Vựa ngao miền Bắc phát triển thân thiện với môi trường

  • Thread starter Ngao sạch Giao Thủy
  • Ngày gửi
Vùng ngao nuôi Giao Thuỷ được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Hiện tại, Nam Định được ghi nhận là địa phương xây dựng thành công thương hiệu thuỷ sản đầu tiên của cả miền Bắc.


nguyen-van-cuu.bmp

Ông Nguyễn Văn Cửu - DNTN Cửu Dung và trang trại nuôi ngao của DN


Thương hiệu Ngao Giao Thuỷ của Nam Định đã trở nên khá quen thuộc đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.


Thương hiệu này góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương đồng thời cung mang về cho tỉnh doanh thu trung bình 350 tỷ đồng/năm. Để loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên tiếp tục khẳng định vị thế và vươn xa trên thị trường quốc tế, "vựa ngao" miền Bắc này đang tích cực phát triển thương hiệu ngao sạch, thân thiện với môi trường.


* Con đường đến với thương hiệu mạnh


Nam Định là tỉnh có diện tích nuôi ngao lớn nhất miền Bắc, với hơn 1.500 ha bãi triều thuộc hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Sản lượng ngao thương phẩm trung bình hàng năm toàn tỉnh đạt 17.000 tấn/năm. Riêng huyện Giao Thuỷ, nơi có diện tích nuôi trên là 1.400 ha, sản lượng ngao đạt 12 nghìn tấn mỗi năm.

Bên cạnh việc khẳng định vị thế trên thị trường nội địa, sản phẩm của vựa ngao miền Bắc này cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Đặc biệt mỗi năm, Nam Định đã xuất sang các nước Châu Âu trên 3.000 tấn ngao thương phẩm. Theo đại diện Phòng nuôi trồng Thuỷ sản (Sở NN&PTTN Nam Định), để mở rộng các hệ thống tiêu thụ ở thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu ngao ra các thị trường quốc tế khác, Nam Định đang quy hoạch các vùng nuôi ngao và các nhuyễn thể khác, tổ chức nuôi theo hệ thống và xây dựng thêm cơ sở sản xuất giống để cung cấp cho các vùng nuôi trong tỉnh, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng các vùng nuôi. Tỉnh cũng đưa ra chủ trương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản này và huyện Giao Thuỷ được chọn là đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương trên.


Nói về thương hiệu của con nuôi "đặc sản" quê mình, ông Nguyễn Văn Đồng, chủ tịch UBND huyện Giao Thủy hào hứng: Từ năm 2005, huyện đã ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu ngao “Giao Thủy”. Năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho DNTN Cửu Dung sử dụng trong kinh doanh mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy. Cũng trong năm này, con ngao nuôi ở Giao Thuỷ đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hoá "ngao Giao Thuỷ" và tháng 6-2010, Ngao Giao Thuỷ lại được tặng Huy chương Vàng cùng danh hiệu "Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng". Vùng ngao nuôi Giao Thuỷ được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Hiện tại, Nam Định được ghi nhận là địa phương xây dựng thành công thương hiệu thuỷ sản đầu tiên của cả miền Bắc. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc liên tục đạt được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ năm 2004 đến nay.

"Có được thương hiệu đã là khó nhưng để giữ vững và phát triển cũng như bảo vệ được thượng hiệu lại càng khó hơn" - ông Trần Đại Nghĩa, phó Phòng nông nghiệp huyện Giao Thuỷ cho biết. Người nuôi ngao Giao Thuỷ cũng đã xây dựng những cam kết chung về quy trình nuôi và trên hết là cam kết đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn để tạo nên sự đồng nhất về chất lượng. Như vậy mới có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ngao “Giao Thủy” ở các chợ, hệ thống siêu thị trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài”. Vừa qua, Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy được thành lập với hơn 100 hộ hội viên là yếu tố quan trọng thể hiện sự tham gia quản lý của cộng đồng đối với một nghề sản xuất của địa phương. Mối liên kết giữa các hộ nuôi sẽ góp phần nâng cao ý thức thực hiện những cam kết của họ trong hoạt động sản xuất, cách tổ chức nuôi trồng mới sẽ giúp nâng cao uy tín của sản phẩm do chính mình làm ra. Nhờ vậy, thương hiệu ngao “Giao Thủy” sẽ có điều kiện bay xa hơn.


* Phát triển thương hiệu thân thiện với môi trường

Ở Nam Định, nuôi ngao đã trở thành sinh kế mang lại thu nhập đáng kể cho người dân góp phần xoá đói, giảm nghèo đồng thời có tác động tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên. Vì những lợi ích to lớn trên mà hoạt động này cũng đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế.

Bà Nguyễn Hồng Lan, trợ lý Ban Thủy sản Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) cho biết: MCD đã hỗ trợ Nam Định triển khai Dự án “Hỗ trợ cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường” ngay tại nơi tạo ra thương hiệu ngao "Giao Thuỷ" và con ngao là loài thân thiện với môi trường và có giá trị kinh tế cao được Trung tâm lựa chọn để làm loài phát triển chủ đạo cho dự án.


Trung tâm MCD đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 tổ chức tập huấn và cùng với người dân huyện Giao Thuỷ lập sổ tay “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống”, xây dựng một hướng nuôi trồng phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng con giống. Trung tâm cũng xây dựng mô hình trình diễn để người dân học tập theo, cải thiện phương pháp nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện hơn với môi trường...


Trong khuôn khổ dự án, Tổ hợp tác nuôi ngao bền vững được thành lập; phối hợp với Trung tâm xây dựng quy ước “Cộng đồng thực hiện khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững” với các quy định cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị kinh tế này. Thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh cho bãi nuôi thả, tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, mà bắt đầu là những thành viên trong tổ.


Chủ
doanh nghiệp Cửu Dung, thành viên Tổ hợp tác nuôi ngao bền vững, Ông Nguyễn Trường Cửu lại hào hứng: "Với sự tư vấn thường xuyên của Trung tâm MCD, trại nuôi ngao giống của tôi đã đạt được những thành quả bước đầu rất khả quan. Năm nay, số lượng con giống sản xuất thành công là 1,5 tỷ con, gấp 5 lần so với năm 2009, trại của tôi đã cung ứng đủ nhu cầu con giống cho khoảng 400 ha nuôi ngao thương phẩm". Ông Cửu cũng ghi nhận: Phương pháp nuôi mới đã rút ngắn được thời gian nuôi ngao giống đến 1,5 lần. Tuy cải tạo lại đầm nuôi, diện tích nuôi ngao có giảm đi, song sản lượng ngao lại tăng lên, ngao thương phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hoạt động này cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường khu vực vùng triều của Nam Định.

IMG_0709.JPG


Sản phẩm Ngao sạch Giao Thủy của DNTN Cửu Dung

Vùng nuôi ngao Giao Thủy được công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu. Đây được coi là cơ hội để vựa ngao miền Bắc này tiếp tục với bước tiến mới trong việc phát triển thương hiệu Ngao Giao Thuỷ - xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

http://thuysangiaothuy.com/Bao-chi-...Bac-phat-trien-than-thien-voi-moi-truong.html
 




Back
Top