Thảo luận Tro Than hoặc tro bếp (củi)

  • Thread starter HOQUANGTRI
  • Ngày gửi
Chào các bạn,

Mình muốn sử dụng tro để thay thế phân kali hóa học (vì bây giờ đa số là kali giả). Theo các bạn thì tro trấu và tro củi, cái nào tốt hơn, và nếu xài tro củi mịn quá, có gây ảnh hưởng độ sốp của đất ko ạ ?

Mình xin cám ơn.
 


Nếu có nguồn để bạn sử dụng, và bạn đủ tiền để sử dụng thì quá tốt ấy chứ. Còn việc làm ảnh hưởng đến độ xốp đất thì chắc chắn là không có đâu.

Có điều, theo kinh nghiệm của mình, bạn nên sử dụng tro trắng (tro của củi, trấu... đã cháy hoàn toàn) vì loại tro này chứa kali dễ tiêu hơn. Còn tro đen (là sản phẩm sau khi đốt chưa hoàn toàn, vẫn còn giữ một phần hình dạng của vật liệu được đốt) thì không có giá trị mấy, chủ yếu để làm xốp đất là chính.

Mình đã từng sử dụng tro trấu, tro dừa, tro củi để bón cho mía. Sau khi đi phân tích, tro củi và tro dừa có hàm lượng kali cao nhất, khoảng 6-7%; tro trấu thì ít hơn, khoảng 4-5%.

Hi vọng những thông tin của mình giúp ích được cho bạn ít nhiều.
 
Nếu có nguồn để bạn sử dụng, và bạn đủ tiền để sử dụng thì quá tốt ấy chứ. Còn việc làm ảnh hưởng đến độ xốp đất thì chắc chắn là không có đâu.

Có điều, theo kinh nghiệm của mình, bạn nên sử dụng tro trắng (tro của củi, trấu... đã cháy hoàn toàn) vì loại tro này chứa kali dễ tiêu hơn. Còn tro đen (là sản phẩm sau khi đốt chưa hoàn toàn, vẫn còn giữ một phần hình dạng của vật liệu được đốt) thì không có giá trị mấy, chủ yếu để làm xốp đất là chính.

Mình đã từng sử dụng tro trấu, tro dừa, tro củi để bón cho mía. Sau khi đi phân tích, tro củi và tro dừa có hàm lượng kali cao nhất, khoảng 6-7%; tro trấu thì ít hơn, khoảng 4-5%.

Hi vọng những thông tin của mình giúp ích được cho bạn ít nhiều.

Bạn cho mình hỏi là bạn bón tro củi, là bón lót hay bón thúc vậy ? Cám ơn bạn trước nha
 
Bạn cho mình hỏi là bạn bón tro củi, là bón lót hay bón thúc vậy ? Cám ơn bạn trước nha

Bón lót thôi bạn ơi. Đặc trưng của mấy anh hữu cơ là tác dụng chậm, từ từ nhưng bền nên bón lót sẽ phù hợp hơn là bón thúc.
 
Bón lót thôi bạn ơi. Đặc trưng của mấy anh hữu cơ là tác dụng chậm, từ từ nhưng bền nên bón lót sẽ phù hợp hơn là bón thúc.
Bạn có bón lót cùng phân gì ko ? Tro bếp có kiên cử bón cùng phân nào không vậy bạn ?
 
Phải phối hợp thêm phân khác khi bón lótchứ bác. Tro bếp đa phần là kali nên phải bổ sung đạm và lân mới đủ. Bón một loại (dù là phân hữu cơ) chưa bao giờ là một giải pháp tối ưu.

Trước giờ tro bếp, tro dừa em chưa thấy có ai kiêng cữ gì khi bón cả (chỉ kiêng cữ bón quá nhiều vì sợ... tốn tiền thôi, he he).

À quên, bón tro khi độ ẩm đất vừa phải thôi nghen bác (60-75% thôi). Kali là yếu tố di động rất mạnh nên cần lưu ý đối với những chân đất ngập, úng hoặc có dòng nước chảy ngang.
 
Phải phối hợp thêm phân khác khi bón lótchứ bác. Tro bếp đa phần là kali nên phải bổ sung đạm và lân mới đủ. Bón một loại (dù là phân hữu cơ) chưa bao giờ là một giải pháp tối ưu.

Trước giờ tro bếp, tro dừa em chưa thấy có ai kiêng cữ gì khi bón cả (chỉ kiêng cữ bón quá nhiều vì sợ... tốn tiền thôi, he he).

À quên, bón tro khi độ ẩm đất vừa phải thôi nghen bác (60-75% thôi). Kali là yếu tố di động rất mạnh nên cần lưu ý đối với những chân đất ngập, úng hoặc có dòng nước chảy ngang.

Cám ơn bạn nhiều nha, mình hỏi vậy vì nghe noi tro bếp mặn hơn tro trấu nên phải bón cẩn thận, không khéo thì chết cây (mình đang trồng mãng cầu ta), bạn nói vậy thì mình có thể an tâm bón lót tro bếp cùng DAP, vôi, và phân vi sinh được ùi ^^
 

Khi bón tro quá nhiều, người ta chỉ sợ chết hệ sinh vật trong đất (như giun) vì tro làm tăng pH đất thôi. Do đó, nếu bạn kỹ, nên lưu ý pH đất (mình trồng mía, khoảng pH của mía rất rộng, từ 4-10 nên mình không quan tâm lắm. Còn bạn trồng cây ăn trái thì nên lưu ý đến chỉ tiêu này).

Bạn có thể tham khảo thêm ở đây:
Tro bếp - nguồn phân bón vô cơ tự nhiên - Nong Nghiep Tre
 


Back
Top