Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
Chiều CL nhổ lên thả vào máng thu hồi vậy. nước trong máng cũng nhiều lắm.
Mong sớm có rau để nấu cháo cá lóc+rau đắng mời chú.
(vịt xiêm mắc lắm).
 


Bác Trung ơi,
Cám ơn bác về tất cả những hình ảnh và bài viết của bác, em không biết ấn nút Thanks ở đâu cả nên phải viết ra vậy :).
Bác có thể cho em hỏi chút, với những loại rau trên thì mình chỉ cần cắm xuống nước dung dịch giống như trồng rau muống hay phía dưới phải có chút đất để cắm xuống hả bác? Em không biết nên hỏi thế, có gì không phải bác đừng cười nhe.
Cám ơn bác nhiều.
 
Chào các bác và các anh chị, mình tên là Kiều Tiên, đang học năm cuối Đại học Nông Lâm TPHCM, mình cũng đang chuẩn bị viết đề cương làm luận văn cuối khóa về chủ đề trồng thủy canh Cây Xà Lách, và thực hiện đề tài tài trường.Mình lên diễn đàn thấy rất vui khi đọc được các chia sẻ nhiệt tình của mọi người.Mình cũng rất thích tìm hiểu về cây rau, đặc biệt là trồng rau sạch như thủy canh,nhưng do mình mới bắt đầu tìm hiểu nên kiến thức còn hạn hẹp, mong các bác và các anh chị sẽ giúp đỡ mình trong thời gian tới. Cảm ơn vì những bài viết của mọi người trên diễn đàn.
 
Bạn CL,
Vậy cất cái nồi cháo vịt lại.... dịp khác. Tui thường ăn lẫu với Rau Đắng. Tên là rau "đắng", mà ăn lại ngọt.
Bạn duy son,
Cứ trồng trong dòng nước đó, đừng bận-tâm vụ đất.
Em Kiều Tiên.
Bạn Cuốc Lũi đã nắm vững hết nguyên-tắc của thủy-canh rồi đó. Em hỏi anh ấy rồi về làm bài.
Thân.
 
Last edited:
một lần nữa ngọn lửa thủy canh đã bùng cháy trở lại,
cám ơn bác Thủy Canh và anh Cuốc lủi
 
Bác Trung ơi, bác có thể cho con xin địa chỉ và sđt của bác được không? Hè này con bay qua Úc và tiện thể ghé bác học hỏi Thủy canh luôn ...
 
Bác Trung ơi, bác có thể cho con xin địa chỉ và sđt của bác được không? Hè này con bay qua Úc và tiện thể ghé bác học hỏi Thủy canh luôn ...

Được chứ sao không? Đây :
- Sáu ngày trong tuần (trừ CN), từ 9 giờ sáng - 5 giờ chiều em gặp tui ở Unit 2/262 Miller Road, VILLAWOOD, NSW. 2163.
- Khi đến Sydney, em đ/t tui số chỗ làm (02) 9724 9793 hoặc DTDĐ 0410 525 656 là sẽ "ăn cà-rem" thui!
Thân ái.
 
Last edited:
cảm ơn, tất cả bìa viết hay lắm.Mình đang chuẩn bị thực hiện đề tài trồng thủy canh xà lách bằng hệ thống mao dẫn, bạn nào đã thực hiện hệ thống này rồi có cần chú ý gì trong mô hình này xin chỉ giúp mình
---------------
bạn Thainguyen oi, có thể cho mình xin nguồn của mấy môi trường dinh dưỡng trên không, vì thầy bảo phải truy nguồn gốc để ghi vào luận văn, và mình đang chọn công thức dinh dưỡng thích hợp để trồng xà lách tại tphcm.thanks bạn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn, tất cả bìa viết hay lắm.Mình đang chuẩn bị thực hiện đề tài trồng thủy canh xà lách bằng hệ thống mao dẫn, bạn nào đã thực hiện hệ thống này rồi có cần chú ý gì trong mô hình này xin chỉ giúp mình
---------------
bạn Thainguyen oi, có thể cho mình xin nguồn của mấy môi trường dinh dưỡng trên không, vì thầy bảo phải truy nguồn gốc để ghi vào luận văn, và mình đang chọn công thức dinh dưỡng thích hợp để trồng xà lách tại tphcm.thanks bạn nhiều.

Em Kiều Tiên,
Chú (bác), không biết em nói hệ-thống mao-dẫn có phải em muốn nói hệ-thống Màng Dung-dịch (Nutrient Film Technique) không? Cho đến nay, theo thiển-ý của tui thì quyển The ABC NFT của Tiến-sĩ Allen Cooper là một trong những tài-liệu đáp-ứng được nhu-cầu tìm hiểu về phương-pháp nầy. Em có bản nầy chưa?
Thân.
 
Nhìn vườn rau của Bác Trung thấy thích thật! Nhưng cháu vẫn chưa hiểu líp rau đó được trồng thuỷ canh theo phương pháp nào? Còn giá thể là gì và nằm ở đâu nữa! Đọc hết mấy chục trang topic này (đọc đi đọc lại 2, 3 lần) mà vẫn chữa hiểu hết nỗi. Sẽ tiếp tục đọc lại nữa.

Còn về việc xử lý nước thải loại bỏ của hệ thống thuỷ canh mình có cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường không hả bác?
 
Nhìn vườn rau của Bác Trung thấy thích thật! Nhưng cháu vẫn chưa hiểu líp rau đó được trồng thuỷ canh theo phương pháp nào? Còn giá thể là gì và nằm ở đâu nữa! Đọc hết mấy chục trang topic này (đọc đi đọc lại 2, 3 lần) mà vẫn chữa hiểu hết nỗi. Sẽ tiếp tục đọc lại nữa.

Còn về việc xử lý nước thải loại bỏ của hệ thống thuỷ canh mình có cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường không hả bác?
Thưa bạn,
- Phương-pháp Màng Dung-Dịch (Nutrient Film Technique) trên không có giá-thể. Nước thôi, không có chút giá-thể nào hết.
- Dung-dịch sau khi dùng chừng 4 tuần thì có nhiều chất cây xài nhiều, chất cây xài ít, nên chúng ta sẽ làm 1 trong 2 cách :
(1) Phân-tích xem mỗi thứ cây dùng hết bao nhiêu rối theo đó bồi-hoàn tương-ứng. (Cách nầy tốn kém, phải nông-trại lớn mới làm nổi).
(2) Bơm bỏ, thay dung-dịch mới. Bơm đi đâu? Thì bơm ra cỏ, hay gốc cây nào đang trồng đó. Dung-dịch nầy cũng là phân mà! Sau đó, tùy theo bề ngoài của cây cỏ mà mình tưới dậm. Ví-dụ ; Thiếu N hay P hay K mà bón thêm...
Thân.
 
máng rộng như vậy thì bác đặt cây vào như thế nào hả bác.dung dịch thủy canh co trồng được hoa cúc không bác
 
máng rộng như vậy thì bác đặt cây vào như thế nào hả bác.dung dịch thủy canh co trồng được hoa cúc không bác
Nói thật lòng, tui chưa từng trồng hoa Cúc. Các cây trồng trong máng, mỗi nách nhánh đều có thể phát-triển thành 1 cây và chúng mọc sát khít nhau nên không cần có giá-thể chúng cũng đứng.
Bạn trồng hoa Cúc thì cứ để nguyên chậu hoa vào máng như trước tui trồng Phong Lan và Xương Rồng.
Bạn thử đi nhé!
Thân.
 
Nng-Tri2006.jpg

---------------

Cháu vẫn chưa hiểu lắm về pp này!

Nếu trồng thuỷ canh sao mình ngồi lên trên đây được. Chú Trung có chỉ dẫn rõ hơn về cách làm líp như thế này và cách vận hành của hệ thống thuỷ canh chú đang áp dụng không ah!
Thanks chú!
 
Thưa bạn,
Thay vì ngồi ở ngoài, vói tay vô cắt, em tui làm biếng, nên lấy 1 miếng mốp dầy, bỏ vô máng ngồi lên luôn "cho tiện". Dưới miếng mốp là rễ và 1 chút gốc, dưới chót là miếng plastic. Có chút nước chảy len lỏi qua rễ. Vậy thôi.
Bạn coi, nước chỉ do 1 ống nước nhỏ cung-cấp như trong hình. Nước chảy xuống tới cuối máng thì chảy vào 1 bồn nhỏ, rồi được bơm cho chảy luân-lưu lại.
Thân.
---------------
NngTri001-1.jpg
 
Last edited:
Chỉ một ống nước nhỏ thì có đảm bảo rau trên toàn mặt ngang tiếp xúc được với dung dịch hết không chú!

Như vậy rau mình sẽ cấm lên lớp mốp và phân bố đều trên toàn mặt mốp phải không bác! Xin lỗi vì không hiểu nhiều nên hỏi nhiều phiền chú Trung nha.
 
Thưa bạn,
Rau có cắm lên cái gì đâu? Chỉ bỏ nằm dài đó rồi nó nhảy nhánh lên thôi. Khi lên khít nhau thi các rễ đan nhau nên đứng thẳng.
Trong máng không có chút mốp nào hết.
Còn chuyện tất cả rau tiếp-xúc được hết với nước là do tui nói. Và tui mong bạn tin tui.
Thân
 
Last edited:
Dấp cá cắt trụi lũi, chỉ còn rễ nằm dưới nước. Chỉ có 1 vài lá mới ló lên khỏi mặt nước. Màu xanh đó là rêu. Bạn biết đó, đây là thứ không ai muốn, bởi nó cạnh tranh phân và dưỡng-khí. Đúng ra sau khi cắt, chúng tôi che lại, chờ rau lên nhiều chút rồi hãy mở tấm che ra. Tuy vậy, khi rau lên, che kín mặt thì rêu chết hết ngay.
Thân.
 
Back
Top