Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
mình muốn chồng 1 cây ở trên trần thượng bạn tư vấn giúp minh nhé:d
 


Chào bạn Cuốc Lủi,
Nhìn bạn trồng cây tôi thấy mê quá. Tôi cũng đã thử trồng thủy canh một số loại cây trồng nhưng thất bại, đâm ra nản chí rồi. Nay thấy bạn trồng như vậy tôi lại muốn trồng lại thử xem sao. Nhờ bạn tư vấn giúp vài vấn đề nhé.
- Dung dịch dinh dưỡng theo tôi rất quan trọng, tôi dùng BIO-Life nhưng có vẻ nó không cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cho cây hay sao ấy. Cây trồng phát triển rất kém, tôi trồng thử rau xà lách, cà chua và sau 3 tháng thì vẩn không thể thu hoạch được. Bạn nhìn hình Atsniper đưa lên thì sẽ thấy rau mà tôi trồng tệ hơn vậy. Bạn có thể cho biết dung dịch dinh dưỡng của bạn do bạn tự pha hay mua sẵn?
- Cách bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào? Phải thay mới toàn bộ hay chỉ pha bổ sung thêm?

Cám ơn bạn nhiều và mong tin

CL không biết BIO-Life là gì, nghe có vẻ giống phân bón lá quá. CL trồng bằng dung dịch tự pha. Pha theo các công thức trong topic này thôi. Nếu bác nghĩ là dung dịch của mình có vấn đề thì nên xem lại phần dung dịch, ngoài ra cũng nên chú ý đến nhiệt độ, oxy, ph ...
Vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng thì mình đâu biết thiếu chất gì mà bổ sung, tốt nhất là nên bỏ nếu quá cũ. Riêng CL trồng cây theo mô hình này thì không bổ sung hoặc thay dung dịch gì cả. Thùng mốt CL chứa 55 lít dung dịch để trồng 56 cây xà lách, tức là 1 cây ~1 lít. lúc cây còn nhỏ thì thỉnh thoảng CL châm thêm nước lạnh để bổ sung lượng dung dịch hao hụt, khi cây có 4-5 lá, rễ của các cây trên nắp thùng xốp đã thòng sâu xuống thì CL không châm nữa.
 
To bạn Cuốc Lủi: Bạn có thể cho biết dung dịch dinh dưỡng bạn pha theo công thức trên diễn đàn này, cụ thể là công thức nào vậy? vì tôi cũng mới pha theo công thức Alan Cooper, mới trồng thử nên chưa biết kết quả ra sao. Nay thấy bác trồng tốt như vậy bác vui lòng cho biết công thức mà bác đang áp dụng để anh em đi sau bớt thời gian mày mò được không?
Còn về dung dịch Bio-Life là của công ty Vì dân (vidanvn.com) tôi trồng thử cũng hoàn toàn thất bại, như kết quả của mấy bác trên đã nói, một số người dùng khác cũng thấy như vậy. Tôi chỉ thắc mắc là dung dịch mẹ như vậy mà họ đóng gọn trong một chai => vấn đề kết tủa sẽ thế nào, hay dung dịch có vấn đề?
 
CL không biết BIO-Life là gì, nghe có vẻ giống phân bón lá quá. CL trồng bằng dung dịch tự pha. Pha theo các công thức trong topic này thôi. Nếu bác nghĩ là dung dịch của mình có vấn đề thì nên xem lại phần dung dịch, ngoài ra cũng nên chú ý đến nhiệt độ, oxy, ph ...
Vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng thì mình đâu biết thiếu chất gì mà bổ sung, tốt nhất là nên bỏ nếu quá cũ. Riêng CL trồng cây theo mô hình này thì không bổ sung hoặc thay dung dịch gì cả. Thùng mốt CL chứa 55 lít dung dịch để trồng 56 cây xà lách, tức là 1 cây ~1 lít. lúc cây còn nhỏ thì thỉnh thoảng CL châm thêm nước lạnh để bổ sung lượng dung dịch hao hụt, khi cây có 4-5 lá, rễ của các cây trên nắp thùng xốp đã thòng sâu xuống thì CL không châm nữa.

Cám ơn thông tin của CL.
Bạn có thể cho mình xin công thức mà bạn đã pha được không? Trên diễn đàn có nhiều công thức pha dung dịch nhưng mình không biết nên theo công thức nào. Thực tế bạn đã pha, đã trồng và mình cũng chắc rằng bạn cũng gặp nhiều trở ngại bạn đầu và kết quả hiện nay của bạn mình thấy rất tốt.
Trên diễn đàn có rất nhiều người mê trồng trọt theo pp thủy canh nhưng không có kinh nghiệm -> thất bại rồi bỏ luôn không dám làm tiếp. Như mình chẳng hạn, nếu không đọc bài viết của bạn chắc có lẽ mình không bao giờ dám đụng đến trồng cây thủy canh nữa :)
Mình ở TP HCM thì có thể mua dung dịch hay hóa chất ở đâu vì số lượng hóa chất có thể mua không nhiều nên rất khó.
Mong bạn chia sẻ thêm kinh nghiệm trong việc trồng cây thủy canh.

Thân chào.
 
Công thức của CL dùng cho 1000 lít:
CaNO3: 900g
KNO3 : 350g
KH2PO4: 300g
MgSO4: 360g
(tương tự công thức của ông DR.RESH)
các vi lượng pha theo công thức MS.

CL học và trông thủy canh từ topic này, tính tới nay gần 1 năm rồi nhưng mới có rau ăn đây thôi. Lúc trước tại ham hố, chưa biết trồng mà thích "pro", mới đầu trồng cà chua sau dưa hấu, dưa leo, cần tàu... tất cả đều không như ý. Sợ mình nản nên CL quay về trồng cây dễ nhất là rau muống, thành công rồi CL mới trồng tiếp xá lách trong thùng xốp rồi mới tới 'NFT'. Nói chung thủy canh rất dễ làm nếu mình đã từng làm được, còn chưa biết làm thì cũng khó để biết làm .... ( hi lý sự cùn).
Vấn đề hóa chất thì có thể mua ở cửa hàng hóa chất bách khoa đường Tô Hiến Thành, gần ngã tư Thành Thái. Ở đó chuyên bán hóa chất tinh khiết cho thí nghiệm nên giá khá cao, trung bình khoảng 50k/lọ 500g. Hoặc có thể mua ở Kim Biên. Nếu bác nào ở nông thôn và gần cửa hành vật tư nông nghiệp thì mua đa lượng với tên gọi như sau:
KH2PO4 thì mình kêu họ bán cho 1 hộp phân MKP . Hộp này 1kg giá khoãng 30k, bà con mình dùng làm phân bón lá.
KNO3 thì cứ nói bán cho 1 bịch KNO3. Chất này các công ty phân bón thường đóng gói 2kg bà con hay dùng để phun kích thích cây ra hoa. Giá 20-30k/2kg
CaNO3 loại này đóng bao 25kg dùng bón vườn bón ruộng, cứ hỏi phân Canxi rồi theo người ta vô kho xem bao bì có chữ Canxi Nitrat không nha, nhiều khi gặp mấy ông ba trời tưởng nông dân không biết gì, vô hỏi Canxi ổng đem DAP ra bán. (cái này CL bị rồi nên lưu ý bà con như vậy.) CaNO3 có 2 loại, loại thường (chữ đen) và loại có Bo (chữ vàng), tuy loại có Bo mắc hơn nhưng khi mua mình nên mua loại thường.
Còn MgSO4 thì phải mua ở cửa hành hóa chất khoảng 15k/kg
---------------
Thấy các bác có hứng trở lại, CL đưa lên thêm vài cây rau sau vườn coi như kích lệ các bác vậy.
Cây to thì khoe trước: Cải tàu xậy.

DSC00843.jpg


gần 2 tháng rồi mà bắp còn khá nhỏ:


DSC00855.jpg



Do trồng bằng dung dịch của xà lách nên có vẻ hơi thiếu sắt (hoặc MgSO4)

DSC00854.jpg


Cây xà lách đem trên ban công xuống:

DSC00871.jpg


DSC00842.jpg


Xà lách 17 ngày tuổi:

DSC00862.jpg


DSC00861.jpg


Nguyên giàn luôn

DSC00853.jpg


Có cây cao, cây nhỏ, không phải do lớn không đều mà do CL trồng cách ngày để xoay vòng, 1 tháng 30 ngày đều có rau ăn.

DSC00850.jpg



DSC00849.jpg



DSC00848.jpg



DSC00847.jpg


DSC00846.jpg


DSC00844.jpg


Hôm rồi hứng chí nên làm cái giàn rau này, giờ nó dở dở ương ương không biết phải làm sao. Để ăn thì ăn không hết, còn bán thì ít quá không bán được. Chắc phải đem cho hàng xóm bớt thôi.
 
Last edited by a moderator:
Rất cám ơn thông tin của bác Cuốc Lủi!
Chà, thấy vườn của bác đầu tư cũng hoành tráng đấy nhỉ? nhìn rau của bác lại thấy 'nóng mặt' rồi... Đùa bác tý thôi, bác lại thắp lửa cho chúng tôi rồi đây. Lại hỏi thêm bác, trong công thức trên, các vi lượng bác mua hóa chất rời hay thay thế bằng cái khác? tôi dùng phân vi lượng để thay thế (dùng vi lượng Deltalmicro substrat của ********** **********.com.vn) bác thấy có được không?
 
Bạn Cuốc Lũi,
Hoan hô! Trên Diễn-đàn chúng ta, thì bạn là người đầu tiên nói thủy-canh dễ trồng. Điều mà tui nói nhiều lần nhưng ít ai tin. Chẳng những dễ, giản-dị mà năng-xuất còn rất cao nữa.
Không biết bạn có đo EC và pH không?
Để tui xem lại rồi chuyển lên bạn mấy liếp thủy-canh của em tui mùa Đông vừa qua. Ngày mai Chúa-nhật, tui sẽ chụp thêm cho bạn thấy mùa Xuân rau lên như thế nào.
Thân.
---------------
NngTri018.jpg
NngTri016.jpg
NngTri015.jpg
NngTri015.jpg
NngTri016.jpg
NngTri012.jpg
NngTri011.jpg
 
Last edited:
Chào chú Trung.
Cảm ơn chú đồng tình với Cl khoản thủy canh dễ làm, nếu không có người nói CL "quăng bom". Mà nhìn hình chú đưa lên thì ai không tin cũng phải tin, quá đơn giản về mô hình, vấn đề còn lại là dung dịch thôi. Vậy CL nói lại dung dịch rất dễ pha nếu đã pha được 1 lần rồi và sẽ cảm thấy quá khó nếu chưa từng pha hoặc đã pha nhưng chưa thành công.
CL pha dung dịch chỉ đo Ph thôi, còn EC thì CL không có điều kiện nên chưa đo, sau này cũng cố gắng mua 1 máy để biết EC nó lên xuống ra làm sao để chủ động hơn và nó cũng rất cần thiết để cho ý định trồng cà chua của CL sau này.

bác PTHB: CL chưa từng dùng cái gì khác để thay thế cho vi lượng nên không biết nó có thay được không, Mà sau khi dùng vi lượng rời theo đúng công thức thì giờ CL không hề có ý định tìm cái gì thay cho nó, vì CL nghĩ nó dễ làm và dễ thành công hơn.
 
Bạn Cuốc Lũi,
Bạn nhớ giữ pH dưới 7 một chút, đó là khoảng lý-tưởng để rễ hấp-thụ đầy đủ dinh-dưỡng nhất.
Bạn cần phải đo EC, nhất là bạn sắp trồng cà. Cần lắm đó bạn.
Bạn xem lại, đâu đó trong Topic nầy tui có chỉ pha phân vi-lượng, bạn thử xem.
Các công-thức đều tốt. Nhưng xin đừng theo 2 công-thức một lúc, mỗi thứ 1 chút, nghĩ rằng không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, hoặc "2 thằng đánh 1, không chột cũng què", hì hì.... bởi 1 thứ nhiều quá thì sẽ làm cho 1 hay vài thứ khác trở thành kém sẵn sàng để cho cây dùng.
Thân.
 
Chào bác Trung và bạn Cuốc Lủi, cám ơn tất cả mọi người vì các thông tin có ích trên diễn đàn này,
Tôi theo dõi topic này đã lâu, rất thích thủy canh vì nó phù hợp với điều kiện của tôi (trồng rau gia đình, không có đất và cũng không tiện trồng trên đất), tôi cảm thấy nó làm cho việc trồng rau và một số loại cây cảnh có vể "đơn giản' hơn trồng đất nhiều - ít nhất theo cấch hiểu của tôi: không cần đất, không phải lo cải tạo hay thay đất, không phải lỉnh kỉnh các loại phân bón... (tôi hay trồng trong thùng xốp). Nếu giải quyết được phần dung dịch cho tốt thì mọi thứ khác còn lại đều có thể làm được tùy theo điều kiện của mình.
hiện tôi pha theo công thức của Alan Cooper trên diễn đàn này, nhưng phần vi lượng cho 1000L cần ít quá, đi mua hóa chất vi lượng rời họ ko bán lượng nhỏ vậy, tôi thấy phân vi lượng Deltamicro subtrat của ********** có thành phần và lượng gần tương tự nên định dùng để thay thế cho toàn bộ vi lượng:
- Fe: 6%
- Mn: 4%
- Cu: 2%
- B: 1%
- Zn: 1%
- Mo: 1%
Đòng gói dạng bột, 100grams
Ngoài các vi lượng trên trong phân này không có NPK và các thành phần khác.
Vì vậy tôi mới hỏi bạn CL, nhân đây bạn CL, bác Trung và mọi người xem giúp tôi có thể dùng nó để thay thế được không?
Sắp tết rồi, chúc mọi người trên diễn đàn vui vẻ, hạnh phúc, thành đạt chúc cho phong trào thủy canh cây trồng của chúng ta phát triển tốt.
xin cám ơn!
 
Thưa bạn,
Thành-phần vi-lượng bạn ghi gọn phần trăm như vậy thì tui không biết phải so-sánh ra sao với công-thức. Xin nhớ đã gọi là vi-lượng thì là nhỏ lắm!

Nhưng công-thức là công-thức, bạn đừng quá quan-tâm. Bạn chỉ cần để ý là nếu bạn pha phân cốt với nồng-độ cao, bạn phải pha riêng Sulfate và Nitrate trong một vài hợp-chất, bởi chúng sẽ kết-tủa.
Còn điều nầy, đây là điều làm cho mọi người xem thủy-canh như là một cái gì bí-mật khó-khăn :
- Đó là bạn phải dùng phân có độ hòa-tan (soluble) thật cao. Chỉ có vậy thôi.
Rồi đến lúc nào đó, bạn không cần cân đo, chỉ nhắm chừng "múc đại" phân, mà vẫn tốt. Hì hì...
Thân ái.
 
To: bác Thủy canh
đó là loại phân vi lượng bón lá, tôi đã dùng để phun qua lá cho cây trồng, thấy nó tan rất tốt trong nước. Còn thành phân họ ghi như vậy trên vỏ bao và cả trong web của nhà sản xuất cũng chỉ ghi ngắn gọn như vậy.
theo tôi có thể hiểu là: Fe 6%, tức là gói 100g có 6g Fe - tức là 6g Fe tinh khiết, không phải hợp chất; tương tự cho các chất khác... Như thế thì theo công thức mình phải qui đổi để tính ra cho phù hợp phải ko bác. Ví dụ ở trên có 1g Boric, chứ ko phải là 1g H3BO3, mà công thức toàn dùng H3BO3???
 
Chú Trung: CL đọc ở diễn đàn bên "kia" thấy chú nói vấn đề trồng rau đắng chú hơi bị .. rành, nhìn hình chú đưa lên Cl thấy có rau dấp cá, rau răm rồi có rau gì nhỏ nhỏ chắc là rau đắng rồi, vậy chú có thể chia sẽ nhiều hơn về mô hình của em chú được không như dung dịch trồng rau đắng thành phần có khác gì với công thức của CL? rau răm, rau dấp cá có dùng chung dung dịch với rau đắng không? ... Trước giờ CL chưa thấy ai thủy canh rau đắng, nay thấy mô hình của anh em chú CL tò mò tí..
 
Chao Anh Thủy Canh

Tôi rất quan tâm các bài viết cua anh tren dien đàn

muốn trao đổi vói anh qua mail và có thê trưc tiếp găp nhau nhau lai rai de hoc rau thủy canh

mail cua tôi là

hmonghai@yahoo.com
 
Last edited by a moderator:
Chao Anh Thủy Canh

Tôi rất quan tâm các bài viết cua anh tren dien đàn

muốn trao đổi vói anh qua mail và có thê trưc tiếp găp nhau nhau lai rai de hoc rau thủy canh

mail cua tôi là

hmonghai@yahoo.com

Cám ơn lời mời của anh. Tui muốn nhận lời lắm, nhưng hiện "đang mất tự-do". Hy-vọng trong khoảng trên dưới 6 tháng thì được.
Thân.
---------------
Chú Trung: CL đọc ở diễn đàn bên "kia" thấy chú nói vấn đề trồng rau đắng chú hơi bị .. rành, nhìn hình chú đưa lên Cl thấy có rau dấp cá, rau răm rồi có rau gì nhỏ nhỏ chắc là rau đắng rồi, vậy chú có thể chia sẽ nhiều hơn về mô hình của em chú được không như dung dịch trồng rau đắng thành phần có khác gì với công thức của CL? rau răm, rau dấp cá có dùng chung dung dịch với rau đắng không? ... Trước giờ CL chưa thấy ai thủy canh rau đắng, nay thấy mô hình của anh em chú CL tò mò tí..

Bạn Cuốc Lủi,
Bạn thấy mấy "tấm thảm" như cỏ kiểng ngắn ngủn đó là rau đắng. Bởi cung không đủ cầu nên em tui hễ cứ vừa nắm đầu được là gọt sát đáy! Còn chỗ chưa cắt thì nếu bạn đặt tay lên đó ép nhẹ xuống, bạn sẽ cảm thấy nó chắc nịch như mousse. Có nghĩa mật-độ rau thật hết sức là khít.
Sẽ chuyển hình mới bạn xem.
Thân.
---------------
To: bác Thủy canh
đó là loại phân vi lượng bón lá, tôi đã dùng để phun qua lá cho cây trồng, thấy nó tan rất tốt trong nước. Còn thành phân họ ghi như vậy trên vỏ bao và cả trong web của nhà sản xuất cũng chỉ ghi ngắn gọn như vậy.
theo tôi có thể hiểu là: Fe 6%, tức là gói 100g có 6g Fe - tức là 6g Fe tinh khiết, không phải hợp chất; tương tự cho các chất khác... Như thế thì theo công thức mình phải qui đổi để tính ra cho phù hợp phải ko bác. Ví dụ ở trên có 1g Boric, chứ ko phải là 1g H3BO3, mà công thức toàn dùng H3BO3???

Thưa bạn,
Tui cố-gắng góp ý với bạn về phân vi-lượng, chứ các điều nầy ngoài khả-năng của tui.
Như tên gọi là vi-lượng nên nó chỉ nó 1 chít hà! Mà các muối-khoáng chúng ta dùng thì nó không đi một mình, chúng đi dưới dạng hợp-chất. Tỹ như Boron (B) bạn cần thì bạn phải dùng Acid Boric (H3BO3), trong đó trong-lượng nguyên-tử của :
- H = 1,008
- O = 16
- B = 10,81
Những điều tui nói đây là bàn chơi, tức là dựa theo người khác, chứ không phải là sự hiểu biết của tui, bạn nhé! Khi Tiến-sĩ Resh pha dung-dịch mẹ (dung-dịch cốt, mạnh gấp 200 lần dung-dịch dùng cho cây), thì để pha 1200 ga-lông dung-dịch cốt, ông dùng 3 lb 10 oz H3BO3, mà mức hòa-tan tối-đa của Acid Boric là 6,35g/100ml, tức là sẽ tan hết, không lo, và dung-dịch cốt nầy sau khi pha ra với nồng-độ thường thì lượng B trong dung-dịch sẽ chỉ là O,3 phần triệu (O,3 ppm) mà thôi. Như vậy, để thấy cái nhỏ xíu của nó để so với cái % trên bao bì, bạn đồng-ý không? Nên tui thấy số phần trăm đó quá vĩ-đại với O,3 phần triệu. Chắc bạn hiểu ý tui.

Thưa bạn, tui chỉ có xịt sắt trên lá, trong trường-hợp lá nhợt nhạt vì thiếu lục-diệp tố, hoặc khi tui trồng dưa leo thì rất thường xịt Sulfat Đồng để chống nấm mốc thôi.
Thân.
 
Last edited:
Nng-Tri2006.jpg
NngTri002-1.jpg
Nng-Tri2007.jpg
Nng-Tri2009.jpg
Nng-Tri2010.jpg
Nng-Tri2011.jpg

---------------
Thưa bạn,
Bạn thấy :
1- Em tui cắt Rau Đắng. Lúc nầy rau lên nhanh quá, nên cọng rau dài trung-bình 5 tấc. Tuy Rau Đắng ăn luôn tới gốc được, nhưng dân ở đây chỉ ăn ngọn, nên sau khi cắt, phải tỉa bỏ bớt 3 tấc, còn 2 tấc ngọn, cột dây thun ngay, sắp vô thùng.
2- Rau cắt từ liếp phải qua trái.
3- (Từ trái qua phải) : rau Răm, rau Đắng, rau Húng Lũi.
4- Rau Đắng cắt từ phải qua trái.
5- Dấp cá, rau Má.
6- Rau Răm, Cần Nước.
Bạn có để ý :
- Liếp làm rất đơn-giản.
- Liếp rất dài.
- Rau mọc rất khít, đều, sạch, nên cắt rất nhanh và ra rất nhiều rau trong 1 diện-tích thật nhỏ.
Thân.
 
Last edited:
Nng-Tri2006.jpg
NngTri002-1.jpg
Nng-Tri2007.jpg
Nng-Tri2009.jpg
Nng-Tri2010.jpg
Nng-Tri2011.jpg

---------------
Thưa bạn,
Bạn thấy :
1- Em tui cắt Rau Đắng. Lúc nầy rau lên nhanh quá, nên cọng rau dài trung-bình 5 tấc. Tuy Rau Đắng ăn luôn tới gốc được, nhưng dân ở đây chỉ ăn ngọn, nên sau khi cắt, phải tỉa bỏ bớt 3 tấc, còn 2 tấc ngọn, cột dây thun ngay, sắp vô thùng.
2- Rau cắt từ liếp phải qua trái.
3- (Từ trái qua phải) : rau Răm, rau Đắng, rau Húng Lũi.
4- Rau Đắng cắt từ phải qua trái.
5- Dấp cá, rau Má.
6- Rau Răm, Cần Nước.
Bạn có để ý :
- Liếp làm rất đơn-giản.
- Liếp rất dài.
- Rau mọc rất khít, đều, sạch, nên cắt rất nhanh và ra rất nhiều rau trong 1 diện-tích thật nhỏ.
Thân.

Cám ơn bác đã post mấy tấm hình về mô hình thủy canh. Em thấy nhà kín này ở Đà Lạt - Lâm Đồng làm rất nhiều, nhưng trồng theo như vầy thì em chưa thấy nhiều.
Chắc là em sẽ theo bác để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về cái vụ này. Mấy hôm nay em bận việc quá, nên không thường xuyên gặp bác được. Hẹn bác sớm gặp lại.
 
Chú Trung: Cảm ơn chú. CL coi hình quá đã. Liếp dài như vậy sẽ tiết kiệm diện tích và khai thác tối đa dòng chảy => tiết kiệm chi phí sản xuất đúng không chú.
Nói chú đừng cười CL đang trồng rau đắng đó. Mới sáng này thôi, nhưng không có rau giống nên CL mua rau ngọn ngoài chợ, tuy không có nhiều rễ nhưng CL nghĩ trồng được. hiện CL đang giâm 1 phần ngoài đất, 1 phần thủy canh, sau khi ra rễ CL sẽ nhổ tất cả đem vô máng giống của em chú. Mong là nó ra rễ và thích nghi.
Tính CL hay học lóm, nhân lúc CL chưa làm máng giống của anh em chú, CL nói trước ra đây coi như xin bản quyền của chú rồi nhé.
 
Chú Trung: Cảm ơn chú. CL coi hình quá đã. Liếp dài như vậy sẽ tiết kiệm diện tích và khai thác tối đa dòng chảy => tiết kiệm chi phí sản xuất đúng không chú.
Nói chú đừng cười CL đang trồng rau đắng đó. Mới sáng này thôi, nhưng không có rau giống nên CL mua rau ngọn ngoài chợ, tuy không có nhiều rễ nhưng CL nghĩ trồng được. hiện CL đang giâm 1 phần ngoài đất, 1 phần thủy canh, sau khi ra rễ CL sẽ nhổ tất cả đem vô máng giống của em chú. Mong là nó ra rễ và thích nghi.
Tính CL hay học lóm, nhân lúc CL chưa làm máng giống của anh em chú, CL nói trước ra đây coi như xin bản quyền của chú rồi nhé.

CL nói "xin" khơi khơi như chuyện chơi. Phải nói : - 1 nồi cháo vịt!
Mà nè, sao lại phải dâm ngoài đất, chừng nào nó mới ra đủ rễ? CL cứ quăng hết vô máng đi! Nếu chưa làm liếp, CL lấy 1 ống PVC đang trồng cải đó, cưa dọc, bỏ hết rau (mua chợ) vô 1/2 máng đó, cho dung-dịch chảy nhiều 1 chút. CL sẽ thấy rễ ra cấp kỳ.
Thân.
 
Last edited:
Back
Top