Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
Bác Trung ơi rau rấp cá ở bên đó có hay là bác mang sang trồng thế? Người Úc họ có ăn cái này nhiều ko bác?
 


Bác Trung ơi rau rấp cá ở bên đó có hay là bác mang sang trồng thế? Người Úc họ có ăn cái này nhiều ko bác?
Rau sống bên đây có đủ hết anh Cuội ơi!
Thưa thêm với anh, người tiêu-thụ ở đây "ác" lắm! Đến độ Chính-phủ Úc vừa kêu gọi :
- Xin bà con khi mua sản-phẩm nông-nghiệp đừng khắc-khe quá! Trước nay, nông-gia trước khi đem rau quả của họ ra bán thì phải bỏ bớt 50%, nay xin... dẽ-dễ chút-chút để nâng-đở nhà nông bị lụt.

Đó là lý-do tại sao tui cắt bỏ "tàn-nhẫn" luôn!

Chúc anh Cuội, Chị (Hằng) và lủ nhóc một một cái Tết an-vui, hạnh-phúc.
Thân ái.
 
Máng thuỷ canh

Rau có cắm lên cái gì đâu? Chỉ bỏ nằm dài đó rồi nó nhảy nhánh lên thôi. Khi lên khít nhau thi các rễ đan nhau nên đứng thẳng.
Trong máng không có chút mốp nào hết.

Chú Trung cho cháu hỏi chi tiết thêm chút nha!

Như vậy sau khi làm máng xong mình xếp rau giống vào đều trong máng rồi cho dung dịch chảy vào máng với dòng chảy nhỏ nhất hả chú! Và áp dụng đối với tất cả các loại rau luôn ah!

Đối với một líp rau trồng và thu hoạch khoản bao lâu thì chú phải bỏ hoàn toàn và trồng lại líp mới?

Thanks chú!
 
NngTri011.jpg
Chú Trung cho cháu hỏi chi tiết thêm chút nha!

Như vậy sau khi làm máng xong mình xếp rau giống vào đều trong máng rồi cho dung dịch chảy vào máng với dòng chảy nhỏ nhất hả chú! Và áp dụng đối với tất cả các loại rau luôn ah!

Đối với một líp rau trồng và thu hoạch khoản bao lâu thì chú phải bỏ hoàn toàn và trồng lại líp mới?

Thanks chú!
NngTri019.jpg

---------------
Ban Kim-Giap,
Bạn đã thấy cái máng, thì hình trên đây, bạn thấy :
- Thằng con tui đứng ngay cái bồn đó là bồn dung-dịch cho cả hệ-thống.
- Nước chảy qua máng.
- Cuối máng, nước chảy xuống dưới 1 cái hố. Tụi tui lười, nên đào cái hố, lót ny-lon là thành một cái bồn nhỏ. Bạn có thấy dung-dịch của tất cả các máng chảy xuống hố không?
- Dưới hố, tui đặt 1 cái bơm điện chìm. Bơm đặt trong 1 kết nước ngọt (không còn dùng) bằng plastic. Ngoài khung plastic nầy, bao lưới để lược cặn.
- Trên miệng hố, tui đậy 1 miếng tôn che nắng để tránh rong rêu.

Dung-dịch bao lâu thay 1 lần?
Một tháng hay 2 tháng là tùy bạn nhận-xét tình trạng rau.

Rau bao lâu thay?
Để làm "trẻ" rau lại, khoảng 2 năm thay 1 lần. Thay thì nhanh lắm! Một máng như vậy, tui lấy rau cũ ra, dùng 1 phần nhỏ rau cũ trồng lại thì tốn khoảng 2 giờ.

Thân.
 
Last edited:
haha..ha. hổm rày núp lùm..., rình..... chú Trung, học được nhiều chiêu quá. Cảm ơn bác Kim_Giáp nha. Hỏi tới đi bác.
 
Dung dịch thủy canh chú dùng lọai nào mà dùng được cho tất cả vườn rau vậy chú.Chú tự pha hay mua sẵn
 
Tòa phán :
- Thằng ăn trộm : Tù 1 năm.
- Thằng xúi : 10 năm.
Bạn Cuốc lủi,
Phải chi tui đang có ở VN, nhất định ghé bạn học nhiều cái hay.
Thân.
---------------
Dung dịch thủy canh chú dùng lọai nào mà dùng được cho tất cả vườn rau vậy chú.Chú tự pha hay mua sẵn
Mỗi nhà kiếng có 1 hệ-thống riêng, phân riêng. Nhóm rau nào thích thứ nào thì mình "nêm nếm" cho chúng nó thứ đó thui.
Bạn trồng đi. Đây không phải là vấn-đề lớn đâu! Chỉ cần bạn dùng loại phân dễ hòa tan là được.
Thân.
---------------
Bác Trung ơi rau rấp cá ở bên đó có hay là bác mang sang trồng thế? Người Úc họ có ăn cái này nhiều ko bác?

Người Úc biết ăn húng cây, húng lũi... Mấy thứ khác họ không biết. Họ ăn Rau Má để trị thấp khớp.
Rau quế của họ không tím, mà trắng, mùi rất nồng.
Thân.
 
Last edited:
mỗi nhà kính của bac chiều dài,chièu rọng bao nhiêu.có bao nhiêu máng trông,bồn dung dich máy khối.dùng tôn lá chưa lên sóng mầu đỏ hoạc mầu xanh uốn 2 bên mép 20cm dùng trực tiếp có đươc không bác
 
mỗi nhà kính của bac chiều dài,chièu rọng bao nhiêu.có bao nhiêu máng trông,bồn dung dich máy khối.dùng tôn lá chưa lên sóng mầu đỏ hoạc mầu xanh uốn 2 bên mép 20cm dùng trực tiếp có đươc không bác
Bạn đi vào chi-tiết như vậy rất hay. Bây giờ như vầy nha, bạn tưởng-tựong :
- 1 cái máng 1m x 2m cao 0.2m
- Dúng ra phải đặt máng trên đất hơi dốc, như bỏ qua phần nầy đi.
- Lót plastic đáy và phủ lên bò 0.2m hai bên.
- 1 đầu máng (đầu vô) cũng có bờ cao bằng 2 bên. Như vậy là 1 cái máng có 3 vách.
- Đầu không có vách (đầu ra) thì xếp plastic lại 1 máng xối túm đầu. Cuối đầu túm nầy đào 1 cái hố. Đặt vào hố 1 thùng nhựa 40 lít.
- Đặt vào thùng nhựa nầy 1 bơm nước (cá kiểng loại nhỏ thôi).
- Cho nước vào đầy thùng, bơm lên đầu trên, đầu vô.
- Châm nước vô để bù lại nước vừa lên trên máng.

Thưa bạn, nếu bạn làm nhà kiếng lớn, thì :
- Bề ngang máng vẫn không nên quá 1,2m (để dễ vói vô cắt rau ấy mà!).
- Bạn có thể làm máng dài hơn 2m.
- Bạn có thể làm nhiều máng trong một nhà kính.
- Hố dưới đất cũng làm lớn thêm, để tất cả các máng ở đầu ra đều chảy vô đó.

Bạn nắm vững rồi chứ gì?
Thân.

* Thêm : vách ngăn 2 bên máng, nên dùng tôn đã lên sóng rồi, như vậy sẽ vững hơn.
 
Tòa phán :
- Thằng ăn trộm : Tù 1 năm.
- Thằng xúi : 10 năm.
Bạn Cuốc lủi,
Phải chi tui đang có ở VN, nhất định ghé bạn học nhiều cái hay.
Thân.
---------------

Chú nói ngược chọc quê CL hay gì đây :
Phải chi tui đang có ở VN, nhất định ghé bạn, cho bạn học nhiều cái hay của tui, cho bạn khỏi núp lùm.. tội nghiệp.
---------------
À mà bác tuanson có dùng tôn thì nhớ mua tôn nhôm hay đại loại thế nhé, tôn kẽm mà tiếp xúc với dd thủy canh thường xuyên có thể bị sét đó. kể cả tôn mạ màu, nếu có chỗ trầy thì cũng bị sét ngay chỗ trầy đó.
 
Last edited by a moderator:
Bữa giờ hệ thống thuỷ canh của anh Cuốc lủi sao rồi anh? Tết này chắc có đủ rau để ăn tết rồi ha anh!

Mà nhà anh ở Cần Thơ ha? Anh có công tác ở HCM không; định có dịp gặp anh học cách pha dung dịch dinh dưỡng! Đọc nhiều lắm rồi nhưng vẫn không biết chính xác hết.
 
Bạn Cuốc lủi cho tôi hỏi với : Tôi thấy bạn chỉ giăng lưới ở trên hệ thống TC , còn xung quanh thì bỏ trống, vậy có bị sâu bệnh phá hoại không? Nếu có thì bạn xử lý thế nào?
Cám ơn bạn rất nhiều!
 
Bữa giờ hệ thống thuỷ canh của anh Cuốc lủi sao rồi anh? Tết này chắc có đủ rau để ăn tết rồi ha anh!

Mà nhà anh ở Cần Thơ ha? Anh có công tác ở HCM không; định có dịp gặp anh học cách pha dung dịch dinh dưỡng! Đọc nhiều lắm rồi nhưng vẫn không biết chính xác hết.
Cảm ơn bác! Hệ thống của CL vẫn hoạt động tốt, nhưng Tết này CL chỉ có dưa cải thôi, không còn xà lách đâu. vì chúng lớn nhanh quá nên bị CL "tiêu diệt" gần hết rồi, (nói chơi vậy chớ 1600 cây mình CL diệt sao nổi.) CL đang trồng lại lứa khác, qua tết mới có nữa.
CL ít khi lên SG, nhưng bác cứ pha đi, khó chỗ nào mình lên hỏi .....bác Thuy-canh chỗ đó, cũng không phức tạp lắm đâu.
 
Hoá chất

(nói chơi vậy chớ 1600 cây mình CL diệt sao nổi.) CL đang trồng lại lứa khác, qua tết mới có nữa.

Wao 1600 cây, như vậy hệ thống của anh lớn ra nữa rồi hả! Mà trước đây anh mua hoá chất ở SG ah!

Anh có thể viết giúp em tên hoá chất, bao gói (hoặc chai hủ gì đó), giá/ kg hoặc chai! Để em in ra rồi ra cửa hàng mua về pha thử không anh! Thanks anh nhiều.
 
Bạn Cuốc lủi cho tôi hỏi với : Tôi thấy bạn chỉ giăng lưới ở trên hệ thống TC , còn xung quanh thì bỏ trống, vậy có bị sâu bệnh phá hoại không? Nếu có thì bạn xử lý thế nào?
Cám ơn bạn rất nhiều!

Lúc trước CL che toàn bộ hệ thống luôn, nhưng hiện tại CL dùng hệ thống để trồng xà lách nên CL dở bỏ 1 mặt cho mát, nếu để ý bác sẽ thấy 3 mặt còn lại vẫn còn lưới màu đen đó. Sở dĩ CL dám dỡ ra là vì cây xà lách rất ít bị sâu hại, ("vườn" xà lách của CL chưa bị con sâu nào cắn cả). Tuy nhiên mấy cây cải tàu xậy lại bị "dính" sâu khá nhiêu, lúc này CL đanh bắt sâu bằng tay. Sau này nếu trồng nhiều cải hơn, CL sẽ che lưới trở lại.
 
Anh Cuốc lủi tham khảo thêm hình này cho hệ thống trồng bằng ống nhựa nha, em thấy cái này được đó:

15052007047small-1.jpg


20052007054_resize.jpg


30052007086_resize.jpg


11082007095_resize.jpg

---------------
PP NFT sử dụng máng chắc phù hợp với các loại rau trồng bằng pp dâm cành còn các loại rau trồng bằng hạt chắc không áp dụng được ha!

Ở chỗ chú Trung và các trại lân cận trồng quy mô lớn thì ngoài pp NFT trong máng có trồng bằng pp nào khác không chú?

Cho cháu hỏi thêm là cái bơm mình phải chạy 24/24 luôn hả chú?
 
Last edited by a moderator:
Bạn Kim_Giap,
NFT trồng bằng hạt thì bạn gieo hạt vào ly có giá-thể, hoặc gieo hạt vào túi giá-thê hay khối Rockwool. Như hệ-thống của bạn CL đó, bạn ấy "muốn trồng kiểu gì cũng được hết". Nói vậy có nghĩa là dễ ứng-dụng lắm!
Thủy-canh thì có :
- NFT màng nước mỏng (Nutrient Film Technique) hay NFT dòng chảy sâu (Nutrient Flow Technique).
- Trồng bịch : bịch đứng, bịch nằm.
- Ống đứng.
- Ống dài, ống chữ Z.
- Khí-canh.
Tui biết chắc là bạn Cuốc Lủi làm hết được.

* Còn vụ phân, Cuốc Lủi bảo có gì hỏi tui là ông ấy xúi dại! Nước xa đâu chữa được cháy gần? Hì hì, bạn cứ "đeo" ông ấy là lấy ăn thôi!

Thân chúc "Dân Thủy-canh" tóc càng.... thêm bạc!
 
Mong sẽ được chú Trung tiếp tục chỉ thêm cho cháu và mọi người để VN mình sớm áp dụng được thủy canh vào sx nông nghiệp!

Nhưng hiện nay thì đa số dân VN rất ngại không dám ăn rau trồng từ hóa chất (trồng không đất)!
 
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Bác Trung này chọc quê CL nữa. Mà ống đứng ống dài, khí canh .. khó thiệt, CL làm hết được thiệt..hì hì

Bác Kim-Giáp: giá này CL mua ở cửa hàng hóa chất bách khoa đường Tô Hiến Thành, cách đây gần 1 năm, bây giờ có lẽ chênh lệch (mắc hơn) đôi chút.

-KNO3: 72k/500g
-KH2PO4: 57k/500g
-CaNO3: 45k/500g
-MgSO4: 32k/500g
-KCL: 36k/500g
-FeSO4/ 26k/500g
-ZnSO4:45k/500g
-CuSO4: ngậm nước: 64k/500g
-Na2MoO4: 914k/500g
-H3PO3: 35k/500g
-MnSO4: 67k/500g
-Na2EDTA: 53k/250g

Các chất trên là hóa chất tinh kiết nên giá nó chát vậy đó. Hầu hết các chất điều được đóng hộp (hủ nhựa) 500g, trừ Na2EDTA là 250g. Họ chỉ bán nguyên hộp, không bán lẻ.
Bác nhớ cộng VAT 10% vô nữa nha. Nếu muốn rẻ hơn thì có loại rẻ hơn rất nhiều, nếu bác muốn thì mình tính tiếp.
Còn hệ thống bác đưa lên, CL có biết qua, nhìn chung thì hệ thống nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó hết, tùy điều kiện mà mình áp dụng thôi.
 
Back
Top