Trụ Tiêu bằng cây sống

Tui định trồng Tiêu, mà chưa biết gì hết. Vậy bắt đầu tìm hiểu bằng trụ tiêu. Xin bà con nói dùm:
- Nọc tiêu sống, thì loại cây nào lên thẳng và cao nhanh.
Cám ơn bà con.
Thân.
 


Tôi thấy các trại trồng tiêu họ xây các trụ tròn bằng gạch cao lên như các ống khói to ( cách 1 viên hở 1 viên) các dây tiêu trồng chung quanh trụ gạch này
Như vậy không sợ nóng , dây tiêu dễ bám để leo lên và rất bền
Bác Mục,
Tui đã chuẩn-bị sẽ trồng thử với trụ bằng gạch xây. Và phương-pháp mà tui áp-dụng là thủy-canh trụ đứng. Nhưng không hẵn là trụ, mà là hàng dài.
Cùng lúc, tui cũng dùng phương-pháp Tưới ngập/Xả cạn để ươm cây con.
Kết-quả hay dở của việc trồng cây lớn thì phải chờ. Tui đã dự-trù, nếu có thất-bại! Nên tui đã nói ngay với người chấp-nhận đứng ra làm thử-nghiệm, là tui sẽ chịu hết phí-tổn từ A đến Z.
Nhưng dự-kiến về việc nhân giống Tiêu con, thì tui tin là sẽ thành-công: nhanh hơn, ít công sức hơn và ít tốn kém hơn cách làm truyền-thống rất nhiều.

Thưa, đây chỉ là dự-tính. Nhưng mà là dự-tính một cách tích-cực. Sẽ thực-hiện. Tui chỉ muốn làm viên gạch lót đường, để thử:
- Tách rời cây Tiêu ra khỏi môi trường bệnh từ đất.
- Dùng thủy-canh kiểm-soát lượng nước cho bộ rễ Tiêu.
- Cung-cấp phân đúng lúc Tiêu cần.
Như vậy sẽ giảm nhân công, giảm nước, giảm phân.
Mong cho có chút kết-quả nào đó, để bà con có thể ứng-dụng được.
Thân.
 


@ Bác Thuy-canh !
Ngọc có đọc bài bác viết về trồng tiêu bằng phương pháp thủy canh bên Rausach. Ngọc thì không biết tí gì về thủy canh cả nên không tham gia . Ngọc trồng tiêu từ năm 12 tuổi,tính đến giờ thì hơn 30 năm rồi, nhưng là trồng văn nghệ vài chục trụ trong vườn tạp thôi nên cũng không có kinh nghiệm gì nhiều. Về trụ tiêu những cây mà Ngọc từng trồng thì thấy:
Cây Vong nem và cây Cóc rừng nói như các bác tranvi nó chết liền, không sử dụng được.
Cây Trôm và cây Lòng mức phải trồng cây thật lớn vì khi tiêu đã lớn thì cây rất chậm phát triển, không phát triển kịp với tiêu.
Chỉ có 2 chuyện mà Ngọc tình cờ thấy được dây tiêu mọc rất tốt, kể bác nghe mong bác để tâm nghiên cứu thử.
Chuyện thứ nhất là khi đi núi Ngọc tình cờ gặp một dây tiêu núi mọc bám vào hòn đá vôi ở ven suối, rất tốt.Tiêu núi thì Ngọc gặp nhiều nhưng chưa từng thấy dây nào tốt như vậy.
Chuyện thứ 2 là khi xưa Ngọc có mua một số san hô về dự định để chế tác non bộ nhưng không có thời gian nên chất lại một đóng cho gọn.Khi trụ tiêu gần đó đổ xuống đóng san hô Ngọc để vậy luôn. Không ngờ là nó bám vào và phát triển tốt nhất trong số những dây mà Ngọc trồng. Cách đây 3 năm khi phong trào trồng cây Sanh ở Quảng ngãi phát triển mạnh, họ mua san hô giá rất cao. Người anh của Ngọc dỡ đóng san hô ra bán thì thấy rễ tiêu mọc đâm qua san hô từ bên này qua bên kia. San hô Ngọc mua rất lớn, trên dưới một người ôm.
Qua hai chuyện trên Ngọc định xây một trụ nhỏ bằng san hô và đá vôi trồng thử nhưng chưa làm được. Sẵn bác đang làm bác thử một trụ xem sao !
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn Ngọc rất nhiều,
Trụ xi-măng cũng là gốc vôi. Mà Ngọc có nhận thấy mấy loại cây bò mọc rễ bám thì:
- Đầu rễ luôn tiết ra 1 chất, giúp đầu rễ ăn khuyết vô xi-măng trong lúc nó bò. Gặp xi-măng non, nó cắn chặc vào luôn.
San-hô mềm hơn xi-măng nên bị rễ Tiêu xuyên thủng. Nếu có để ý,thì mình để ý phần nầy: Tại sao dây Tiêu bám vô san-hô lại quá tốt? Tui không đoán được.
San-hô, gốc vôi, tính kiềm. Rễ bám của dây Tiêu cũng là rễ hút. Vậy thì không lẻ Tiêu cần vôi đến mức nầy sao?
Còn điều nầy: Vôi trong san-hô mà rễ Tiêu bám vô, không ảnh-hưởng gì đến độ pH hết, cho dù pH ở san-hô rất cao. pH chỉ ảnh-hưởng khi rễ hút phân, bình-thường thì không có vấn-đề.
Đây là anh em mình "8" với nhau, hì hì, có thể sai, bởi có trồng thực-tế đâu? Phải vậy không bạn Ngọc? Nhưng đào sâu trước khi thực-hành vẫn có lợi.
Thân.
 
Bác Mục,
Tui đã chuẩn-bị sẽ trồng thử với trụ bằng gạch xây. Và phương-pháp mà tui áp-dụng là thủy-canh trụ đứng. Nhưng không hẵn là trụ, mà là hàng dài.
Cùng lúc, tui cũng dùng phương-pháp Tưới ngập/Xả cạn để ươm cây con.
Kết-quả hay dở của việc trồng cây lớn thì phải chờ. Tui đã dự-trù, nếu có thất-bại! Nên tui đã nói ngay với người chấp-nhận đứng ra làm thử-nghiệm, là tui sẽ chịu hết phí-tổn từ A đến Z.
Nhưng dự-kiến về việc nhân giống Tiêu con, thì tui tin là sẽ thành-công: nhanh hơn, ít công sức hơn và ít tốn kém hơn cách làm truyền-thống rất nhiều.

Thưa, đây chỉ là dự-tính. Nhưng mà là dự-tính một cách tích-cực. Sẽ thực-hiện. Tui chỉ muốn làm viên gạch lót đường, để thử:
- Tách rời cây Tiêu ra khỏi môi trường bệnh từ đất.
- Dùng thủy-canh kiểm-soát lượng nước cho bộ rễ Tiêu.
- Cung-cấp phân đúng lúc Tiêu cần.
Như vậy sẽ giảm nhân công, giảm nước, giảm phân.
Mong cho có chút kết-quả nào đó, để bà con có thể ứng-dụng được.
Thân.
kaka... em đồng ý đứng ra làm thí nghiệm cho pác. Qua giêng em tiến hành cải tạo đất, mở đầu cho bước đi bỏ phố lên rừng...
@ to pác Ngọc: rễ tiêu mà phát triển trên cụm san hô thì tuyệt vời. Cây tiêu thích hợp vùng đất có nhiều sỏi để rễ ko bị úng. Thủy canh trên tụ bê tông sẽ khắc phục hiện tượng thiếu nước cho rễ chùm, tiêu chết trên trụ bê tông thường do khô rễ hơn là bị nấm hay ẩm ướt. Có những vườn tiêu năng suất cao, sống gần 20 năm nhưng họ không tiết lộ bí quyết chăm sóc. Những người chủ xị bên giatieu.com là những người đáng trân trọng, họ thành công qua những thăng trầm của thất bại. Những bài học của họ rất bổ ích....
 
Ha ha! (Chí lớn gặp nhau! Hì hì, nói nhỏ 2 người nghe thôi).
Cám ơn em việc hợp-tác. Trước khi mở Chủ-đề nầy, tui đã có người hợp-tác rồi, cũng đang dọn đất. Giờ chỉ còn chờ. Thôi chờ coi tụi tui làm coi "cà trật, cà vuột" thế nào, em nhé!

Đồng ý với em là ở giatieu.com người ta trao đổì nhau thân-thiện, tận-tụy và hoà-nhã với nhau quá! Thây người lại nghĩ đến ta.
Thân.
 
Cám ơn Ngọc rất nhiều,
Trụ xi-măng cũng là gốc vôi. Mà Ngọc có nhận thấy mấy loại cây bò mọc rễ bám thì:
- Đầu rễ luôn tiết ra 1 chất, giúp đầu rễ ăn khuyết vô xi-măng trong lúc nó bò. Gặp xi-măng non, nó cắn chặc vào luôn.
San-hô mềm hơn xi-măng nên bị rễ Tiêu xuyên thủng. Nếu có để ý,thì mình để ý phần nầy: Tại sao dây Tiêu bám vô san-hô lại quá tốt? Tui không đoán được.
San-hô, gốc vôi, tính kiềm. Rễ bám của dây Tiêu cũng là rễ hút. Vậy thì không lẻ Tiêu cần vôi đến mức nầy sao?
Còn điều nầy: Vôi trong san-hô mà rễ Tiêu bám vô, không ảnh-hưởng gì đến độ pH hết, cho dù pH ở san-hô rất cao. pH chỉ ảnh-hưởng khi rễ hút phân, bình-thường thì không có vấn-đề.
Đây là anh em mình "8" với nhau, hì hì, có thể sai, bởi có trồng thực-tế đâu? Phải vậy không bạn Ngọc? Nhưng đào sâu trước khi thực-hành vẫn có lợi.
Thân.
Thú thật với bác là Ngọc cảm thấy lạ, không giải thích được. Vì san hô ở biển mà muối biển thì rất mặn. À có chuyện này bác, San hô Ngọc mua là ở đảo Lý sơn, Quảng ngãi.Sao mấy tay chơi cây sanh chỉ dùng san hô ở Quảng Ngãi, Nha trang mà không dùng san hô ở Phú quốc,Kiên giang. Ngọc có hỏi nhưng không được.
Ngọc đồng ý với bác là mình cứ tám hết chuyện đi , đôi khi nó lại đẻ ra vấn đề được việc.

kaka... em đồng ý đứng ra làm thí nghiệm cho pác. Qua giêng em tiến hành cải tạo đất, mở đầu cho bước đi bỏ phố lên rừng...
@ to pác Ngọc: rễ tiêu mà phát triển trên cụm san hô thì tuyệt vời. Cây tiêu thích hợp vùng đất có nhiều sỏi để rễ ko bị úng. Thủy canh trên tụ bê tông sẽ khắc phục hiện tượng thiếu nước cho rễ chùm, tiêu chết trên trụ bê tông thường do khô rễ hơn là bị nấm hay ẩm ướt. Có những vườn tiêu năng suất cao, sống gần 20 năm nhưng họ không tiết lộ bí quyết chăm sóc. Những người chủ xị bên giatieu.com là những người đáng trân trọng, họ thành công qua những thăng trầm của thất bại. Những bài học của họ rất bổ ích....
Ngọc có người bạn ở Đồng nai sử dụng đá ong xây trụ cho tiêu. Trụ nào cũng có đường kính chân trên 2 m. Lên nhìn vườn tiêu của ảnh là mê luôn nhưng anh em chỉ nhậu và thảo luận cây thuốc thôi chứ không đề cập đến bí quyết trồng tiêu của ảnh. Mình rất ngại hỏi về những vấn đề đó với lại mình cũng không phải là dân trồng chuyên nghiệp.
Đồng ý là bên giatieu anh em trao đổi rất hòa nhã, chân tình...mình cũng rất trân trọng.
 
@ to pác Thủy canh: kaka...nhớ chỉ giáo em thêm nha. Chắc chắn là em sẽ thử mô hình trồng tiêu thủy canh của bác... Chúc bác ...vạn sự thành công.
@ to pác Ngọc: mình đùa tý thôi, chứ mình suy luận là trên san hô có 1 số nguyên tố vi lượng mà tiêu hấp thụ được. Đá ong nguồn gốc hình như cũng từ san ho lâu năm. Bạn chú ý là: một số tài liệu đã công bố ăn cá biển tốt hơn và thông minh hơn ăn cá đồng, cá nuôi...
 

Trụ betong theo em nghĩ sẽ dễ hấp thụ nhiệt và nóng ảnh hưởng đến bộ rễ bám của cây tiêu.
Tiêu con trồng năm đầu người ta dùng lưới che. Năm 2 trở đi cây phát triển tới đâu hệ cành phát triển theo tới đó tự che phủ nên không phải lo
 
Bác Mục,
Tui đã chuẩn-bị sẽ trồng thử với trụ bằng gạch xây. Và phương-pháp mà tui áp-dụng là thủy-canh trụ đứng. Nhưng không hẵn là trụ, mà là hàng dài.
Tiêu cần lượng sáng phân bố đều, những vườn tiêu trồng dày rậm rạp thì trái ra chủ yêu ở phần chóp ngọn,những phần bị che khuất thường ít trái, những vườn tiêu cho năng lý tưởng nhất ở khoảng cách trụ 2.5*2.5m
Còn một điều muốn lưu ý cùng bác: để tiêu ra trái đồng loạt sau thu hoạch cuối mùa khô người ta giam không tưới một thời gian cho héo trước khi mùa mưa tới nhằm phân hóa mầm hoa khi mùa mưa tới cây sẽ bung hoa đồng loạt thuận lợi cho thu hoạch. Thực tế có những vườn thiếu nước cả tháng vẫn vào thời điểm này vẫn đảm bảo năng suất, những vườn siêng tưới vào thời điểm này thường ra trái rải rác không tập trung
 
copy CADO-VN1.COM de xem chi tiet huong dan

huong dan ca cuoc tren mang
huong dan ca cuoc online
huong dan ca do bong da
huong dan ca cuoc bong da
huong dan ca do tren mang
huong dan ca cuoc tren mang
huong dan ca cuoc bong da
huong dan ca do bong da online
huong dan ca do bong da tren mang
huong dan ca cuuoc bong da online
huong dan ca cuoc bong da tren mang
huong dan ca do bong da truc tuyen
 
Cháu chào bác Thuỷ-Canh và mọi người. Theo cháu trồng tiêu thuỷ canh cháu cũng đã nghĩ tới(khi đọc topic của bác TC về TC và mô hình aquaponic), nhưng giờ cháu quay về với hướng cải tạo đất và tìm loại cây phù hợp thổ nhưỡng để tiết kiệm, bởi bản thân cháu không am hiểu về thuỷ canh, nhưng về cây tiêu thì có chút chút, theo cái nhìn của nông dân thuần chất, bởi bát cơm hàng ngày và vợ con, gd sau này của cháu là ở cái cây được coi là "nử hoàng" này.
+ Cây tiêu thuộc thân thảo dây leo, có lõi do nhiều sớ tạo thành, vậy nó không phải thân gỗ hoàn toàn nên có thể thuỷ canh(cháu nghĩ thế, không biết có đúng không nữa).
+ Phần lớn mọi người đều nói cây tiêu khó chiều, dễ bệnh, nhưng bệnh là do môi trường sống của cây tiêu do mình kiểm soát, có thể chia ra làm 3 nhóm tác nhân chính:gây hại lớn nhất là do nấm(chủ yếu là nấm thủy sinh, vậy nếu thuỷ canh thì hơi đáng lo, bởi nếu phát bệnh thì rất nhanh), các loại nấm này xâm nhập vào cây do vết thương chủ yếu do tuyến trùng và rệp sáp hại rễ( đây cũng là 2 tác nhân gây hại lớn thứ 2, nếu thuỷ canh thì tuyến trùng và rệp sẽ thế nào?), tiếp theo là virus(bệnh là khỏi chữa.), mối cắn.
+ Cháu chưa đọc các comment của mọi người, do cháu chỉ có ít thời gian(mượn máy ông em họ vào thăm lướt một tí thôi). Bác Thuỷ-Canh tính trồng tiêu thuỷ canh đúng không ạ, vậy bác trồng cây nọc sống là thổ canh hay t huỷ canh ạ, thuỷ canh hay thổ canh cháu đều chưa mường tượng được. Còn về cây gì, còn phải xem khí hậu thế nào, có phù hợp với loại cây mình định trồng không, cường độ nắng(nếu nắng cháy da người mà phang trụ bê tông thì sau phủ trụ 2 năm-đồng nghĩa với không còn giàn che, cây tiêu sẽ suy trầm trọng), do vậy cây sống cần góp phần điều tiết nắng, nếu đất có gió lớn thì nên trồng bằng hạt hơn bằng hom, còn phải tuỳ loại đất, cậy sống cũng có bệnh, nhiều khi cây sống lại là kí chủ của mầm bệnh, có nhiều loại cây cháu từng thấy :
+ Anh Đào giả(lớn nhanh năm đầu, đốn tỉa chậm lớn) và cây Lúc Lác(lớn nhanh, c hịu được đốn tỉa) rất hay bị rệp sáp và rầy mềm tấn công
+ Cây keo dậu còn gọi là keo cu ba hay keo đậu lớn nhanh, chịu cắt tỉa rất tốt, thuộc cây họ đậu, nhưng nếu sử dụng thuốc BVTV và phân hoá học nhiều thì cây vẫn cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu vì không còn môi trường cho vk cố định đạm nữa. Chịu cắt tỉa nhiều nhưng lâu dần sẽ hình thành các u, cục sần-sẹo, là nơi trú của kiến đen, loại kiến "nuôi" rầy mền vào mùa mưa(tha rầy lên ngọn), rệp sáp vào mùa khô(tha rệp xuống gốc-rễ).
+ Cây Vông, lớn nhanh, chịu đốn tỉa trung bình, hay bị thối lõi chết vào mùa mưa, bị chết hàng loạt do 1 loại virus kí sinh trên ong gì đó, cháu không nhớ tên, từ đó cây vông ít được chuộng.
+ Cây Lồng Mức chậm lớn(nếu không khéo đốn tỉa thì rất lâu lớn có độ cao phù hợp), dẻo.
+ Cây Hông lớn nhanh, chịu đốn tỉa tốt(hình như có bị thối ngọn và bị nấm chết, cây này cháu chưa trồng, chỉ ngía nhà hàng xóm)
+ Cây Muồng Đen lớn nhanh vừa phải, cây họ đậu, chịu đốn tỉa rất tốt.
+ Cây Bông Gòn, lớn nhanh, thẳng đứng, dẻo, nhưng tiêu leo bám hơi khó vì trơn.(cháu đang trồng loại này).
Thôi cháu chào mọi người. Chúc mọi người năm mới sức khoẻ, phát đạt.
 
Nghe nói nhiều về "Bộ 3 hoàn hảo" là Tiêu + Điều + Dông, bà con thử xem thế nào, hihi?!!
Tui chưa từng trông thấy cây Tiêu. Và rõ-ràng là cây Tiêu nhỏng-nhẻo thiệt.. Do đó, tui định dùng thủy-canh để "xoa lưng, vuốt ngực" cây Tiêu thử. Vậy là mình để ý thêm cây Vông Nem, quý bạn há!Thân.
Ý này dù có hơi tham vọng nhưng hay đây! nếu thành công thì tiêu sẽ được trồng ở khắp mọi nơi, không nhất thiết phải là tiêu Phú quốc hay Chư-sê...?!
 
Nghe nói nhiều về "Bộ 3 hoàn hảo" là Tiêu + Điều + Dông, bà con thử xem thế nào, hihi?!!Ý này dù có hơi tham vọng nhưng hay đây! nếu thành công thì tiêu sẽ được trồng ở khắp mọi nơi, không nhất thiết phải là tiêu Phú quốc hay Chư-sê...?!
kaka bác lại làm nản lòng ...chiến sĩ rồi. Em đang ủng hộ ý tưởng mới của "Ông Già"...Thủy canh để hoc hỏi. Cuộc sống mà ko có tham vọng thì...coi như chết rồi mà còn thở vậy...kaka..
 


Back
Top