Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Bác Vi cho con hỏi :

Cây Mai của con đã có mắt kim , nhưng có một số mắt kim tự dưng dài ra thành đọt và ra lá ( mặc dù con không bấm đọt đầu cành ) , như vậy có bình thường không bác và cứ để tự nhiên như vậy , hay có cần xử lý gì không ?

Rất mong được sự chỉ giáo và hướng dẫn của bác .

Kính .​
 
Bác Vi cho con hỏi :

Cây Mai của con đã có mắt kim , nhưng có một số mắt kim tự dưng dài ra thành đọt và ra lá ( mặc dù con không bấm đọt đầu cành ) , như vậy có bình thường không bác và cứ để tự nhiên như vậy , hay có cần xử lý gì không ?

Rất mong được sự chỉ giáo và hướng dẫn của bác .

Kính .​

Để tự nhiên đi bác..
quan trọng nhất là đã chăm sóc bón phân đúng tưới nước , đúng cách ( như đã chỉ dẫn ở các bài trên)
Nó phát triển ra sao ….kệ nó
Đừng cưỡng bức điều gì …sẽ có ngày nó đi vào nề nếp , rất mạnh khỏe..và cho bác những mùa hoa rực rỡ

Tôi cũng có 1 cây giống y như tình trạng cây của bác
Là như thế này :
Đó là cây mai dưới đất mấy chục năm rồi ..gốc to …Cuối năm ngoái tôi bứng nó lên rồi vào chậu…trời lạnh ..sau tết vẫn lạnh…nên nó ngủ 2 tháng sau mới ra chồi..
Cành bây giờ đã khá nhiều xum xuê …với mắt lá rất thưa…dưới mỗi nách lá cũng là những mắt kim…nhưng rồi các mắt kim này đa số biến thành tược ra đọt non đỏ …lòm
Nó vẫn đang trong tình trạng tạo tàn….còn gọi là…”xuân hóa”…tàng lá ưu tiên hơn nụ

Tôi để kệ nó..cưỡng bức là sai ngay..
 
Gửi bác Mục và anh em...

- Tình hình lá cây mai nhà cháu cứ ra đọt non rồi bắt đầu lớn thành lá thị bị con gì ko biết nữa cứ cắn khuyết vành lá từ ngoài vào trong và cứ như thế cắn sạch sẽ lá thì thôi. Cháu canh me cả ngày ko thấy côn trùng hay bọ gì xuất hiện cắn phá nhưng đến sáng sớm ra thăm thì số lượng lá non bị cắn khuyết càng tăng trầm trọng... xót quá các bác à.

- chăm sóc lá trong giai đoạn này khó khăn, đọt non ít ra, bọ trĩ, khô lá non .... mà cứ ra được đọt nào chúng cắn sạch sẽ.

- cháu có dùng permecide 50ec phun gốc, chậu, xung quanh và trên lá luôn nhưng ko thấy giảm.... các bác có bị tình trạng như em ko, xin góp y dùm em....













dùng thuốc này phun trên lá và gốc.




xin cảm ơn
 
Bị ong cắn lá rồi, phum thuốc thì nó không tới nữa nhưng lá bị ong xén chỉ cắt bỏ đi nhìn cho khỏi nham nhở thôi.
bác mục tử ơi, cho tôi hỏi tôi có một cây mai mà nó cứ ra lá non rồi nó khô đầu lá, lá không được lớn, không biết nó bị bệnh gì, cách chữa trị ra sao, mong bác giúp đỡ ...
Cây nó bị suy rồi , chăm khá vất vả, để hồi phục có khi mất vài năm. À mà sao bác không chụp lấy tấm hình nhỉ?
 
bị ong cắn rồi, đây là 1 loại ong như con ong mật nhưng có màu xám hơn, lông nhiều hơn và bay rất nhanh và cắn lá cũng rất nhanh, nó hoạt động vào ban ngày lúc trời nắng ráo, khoảng tầm 8h sáng khi mặt trời lên là bọn chúng lũ lượt tới vườn mai nhà bạn xơi rất lẹ và chúng chỉ xơi lá đang non và mềm thôi.còn trời mưa thì nó ko hoạt động. bạn xịt các loại thuốc trừ sâu có mùi là hết ngay thôi
 
Bị ong cắn lá rồi, phum thuốc thì nó không tới nữa nhưng lá bị ong xén chỉ cắt bỏ đi nhìn cho khỏi nham nhở thôi.
Cây nó bị suy rồi , chăm khá vất vả, để hồi phục có khi mất vài năm. À mà sao bác không chụp lấy tấm hình nhỉ?
Gui Bac Suma Hinh chup cua cay mai BD mua nay,
Gui Bac Suma Hinh chup cua cay mai BD mua nay,
Sao em up Hinh ma khong duoc hic hic.... co Bac nao chi dan giup
14915051282_7def8b60a1_o.jpg
 

File đính kèm

  • image.jpg
    image.jpg
    154.1 KB · Lượt xem: 26
bị ong cắn rồi, đây là 1 loại ong như con ong mật nhưng có màu xám hơn, lông nhiều hơn và bay rất nhanh và cắn lá cũng rất nhanh, nó hoạt động vào ban ngày lúc trời nắng ráo, khoảng tầm 8h sáng khi mặt trời lên là bọn chúng lũ lượt tới vườn mai nhà bạn xơi rất lẹ và chúng chỉ xơi lá đang non và mềm thôi.còn trời mưa thì nó ko hoạt động. bạn xịt các loại thuốc trừ sâu có mùi là hết ngay thôi

cảm ơn bác.
bác có thể cho biết vài tên thuốc trừ sâu có mùi để phun diệt lũ ong này không?
 
Gui Bac Suma Hinh chup cua cay mai BD mua nay,
Sao em up Hinh ma khong duoc hic hic.... co Bac nao chi dan giup
14915051282_7def8b60a1_o.jpg
Cây mai có bộ tàn xanh tốt, bác kiểm tra xem nó nhú mắt kim chưa, sao mình phóng lớn mà chưa thấy
cảm ơn bác.
bác có thể cho biết vài tên thuốc trừ sâu có mùi để phun diệt lũ ong này không?
Cứ xịt thuốc gì có mùi là nó chạy mất dép em à, thậm chí xịt nước hoa vô nó cũng chạy luôn, nó xơi vài lá thì không có gì đáng ngại coi như nó tỉa lá giùm mình cho cây thông thoáng.
 
Nhiều loại ong cắn lá ong ngệ..ong xám…ong vò vẽ..v.v..kể cả ong bầu..rồi còn loại cắn lá ban đêm..:là con xén tóc ( kiến dương)

Permecide phun mà tụi nó không chạy…thì đúng là chuyện lạ
Nên pha thêm chất bám dính để thuốc giữ mùi cho lâu.và nên phun lúc trời gần tối

Tình hình ngiêm trọng quá thì nên phun toàn vườn..
nhất định chúng có cái ổ gần đó thôi..

có loại thuốc kịch độc cho ong..diệt cả bọ trĩ nhện đỏ..chim sẻ còn phải chạy..mà ít hại cho người đó là thuốc sinh học ..Boama ( hoạt chất Abamectin + dầu khoáng ) trích từ nấm…180.000$ chai 1 lít :

Mô tả
boama.png


Hướng dẫn sử dụng
Tên thương mại

BOAMA 2.0EC

Hoạt chất

Abamectin........2%w/w

Qui cách

100ml, 480ml, 1lít.

Công dụng

BOAMA với thành phần họat chất Abamectin diệt trừ hữu hiệu các loại sâu, nhện: Sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít…trên các loại cây trồng và rau màu.

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng

- Pha 6-8ml/bình 8 lít nước. Sử dụng 300-400 ml/ha.

- Lượng nước phun: 400ml / ha.

- Phun ướt điều tán lá ngay khi sâu mới xuất hiện. Trường hợp sâu gây hại nặng cần phun thêm lần 2 sau 7 ngày.Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Thời gian cách ly: 6 ngày.
 
Last edited by a moderator:
Cây mai có bộ tàn xanh tốt, bác kiểm tra xem nó nhú mắt kim chưa, sao mình phóng lớn mà chưa thấy
Cây Cúc mai do em xả tàn hơi trể nên tháng này vẫn chưa nhú mắt kim....mình vẫn bón phân loãng (Dynasmic + DAP ) theo tỉ lệ và tưới định kỳ 7 ngày....mình cứ để em nó phát triển tự nhiên đến hết tháng 7 AL này sau đó sẽ tùy tình hình mà dùng bón lá 10- 30-30 hoặc dùng KNO3 sau để kích nụ vì mai kết nụ vào tháng 8 thì an toàn hơn bác Suma ah
 
Last edited by a moderator:
Cây Cúc mai do em xả tàn hơi trể nên tháng này vẫn chưa nhú mắt kim....mình vẫn bón phân loãng (Dynasmic + DAP ) theo tỉ lệ và tưới định kỳ 7 ngày....mình cứ để em nó phát triển tự nhiên đến hết tháng 7 AL này sau đó sẽ tùy tình hình mà dùng bón lá 10- 30-30 hoặc dùng KNO3 sau để kích nụ vì mai kết nụ vào tháng 8 thì an toàn hơn bác Suma ah
Phun thêm NPK 10-30-30 đi cứ 10 ngày 1 lần, chừng 3,4 lần là có mắt kim, sau đó 1 tháng mới thấy nụ.
 
Phun thêm NPK 10-30-30 đi cứ 10 ngày 1 lần, chừng 3,4 lần là có mắt kim, sau đó 1 tháng mới thấy nụ.
Cám ơn bác Suma, ngày mai em cong tác về sẽ quan sát tình hình cây rồi sẽ phun NPK 10-30-30 ( vì em nhớ đến câu nói của bác Mục : theo tự nhiên thì cây phát triển mạnh mẽ và sung sức thì lý gì mà không kết nụ, chỉ ít hay nhiều, sớm hay muôn thôi. Nên em để cho em cúc mai tự kết nụ và phát triển tự nhiên đến đầu tháng 8 AL là vậy) sau đó tùy tình mà mình phun bón lá gia tốc vì năm nay nhuần ( có thể dùng bón lá đầu trâu 701 để gia tốc bác ah ).
P/S: Chỉ có cây Cúc mai này là em thấy chưa nhụ mắt kim thôi chứ 2 em BD khác thì có rồi bác.
 
Hình như cúc mai có mắt kim trễ hay sao? Các cây Cúc mai của tôi MK cũng rất ít.
 
Thấy các bác…đa số đều “chơi” mai Bình Định. Tôi thật mừng..
các bác thành cao thủ rồi.. “ngiệp” chơi mai sẽ đeo đẳng các bác đến… suốt kiếp, với trình độ mỗi năm mỗi cao hơn

Mai Bình Định là cây nguyên thủy không mắc tiền … ít bịnh “tầm bậy” ( hình như không bịnh ) đẹp lại đa dạng về bông và màu sắc..kể cả màu lá..có cây đọt đỏ có cây đọt xanh..có cây lá xanh đậm có cây lá xanh pha chút đỏ..có cây lá bầu…có cây lá “giông giống” như giảo Thủ Đức hoặc Bến Tre

Cây cúc lai BĐ “đọt xanh” bông to của tôi..năm nào cũng kết mắt kim trễ hơn mấy cây khác…năm nay cũng vậy bây giờ chưa có mắt kim
nhưng tết nào nó nở hoa rất oanh liệt..chưa hề có năm nào nó “bỏ cuộc chơi” dẻo dai bền bỉ là đặc tính của nó…

Mai BĐ có 1 số cây rất nhạy nở…nhưng sau đó kết nụ bù vào nếu mình can thiệp kịp ( ngắt bỏ khi sắp nở) cũng là 1 đặc tính kì diệu

Có cây rất “lì” mưa cuối năm cở nào nó cũng.. im re. giữ nụ rất giỏi

Chúng có… cá tánh
Cây Cúc Lai “đọt đỏ” thì có mắt kim rồi..tất cả đều hứa hẹn 1 mùa hoa tưng bừng nữa
 
Thấy các bác…đa số đều “chơi” mai Bình Định. Tôi thật mừng..
các bác thành cao thủ rồi.. “ngiệp” chơi mai sẽ đeo đẳng các bác đến… suốt kiếp, với trình độ mỗi năm mỗi cao hơn

Mai Bình Định là cây nguyên thủy không mắc tiền … ít bịnh “tầm bậy” ( hình như không bịnh ) đẹp lại đa dạng về bông và màu sắc..kể cả màu lá..có cây đọt đỏ có cây đọt xanh..có cây lá xanh đậm có cây lá xanh pha chút đỏ..có cây lá bầu…có cây lá “giông giống” như giảo Thủ Đức hoặc Bến Tre

Cây cúc lai BĐ “đọt xanh” bông to của tôi..năm nào cũng kết mắt kim trễ hơn mấy cây khác…năm nay cũng vậy bây giờ chưa có mắt kim
nhưng tết nào nó nở hoa rất oanh liệt..chưa hề có năm nào nó “bỏ cuộc chơi” dẻo dai bền bỉ là đặc tính của nó…

Mai BĐ có 1 số cây rất nhạy nở…nhưng sau đó kết nụ bù vào nếu mình can thiệp kịp ( ngắt bỏ khi sắp nở) cũng là 1 đặc tính kì diệu

Có cây rất “lì” mưa cuối năm cở nào nó cũng.. im re. giữ nụ rất giỏi

Chúng có… cá tánh
Cây Cúc Lai “đọt đỏ” thì có mắt kim rồi..tất cả đều hứa hẹn 1 mùa hoa tưng bừng nữa

Đúng là đam mê mai vàng cộng với tình yêu giành cho nó thì khi nhắm mắt xuôi tay mới rời nó ra được.

Hình như cúc mai có mắt kim trễ hay sao? Các cây Cúc mai của tôi MK cũng rất ít.
Bác cứ chăm đúng như bác Mục hướng dẫn từ tết tới giờ mà tàn lá sum sê là tháng này bắt đầu có mắt kim, lúc đầu nó ít thôi chừng 1 tháng nữa bác mới thấy nhiều lên, lớn dần thành nụ và gần tết nhìn là toàn thấy nụ không đó.
 
Last edited by a moderator:
chăm sóc đúng theo bác mục hướng dẫn ko sợ mai kp kết nụ , mà chỉ sợ nụ kết sớm ...lớn nhanh rồi nở trước tết thôi.

Đến hum nay các cây mai của mình nụ kết nhìu và lớn nhanh quá.... hình như trên 1 cây mai nụ kết o đồng loạt, có cành nụ lớn, có cành nụ nhỏ. chỉ tiếc những nụ lớn phải ngắt bỏ cuốn đi...mọc lại nụ ko như ý...bị khô cuốn nụ nhìu....ko biết những cuốn nụ bị khô đó đến tết có mọc được nụ mới ko?

Nếu chăm theo hd của bác mục, điều khiển làm sao cho nụ ko lớn nhanh... ko cắt nụ lớn... mà giữ được nụ đến tết thì mình nghỉ bông hoành tráng lắm
 
Thấy các bác…đa số đều “chơi” mai Bình Định. Tôi thật mừng..
các bác thành cao thủ rồi.. “ngiệp” chơi mai sẽ đeo đẳng các bác đến… suốt kiếp, với trình độ mỗi năm mỗi cao hơn

Mai Bình Định là cây nguyên thủy không mắc tiền … ít bịnh “tầm bậy” ( hình như không bịnh ) đẹp lại đa dạng về bông và màu sắc..kể cả màu lá..có cây đọt đỏ có cây đọt xanh..có cây lá xanh đậm có cây lá xanh pha chút đỏ..có cây lá bầu…có cây lá “giông giống” như giảo Thủ Đức hoặc Bến Tre

Cây cúc lai BĐ “đọt xanh” bông to của tôi..năm nào cũng kết mắt kim trễ hơn mấy cây khác…năm nay cũng vậy bây giờ chưa có mắt kim
nhưng tết nào nó nở hoa rất oanh liệt..chưa hề có năm nào nó “bỏ cuộc chơi” dẻo dai bền bỉ là đặc tính của nó…

Mai BĐ có 1 số cây rất nhạy nở…nhưng sau đó kết nụ bù vào nếu mình can thiệp kịp ( ngắt bỏ khi sắp nở) cũng là 1 đặc tính kì diệu

Có cây rất “lì” mưa cuối năm cở nào nó cũng.. im re. giữ nụ rất giỏi

Chúng có… cá tánh
Cây Cúc Lai “đọt đỏ” thì có mắt kim rồi..tất cả đều hứa hẹn 1 mùa hoa tưng bừng nữa
Cám ơn Bác Mục về tất cả kiến thức, tâm huyết và hướng dẫn của bác cho các anh em trên diễn đàn....Chúc bác và gia đình được nhiều sức khỏe
Đúng như bác nói, mai Bình Định rất mạnh mẽ về sức sống mà dễ chăm hơn giảo Thủ Đức hoặc Bến Tre....đặc biệt là các em Cúc lai BĐ bông to, siêu bông ( đã hạn chế việc rụng nụ) thì đẹp mê ly....khi nở thì tưng bừng và dẽo dai.
 
Back
Top