởng trồng cây đành dời lại. Nay hội đủ thiên thời, địa lợi và nhân hòa ( có những người am tường về thủy canh như chú),.Cháu lại tiếp tục niềm đam mê làm nông dân giống như chú. Nhưng vấn đề về kỹ thuật , dung dịch còn có một vài rắc rối mà cháu chưa giải quyết được. Mong chú và mọi người giúp đỡ.

Cháu dự tính sẽ làm thử nghiệm qua tất cả các phương pháp. Đầu tiên là làm trong ống nước, hệ thống hồi lưu, màng dinh dưỡng và hệ thống trồng ngập đơn giãn nhất. Hệ thống thì đã làm rồi, nhưng phần dung dịch thì lại chưa đâu vào đâu. Và giá thể sơ dừa, cách xử lý trước khi trông như thế nào?
Cháu đọc trên cuốn How to hydroponic by K-roberto và làm theo công thức như sau.

to make 1 gallon of vegetative nutrient N-P-K (9.5-5.67-11.3)
use 6 grams of Calcium Nitrate Ca(No3)2
2.09 grams of Potassium Nitrate KNO3
0.46 grams of Sulfate of Potash K2SO4
1.39 grams of Monopotassium PhosPhate KH2PO4
2.42 grams of Magnesium Sulfate MgSO4*7H2O
0.4 grams of 7% Fe Chelated Trace Elements

Chelated Trace Element Mix
Iron Fe 7%
Manganese Mn 2%
Zinc Zn 0.4%
Copper Cu 0.1%
Boron B 1.3%
Molybdenum Mo 0.06%

Phần đa lượng gồm 5 chất cháu đã pha được rồi . Nhưng phần vi lượng không hiểu như thế nào. ví dụ Fe 7% là gì? % so với gì? Làm sao để tính những thằng còn lại như Mn, Zn, Cu, B, Mo. Cháu không biết pha với tỉ lệ bao nhiêu? và chỉ số N-P-K tính như thế nào mà ra 9.5-5.67-11.3. Chú có thể giúp cháu được ko ạ?
 
Ai xem qua cách làm này đều rất "máu", muốn làm ngay, vì coi bộ ngon ăn quá mà. Nhưng giờ chỉ còn Thuy-canh trụ lại, tất cả đều ra đi không lời từ biệt, từ biệt topic này cũng như từ biệt thủy canh......................
 
Ai xem qua cách làm này đều rất "máu", muốn làm ngay, vì coi bộ ngon ăn quá mà. Nhưng giờ chỉ còn Thuy-canh trụ lại, tất cả đều ra đi không lời từ biệt, từ biệt topic này cũng như từ biệt thủy canh......................
Hì hì, bạn XUA_XO_DAY!
Bạn nghĩ tôi "trụ lại", tức là mọi người đã rời bỏ cái vùng "chó ăn đá, gà ăn muối" thủy-canh nầy hết rồi, đúng không? Bạn thử nghĩ lại mà xem, có phải :
- Bạn Lucky đang trồng, sẽ cho biết kết-quả sau.
- Các bạn trẻ, đang bận thi.
- Còn tôi, vẫn đang làm việc, và vẫn tham-gia trao đổi Topic nầy bình-thường. Khi nói "bình-thường" là tôi muốn xác-quyết với bạn rằng hiện vẫn không có gì trục-trặc. Tôi biết tôi đang làm gì. Bạn nghĩ tôi đang "trụ" lại với một kỹ-thuật hoang-tưởng à?
Vậy thì bây giờ thế nầy, đề-nghị bạn :
- Đưa ra ý-kiến bạn về những điều bạn nghĩ phương-pháp thủy-canh không thể thực-hiện được, không thực-tế, hoặc ít nhất phản khoa-học để mọi người quan-tâm tới kỹ-thuật nầy trao đổi với bạn.
- Riêng cá-nhân tôi, qua 1 thời-gian dài bệnh gan quá nặng, giờ đã hoàn-toàn bình-phục. Nhưng hiện tôi cần "lo" tiếp bệnh teo-cơ hai bàn tay của tôi xong (tháng tới sẽ có quyết-định mỗ hay không), sau đó, nếu bạn có thời-giờ và có nhã-hứng, xin bạn nói dùm, theo ý bạn, để tôi không nên trồng theo phương-pháp nầy nữa. Nhưng tôi cũng xin thưa trước : Tôi mong bạn sẽ bị thuyết-phục, để rồi bạn cũng sẽ trồng bằng thủy-canh như chúng tôi.
Thân.
---------------
Chào bạn
Rất mừng được gặp người thích lĩnh vực Thủy Canh và áp dụng trong thương mại như bạn. Hiện tại tôi đang có 1 mảnh đất khá rộng và đang tìm một số đối tác để cùng phát triển lĩnh vực sản xuất rau theo phương pháp thủy canh, nếu bạn hứng thú hãy email cho tôi: dinhtuhcm@gmail.com. Chúng ta cùng hợp tác
Chào bạn,
Tôi đã đọc kế-hoạch xử-dụng miếng đất của bạn và ngưỡng-mộ bạn lắm! Bạn vuthuat có hồi-đáp bạn chưa?
Thân.
---------------
Bạn yudovn,
Với một phân-lượng nhỏ như vậy mà bạn cũng đã pha xong rồi là giỏi đấy! Bạn có dùng cân tiểu-ly không? Bạn đã hỏi thì tôi xin trả lời theo khả-năng tôi thôi, xin bạn thông-cảm!
- Nhớ cẩn-thận khi trộn các loại phân lại với nhau với nồng-độ cao (phân cốt), pha thẳng ra dung-dịch dinh-dưỡng thì không lo kết-tủa. Đây là nói về phân đa-lượng. Cẩn-thận hơn, bạn pha riêng Calcium Nitrate.
- Đừng quan-tâm tới N-P-K làm gì! Cứ theo công-thức mà pha.
- Phân vi-lượng (trace elements) hay tế-nguyên rất khó pha đúng, nhất là pha khô, dạng bột. Vậy khi bạn pha vài galons dung-dịch dinh-dưỡng, bạn làm như sau :
- Bạn nhân trọng-lượng từng loại phân tế-nguyên lên, ví-dụ, 1 ngàn lần. Bạn cân xong, pha đều vào 1 lít nước. Nếu muốn dùng 1/1000 của số phân đó, bạn đong ra 1 phân khối là đúng đó.
Thân.
 
Last edited:
XXD thấy sao nói vậy thôi, bác Thuy-canh đừng hiểu lầm.
(thấy mọi người vô hỏi rồi lặng lẽ ra đi)
 
Chào chú Trung
Hiện giờ cháu chỉ có những hóa chất sau để dùng cho vi lượng là
NH4 12MoO3 24H2O
CuSO4
MnSO4
ZnSO4
FeSO4*5H2O

với công thức pha

Iron Fe 7%
Manganese Mn 2%
Zinc Zn 0.4%
Copper Cu 0.1%
Boron B 1.3%
Molybdenum Mo 0.06%

Cháu không biết phải cân như thế nào để cho đúng công thức cả. Chú TRung có thể hướng dẫn cháu được không ạ. cháu muốn cân để pha cho 100 lít.
---------------
Hiện cháu đang sử dụng cân phân tích đấy chú Trung ạ. :d . Cân hơi mệt nhưng vui. :rolleyes:
 
Last edited by a moderator:
cho mình hỏi là khi pha dung dịch thủy canh mình dùng những muối dể tiêu. mình thấy phân bón lá cũng giống như vậy. mình có thể dùng phân bón lá để thay thế được không việc đó sẻ đơn giản hơn đối với quy mô nhỏ trồng một vài chậu. cả nhà giúp giùm nhé.
 
XXD thấy sao nói vậy thôi, bác Thuy-canh đừng hiểu lầm.
(thấy mọi người vô hỏi rồi lặng lẽ ra đi)
Vậy thì rõ-ràng là tôi đã hiểu không đúng ý bạn rồi!
Bạn XUA_XO_DAY!
Bạn cho tôi bắt tay bạn một cái để nói tiếng xin lỗi bạn :
Xin bạn bỏ qua cho tôi nha!
Mong rằng qua việc nầy, tôi sẽ được bạn xem tôi là bạn.
Trung.
 
Chào chú Trung,
Thứ 7 này cháu sẽ dựng nhà trồng thử trên sân thượng. Cháu định dùng nilon trắng trong (PE) làm mái che, xung quanh vây lưới. Chú có thấy ai làm nilon trắng trong để làm mái che cho trang trại chưa chú. Cháu muốn thử với điều kiện môi trường giống nhất với sau này làm thực tế. Bác xem giúp cháu nhé.

Gởi anhFreshFarm,
Cảm ơn anh đã tin tưởng chọn tôi làm đối tác. Cứ để tôi trồng thử xong rồi mình tính tiếp nhé!
 
Ban Vuthuat oi!! bạn ở quận mấy vậy, tui cũng ở HCM khi nào bạn làm cho tui qua nhà xem để học tập với được không .? :rolleyes:
 
Dùng nylon trắng trong hay đục cũng vậy. Nylon lợp nóc, vuthuat xem có ghi là sẽ cản bao nhiêu % ánh-sáng? Ở VN thì số % ánh-sáng bị cản lại không phải là vấn-đề, bởi cường-độ ánh-sáng cao và quang-kỳ dài. Nylon cần xem có chịu được tia cực tím Ultra-violet hay không? Nếu không thì mau hư lắm!
Theo ý tôi, bên trên nylon, vuthuat phủ thêm 1 lớp lưới để che bớt ánh-sáng. Lưới nên ở trên nylon chớ không nên ở dưới.
Thân.
---------------
vuthuat theo cách tôi chỉ, pha phân vi-lượng theo công-thức dưới đây cho 1000 lít dung-dịch :

(Tính bằng gram)
- EDTA iron..........................[CH2N(CH2.C002]2FeNa....................79
- Manganous Sulphate............MnSO4.H2O.......................................6.1
- Bỏicc Acid...........................H3BO3................................................1.7
- Copper Sulphate.................CuS04.5H2O........................................0.39
- Ammonium Molybdate.........(NH4)6M07O24.4H2O............................0.37
- Zinc Sulphate.....................ZnS04.7H2O.........................................0.44

vuthuat pha trong 1 lít nước, lấy ra 100cc để dùng cho 100 lít dung-dịch dinh-dưỡng. Như vậy sẽ rất đều.
Thân.
 
Last edited:
Bác Trung ơi, theo cháu biết thì pp màng dinh dưỡng có độ dày màng dung dịch chảy trong máng khoảng 1-3mm. Còn pp dòng dinh dưỡng thì độ dày dòng dung dịch chảy trong máng là bao nhiêu thì được? theo 2 pp này thì khi nào ta có thể trồng cây vào máng, rễ dài bao nhiêu? từ khi gieo hạt đến khi đem trồng vào máng ta trồng ở đâu và như thế nào? Bác giúp cháu với!
 
* PP Màng Dinh-dưỡng thi vuthuat nhớ làm sao cho plastic lót đáy không được dợn sóng để dung-dịch không ứ đọng chút nào. Độ dầy màng dung-dịch 1-3cm là bởi trên đầu máng 3cm thì cuối máng 1cm. Đây là một con số tiêu-biểu vậy thôi. Mỗi một cách ráp hệ-thống khác nhau, độ dốc khác nhau, độ trơn của plastic khác nhau nên sẽ làm người trồng lấn-cấn! Vậy, trong bất cứ tình-huống nào, vuthuat làm như sau thì sẽ không sai :

- Cho dung-dịch chảy lên máng thật đầy đủ
- Chỉnh nhỏ lại cho đến khi đầu dưới dung-dịch chảy ra đứt khoảng.
- Mở vòi lớn hơn một chút cho dung-dịch không còn đứt khoảng nữa, nhưng dòng chảy thật nhỏ.

* Có thể trồng cây vào máng bất cứ lúc nào, miễn lá lú được ra ánh-sáng thì thôi.
* Rễ sẽ ngày càng dầy và dài. Rẽ cây nầy nối với rễ cây kia thành một tấm thảm dài.
* Tôi không biết hệ-thống của vuthuat như thế nào, nhưng dù là hệ-thống nào đi nữa thì màng mỏng dung-dịch ngay lúc đầu khó chảy đúng ngay rễ, cấy dễ bị héo lắm. Vậy nên lót 1 miếng thấm rỗng khoảng 3cm băng ngang lòng máng trước khi đặt cây con lên, để chắc-chắc rằng rễ luôn luôn có dung-dịch.
Thân.
 
Ai xem qua cách làm này đều rất "máu", muốn làm ngay, vì coi bộ ngon ăn quá mà. Nhưng giờ chỉ còn Thuy-canh trụ lại, tất cả đều ra đi không lời từ biệt, từ biệt topic này cũng như từ biệt thủy canh......................

Chào đại gia đình thủy canh! Chúc mọi người 1 ngày vui vẻ.
Đọc câu của bác XXD nghe thảm thiết quá. Hihi. Ra đi ít nhất cũng phải có lời từ biệt chứ.
Em nghĩ bác Lucky cũng như Thainguyen đang giống như em, tiến hành thí nghiệm. Nói lý thuyết trên diễn đàn nhiều quá rồi, cũng phải bắt tay vào làm chứ. Yêu thủy canh không phải chỉ là lên diễn đàn nói lý thuyết hay thể hiện mình yêu thủy canh, mà quan trọng nhất vẫn là tìm ra được phương pháp tốt nhất và đơn giản nhất đê mọi người đều áp dụng được.
 
Hay quá topic thủy canh đã được trả lại rồi. cám ơn admin nhiều nhiều!. bác thủy canh ơi đừng bế quan luyện công nữa, lôi bàn phím ra gõ vài chữ đi bác.
Mấy cây dưa leo cháu trồng hồi 01/10 đến giờ đã cao 20cm bắt đầu có nụ rồi.

Đây là cây dưa leo kết quả sau 53 ngày gieo hạt trồng bằng thủy canh, đã có trái
Trồng bằng DDDD Bio-life, giá thể là trấu.
nhưng không biết sao lá không to, không xanh lá màu trắng bà con nào chỉ dùm cách khắc phục được không?


DSC_5831.jpg


DSC_5838.jpg


DSC_5858.jpg


DSC_5849.jpg


DSC_5840.jpg


DSC_5850.jpg


DSC_5851.jpg


DSC_5853.jpg


DSC_5857.jpg
 
Last edited by a moderator:
Topic thủy canh dạo này vắng vẻ quá, nhân lúc các bác nhà ta còn say mê thí nghiệm, CL post lên trước vài tấm ảnh để khoe mẽ, tuy là ảnh không được đẹp do rau CL trồng hình như đã thành "gái" già rồi.

Đầu tiên là cây cải tàu xậy 40 ngày tuổi (sau gieo), trồng bằng phương pháp NFT+mau dẫn.

DSC00882.jpg


Còn đây là đám xà lách dún vàng cũng 40 ngày tuổi. CL đọc hướng dẫn ngoài bao đựng hạt thấy ghi thời gian thu hoặch là 35-40 ngày sau gieo nên để 40 ngày xem sao nên cây hơi cao, nhưng lá vẫn còn non chưa bị đắng. Nói chung là còn ăn ngon, nhưng nhìn không hấp dẫn lắm. Theo CL thì rau xà lách dún trồng thủy canh thu hoặch lúc 25-30 ngày skgieo là tốt nhất.

DSC00889.jpg


Hệ thống này CL trồng 56 cây (36 cây trên giàn + 20 cây trên nắp thùng xốp). Nhưng hôm rồi có nhóm bạn tới chơi, họ đòi ăn thử nên CL cắt hết 15 cây rồi, giờ chỗ dầy chỗ thưa như vầy:

DSC00891.jpg


Do trồng hơi dầy nên có mấy cây trong kẹt thay vì hướng lên chúng lại chui xuống gầm để tìm ánh sáng.


DSC00880.jpg



Bộ rễ xà lách trồng không hồi lưu trên nắp thùng xốp mọc nhiều và dài hơn trên ống NFT:

DSC00884.jpg



CL nói sơ qua về cấu trúc hệ thống để bác nào muốn làm thì tham khảo:
Đầu tiên là vật liệu gồm:
- 1 thùng xốp 45 x 60 cm.
- 1 cây (4 mét) ống nhựa PVC 76.
- 1 mét ống 42 + 1 co 42 để lám máng thu hồi.
- 6 cái T 27 + 4 mét ống 27 để làm giàn.
- 1 máy bơm chìm 8W l(loại nhỏ nhất).
- 2 mét ống thun nhỏ ( 5 li ) + 1 mét ống lớn ( 10 li).
- 1 đầu chia hơi mua chỗ tiệm cá kiểng. Có thể dùng thứ khác, miễn sao có thể chia ống thun 10 li ra 4 ống 5 li là được.
- keo đen.
- sơn nước màu đen hoặc bạt nhựa đen để lót thùng xốp ( cho nước không rỉ ra + chống rêu.)
- 56 cái ly nhựa loại nhỏ. + vải vụn để làm tim hút.

* Làm :
---------------
- Đục 20 cái lổ ( ngang 4 lổ, dọc 5 lổ) trên nắp thùng xốp.
- Cắt ống 76 ra làm 4, mỗi ống 1 mét.
. Khoan mỗi ống 9 lổ cách nhau 10cm .
. Dùng sơn trắng sơn toàn bộ ống, không có sơn thì không cần sơn.
. Nếu cẩn thận thì dán thêm miếng nhựa ở 1 đâu ống để chống nước chảy ra ngoài.
- Mổ 1 đường dọc thân ống 42, chỉ chửa lại 10cm để gắn co cho nước chảy xuống thùng, Phần đã mổ thì đem hơ lửa rồi tách nó ra thành máng như vầy http://i873.photobucket.com/albums/ab294/thuycanh/DSC00883.jpg . Nếu thấy khó quá thì mua thêm 1m ống 76 nữa về bổ đôi ra sẽ có 2 cái máng, khỏi làm mất công.
- Làm giàn: cắt ống rồi lắp lại tùy thích, sao cho thành 1 giàn có bề ngang khoảng 60cm, dài 70 - 90 cm. Đầu cao 50cm, đầu thấp 40 cm.
Giờ đặt 4 ống 76 lên giàn, mỗi ống cách nhau 15-20 cm rồi dùng keo hoặc dây cột cố định lại. Tìm cách lắp cái máng vào đầu thấp để sao cho máng hứng được toàn bộ nước từ 4 ống NFT và chảy vào thùng xốp để bên cạnh. Đặt máy bơm vào thùng xốp, rồi dẫn nước ra ngoài bằng ống 10 li, sau đó nối vào bộ chia chia cho từng ống NFT bằng ống thun 5 li.
-Đục ly nhựa và đính 1 miếng vải vụn vào đáy ly.
Xong.
Giờ chỉ việc pha dung dịch vào thùng xốp( 50 lít dd), cắm điện cho máy bơm và trồng cây vào cả 2 hệ thống. Như vậy có thể nói mình đã tận dụng cái thùng chứa nước cho hệ thống NFT để trồng thêm 20 cây rau nữa.
Với cách trồng này CL dùng tro trấu làm giá thể, khi bị mất điện 5-10h cây trên hệ thống NFT vẫn không bị héo.
---------------
Chi phí để thực hiện mô hình này là gần 200.000VND.
Chi phí để sản xuất 1 lứa 56 cây xà lách dún là khoảng 15.000 VND.
Nếu tính giá rau theo giá ngoài chợ gần nhà CL là 8000 VND 1kg . Như vậy lỗ ròng 1 tháng là 7000 VND chưa cộng khấu hao hệ thống+ly nhựa. vì cả hệ thống chỉ thu được 1kg thôi.
Nhưng nếu tính kỹ lại thì không lỗ vì cái máy bơm nó uống hết 9000 VNd tiền điện rồi, mà với hệ thống này mình chỉ sử dụng 1/30 công suất của nó thôi.
---------------
Cuối cùng CL muốn cảm ơn các bác Thainguyen, ntx123 và bác Thuy-canh đã lập ra topic và chia sẽ kinh nghiệm. Nhờ có topic của các bác mà CL mới biết đến cách trồng này. Từ ngày mon men vô đây tới giờ đã gần 1 năm rồi, nhưng bây giờ mới trồng thành công vài cây xà lách, vừa ăn vừa thấm thía câu " dân thủy canh là những người trẻ tuổi mà tóc bạc" , câu này đối với CL nó đúng luôn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
 
Last edited by a moderator:
Chào bạn Cuốc Lủi,
Nhìn bạn trồng cây tôi thấy mê quá. Tôi cũng đã thử trồng thủy canh một số loại cây trồng nhưng thất bại, đâm ra nản chí rồi. Nay thấy bạn trồng như vậy tôi lại muốn trồng lại thử xem sao. Nhờ bạn tư vấn giúp vài vấn đề nhé.
- Dung dịch dinh dưỡng theo tôi rất quan trọng, tôi dùng BIO-Life nhưng có vẻ nó không cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cho cây hay sao ấy. Cây trồng phát triển rất kém, tôi trồng thử rau xà lách, cà chua và sau 3 tháng thì vẩn không thể thu hoạch được. Bạn nhìn hình Atsniper đưa lên thì sẽ thấy rau mà tôi trồng tệ hơn vậy. Bạn có thể cho biết dung dịch dinh dưỡng của bạn do bạn tự pha hay mua sẵn?
- Cách bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào? Phải thay mới toàn bộ hay chỉ pha bổ sung thêm?

Cám ơn bạn nhiều và mong tin
 
Back
Top