nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
đọc dài dòng góp ý cũng như bạn cuôc lủi đưa đoạn phim về quy trình sản xuất cá bống tượng thật hửu ích.có cơ hội cho bà con mình tìm hiểu nhiều và lựa chọn con giống.
-mô hình nuôi bể nổi nhằm đáp ứng mong mỏi của bà con có diện tích đất ít,muốn năng xuất nhiều.doanh thu lớn thì không gì qua nổi con cá bống tượng.đọc nhiều tài liệu về cá bống tượng cộng thêm nhiều năm nuôi nó tôi đúc kết 1 điều CON CÁ BỐNG TƯỢNG LÀ LOÀI RẤT KHÓ NUÔI.cũng có một số cho rằng cá bống tượng là vật cũng dể nuôi,tôi không phản bác nhưng đồng ý với điều kiện nuôi mật độ thưa,1 mét khối chỉ khoảng vài con.
cho nên khi muốn nuôi nó mình không thể bắt nó thay đổi tập tính sinh hoạt quá nhiều theo ý mình,phải cố gắng theo nó,những tập tính chỉ ép nó khi ta không có thể.phải lắng nghe nó muốn gì ?đòi gì ?
-tôi kể đây một số vấn đề trong quá trình nuôi nó mà tôi gặp phải
trước đây tôi nuôi bè nước sông cũng không thuận lợi phải hứng nhiều đợt thuốc trừ sâu trên đồng ruộng thải ra,mua cá hoang dã nặng khoảng 100gram thả mật độ 30-40 con mét vuông.đáy bè đóng kín cao khoảng 2 tất để chưa sình cho cá chúi.
những hôm tôi vệ sinh bè thao tác nhẹ nhàng lặn xuống đáy bè,cá chúi nằm im sát đáy bạn đụng nó,bắt nó,nó nằm im như khúc củi 2 tay 2 con chỉ khi bạn đưa lên gần mặt nước nó mới quẩy vọt. (CHÚNG NẰM SẤP LỚP SÁT ĐÁY BÈ "IM RE")
cho ăn đúng giờ,thức ăn phải tươi (sống thì tốt) đổi sàn ăn,mồi ương chỉ vào chơi cứ không ăn
ăn mạnh vào những ngày nước rong,vào nước kém nghỉ ăn khoảng 2 ngày
vào những ngày nước kém hay môi trường không tốt cá đồng loạt biểu tình phùng mang nổi đầu như trái mù u
chỉ nhớ bấy nhiêu lúc nào nhớ thêm kể tiếp
 


Cám ơn anh Vĩnh,
Những chi-tiết anh kể thật là một kinh-nghiệm nuôi hết sức lý-thú và quý giá!
Có đoạn nào ... mới nhớ, anh cho lên luôn! Tui mà được trãi qua như anh chắc tui khoái lắm! (Cho dù vui buồn, sướng khổ! Hì hì).
Thân.
 
Đã bấm nút cảm ơn chú 3 Vĩnh rồi nhưng vẫn phải viết mấy dòng này để cảm ơn 1 lần nữa vì laibuon@ thấy rằng bấm nút không vẫn chưa đủ. Kinh nghiệm thực tế của chú quá tuyệt vời.

Chú 3 cho laibuon@ hỏi rõ thêm 1 tí nhé:
- Con cá bống tượng chú nói chúi xuống sình thì là nó nằm ẩn dưới sình thò cái đầu ra thôi ( như con cá Đụt Cát muh chú Thuy canh mô tả) hay là nó nằm trên bề mặt của lớp sình dưới đáy bè? Con hỏi chú điều này vì theo con thì việc này sẽ quyết định việc thiết kế nơi trú ẩn thích hợp cho con cá bống tượng. laibuon@ chờ chú 3 tung ra bí mật này rồi chú cháu mình quay về bàn tiếp với chú thuy-canh về việc thiết kế chỗ trú ẩn cho tụi CBT, chú hén !

- Theo như chú viết thì con cá này "rất khó nuôi". Vậy nó khó về chuyện ăn hay dịch bệnh huh chú?

- Cá "biểu tình" trong những ngày nước kém hoặc môi trường không tốt, chú có thể giúp con hiểu rõ chi tiết hơn chút xíu về việc không tốt của môi trường trong giai đoạn này không chú?

laibuon@ mê con cá này lắm và đọc về nó rất nhiều. Tuy nhiên con chưa có tí xíu nào về kinh nghiệm thực tiễn cả. Mong rằng chú giúp con hiểu rõ hơn về loài cá này. Một lần nữa laibuon@ cảm ơn chú 3 Vĩnh !

Ah laibuon@ cũng có hỏi 1 số người thì họ nói là con cá này khi nuôi bè thì rất cần dòng chảy còn khi nuôi hầm ( nuôi ao) thì khó khăn lại phát sinh từ dịch bệnh. Chú 3 có ý kiến gì về nhận định này không?

Thân,
laibuon@
 
Last edited by a moderator:
Hà hà, bạn đi sâu vô kiểu nầy đọc thấy khoái lắm!
Theo tui, CBT không phải là loài cá sống nước tù, ngoài thiên-nhiên chúng cần có nước chảy để săn mồi, nên mấy ngày nước kém, mấy hàng đáy cũng ... ít làm việc.
Kể thêm nghe đi anh Vĩnh!
Thân.
 
thật hào hứng khi có người quan tâm đặc câu hỏi.
tôi trình bày trên là theo kinh nghiêm thực tế trong quá trình nuôi.cho nên những câu hỏi của bà con tôi trả lời chỉ dựa vào những suy nghỉ cá nhân thôi,chứ không chứng minh được rỏ ràng như tài liệu khoa học.bà con nghe xong tra cứu theo tài liệu mà suy xét.
tôi không nhớ trong tài liệu CBT hô hấp bằng gì ?chỉ biết nó đòi hỏi ngưởng oxy khá cao.cho nên những ngày nước kém lượng nước trong kinh rạch,đồng ruộng đổ về mang theo nước đục,nước cỏ lẩn nhiều hửu cơ làm cho nước ô nhiểm,nhứt là thiếu oxy cho nên cá có hiện tượng nổi đầu khắc phục tạm thời bằng cách chạy máy hoặc mô tưa tạo oxy cho cá.nhớ lúc nầy phải ngưng cho ăn.(trước khi con nước kém về nên bổ sung vitamin c)giúp cá đủ sức đề kháng tốt vượt qua giai đoạn nầy.
-khi CBT vùi mình trong bùn,chúng vùi toàn thân,tới lớp đất cứng có khi đạt độ sâu 0m40
-con CBT khó nuôi ở:
đầu tiên là khâu con giống,khi con giống dần ổn định CBT chịu ăn mạnh xem như...thành công
cố gắng giử môi trường ổn định tốt thì dịch bệnh không có cơ hội bùng phát CBT cũng thường gặp một số bệnh thông thường nhưng không đáng ngại...nhưng nếu không theo dỏi kỷ thời gian ủ bệnh nhẹ kéo dài cá yếu gặp môi trường không tốt cá dể nhiểm chứng bệnh "nan y"CHỨNG TUỘT NHỚT" CBT tuột nhớt giống như tôm sú bệnh thân đỏ đóm trắng "bó tay"
-đúng như anh trung nói CBT không thích môi trường nước tỉnh,cá có tập tính rình mồi chứ không đi săn mồi,nước chảy cá dể tìm rình mồi hơn,nước chảy còn tạo thêm oxy,thông thoáng
 
Last edited by a moderator:
Theo như anh Vĩnh nghĩ, nếu nuôi con CBT mà không có bãi cát, sình dưới đáy thì sẽ ra sao?

vẩn ok anh ạ ! dể vệ sinh bể.
-vấn đề theo tôi cá có thời gian nghỉ khá nhiều cho nên ta phải tìm cách cho cá có chổ trú hoặc vựa.
nói về bệnh CBT tôi thấy chúng cũng thường mắc những chứng thông thường bị vi trùng tấn công hay vi khuẩn như mỏ neo,bông gòn...vẩn còn cơ hội chửa trị.
-nếu lở như bị vi rút tấn công nên xảy ra hiện tượng bệnh tuột nhớt nhà chăn nuôi xem như phá sản,cho đến hôm nay tôi vẩn chưa có thông tin nào về trị bệnh tuột nhớt do vi rút tấn công mà có kết quả. bà con nào có cao kiến hoặc thông tin về cách trị bệnh trên,góp ý cho bà con nhờ
cảm ơn
 

Diễn đàn không có sẵn cái biểu tượng "vỗ đùi đánh đét 1 cái" nên laibuon@ bắt buộc phải dùng lời là " con vỗ đùi đánh đét 1 cái" rồi nói 1 câu là: "Quá đã chú 3 ui" !

Bây giờ chú 3 cho con đi vô chi tiết xíu hén:
tôi không nhớ trong tài liệu CBT hô hấp bằng gì ?chỉ biết nó đòi hỏi ngưởng oxy khá cao.cho nên những ngày nước kém lượng nước trong kinh rạch,đồng ruộng đổ về mang theo nước đục,nước cỏ lẩn nhiều hửu cơ làm cho nước ô nhiểm,nhứt là thiếu oxy cho nên cá có hiện tượng nổi đầu khắc phục tạm thời bằng cách chạy máy hoặc mô tưa tạo oxy cho cá.nhớ lúc nầy phải ngưng cho ăn.(trước khi con nước kém về nên bổ sung vitamin c)giúp cá đủ sức đề kháng tốt vượt qua giai đoạn nầy.
Nếu nuôi bè thì con nghĩ chắn chắn phải làm như chú 3 nói rồi vì nuôi bè mình không chủ động điều tiết và kiểm soát được môi trường nước nhưng nếu nuôi ao thì con nghĩ là chuyện này sẽ trở nên dễ dàng hơn vì mình đã có ao lắng để xử lý nước. Bà con mình thường không coi trọng cái ao lắng này nhưng theo con nó thật sự là bửu bối để kiểm soát nguồn nước.

khi CBT vùi mình trong bùn,chúng vùi toàn thân,tới lớp đất cứng có khi đạt độ sâu 0m40
Vậy mình có nên đào ao theo kiểu bậc thang không huh chú 3? Ngu ý của con là mình chơi 1 cái ao theo kiểu bậc thang và ở mỗi bậc thang đó mình cắm những miếng ngói làm nơi trú ẩn cho cá ( có thể dùng ngói vỡ hoặc cái gì bằng sành sứ mà có thể úp được). Đào ao theo kiểu bậc thang sẽ tăng được diện tích mặt đáy là cái nơi mà con CBT rất cần. Chú 3 và chú thuy-canh nghĩ sao về việc này?

con CBT khó nuôi ở:
đầu tiên là khâu con giống,khi con giống dần ổn định CBT chịu ăn mạnh xem như...thành công
cố gắng giử môi trường ổn định tốt thì dịch bệnh không có cơ hội bùng phát CBT cũng thường gặp một số bệnh thông thường nhưng không đáng ngại...nhưng nếu không theo dỏi kỷ thời gian ủ bệnh nhẹ kéo dài cá yếu gặp môi trường không tốt cá dể nhiểm chứng bệnh "nan y"CHỨNG TUỘT NHỚT" CBT tuột nhớt giống như tôm sú bệnh thân đỏ đóm trắng "bó tay"
Con nghe nói có mấy chỗ làm giống rồi đó chú. Con cũng đang hỏi anh Cuốc lũi về địa chỉ của nơi bán giống CBT trong video clip muh anh ấy post bên trên đó.
Về phần "phục dược" thì chắc bữa nào con sẽ thọ giáo tiếp của chú 3. Con chưa nghiên cứu nhiều về vấn đề này nên chưa dám hỏi. hehehe

đúng như anh trung nói CBT không thích môi trường nước tỉnh,cá có tập tính rình mồi chứ không đi săn mồi,nước chảy cá dể tìm rình mồi hơn,nước chảy còn tạo thêm oxy,thông thoáng
Con đang suy nghĩ rất nhiều về việc làm sao để tạo dòng chảy cho ao với chi phí thấp nhất. Tạo dòng chảy thì chắn chắn sẽ làm được rồi nhưng chi phí thấp nhất thì là cả 1 vấn đề lớn. Chú 3, chú thuy-canh và pà kon cô bác ai có cao kiến gì về kỹ thuật này xin nhảy vô hỗ trợ. Hổng biết chú 8 đi đâu mất tiêu rồi ta. Hình như mấy vụ này chú ấy thuộc hàng sư phụ. Bớ chú 8 hiện hồn về giúp con 1 chiêu đi chú 8 ! :D

Thân,
laibuon@
 
Last edited by a moderator:
xin lổi đọc bài viết của bạn chưa được kỷ, kẹt có khách...những câu hỏi trên để bà con mình cùng đóng góp.riêng câu cuối tôi trả lời bạn ngay
-nơi bạn có điện không ?nếu không khắc phục bằng điện bình.bạn mua mô tưa bơm nước loại sài cho hồ cá kiểng loại lớn ống nước ra 20 ly tôi mua cách nay 3 tháng giá 170.000đ đặc bơm cập theo vách sẻ cho dòng chảy rất vừa với bể nổi 10x10 mét.còn tiêu tốn điện gần như số 0 vì tôi thử bơm chỉ thấy đồng hồ điện kim gần như không chạy hi...hi
 
Kẹt 1 cái là cái ao của con có diện tích ~ 100m x 10m và con đang dự tính sẽ chơi 5 cái như vậy. Hổng biết nếu diện tích ao như vậy thì bơm nhò như chú 3 nói có kinh tế không nữa vì chắc chắn lúc đó sẽ phải bắt nối tiếp để tạo dòng chảy. Năng lượng mặt trời thì chi phí đầu tư pin quang năng quá cao còn năng lượng gió thì yếu quá. Chỗ của con không có điện nhưng trước sau gì con cũng sẽ phải kéo đường điện riêng nếu như tiến hành nuôi. Vấn đề con vẫn đắn đo là chi phí cho phần năng lượng.
 
Nếu nuôi bè thì con nghĩ chắn chắn phải làm như chú 3 nói rồi vì nuôi bè mình không chủ động điều tiết và kiểm soát được môi trường nước nhưng nếu nuôi ao thì con nghĩ là chuyện này sẽ trở nên dễ dàng hơn vì mình đã có ao lắng để xử lý nước. Bà con mình thường không coi trọng cái ao lắng này nhưng theo con nó thật sự là bửu bối để kiểm soát nguồn nước.(laibuon@).
---------------
*** Đúng đó Lái buôn A-còng, Nếu không có ao lắng thì cũng giống như nuôi bè thôi! Điện dùng cho máy bơm, tui nghĩ cũng không nhiều, bạn xem trên nhãn ghi bao nhiêu Watt/giờ và lưu-lượng cũng như chiều cao (2 thứ nầy tỷ-lệ nghịch nhau) thì tính ra. Nuôi bể cạn năng-xuất cao, cũng không cần nuôi ao quá rộng. Tui nói theo ý tui thư coi nha! Thay vì ao 10m x 100m, anh Vĩnh làm nhiều ao 10m x 10m, tui dùng 10m x10m của anh Vĩnh là 3 ao 2m x 10m cao 1,3m. Hai bên bìa và ở giữa các ao đều có đường đi 1m rộng để tiện chăm sóc và nuôi theo từng cỡ cá. Thân.
 
Last edited:
đúng như anh trung nói trong nuôi thủy sản nguồn nước là tối quan trọng,nên ao lắng là việc cần thiết,nhưng lại thường "bị" bà con mình xem thường,có ao lắng ta sẻ chủ động được thay nước,hoặc khi cá nuôi xảy ra vấn đề.
như ý anh trung cũng dt như thế chia ra làm nhiều ao hay 3 ao,không nhất thiết phải thế anh trung !khi ta thiết kế xây dựng ao 10mx10m xong muốn chia ra nhiều ao nhỏ chỉ cần anh vô bao cát ngăn vách đạp cho dẻ nước cũng không thông qua được ta đi lối đi trên bao đó nhằm tiết kiệm diện tích
thân
---------------
không biết bạn laibuon@ đã có ao sẳn chưa ? hay chỉ là dt đất trống mới định đào ao ?
nếu ao chưa đầo và dt đất trống bạn nên làm thiết kế bể nổi liền kề (vách ké nhau ) vừa tiết kiệm được dt đất vừa giảm giá thành dể chăm sóc và quản lý.(bạn so sánh mật độ thả giống,nuôi của bể nổi sẻ gâp 5-7 lần của ao )
với dt đất trống 30mx30m bạn xây dựng 4 bể không kể chi phí khác chỉ tốn khoảng 10 triệu bạn đã có dt mặt nước để nuôi khoảng từ 20 đến 30.000 con giống bống tượng ,một con số lý tưởng trong mơ,cũng phải cở hàng "đại gia" mới kham nổi hi...hi.
 
Last edited by a moderator:
Tui đồng ý với anh Vĩnh việc nuôi các trong bể, dù làm nổi lên trên ay âm dưới đất, là để các biệt với môi-trường chung quanh, tránh mầm bệnh, ký-sinh, các sinh-vật hại và thuốc sát-trùng. Ma làm như vậy thì không thể không có ao lắng.

Ý định làm ao nhỏ chẳng qua để dễ theo sát các giai-đoạn nuôi và giữ tình-trạng sạch bể nuôi hầu có thể tăng mật-độ nuôi.

Nước sông rạch, ngoài thuốc sát-trùng, phân bón chảy tràn nông nghiệp, còn ô-nhiễm nữa, như anh thấy đây :
Miền Tây: Bó tay với cầu tõm

<cite>Yahoo Tin Tức - <abbr class="timedate" title="Thứ Tư, 5/1">Thứ Tư, 5/1</abbr></cite>

Sau hơn 15 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về xóa bỏ loại nhà vệ sinh xả thải trực tiếp xuống ao cá hay sông lạch, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện vẫn còn phổ biến loại cầu tiêu này, vốn thường được gọi là “cầu tõm”.
>> "Cầu tõm" là gì?
>> Dân Việt Nam lạc quan nhất thế giới
>> Sếu đầu đỏ đổ về miền Tây
Ấp Tân Lộc, xã Tân Hội cách không xa thị trấn Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre), nhưng trong mười nhà, thì hết chín nhà có cầu tiêu ao cá, và ao nào cũng có một ống xả nước thải ra sông rạch. Ông Lê Văn Danh, chủ tịch UBND xã Tân Hội cho biết, gần nửa dân trong xã còn sử dụng cầu tõm, vận động thế nào người dân cũng không chịu dẹp.
Ở đâu cũng thấy cầu tõm
Được ban hành vào tháng 4.1994, chỉ thị 200/TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó có yêu cầu xóa bỏ cầu tiêu ao cá, cầu tiêu trên sông.
<table width="35%" align="right" bgcolor="#ffffcc" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody> <tr> <td> Về việc bảo vệ nước sạch, Chỉ thị 200/TTG nêu rõ:
Mục tiêu 100% gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn môi trường, xoá bỏ tập tục phóng uế bừa bãi hoặc vứt súc vật chết xuống sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước.
Ngăn cấm việc dùng phân t­ơi bón cây hoặc nuôi cá trên sông, rạch, và các ao, hồ công cộng.
Nghiêm cấm xả xuống sông ngòi các nước thải sinh hoạt, nước thải từ bệnh viện, nước thải công nghiệp chư­a qua xử lý, làm bẩn nguồn nước phía hạ l­ưu và vùng cửa sông ven biển.
</td></tr></tbody></table> Nhưng nay, sau hơn 15 năm, đi khắp các tỉnh ĐBSCL, chỗ nào cũng thấy cầu ao cá. Nhiều nơi, cầu ao cá nằm sát bên quốc lộ, tỉnh lộ như ở các huyện Thanh Bình, Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp.
Xung quanh các lò gạch, lò gốm tại xã Sơn Đông, huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh Long, có nhiều khu nhà trọ, với cả chục cầu tiêu ao cá đặt ở mỗi khu nhà, khiến nước bên dưới đục ngầu, tanh hôi. Nước ô nhiễm nặng từ ao chảy thẳng ra sông rạch.
Theo sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Vĩnh Long, tỉnh có hơn 1 triệu người, nhưng chưa đầy 25% dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỉnh Bến Tre có hơn 1,2 triệu người thì chưa đến 27% dân có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Ở Tiền Giang, chi cục trưởng chi cục Thủy lợi, ông Nguyễn Thiện Pháp cho biết, trong số hơn 386.000 gia đình ở nông thôn, khoảng 43% số hộ xây được nhà vệ sinh tự hoại, còn lại dùng cầu tiêu ao cá.
Theo phó giám đốc trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, bác sĩ Dương Ân Hận, trong số hơn 1,6 triệu dân của tỉnh, khoảng 50% vẫn còn dùng cầu tiêu ao cá, cầu tiêu trên sông.
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody> <tr><td>
500sgtt_cautom1.jpg
</td></tr></tbody> </table>
Các chuyên gia ngành y tế cho rằng cầu tiêu ao cá tuy mất vệ sinh, và làm nước ao ô nhiễm nặng, mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm thải ra sông lạch tự nhiên, tuy nhiên chất thải từ loại cầu tiên này ít ra vẫn còn được bầy cá nuôi trong ao “tiêu thụ” bớt. Cầu tiêu trên sông mới đáng sợ nhất, vì chất thải được xả thẳng xuống sông, mức độ ô nhiễm và mất vệ sinh cao hơn nhiều.
Xóa cầu tõm: lực bất tòng tâm!
Mùa khô năm 2011 được dự báo là sẽ rất khắc nghiệt, nước sạch sẽ khan hiếm trầm trọng, trong khi nước bề mặt ở sông rạch, ao hồ đang bị con người đầu độc. Cầu tõm được xem là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhưng ở ĐBSCL, xóa cầu tõm đang là nhiệm vụ bất khả thi đối với chính quyền và sở ngành liên quan.
Tại Đồng Tháp, bác sĩ Hận nói, những khảo sát gần đây cho thấy, cầu tiêu ao cá không còn là vấn đề kinh tế đối với nhiều gia đình, mà thuộc về tập quán, rất khó xóa bỏ: “Hàng năm, ngành y tế dự phòng dành hàng trăm triệu đồng hỗ trợ các gia đình nghèo xây cầu tiêu tự hoại, nhưng không ai làm”.
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody> <tr> <td>
500sgtt_cautom2.jpg
</td> </tr> </tbody> </table>
Theo bác sĩ Hận, mức hỗ trợ tại Đồng tháp là 800.000 đồng/hộ đối với vùng nông thôn, và 1 triệu đồng/hộ đối với vùng sâu vùng xa, cũng có chế độ cho dân vay tiền xây nhà vệ sinh tự hoại, nhưng dân không chịu, vẫn giữ cầu ao cá.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy, từng một thời gian dài giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, dẹp bỏ cầu tõm là việc làm rất cần thiết để tránh nguy cơ phát sinh bệnh dịch nguy hiểm như đợt dịch tả hồi giữa năm 2010.
Tuy nhiên, ở nhiều tỉnh thành, dù ngân hàng Chính sách xã hội, các đoàn thể xã hội đều có các nguồn vốn vay ưu đãi tạo điều kiện cho dân xóa cầu tõm, nhưng hiệu quả chương trình rất thấp.
Bài và ảnh: Hùng Anh


<form id="rec-form" method="post" action="/json/ratings_postload.php"> <input id="crumb" name=".crumb" value="Ye9P3PGiJyG" type="hidden"> <input id="rateid" name="rateid" value="/yn/20110104/r_t_yn_so/tso-min-t-y-b-tay-vi-cu-t-m-f676705" type="hidden"> <input id="rating" name="rating" value="5" type="hidden"> <button class="rec-btn" id="rec-btn">Bài hay</button>
17 ý kiến
</form>




<form action="/search/" method="get">
  • <input name="p" id="p" value="" maxlength="100" type="text">
  • <input value="news_sb_hd" name="fr" type="hidden"> <input value="vn" name="prop" type="hidden"> <input value="Yahoo! Tin tức" name="yahoo_search" type="hidden"> <button value="Tìm tin tức" type="submit">Tìm tin tức</button>
</form>





<noscript></noscript> <noscript>
b
</noscript>
Tin Nổi Bật


  • Đọc nhiều nhất
Xem cả Danh sách »

Xem cả Danh sách »




<noscript>
b
</noscript>
most_viewed.html

---------------
Đa-số dân mình quá nghèo, lo chỗ ở chưa xong, thì một nhà vệ-sinh đúng tiêu-chuẩn không phải là ưu-tiên. Người Ấn cũng nghèo lắm lại đông dân. Chúng ta nên theo cách họ đối-phó với nhà vệ-sinh, kinh-phí không nhiều.
Thân.
 
Last edited:
Thưa chú 3,
Con đã đào 3 ao với diện tích mỗi ao gần 10 x 100 rùi. 1 ao con dùng để lắng và xử lý nước, 1 ao thả nuôi và 1 ao con định dùng để nuôi cá mồi. Tuy nhiên con cũng còn 1 khoảng diện tích khoảng hơn 3 công nữa để dự trữ. Con chưa hiểu vì sao bể nổi thì mật độ thả giống lại cao hơn ao chìm vậy chú 3?
 
Last edited by a moderator:
Thưa chú 3,
Con đã đào 3 ao với diện tích mỗi ao gần 10 x 100 rùi. 1 ao con dùng để lắng và xử lý nước, 1 ao thả nuôi và 1 ao con định dùng để nuôi cá mồi. Tuy nhiên con cũng còn 1 khoảng diện tích khoảng hơn 3 công nữa để dự trữ. Con chưa hiểu vì sao bể nổi thì mật độ thả giống lại cao hơn ao chìm vậy chú 3?

laibuon@ ơi!laibuon.
tôi thú thiệt tôi cũng bị hấp dẩn bởi những câu hỏi của bạn.
nuôi bè nhờ lượng nước trao đổi nên ngưởng oxy cũng cao,nước thông thoáng tự nó sẻ đưa chất dư thừa ra ngoài nên cá dù có thả mật độ dầy vẩn sinh hoạt bình thường.
dựa vào đặc tính đó ta làm bể nổi diện tích nhỏ gọn dể xử lý chất thải.tạo thêm mưa,..tạo dòng chảy thông thoáng, nguồn nước luôn sạch thì ta thả nuôi mật độ ngang nuôi bè.
còn ao đất rộng ,thẩm thấu nước trên bờ... khó xử lý chất thải,nền đáy.hơi khó tạo dòng chảy,nước không thông thoáng,không được sạch thì thả mật độ thưa là lẻ đương nhiên
-còn ao bạn đã có sẳn,bạn nói nền đáy bật thang theo tôi rất là lý tưởng,vụ nầy tôi nợ lại trả lời bạn sau nha !
 
laibuon@ ơi!laibuon.
tôi thú thiệt tôi cũng bị hấp dẩn bởi những câu hỏi của bạn.
nuôi bè nhờ lượng nước trao đổi nên ngưởng oxy cũng cao,nước thông thoáng tự nó sẻ đưa chất dư thừa ra ngoài nên cá dù có thả mật độ dầy vẩn sinh hoạt bình thường.
dựa vào đặc tính đó ta làm bể nổi diện tích nhỏ gọn dể xử lý chất thải.tạo thêm mưa,..tạo dòng chảy thông thoáng, nguồn nước luôn sạch thì ta thả nuôi mật độ ngang nuôi bè.
còn ao đất rộng ,thẩm thấu nước trên bờ... khó xử lý chất thải,nền đáy.hơi khó tạo dòng chảy,nước không thông thoáng,không được sạch thì thả mật độ thưa là lẻ đương nhiên
-còn ao bạn đã có sẳn,bạn nói nền đáy bật thang theo tôi rất là lý tưởng,vụ nầy tôi nợ lại trả lời bạn sau nha !

dựa vào đặc tính đó ta làm bể nổi diện tích nhỏ gọn dể xử lý chất thải.tạo thêm mưa,..tạo dòng chảy thông thoáng, nguồn nước luôn sạch thì ta thả nuôi mật độ ngang nuôi bè.

Đây là câu suy luận chủ quan của người mình ...cứ nghĩ 1 + 1 thành 2 ...nhưng lừa qua đảo lại 1 + 1 thành 3 thành 4 đó bạn ơi ...nuôi bè dòng chảy thông thoáng mật độ cao đồng ý...nhưng nuôi trong ao nước tỉnh cũng như tạo dòng chảy thì tất cả cặn bả phế liệu nó chỉ lẫn quẩn trong ao.

Từ đó ta cung cấp dòng chảy, ta cung cấp oxy, ta cung cấp con men vi sinh ..thì những nhân tố nầy chỉ thoả mản được nhu cầu làm sạch được 1 số luợng chất thải hoặc ammonia nhất định.

Vói những nhân tố dòng chảy, oxy và men vi sinh ta cung cấp ... rồi từ đó mà nhắm mắt rồi phán muốn nuôi mật độ bao nhiêu thì nuôi ...trong chúng ta, không ai là thánh, không ai là thần, ngay cã nhừng nhà nghiên cứu thương của nước Mỹ cũng không thể cung cấp cho bạn con số mật độ chính xác.

Ha ha, nhưng các nhà nghiên cứu nầy lại cung cấp cho các bạn con số chính ...họ cũng không thông minh hơn các bạn.
Họ cũng không thông minh hơn các bạn thì họ làm sao?
Họ dùng 5-10 bồn, cùng diện tích cùng oxy, cùng dòng chảy, cùng lượng men vi sinh, nhưng mật độ thả khác nhau 10 con, 20, 50 ...
Cuối cùng mật độ nào khả thi ...thì đó là đáp số cho diện tích đó, dòng chảy đó, men vi sinh đó, oxy đó.

Giờ các bạn téTại
 
dựa vào đặc tính đó ta làm bể nổi diện tích nhỏ gọn dể xử lý chất thải.tạo thêm mưa,..tạo dòng chảy thông thoáng, nguồn nước luôn sạch thì ta thả nuôi mật độ ngang nuôi bè.

Đây là câu suy luận chủ quan của người mình ...cứ nghĩ 1 + 1 thành 2 ...nhưng lừa qua đảo lại 1 + 1 thành 3 thành 4 đó bạn ơi ...nuôi bè dòng chảy thông thoáng mật độ cao đồng ý...nhưng nuôi trong ao nước tỉnh cũng như tạo dòng chảy thì tất cả cặn bả phế liệu nó chỉ lẫn quẩn trong ao.

Từ đó ta cung cấp dòng chảy, ta cung cấp oxy, ta cung cấp con men vi sinh ..thì những nhân tố nầy chỉ thoả mản được nhu cầu làm sạch được 1 số luợng chất thải hoặc ammonia nhất định.

Vói những nhân tố dòng chảy, oxy và men vi sinh ta cung cấp ... rồi từ đó mà nhắm mắt rồi phán muốn nuôi mật độ bao nhiêu thì nuôi ...trong chúng ta, không ai là thánh, không ai là thần, ngay cã nhừng nhà nghiên cứu thương của nước Mỹ cũng không thể cung cấp cho bạn con số mật độ chính xác.

Ha ha, nhưng các nhà nghiên cứu nầy lại cung cấp cho các bạn con số chính ...họ cũng không thông minh hơn các bạn.
Họ cũng không thông minh hơn các bạn thì họ làm sao?
Họ dùng 5-10 bồn, cùng diện tích cùng oxy, cùng dòng chảy, cùng lượng men vi sinh, nhưng mật độ thả khác nhau 10 con, 20, 50 ...
Cuối cùng mật độ nào khả thi ...thì đó là đáp số cho diện tích đó, dòng chảy đó, men vi sinh đó, oxy đó.

Giờ các bạn téTại

nếu nói tôi sẻ hỏi lại anh(xin lổi anh 8 xin lổi bà con )tôi xin nhắc lại những gì tôi trình bày trên chỉ là dựa vào những thực tế trong quá trình chăn nuôi mà tôi gặp phải và tích lủy được.sẻ không phản bác tranh luận với những đóng góp,nếu anh hoặc bà con có nhìn nó khiếm khuyết chổ nào đóng góp đó là mong muốn của tôi,của bà con.
còn viết như thế nầy thật sự tôi cũng không hiểu anh đang đóng góp gì ?không biết tôi,bà con sẻ học được những gì nơi bài viết.còn nếu thật sự anh có thiện chí anh thử đặc từng câu hỏi theo từng chi tiết.(sẻ xin thêm một ít thời gian của bà con)để làm sáng tỏ.bà con,anh em có đồng ý ?
 
nếu nói tôi sẻ hỏi lại anh(xin lổi anh 8 xin lổi bà con )tôi xin nhắc lại những gì tôi trình bày trên chỉ là dựa vào những thực tế trong quá trình chăn nuôi mà tôi gặp phải và tích lủy được.sẻ không phản bác tranh luận với những đóng góp,nếu anh hoặc bà con có nhìn nó khiếm khuyết chổ nào đóng góp đó là mong muốn của tôi,của bà con.
còn viết như thế nầy thật sự tôi cũng không hiểu anh đang đóng góp gì ?không biết tôi,bà con sẻ học được những gì nơi bài viết.còn nếu thật sự anh có thiện chí anh thử đặc từng câu hỏi theo từng chi tiết.(sẻ xin thêm một ít thời gian của bà con)để làm sáng tỏ.bà con,anh em có đồng ý ?

Xin lỗi, phải tiếp xúc người bạn, mói viết dỡ dang

Giờ các bạn té ngữa là người Mỹ cũng không hay hơn gì người việt minh ...nhờ họ làm những cái ao giống nhau để đối chứng để có kết quả cao hơn ...

Nếu bạn mauquamau cho rằng Tám tui nói xàm thì không còn gì để nói ...mà chính 1 người đàn bà VN nuôi cá bống tượng (hay con lươn) đã từng làm theo kiểu như vậy để đối chứng (tui vẫn còn bài báo về bà ta) ...và như vậy coi như Tám nầy nói xàm ...Xin lỗi xin lỗi
 
Xin lỗi, phải tiếp xúc người bạn, mói viết dỡ dang

Giờ các bạn té ngữa là người Mỹ cũng không hay hơn gì người việt minh ...nhờ họ làm những cái ao giống nhau để đối chứng để có kết quả cao hơn ...

Nếu bạn mauquamau cho rằng Tám tui nói xàm thì không còn gì để nói ...mà chính 1 người đàn bà VN nuôi cá bống tượng (hay con lươn) đã từng làm theo kiểu như vậy để đối chứng (tui vẫn còn bài báo về bà ta) ...và như vậy coi như Tám nầy nói xàm ...Xin lỗi xin lỗi

như vậy là anh 8 chưa hiểu ý tui,chăc tại lối diễn đạt của tui không mạch lạc rỏ ràng.
ý tôi hay dở gì anh cứ nêu ngay từng chi tiết đó,anh nói vòng vo tui không hiểu gì hết.thế thôi hi...hi
làm sao tiếp thu,làm sao đáp lời cho đúng...
 


Back
Top