Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 
Last edited by a moderator:
Hiện tại anh pha thẳng các hóa chất đó vào trong 100 lít nước luôn hả anh! Hay anh pha dd mẹ để riêng rồi pha tiếp dd! Tính sơ thì phải bỏ ra 532k để mua hóa chất (trừ Mo).
 
Đối với vi lượng thì pha trực tiếp vào 100 lít nước là việc làm khó nếu bác không có cân phân tích. Tốt nhất là pha dd mẹ rồi rút dùng dần.
Đối với đa lượng thì tùy vào cái cân mà bác đang có. Nếu bác có cân 0.5kg thì có thể pha trực tiếp được.
Thân!
 
anh cuốc lủi ơi anh pha 100l dung dịch thì hết khoang bao nhiêu tiền mua hóa chất
 
Bác Trung và bạn CL mến,

Hai người đang hâm nóng lại diễn đàn trồng thủy canh rồi đó.
Bạn CL ơi, bạn làm ơn hướng đẫn kỹ hơn về cách pha dung dịch được không? Tôi thấy dung dịch là yếu tố quan trọng trong việc thành công hay không trong phương pháp trồng này. Tôi đã thử trồng bằng mấy loại dung dịch bán sẵn trên thị trường nhưng đều thất bại vì cây phát triển không tốt. Mấy người bán ai cũng quảng cáo rùm beng nhưng sự thật thì ai trồng qua thì sẽ thất kết quả như tôi vậy. Nhưng để pha chế theo công thức trên diễn đàn này, khi nhìn vào tên mấy lọai hóa chất thì ai cũng ngại, không biết mua ở đâu giá cả ra sao, pha như thế nào cho đúng, thời gian bảo quản,... May mà nhờ bạn hướng đẫn từng bước thì cũng thất bớt lo sợ :)
Để giúp những người mới như tôi, bạn có thể bỏ chút thì giờ mô tả rõ hơn từng bước pha chế dung dịch được không (theo qui mô gia đình thôi)?
Bác Trung ơi, nhìn vườn rau trồng theo công nghiệp của bác thấy thích quá. Có thể áp dụng phần nào cho vườn rau gia đình không bác?

Cám ơn bác Trung, bạn CL nhiều.
 
Chào duyson!
CL là học trò của bác Trung và thainguyen. Cách pha dung dịch của CL là do bác thainguyen chỉ. Bác cứ xem lại topic này từ đầu sẽ thấy phần đó, CL không dám gỏ lại, sợ Mod rầy.
Thân!
---------------
anh cuốc lủi ơi anh pha 100l dung dịch thì hết khoang bao nhiêu tiền mua hóa chất
Giá dd tùy vào loại cây bác trồng và cũng phụ thuộc rất lớn vào loại hóa chất mà bác mua. để mai mốt CL tính lại rồi cho bác hay, giờ CL khồng được........ tỉnh lắm.
Thân!
 
Last edited by a moderator:
Tỉnh chưa bạn cuốc lủi ơi.
bạn có thể chỉ đường link trang công thức pha dd mà bạn đang sử dụng được không
từ đầu tới giờ nhiều công thức quá mình không biết bạn pha theo công thức nào nữa
tks bạn nhiều
 
Năm mới, chúc tất cả cô chú và anh chị em trong diễn đàn thật nhiều sức khỏe và vạn sự như ý!
 
lam quen

Chào duyson!
CL là học trò của bác Trung và thainguyen. Cách pha dung dịch của CL là do bác thainguyen chỉ. Bác cứ xem lại topic này từ đầu sẽ thấy phần đó, CL không dám gỏ lại, sợ Mod rầy.
Thân!
---------------

Giá dd tùy vào loại cây bác trồng và cũng phụ thuộc rất lớn vào loại hóa chất mà bác mua. để mai mốt CL tính lại rồi cho bác hay, giờ CL khồng được........ tỉnh lắm.
Thân!
Chao Anh Cuốc Lủi

Hai muốn đến Cần Thơ thăm anh và học tập làm rau thủy canh

xin anh cho địa chỉ, mail điện thoại để em liên lac

Ho Mong Hải
 
chào chú Trung .( Thủy-Canh) , cháu xin tự giới thiệu là một người mê thủy canh không thua gì chú.
Từ khi phát hiện ra diễn đàn này cách đây một tháng cháu đã đọc và cày nát từng từ trên đây, thậm chí photo ra một tập tài liệu để mà đọc. Xem trên tivi thấy hay quá sao ở nước ta không thấy đâu. Hỏi không ai biết. Ngay cả viện nông nghiệp mà còn không biết nó là cái gì.? Lý do là cháu có lên đó để hỏi mua dung dịch mà họ trả lời trồng cây không cần đất là cái gì?, không biết.? Chuyện này xảy ra cách đây 3 năm.? Do đó ý tưởng trồng cây đành dời lại. Nay hội đủ thiên thời, địa lợi và nhân hòa ( có những người am tường về thủy canh như chú),.Cháu lại tiếp tục niềm đam mê làm nông dân giống như chú. Nhưng vấn đề về kỹ thuật , dung dịch còn có một vài rắc rối mà cháu chưa giải quyết được. Mong chú và mọi người giúp đỡ.

Cháu dự tính sẽ làm thử nghiệm qua tất cả các phương pháp. Đầu tiên là làm trong ống nước, hệ thống hồi lưu, màng dinh dưỡng và hệ thống trồng ngập đơn giãn nhất. Hệ thống thì đã làm rồi, nhưng phần dung dịch thì lại chưa đâu vào đâu. Và giá thể sơ dừa, cách xử lý trước khi trông như thế nào?
Cháu đọc trên cuốn How to hydroponic by K-roberto và làm theo công thức như sau.

to make 1 gallon of vegetative nutrient N-P-K (9.5-5.67-11.3)
use 6 grams of Calcium Nitrate Ca(No3)2
2.09 grams of Potassium Nitrate KNO3
0.46 grams of Sulfate of Potash K2SO4
1.39 grams of Monopotassium PhosPhate KH2PO4
2.42 grams of Magnesium Sulfate MgSO4*7H2O
0.4 grams of 7% Fe Chelated Trace Elements

Chelated Trace Element Mix
Iron Fe 7%
Manganese Mn 2%
Zinc Zn 0.4%
Copper Cu 0.1%
Boron B 1.3%
Molybdenum Mo 0.06%

Phần đa lượng gồm 5 chất cháu đã pha được rồi . Nhưng phần vi lượng không hiểu như thế nào. ví dụ Fe 7% là gì? % so với gì? Làm sao để tính những thằng còn lại như Mn, Zn, Cu, B, Mo. Cháu không biết pha với tỉ lệ bao nhiêu? và chỉ số N-P-K tính như thế nào mà ra 9.5-5.67-11.3. Chú có thể giúp cháu được ko ạ?
Có nghĩa là trong 100g Chelated trace element mix có:
7 grams iron + x grams chelate
 
Chào cả nhà,
Lâu quá không có tin gì mới trên diễn đàn Thủy Canh này, thấy buồn quá.
Vừa xem một đoạn Clip về thủy canh trên Youtoube thấy hay quá nên giới thiệu mọi người:
http://www.youtube.com/watch?v=W7y8Xxaa4ic&feature=fvwrel

Có điều mình thắc mắc là họ không trồng trong ly như cách thông thường mình vẫn thấy hướng dẫn trên diễn đàn nhưng xem bộ rễ cây cải phát triển rất tốt. Các bác có kinh nghiệm có thể giải thích cách trồng của họ được không ạ?
Thân ái.
 
Chào mọi người,
Khi pha phân bón tưới cho phong lan. Dùng thiết bị đo EC thì chỉ số giới hạn trong khoảng bao nhiêu thì phù hợp với phong lan?
Cám ơn ^^!
 
To all,
Hôm nay mới mua 10 loại hóa chất trồng thủy canh. Up lên cho mọi người tham khảo nhe:
CaNO3 50K
MgSO4 45K
KH2PO4 60K
KNO3 56K
FeSO4 35K
H3BO3 50K
MnCl 83K
ZnSO4 51K
CuSO4 79K
Na2MoO4 792K
Các loại hóa chất trên đóng trong chai 500g.
 
Thưa bạn Lucky,
Tôi theo 3 cái links bạn dẫn, nhưng không có cái tôi muốn tìm. Không sao!
Vậy là bạn lấn-cấn giữa TDS (total desolved solutes) và EC (electrical conductivity). Xin bạn xem lại, để thấy rằng :
1- Bạn đổ nhiều chất vào, ví-dụ, 1 lít nước thì bạn gọi đó là Tổng Các Chất Hòa-Tan (TDS).
2- Bạn đổ vào nhiều hay ít, bạn không cho tôi biết, nên muốn biết tôi phải lấy một dụng-cụ để đo xem độ điện-dẫn của dung-dịnh là bao nhiêu. Nồng-độ cao, điện-trở thấp, thước đo EC sẽ cho thấy một con số của Tính Điện-dẫn cao, thấp chung của tất cả các chất.

Vậy thước đo TDS và thước đo EC chỉ là một dụng-cụ dùng cho một mục-đích mà thôi, là đo độ dẫn điện của "Tất cả" các chất đang có trong dung-dịch.

Khả-năng giới-hạn của đo TDS hay EC, giống nhau, là chỉ cho biết được chung chung vậy thôi :
- Thước đo EC (hay TDS) không thể đo được những chất không dẫn điện như U-rê... mặc-dù đang có một lượng rất lớn trong dung-dịch.
- Muốn biết được trong dung-dịch có bao nhiêu chất, và mỗi chất là bao nhiêu, vẫn có thể làm được nhờ : (1) Phòng thí-nghiệm, hoặc (2) thiết-bị phân-tích điện-toán gắn ngay tại bồn phun điều-chỉnh phân, qua 1 cái "béc phun" (Cái nầy tôi có thấy, nhưng may ra kiếp sau thì có thể với tới !). Trồng thủy-canh, chúng ta ứng-dụng 1 trong 2 cách :
1- Chơi sang : gắn máy phân-tích tại bồn cung-cấp phân, như trên. Máy sẽ điều-chỉnh từng khoáng-chất một, trên căn-bản hàng ngày. Khỏi chê, không có gì phải bàn, bạn há!
2- Người trồng bình-thường : đo Tổng-số, cùng một lúc tất cả các chất có trong dung-dịch sau khi bồi-hoàn nước hao-hụt. Khác với cách (1) trên, là thêm vào chất nào thiếu mà thôi. Còn cách (2), nếu độ EC giảm, chúng ta thêm vào tất cả các thứ (đúng tỷ-lệ của công-thức) kể cả các thứ không thiếu. Đó là lý-do tại sao phải thay phân định-kỳ, ngắn dài tùy theo dung-tích và tình-trạng cây trồng. Bởi sẽ có một số phân trở thành dư, đến mức ảnh-hưởng đến sự tăng-trương cây.

Sau khi thêm nước, thêm phân cho đúng EC, người trồng sẽ xem pH có đúng không để tăng pH lên, hay giảm xuống.

Thưa bạn Lucky,
Cách 2 là cách tôi dùng hàng ngày, tôi dựa vào 2 thườc đo EC (hay TDS cũng vậy) và pH. Tôi dắt trong túi, lúc nào rảnh cũng móc ra đo, khoái lắm! Nhưng "quen quá sinh lờn", tôi mua luôn loại gắn cố-định vào bồn, đi ngang liếc 1 cái là đọc được ngay số, nên nắm rất vững hàng ngày. Nói thật, riết rồi tôi làm biếng, có khi cả 1-2 tuần quá bận-rộn, tôi "kệ bà nó" luôn! Cũng không sao! Vẫn đủ rau bán.

Nếu thước đo rẻ vậy thì bạn nên mua ngay dùng đi! Nhớ, bạn cần 1 thước đo EC, một đo pH. Còn độ phân-giải cũng không quan-trọng lắm đâu! Xin bạn đừng lo.
Thân.
Bác Thuy-canh giải thích TDS và EC quá rõ, mua đồng hồ đo EC không phải dễ với người chơi nghiệp dư bên này, đo EC là đo độ dẫn điện của dung dịch ở một khoảng cách định sẳng và đầu đo cũng phải xác định được tổng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Đo EC là đo 1/R bây giờ không có máy đo EC mình đo R được không? Được chứ! Đồng hồ đo R chỉ 70-100 ngàn đồng, ai cũng sắm được.
Nhưng đo bằng cách nào? Trước tiên phải có dung dịch chuẩn, nghĩa là phải có dung dịch mà mình biết tước EC (Có sai số chấp nhận được). Thứ 2 là chế đầu đo và quy chuẩn.
Mình sẽ viết tiếp.
 
Last edited:
Bác Thuy-canh giải thích TDS và EC quá rõ, mua đồng hồ đo EC không phải dễ với người chơi nghiệp dư bên này, đo EC là đo độ dẫn điện của dung dịch ở một khoảng cách định sẳng và đầu đo cũng phải xác định được tổng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Đo EC là đo 1/R bây giờ không có máy đo EC mình đo R được không? Được chứ! Đồng hồ đo R chỉ 70-100 ngàn đồng, ai cũng sắm được.
Nhưng đo bằng cách nào? Trước tiên phải có dung dịch chuẩn, nghĩa là phải có dung dịch mà mình biết tước EC (Có sai số chấp nhận được). Thứ 2 là chế đầu đo và quy chuẩn.
Mình sẽ viết tiếp.
Bạn hthung ơi,
Đang chờ bạn viết tiếp cách chế đầu đo và quy chuẩn.
Mong bài viết của bạn
 
Bạn hthung ơi,
Đang chờ bạn viết tiếp cách chế đầu đo và quy chuẩn.
Mong bài viết của bạn
Cám ơn bác chú ý, bài viết chỉ là sưu tầm trên mạng mà thôi.
Nguyên lý của phép đo là đo điện trở của dung dịch và so sánh với mức EC đã chuẩn.
Dùng dòng DC để đo thì sẽ gây hiện tượng như trong bình điện giải các ion sẽ chạy về một phía tương ứng nên gây sai số, các máy đo EC chuyên dụng người ta dùng dòng AC có tần số cao để tránh các ion chưa tích bên này thì dòng AC sẽ kéo về bên kia cứ như vậy sẽ không có hiện tượng phân cực.
Nhưng làm một đồng hồ đo như thế rất phức tạp phải có nghề điện tử mới làm được thôi thì ta đành chấp nhận sai số bằng cách...lắc đầu đo và dùng đồng hồ có nội trở cao như Digital multimeter (Thang đo Ohm) (chừng 300 ngàn đồng), không thì xài đồng hồ kim của TQ cũng được, đở tốn tiền (50-100 ngàn đồng)
Đầu đo thì làm theo hình đây:
Newppmprobe2.jpg

Newppmprobe.jpg

Probes-small.jpg

Nên dùng kim loai có mạ vàng làm đầu đo tốt hơn.
---------------
Dung dich chuẩn thì thường người ta dùng nước muối để chuẩn, 1mg chất tan trong 1l nước (tinh khiết) sẽ bằng 1ppm hay 2.000ppm thì là 2g chất tan trong 1lit.....
500mlit nước pha 1g muối sẽ là 2.000ppm đổ dung dịch này ra còn 250ml pha thêm nước tinh khiết cho đủ 500ml ta sẽ có 1.000ppm và v.v...Muốn đổi ra EC thì chia ppm cho 500. 4EC=2.000ppm; 0,5EC=250ppm......

MakingSaltWater2-small.JPG


Mỗi loại muối có độ dẫn điện khác nhau riêng muối ăn thì người ta dùng làm dd quy chuẩn như trên. Chú ý! Độ dẫn điện còn tùy vào nhiệt độ phòng nên khi quy chuẩn ở nhiệt độ nào thì đo ở nhiệt đó.
Đã có đầu đo đã có dung dịch chuẩn bây giờ ta tự so sánh bao nhiêu EC (ppm) thì đồng hồ chỉ thị bao nhiêu Ohm, sau đó đo thử vào dung dịch phân bón ta tạm biết được EC của phân đang xài.
Theo: http://blea.ch/wiki/index.php/PPM_Meter
 
Last edited:
Cám ơn bạn httung.
Bài viết khá chi tiết, minh họa cũng dễ hiểu.
Bạn đã thử làm đầu đo này chưa? Nếu rồi thì kết quả như thế nào cho mình biết thông tin nhé.
Thân ái.
 
Vermiculite bán ở đâu vậy ?

các bác cho em hỏi vermiculite bán ở đâu vậy?
 
Thủy Canh : Tính hiệu quả bằng 0

Chào các Bạn Thân Mến !
Thật ra phương pháp thủy canh là cách nghiên cứu hàn lâm của những nhà khoa học nhằm phân tích chi tiết đời sống thực vật của giống cây trồng để có thể chế biến nhiều sản phẩm bổ sung cho phương pháp nuôi trồng thuần túy như các loại phân bón cao cấp , các nguyên tố vi lượng ,các loại hổn hợp kích thích tăng trưởng....đến cả những nước tiên tiến họ củng không khai thác rộng vì hiệu quả kinh tế quá thấp do đầu tư công nghệ quá cao .
Hảy nhìn vào thực tế và tìm hiểu các Bạn sẻ thấy có nhiều bất ngờ thú vị lắm giả sử như : mụn dừa ở ta rẻ bèo , nước ngoài không có họ qua VN mua rồi ép thành từng Bành mang về nước họ dùng trong công nghệ trồng Dưa lưới , Dâu Tây , Ớt Chuông ....hiệu quả kinh tế vô cùng . Cùi bắp họ nghiền ra đem cấy trồng nấm đông cô , nấm kim châm giá trị cao và rất năng xuất . Hảy cùng nhau khám phá những giá trị kinh tế của những phế phẩm nông nghiệp để giúp cho chính mình và cho bà con còn hay hơn nhiều .
WE CAN CHANGE " <?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock><v:shape style="Z-INDEX: 1; POSITION: absolute; MARGIN-TOP: -43.6pt; WIDTH: 225pt; HEIGHT: 183.75pt; MARGIN-LEFT: -7.5pt; mso-wrap-distance-left: 0; mso-wrap-distance-right: 0; mso-position-vertical-relative: line" id=_x0000_s1026 type="#_x0000_t75" o:allowoverlap="f" alt=""><v:imagedata o:title="jzg014" src="file:///C:\DOCUME~1\ADMINI~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg"></v:imagedata><?xml:namespace prefix = w ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:word" /><w:wrap type="square"></w:wrap></v:shape><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" stroked="f" filled="f" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" o:preferrelative="t" o:spt="75"> <v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 225pt; HEIGHT: 183.75pt; mso-wrap-distance-left: 0; mso-wrap-distance-right: 0; mso-position-vertical-relative: line" id=_x0000_i1025 type="#_x0000_t75" o:allowoverlap="f" alt=""><v:imagedata o:title="jzg014" src="file:///C:\DOCUME~1\ADMINI~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg"></v:imagedata></v:shape>
<v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock><v:shape style="Z-INDEX: 1; POSITION: absolute; MARGIN-TOP: -43.6pt; WIDTH: 225pt; HEIGHT: 183.75pt; MARGIN-LEFT: -7.5pt; mso-wrap-distance-left: 0; mso-wrap-distance-right: 0; mso-position-vertical-relative: line" id=_x0000_s1026 type="#_x0000_t75" o:allowoverlap="f" alt=""><v:imagedata o:title="jzg014" src="file:///C:\DOCUME~1\ADMINI~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg"></v:imagedata><w:wrap type="square"></w:wrap></v:shape> <v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock><v:shape style="Z-INDEX: 1; POSITION: absolute; MARGIN-TOP: -43.6pt; WIDTH: 225pt; HEIGHT: 183.75pt; MARGIN-LEFT: -7.5pt; mso-wrap-distance-left: 0; mso-wrap-distance-right: 0; mso-position-vertical-relative: line" id=_x0000_s1026 type="#_x0000_t75" o:allowoverlap="f" alt=""><v:imagedata o:title="jzg014" src="file:///C:\DOCUME~1\ADMINI~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg"></v:imagedata><w:wrap type="square"></w:wrap></v:shape>
images

2010092618002904.jpg

can-grow-bell-peppers-indoors-800x800.jpg
 
Back
Top