Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 970
Mới bứng có 15 ngày ? tháng này mà bứng mai là trật lất hết…vì tháng này lá mai toàn bánh tẻ…bứng lên cây chột luôn…không ra đọt được cũng phải rồi..Bứng mai sớm lắm cũng là trong tháng giêng khi cây chưa ra lá non...hoặc tháng 4…hay các tháng cuối năm…mới chắc cú
xin hỏi bác tháng này cưa thân chính của cây Mai có được không ạ?
 


cháu chào bác Vi! bác vi ơi! cháu ngâm NPK và Dynamic để tưới gốc. mà có 1 vấn đề này cháu ko hỉu, mình ngâm NPK thì tỷ lệ các đại lượng N-P-K có theo từng tháng ko bác? NPK cháu mua ở tiệm Bồ Cường mà bác chỉ ở đó người ta bán loại viên nhiều màu. loại đó có đúng ko bác. làm fiền bác giúp giùm cháu! cháu cám ơn bác nhiều
 
Last edited by a moderator:
xin hỏi bác tháng này cưa thân chính của cây Mai có được không ạ?

Nếu cần hạ thấp cây để tạo dáng mới ..thì nên làm trong tháng giêng khi cây chưa ra đọt..tháng này chỉ nên bấm tỉa..vì lá còn non quá ngay đến cắt cành cũng sẽ làm cây yếu đi thôi
Ngay trong tháng 4 người ta cũng chỉ tỉa cành tạo dáng…muốn cắt thân chính hạ thấp cây nên Làm lúc đầu năm có lợi hơn
Nếu là 1 cành trái khoáy…thì cắt bỏ tháng nào cũng được..vì không cần nó mọc lại mạnh mẽ

ngocthanh.30_11
...... cháu ngâm NPK và Dynamic để tưới gốc. mà có 1 vấn đề này cháu ko hỉu, mình ngâm NPK thì tỷ lệ các đại lượng N-P-K có theo từng tháng ko bác? NPK cháu mua ở tiệm Bồ Cường mà bác chỉ ở đó người ta bán loại viên nhiều màu. loại đó có đúng ko bác. làm fiền bác giúp giùm cháu! cháu cám ơn bác nhiều

NPK có nhiều loại bạn hãy xem chỉ số của nó…thí dụ 16-16-8…hoặc 20-20-15 + TE là loại thông dụng phát triển tổng quát…có thể dùng cho nhiều thời kì của cây

NPK gồm có nhiều viên màu sắc khác nhau trộn chung …màu trắng là ure …màu đỏ là kali…màu xám là lân và 1 màu xanh nhờ nhợ nữa đó là khoáng ( trung và vi khoáng)
Nên mua có bao bì đóng” mạc” nhãn hiệu nhà sản xuất đàng hoàng..thường là của hãng phân bón Bình Điền

NPK cần được cân chính xác trước khi ngâm với Dynamic vài ngày..dưới tỉ lệ 1.5 phần ngàn,,,thì không cây nào bị lậm phân được cả
Để cây hấp thụ phân dược dễ dàng..P và K cần phải được vi sinh phân hủy trước cây mới hấp thụ được, do đó phải ngâm vài ngày với Dynamic là để lợi dụng vi sinh có trong hữu cơ Dynamic phân hủy PK trước đi..khi tưới vào cây sẽ hấp thụ được ngay mà không cần thời gian chờ vi sinh trong đất..làm việc
NPK thì tỷ lệ có theo từng tháng ko bác

Có chứ..NPK và và Dynamic ngâm chỉ sài từ khi bắt đầu mưa cho đến tháng chạp..
tháng 5 chuẩn bị cây kết nụ..thêm cho nó 1 chút kali đơn…và thêm 2 lần là đủ rồi…
Tháng 6 và 7 mưa dầm..không cần phải bón phân…trong nước mưa rất nhiều đạm ,nước mưa làm trôi mất kali nên cây không hấp thực được đạm…kết quả : nụ nhỏ. do đó phải chú ý tới kali trong tháng mưa dầm
Vì thế bón phân thế nào gia giảm cái gì là tùy từng cây..tùy thời tiết..

Tháng 10 al tùy tình nụ và lá mà gia giảm 3 đại khoáng N P hoặc K…để cây nuôi nụ tốt…hoặc lá không bị quá già…hoặc quá non
 
Last edited by a moderator:
cháu chào bác Vi! đầu tiên cháu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác, chúc bác thật dồi dào sức khoẻ. sau, cháu có 1 vấn đề làm fiền bác giúp giùm cháu.Bác Vi ơi! làm fiền bác chỉ cho cháu cụ thể về 3 đại lượng N-P-K theo từng tháng cũng như từng thời kỳ sinh trưởng của cây (đối với cây mai phát triển bình thường). Cháu cám ơn bác nhiều! làm fiền bác giúp giùm cháu được hiểu rõ hơn. cháu chào bác!!!
 
......làm fiền bác chỉ cho cháu cụ thể về 3 đại lượng N-P-K theo từng tháng cũng như từng thời kỳ sinh trưởng của cây (đối với cây mai phát triển bình thường). Cháu cám ơn bác nhiều! làm fiền bác giúp giùm cháu được hiểu rõ hơn. cháu chào bác!!!

Đã nói rồi : không có 1 công thức hay 1 qui trình nào nhất định để theo đó mà bón phân cho mai
Vì tùy tình hình từng cây…tùy thời tiết…tùy tình trạng lá và nụ mà bón phân khác nhau

Nhưng cũng Có 1 quy tắc nhất định để quyết định đó là phải dùng đủ : hữu cơ. Vô cơ. Vi sinh.vi khoáng là cái không thể bỏ qua 1 điểm nào nếu bạn muốn cây khỏe mạnh và có hoa công xuất cao

Các định lượng cho NPK cũng vậy..chỉ nên hòa tan trong nước dưới tỉ lệ 1,5 phần ngàn..tưới 15 ngày 1 lần nếu cây có tàn lá to…nếu cây có tàn lá ít hơn thì tưới 20 đến 30 ngày 1 lần…nếy cây có ít lá quá…thì không được tưới NPK mà chỉ dùng hữu cơ thôi
Nếu cây có tàn lá rậm rạp….tì tưới 10 tới 12 ngày 1 lần

Định lượng cho Các đại khoáng N...P và K…thì tùy tình hình cây mà gia giảm…thí dụ trong các tháng sinh trưởng..cây có nhiều lá đang non thì đương nhiên cần đủ cả 3 NPK bằng nhau

Nếu cây nhiều lá đã già thì cần N nhiều hơn để chuẩn bị cho cây phóng thêm 1 đợt lá nữa

Các tháng cuối năm mà lá già quá thì phải dùng N nhiều hơn…nhưng rất loãng và phun nhiều lần gần nhau để trẻ hóa lá lại

Đã vào tháng 10 mà nụ còn nhỏ quá thì NPK bằng nhau…kèm thêm bấm tược khi tược mới chuẩn bị nhú ra…thủ thuật này sẽ kềm tược được 15 ngày…để cây dồn sức nuôi nụ lớn nhanh hơn

Tùy tình hình từng cây là thế…1 định lượng cho từng đại khoáng N P hoặc K là cái biến đổi tùy tình hình
Nhưng tổng số không nên quá 1,5 phần ngàn

"Duy biến sở thích" tùy tình hình mà thích ứng...không có công thức nào nhất định đâu
 

Last edited by a moderator:
gửi bác vi
tình hình là năm rồi cháu có 1 số phân bò cháu chỉ để trong bao khoảng 1 năm(phân bò đã hoai như đất) và cháu không ủ thêm 1 chất gì vào phân bò
bây giờ cháu tính là lấy phân bò đó đắp lên chậu mai rồi cùng tưới tricoderma vào chậu mai...cháu làm như thế có được không?
xin bác tư vấn giúp cháu
 
gửi bác vi
tình hình là năm rồi cháu có 1 số phân bò cháu chỉ để trong bao khoảng 1 năm(phân bò đã hoai như đất) và cháu không ủ thêm 1 chất gì vào phân bò
bây giờ cháu tính là lấy phân bò đó đắp lên chậu mai rồi cùng tưới tricoderma vào chậu mai...cháu làm như thế có được không?
xin bác tư vấn giúp cháu

Phân bò đã hoai như đất cả năm rồi...không còn giá trị gì...ngoài giá trị của 1 chất mùn

Phân bò nói chung, với tôi trồng cây trong chậu cũng ít dùng nếu tôi đã có hoặc tìm được 1 loại phân khác ( gà.. cút..v..v)
Vì khuyết điểm của phân bò là nhiều hạt cỏ…chúng mọc rất nhiều phải nhổ mệt..và nguy hiểm hơn nữa là các con sùng đất..sau này sẽ sản sinh ra..chúng âm thầm cắn đứt rễ…nếu mình “quên” định kì rải thuốc diệt

Muốn dùng phân bò tốt bạn nên dùng phân chưa mục trộn thêm NPK… thêm 1 ít super lân…1 chút vôi, rồi tưới lên 1 lần nước tiểu của người * ( đã để vài ngày ) trộn đều cho ẩm…sau đó ủ….vài tháng…là dùng rất tốt

*= nước tiểu để vài ngày cho lên men…tưới vào đống phân cần ủ là để cung cấp ngay tức khắc nhiều vi sinh
 
dạ cháu cảm ơn bác...vậy còn trường hợp cháu mua phân gà của những trại gà họ nuôi cứ 3 tháng là họ hốt ra bán 1 lần mà cháu thấy phân gà rất khô như vậy phân đó còn tác dụng không ạ?
phân khô nhưng để trong bao rất là nóng và hiện tại cháu dùng tricoderma tưới lên để ủ
 
dạ cháu cảm ơn bác...vậy còn trường hợp cháu mua phân gà của những trại gà họ nuôi cứ 3 tháng là họ hốt ra bán 1 lần mà cháu thấy phân gà rất khô như vậy phân đó còn tác dụng không ạ?
phân khô nhưng để trong bao rất là nóng và hiện tại cháu dùng tricoderma tưới lên để ủ

Phân khô khó lên men được do thiếu ẩm..
Để trong bao thấy nóng là vẫn có lên men..và quá trình này chưa hoàn tất
Với phân gà khi ủ không cần thêm nhiều NPK mà chỉ cần thêm Lân và vôi..nấm

Đạm trong phân gà nhiều sẽ phản ứng với lân thành phốtphát amon theo công thức :

CaH4(Po4)2 +(NH4)2CO----> 2NH4H2PO4

Theo nhà nông học Hoàng Đức Phương (nguyên viện trưởng Đại học Huế )Đạm này rất bền và tốt cho cây dùng dần mà không sợ tưới nhiều bị trôi đi và ít bị bốc hơi
 
Trước hết xin cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm của MỤC TỬ,sau nhờ góp ý giùm: do cây mai nhà rơi vào trạng thái ngủ nên ngày hôm nay có tiến hành thay đất thì phát hiện một bên rể bị đen có thể do phân mèo hay không và cách ngăn ngừa không cho mèo ị vào chậu (đây có phải là nguyên nhân làm cây không phát triển).cây mai bị nứt theo chiều dọc trên cành chính xin hỏi nguyên do và cách phòng ngừa (có thể cưa bỏ chổ nứt này không ).Chan thành cảm ơn.
 
cháu đã làm được phần nào từ những lời bác VI dạy
và đây là 1 vài cây mai cháu chăm từ đầu năm đến giờ mặc dù chưa được gọi là hoàn hảo nhưng rất đẹp so vời từ lúc cháu chăm mai tới giờ
cháu xin cảm ơn lời chân thành đến bác và luôn mong bác dồi dào sức khỏe
[URL=http://www.uphinhnhanh.com/view-22IMG_0111.jpg][/URL]
[URL=http://www.uphinhnhanh.com/view-83IMG_0203.jpg][/URL]
[URL=http://www.uphinhnhanh.com/view-49IMG_0205.jpg][/URL]
[URL=http://www.uphinhnhanh.com/view-83IMG_0206.jpg][/URL]
 
Last edited by a moderator:
cháu đã làm được phần nào từ những lời bác VI dạy
và đây là 1 vài cây mai cháu chăm từ đầu năm đến giờ mặc dù chưa được gọi là hoàn hảo nhưng rất đẹp so vời từ lúc cháu chăm mai tới giờ.....

Cây số 1 và cây cuối cùng..xem ra gần đạt..với các xanh đậm lá dày ( không bị mỏng)..nhưng cây còn thưa ..ít lá quá
2 cây ở giữa… các lá đầu tại sao bị vàng ? do ánh sáng lúc chụp..? hay do chất trồng giữ thừa nước?
Cây của bác cả 4 cây còn ít lá quá…sự bốc hơi nước qua lá sẽ không kịp..lại thêm bị che mặt chậu..nên sự bốc hơi nước qua mặt chậu không có…đất luôn ẩm ướtquá sẽ làm rễ yếu đi…đầu lá sẽ vàng…
Đất luôn ẩm ướt sẽ làm rễ mới không mọc ra nên cây không có nhiều đọt..do đó cây ít lá

Sự che phủ mặt chậu bằng rơm rạ chỉ nên làm..khi biết chắc chắn chất trồng thoát nước rất tốt và không giữ nhiều nước..và chỉ nên làm khi cây có bộ lá nhiều bốc hơi nước rất mạnh…nếu không che đến chiều lá có thể bị héo

Nếu cây có các rễ lộ…chỉ nên dùng vỏ dừa úp lên các rễ đó..là được rồi..để mặt đất thoáng..đất chậu khô nhanh hơn..
Theo ý tôi là bác nên gõ bỏ hết rơm ra..dùng vỏ dừa đắp quanh cổ rễ..
Giảm tưới…chỉ nên tưới khi đất chậu đã khô ( thọc ngón tay xuống sâu 5cm là biết có thực sự khô chưa )
Kích rễ nhiều lần với thuốc tốt….để cây ra nhiều rễ và đọt..cho bộ lá càng nhiều càng tốt…vì Vài tháng nữa là mưa rồi…cây ít lá quá sẽ không chịu nổi vì thừa nước mưa liên tục nhiều ngày đâu..chừng đó vàng lá còn trầm trọng hơn nữa

Nếu cảm thấy cần…giũa tháng 4al khi thấy các cơn mưa đầu mùa sắp đổ xuống…bác moi bớt chất trồng chung quanh chậu các cây có ít lá và thay vào đó bằng trấu hun hạt to…trộn ít sơ dừa thôi…để bớt giữ nước..như vậy khi mưa đến cây sẽ khỏe hơn

Khuyết điểm của người mới trồng cây trong chậu đều giống nhau là : chất trồng giữ nhiều nước….lại bị tưới nhiều nữa…đất chậu chưa khô đã tưới lại rồi

Đúng cách nhất là : giữa 2 lần tưới phải có 1 lần đất chậu khô…như vậy có thể đến 5 ngày hoặc 7 ngày mới được tưới lại vì lúc đó đất mới thực sự khô..
Mà khi tưới lại phải tưới thật nhiều nước…tưới đến khi nào nước thoát ra từ đáy chậu thì ngưng
Như vậy để chắc chắn toàn bộ đất chậu đã thấm đủ nước…sau đó lại chờ đến khi nào đất chậu khô mới được phép tưới lại…có thể chờ nhiều ngày đất mới khô được…khi cây có ít lá quá
 
dạ cháu cảm ơn bác VI. bác nói rất chính xác vì lúc mới bắt đầu chơi mai cháu đã cho sơ dừa tới 50% nên cây bị yếu và bây giờ cháu củng hạn chế tưới , một số hình chụp là bị ánh sáng và đột non nên vàng vàng ạ
vậy là giữa tháng 4 cháu sẽ cố gắng thay lại chất trồng hợp lý
cháu càng làm càng ló cái ngu của mình ra và luôn luôn phải học hỏi
bác VI cho cháu hỏi về vần đề ghép mai(ghép chọt) là trước ngày ghép mình có cần tưới kích thích gì để cho nhựa cây được nhiều và khi ghép dể đạt hiệu quả hơn?
cháu cảm ơn bác nhiều
 
Last edited by a moderator:
........
bác VI cho cháu hỏi về vần đề ghép mai(ghép chọt) là trước ngày ghép mình có cần tưới kích thích gì để cho nhựa cây được nhiều và khi ghép dể đạt hiệu quả hơn?
cháu cảm ơn bác nhiều

Theo Tôi thì không cần thiết…và tôi cũng chưa làm bao giờ..nhưng trước khi ghép 1 giờ..tưới cho cây đủ nước thì dễ lột vỏ hơn
Ghép trong thời gian cây đang lên nhựa ( chuẩn bị hoặc đang phóng đọt)..thì dễ thành công
Đôi cũng có những bo ghép rất tốt…mà vẫn bị thất bại, phải ghép lại…tôi không hiểu nguyên nhân

--------

dạ cháu cảm ơn bác VI. bác nói rất chính xác vì lúc mới bắt đầu chơi mai cháu đã cho sơ dừa tới 50% nên cây bị yếu và bây giờ cháu củng hạn chế tưới , một số hình chụp là bị ánh sáng và đột non nên vàng vàng ạ
vậy là giữa tháng 4 cháu sẽ cố gắng thay lại chất trồng hợp lý
........

Cây của bác đang phát triển tốt,nhưng chưa phải là 1 cây hoàn toàn toàn mạnh khỏe xung sức…do đó thay đất tháng 4 có thể sẽ làm cây chột đấy

Do chất trồng hơi nhiều sơ dừa…nhưng nếu trong giai đoạn này bác chịu khó kích rễ và phân bón vừa đủ..tưới đúng ...cây sẽ ra rất nhiều đọt và nhiều lá…đến tháng 4 bộ lá đã xum xuê um xùm…bác chỉ nên “tỉa chèo” thôi…với bộ lá đã hoàn chỉnh thì mưa cỡ nào cũng chả nhằm nhò gì…không bao giờ có “hiệu ứng” thừa nước mưa với cây đã có bộ lá xum xuê

Bác xem các vườn mai Bến Tre có những chậu…trồng toàn bằng sơ dừa với 1 ít trấu sống…mà hiếm thấy cây nào bị vàng lá ngọn do thừa nước,,là do bộ lá đã đầy đủ ngay trong tháng nắng

Khuyên bác tháng 4 không nên thay đất…nếu cây đã có lá nhiều rồi và trông khỏe mạnh...

--------

Trước hết xin cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm của MỤC TỬ,sau nhờ góp ý giùm: do cây mai nhà rơi vào trạng thái ngủ nên ngày hôm nay có tiến hành thay đất thì phát hiện một bên rể bị đen có thể do phân mèo hay không và cách ngăn ngừa không cho mèo ị vào chậu (đây có phải là nguyên nhân làm cây không phát triển).cây mai bị nứt theo chiều dọc trên cành chính xin hỏi nguyên do và cách phòng ngừa (có thể cưa bỏ chổ nứt này không ).Chan thành cảm ơn.

Cây của bác tình hình này đi ra ngoài hiểu biết của Lão mõ rồi…bác nên mang câu hỏi này sang địa chỉ sau đây..sẽ nhận được nhiều góp ý hơn :

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/forumdisplay.php?f=35
 
Last edited by a moderator:
gửi bác VI
vừa rồi cháu có ghé thăm 1 vườn mai của 1 người bác gần huyện...bác ấy chăm và cho thuê mai củng được 10 năm rồi
nhưng 1 điều khó lí giải là không biết nguyên do gì mà cả vườn mai bị vàng lá gân xanh(cấy thấy yếu và không thấ phóng đột non nhiều) và những cây mai ghép giảo thủ đức vừa rồi cắt cành sau tết rấy nhiều cây bị bỏ chi không chịu ra đột non
cháu thì mới chơi mai nên không dám ý kiến, thấy bác ấy nói thấy mình củng buồn buồn vì cả gia đình phụ vào vườn mai là chính và vườn mai cách đây 1 năm cháu thấy 1 số cây đã bị vàng ká gân xanh, năm nay thì bị toàn vườn
bác VI có ý kiến gì cho tình trạng trên xin bác VI chỉ giúp ạ?
cháu xin cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
gửi bác VI
vừa rồi cháu có ghé thăm 1 vườn mai của 1 người bác gần huyện...bác ấy chăm và cho thuê mai củng được 10 năm rồi
nhưng 1 điều khó lí giải là không biết nguyên do gì mà cả vườn mai bị vàng lá gân xanh(cấy thấy yếu và không thấ phóng đột non nhiều) và những cây mai ghép giảo thủ đức vừa rồi cắt cành sau tết rấy nhiều cây bị bỏ chi không chịu ra đột non
cháu thì mới chơi mai nên không dám ý kiến, thấy bác ấy nói thấy mình củng buồn buồn vì cả gia đình phụ vào vườn mai là chính và vườn mai cách đây 1 năm cháu thấy 1 số cây đã bị vàng ká gân xanh, năm nay thì bị toàn vườn
bác VI có ý kiến gì cho tình trạng trên xin bác VI chỉ giúp ạ?
cháu xin cảm ơn


Vệ sinh cây sạch sẽ…Thay đất định kì..hoặc thay đất từng phần hằng năm…chất trồng hợp lí…nước tưới tốt…phân bón cân đối…và không được thừa…ngừa nấm bịnh đúng kì..rải thuốc diệt tuyến trùng sâu đất đúng kì..v..v
Cây cứ thế mà phát triển…không bịnh tật nào xâm phạm nó được tất cả những điều trên gọi là ngừa bịnh đấy
Trồng mai quan trọng nhất là ngừa bịnh..vì khi đã bịnh rồi xác định đúng nguyên nhân là điều khó vì có nhiều nguyên nhân…nhưng lại cùng 1 triệu chứng
Dù có xác định đúng nguyên nhân chữa cho khỏi phải là 1 thời gian dài
Vàng lá gân xanh tưởng như nhỏ. Nhưng thưc sự rắc rối lắm đấy.nấm bịnh làm hư mạch nhựa..mất cân đối trong phân bón…( thừa lân đưa đến thiếu sắt )bị Tuyến trùng hại rễ làm vàng lá ít lá…cây không ra nổi đọt ..v..v suy dần rồi chết sau 2 năm

Bịnh toàn vườn là chuyện trầm trọng

Nên nhờ bác này Giúp cho : Đỗ Bình 0918146738
( dblongthanh )
vườn mai của bác ở sau Thiền Viện Thường Chiếu (Long Thành)…phải đến tận nơi mới tìm ra được nguyên nhân

Có 1 vườn mai…thì nên tham gia 1 diễn đàn để có 1 nhóm bạn bè cùng ngề cùng sở thích..khi có biến cố 1 nhóm bạn giúp đỡ thì chuyện khó cũng thành dễ
 
Vị trí để cây mai trên ban công, có nắng buổi sáng đến khoảng 1g là hết nắng.

1/- Em Cúc Mai: Đất trồng gồm toàn bộ trấu+xơ dừa mới thay đất năm 2012.
Agriviet.Com-IMG_0003.JPG

Agriviet.Com-IMG_0004.JPG

Agriviet.Com-IMG_0005.JPG

Agriviet.Com-IMG_0009.JPG


2/- Em Mai 9 cánh: Đất trồng gồm đất thịt+ xơ dừa thay đất năm 2011.

Agriviet.Com-IMG_0006.JPG

Agriviet.Com-IMG_0007.JPG

Agriviet.Com-IMG_0008.JPG

Sau một thời gian thực hiện đúng các chỉ dẫn của Lão Mục kết quả cây cúc mai tàn lá đã sum xuê, rất nhiều lá xanh và lá già phải ngắt bỏ. Có thể tháng 5 phải ngắt hết lá đề phòng mai nở sớm do lá giá già khi tết đến.

Riêng cây mai 9 cánh thì tôi quyết định xả tàn thật sâu, chỉ dùng roots2 và Agrostim. kết quả tược đâm nhiều nhưng không đều tàn, tược non mọc nhanh, dài nhưng lá thưa nên tôi cứ bấm đọt liên tục để khống chế tược. Hiện nay các tược non thấy nhỏ và dài chứ không mập như mong muốn.
Lão có giải pháp gì cho cây cúc Mai?
 


Back
Top