luận bàn về cách thức phân phối nông sản (mãng cầu Tây Ninh)

  • Thread starter vanhieutn
  • Ngày gửi
trước tiên xin cảm ơn đã đọc tin.
mình thấy chỗ mình đa số nông sản đều bị ép giá , giá chênh lệch từ lúc bán đến người tiêu dùng là khá lớn , không biết ở nơi các bạn sống thế nào , mình đang nghiên cứu vấn đề này và đạc biệt là trái mãng cầu quê mình. xin các bác cho ý kiến.
 


mình cũng ở Tây Ninh đây..đúng là giá cả bị thương lái ép giá..mình cũng muốn tìm nhà kênh phân phối an toàn, ổn định..vườn nhà mình là chôm chôm và thanh long ruột đỏ và cây tầm vong
 
Giá gốc ( tại vườn) bây nhiêu , giá bán lẻ tại chợ là bao nhiêu mà nói ép giá thế vậy bạn. Nếu giá bán lẻ và bán sĩ tại vườn gấp 2 lần, thì người bán lẻ chưa chắc có lời. Vì qua trung gian, vận chuyển, hao hụt , chịu thuế (tiền chỗ ) . v v .
 
mình biết là phải có chi phí đóng gói và đảm bảo là thương lái có lời , nhưng sư chênh lệch thật sự là rất đáng nói , vả lại mình nằm ở khu vực chân núi BÀ ĐEN nên cũng biết rất nhiều hộ bị thiệt thòi và tôi đang cố gắng tìm đường đi cho loại nông sản này mà không cần thông qua quá nhiều trung gian hay vựa trung gian.
 
Nông sản nông dân sản xuất ra, bán chỉ được một, thương lái ban ra gấp 4-5 lần rồi. Đơn cử như chuối xiêm, mình trồng bán cho cơ sở thu mua chỉ khoảng 3.000 đến 4.000 đồng/kg nhưng nếu ai không có đến đó mua thì phải chịu giá 12.000-15.000đồng/kg. Nhiều khi đi bán chuối mà thấy họ lời trước mắt mà không làm gì được. Chỉ hơi buồn trong bụng một ít mà thôi.
 
đừng buồn bạn.sản phẩm nông nghiệp của việt nam mình là như thế đó.nếu buồn bạn hảy buồn cho không thương lái nào chịu mua .nông dân việt vẩn cứ tự lội giửa biển thương trường thôi.hảy tận dụng kinh nghiệm tận dụng kỷ năng mà tự cứu lấy mình. nếu bạn rời nông nghiệp lao vào công nghiệp bạn củng thấy là như vậy thôi.
tất cả nhửng thành quả. thành công điều có đầy trên báo và trên mạng thông tin.nhưng chén cơm bạn đang cầm là thực tế cố giử lấy nó bằng khả năng của bạn.
 

Giá bán lẻ gấp nhiều lần giá tại vườn bán ra, chưa chắc là ai bán lẻ cũng có lời đâu bạn à. Có người lời cũng có người bỏ sạp như chơi. Một sạp trái cây ở chỗ tôi 1 ngày tôi chở không dưới 5 kg trái cây hư, có lúc lên đến hàng chục kg luôn đó. Tốt nhất là làm ra và bán được sản phẩm là nông dân nhà ta được vui rồi.
 
Cách làm đơn giản nhất là đem hàng ra dọc quốc lộ bán khách qua đường. Nếu khi bạn bán mà thấy khó khăn, sản lượng bán ra hàng ngày ít người mua quá thì bạn hiểu tại sao lại phải có thương lái!
 
chỗ mình thì đặc sản là mãn cầu ta , mà khổ nỗi hình như chua có hướng xuất khẩu nên đành phải chịu trước mắt vậy , đang tìm hường ra từ nhà vườn tới bạn hàng,hạng chế qua nhiều trung gian thì ai cũng đươc phần lợi hơn.
 
cái khó của mãng cầu xuất khẩu là khâu bảo quản!
người nước ngoài cũng thích mãng cầu lắm nhưng đem qua tới nước họ thì đã hư hết rồi.
nên tìm cách bảo quản mãng cầu tốt hơn thì mới mong giá tăng được.
còn về buôn bán phức tạp lắm, mua tươi bán héo, 1 vốn 4 lời nhưng cũng có người sau đó bán nhà luôn đó.
 
cái khó của mãng cầu xuất khẩu là khâu bảo quản!
người nước ngoài cũng thích mãng cầu lắm nhưng đem qua tới nước họ thì đã hư hết rồi.
nên tìm cách bảo quản mãng cầu tốt hơn thì mới mong giá tăng được.
còn về buôn bán phức tạp lắm, mua tươi bán héo, 1 vốn 4 lời nhưng cũng có người sau đó bán nhà luôn đó.
bạn nói chính xác ,lam ăn mà , không tính toán kỹ thi sẽ 1 vốn 4 lời ngược.
 
Mình đã đọc qua tất cả các comment của mọi người ở trên, và mình hiểu được phần nào suy nghĩ của mọi người.

- Người nông dân hay người bán lẻ, thậm chí là người vận chuyển đều có cái khó riêng. Họ không có lỗi, đúng hơn là đều có một chút lỗi, góp lại tạo nên thực trạng như bây giờ.
+ Nông dân chỉ biết làm ra quả mà không biết tạo dựng thương hiệu và uy tín. Nông dân có thương hiệu thực sự ở VN rất ít, nhưng có thương hiệu chắc chắn sẽ giàu. Bưởi Thanh Thủy, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim... là những tấm gương, họ chỉ là nông dân, nhưng quyết không bán rẻ, không bán hàng kém chất lượng. Họ giàu... Hãy nghĩ lại nông dân nhà ta làm thế nào? : Khi thương lái ngỏ ý muốn mua hàng lựa, chất lượng với giá cao, không ai bán cả, chỉ muốn bán xô (xấu đẹp mua tất), làm kiểu này thì hỏi sao có giá cao? Về lâu dài nó làm cho nông dân không có động lực để cải tiến sản phẩm của mình, chỉ mong làm ra số lượng nhiều để bán mà chất lượng bỏ ngỏ. Nên nhớ, 1kg vú sữa đẹp giá 100K, nhưng 5kg vú sữa xô chưa nổi 100K.....Vậy lỗi nông dân là chỗ này, và cũng chính chỗ này, họ tự làm họ mất chủ động và nghèo. Các bạn nông dân ở trên lưu ý!
+ Nhà bán lẻ quá buông xuôi cho thị trường, mà không biết cách làm chủ thị trường và rất lười cạnh tranh. Trái cây đầu mùa rất đắt, nhưng đến giữa mùa lại rớt giá, thậm chí làm nông dân bị lỗ. Mình đã khảo sát nhiều người bán lẻ, họ cho rằng, thấy người ta bán rẻ, mình phải bán rẻ theo và phải rẻ hơn (cái này kinh tế gọi là phá giá). HIện tại cũng không có mức giá trần cho giá nông sản nên, nông dân và con buôn đều khổ. Thiết nghĩ, một kg vú sữa đầu mùa giá 100K người tiêu dùng mua được, sao giữa mùa lại chỉ bán có 30K? Cạnh tranh có nhiều cách: thương hiệu, phân khúc thị trường....Bạn nghĩ xem, tại sao bơ ở đường Nguyễn Tri Phương - TPHCM giá tới 50K/1kg mà họ vẫn bán chạy, trong khi bơ ngoài chợ chỉ có 15K/kg, không ai mua....
+ Người vận chuyển chỉ ham chở cho nhiều, rồi dùng tiền có được nhờ chở dư tải để nạp cho công an. Họ cũng không có lời, đến nỗi, giờ áp tải trọng cho xe, nhiều xe nằm một chỗ.

- Như vậy, bạn chủ topic có ý muốn tìm lối thoát cho Na Bà Đen là một ý tưởng rất hay và thiết thực. Vậy có khả thi không?

Xin thưa rằng có. Cách làm đơn giản là bạn hãy tạo dựng thương hiệu cho bà con nông dân. Có nhiều phương pháp nhưng phổ biến và hiệu quả nhất bây giờ, mình nghĩ là mô hình hợp tác xã. Hãy tham khảo các mô hình sau: HTX xoài Suối Lớn - Xuân Lộc, Đồng Nai, HTX xoài cát Hòa Lộc - Cái Bè, Tiền Giang, HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim - Vĩnh Kim, Tiền Giang....

Mình rất muốn có nhiều bạn trẻ có suy nghĩ tích cực giống như chủ topic, và sẽ hỗ trợ hết mình cho các bạn nếu các bạn muốn bắt đầu (đây là khởi nghiệp kinh doanh đó)

Liên hệ với mình:
santavi.com - Liên hệ
 
Mình đã đọc qua tất cả các comment của mọi người ở trên, và mình hiểu được phần nào suy nghĩ của mọi người.

- Người nông dân hay người bán lẻ, thậm chí là người vận chuyển đều có cái khó riêng. Họ không có lỗi, đúng hơn là đều có một chút lỗi, góp lại tạo nên thực trạng như bây giờ.
+ Nông dân chỉ biết làm ra quả mà không biết tạo dựng thương hiệu và uy tín. Nông dân có thương hiệu thực sự ở VN rất ít, nhưng có thương hiệu chắc chắn sẽ giàu. Bưởi Thanh Thủy, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim... là những tấm gương, họ chỉ là nông dân, nhưng quyết không bán rẻ, không bán hàng kém chất lượng. Họ giàu... Hãy nghĩ lại nông dân nhà ta làm thế nào? : Khi thương lái ngỏ ý muốn mua hàng lựa, chất lượng với giá cao, không ai bán cả, chỉ muốn bán xô (xấu đẹp mua tất), làm kiểu này thì hỏi sao có giá cao? Về lâu dài nó làm cho nông dân không có động lực để cải tiến sản phẩm của mình, chỉ mong làm ra số lượng nhiều để bán mà chất lượng bỏ ngỏ. Nên nhớ, 1kg vú sữa đẹp giá 100K, nhưng 5kg vú sữa xô chưa nổi 100K.....Vậy lỗi nông dân là chỗ này, và cũng chính chỗ này, họ tự làm họ mất chủ động và nghèo. Các bạn nông dân ở trên lưu ý!
+ Nhà bán lẻ quá buông xuôi cho thị trường, mà không biết cách làm chủ thị trường và rất lười cạnh tranh. Trái cây đầu mùa rất đắt, nhưng đến giữa mùa lại rớt giá, thậm chí làm nông dân bị lỗ. Mình đã khảo sát nhiều người bán lẻ, họ cho rằng, thấy người ta bán rẻ, mình phải bán rẻ theo và phải rẻ hơn (cái này kinh tế gọi là phá giá). HIện tại cũng không có mức giá trần cho giá nông sản nên, nông dân và con buôn đều khổ. Thiết nghĩ, một kg vú sữa đầu mùa giá 100K người tiêu dùng mua được, sao giữa mùa lại chỉ bán có 30K? Cạnh tranh có nhiều cách: thương hiệu, phân khúc thị trường....Bạn nghĩ xem, tại sao bơ ở đường Nguyễn Tri Phương - TPHCM giá tới 50K/1kg mà họ vẫn bán chạy, trong khi bơ ngoài chợ chỉ có 15K/kg, không ai mua....
+ Người vận chuyển chỉ ham chở cho nhiều, rồi dùng tiền có được nhờ chở dư tải để nạp cho công an. Họ cũng không có lời, đến nỗi, giờ áp tải trọng cho xe, nhiều xe nằm một chỗ.

- Như vậy, bạn chủ topic có ý muốn tìm lối thoát cho Na Bà Đen là một ý tưởng rất hay và thiết thực. Vậy có khả thi không?

Xin thưa rằng có. Cách làm đơn giản là bạn hãy tạo dựng thương hiệu cho bà con nông dân. Có nhiều phương pháp nhưng phổ biến và hiệu quả nhất bây giờ, mình nghĩ là mô hình hợp tác xã. Hãy tham khảo các mô hình sau: HTX xoài Suối Lớn - Xuân Lộc, Đồng Nai, HTX xoài cát Hòa Lộc - Cái Bè, Tiền Giang, HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim - Vĩnh Kim, Tiền Giang....

Mình rất muốn có nhiều bạn trẻ có suy nghĩ tích cực giống như chủ topic, và sẽ hỗ trợ hết mình cho các bạn nếu các bạn muốn bắt đầu (đây là khởi nghiệp kinh doanh đó)

Liên hệ với mình:
santavi.com - Liên hệ
rất cảm ơn những lời chia sẻ của bạn ,vậy là từ chất lượng và thương hiệu sẽ mang tính quyết định, ...
 
trước tiên xin cảm ơn đã đọc tin.
mình thấy chỗ mình đa số nông sản đều bị ép giá , giá chênh lệch từ lúc bán đến người tiêu dùng là khá lớn , không biết ở nơi các bạn sống thế nào , mình đang nghiên cứu vấn đề này và đạc biệt là trái mãng cầu quê mình. xin các bác cho ý kiến.
Mình cũng ở Tây Ninh nè, cũng có dịp trò chuyện với vài nông dân ở chân núi Bà. Thấy ai cũng hào hứng về việc trồng mãng cầu mà ta? Nhưng nhìn chung, sự lo lắng và quan tâm của bạn là chính xác và hợp với thực tế.

Mình cũng tâm huyết với nông dân quê mình lắm nên mình nghĩ một số giải pháp sau.

Thứ nhất: NÔNG DÂN PHẢI TỰ CỨU MÌNH.
Điều này có nghĩa là nông dân mình cầ hợp tác lại với nhau, thống nhất với nhau về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm ==> Tạo thương hiệu mãng cầu Tây Ninh bằng cách thiết kế logo, bao bì đóng gói (Chi tiết này tưởng chừng như nhỏ nhưng về lâu dài mang hiệu quả trên sức mong đợi đấy)

Thứ hai. Thành lập kênh phân phối đến các đầu mối nông sản tại Tp. HCM. Có nghĩa là HTX của mình cần tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm của mình với giá tương đối tốt. và ổn định.

Thứ Ba. Lập Kênh phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại Tp.HCM với những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý. (Chúng ta có thể thuê những người con Tây Ninh đang học tập tại đây để có thể kinh doanh sản phẩm của mình.)

Để thực hiện được cả 3 điều trên thì chúng ta cần có 1 hợp tác xã đúng nghĩa, vì lợi ích chung của mọi người. Rất nhiều mô hình HTX năng động và đã thành công, với quyết tâm và sự đồng lòng lớn của những người dân tham gia HTX.

Trong ba khâu trên khâu 1 là quan trọng nhất. Bước đầu tuy khó khăn, nhưng nếu liên kết, đồng lòng và quyết tâm thì tất yếu sẽ thành công. Để có thể tạo dựng được thương hiệu sản phẩm mãng cầu Tây Ninh.
 
Mình cũng ở Tây Ninh nè, cũng có dịp trò chuyện với vài nông dân ở chân núi Bà. Thấy ai cũng hào hứng về việc trồng mãng cầu mà ta? Nhưng nhìn chung, sự lo lắng và quan tâm của bạn là chính xác và hợp với thực tế.

Mình cũng tâm huyết với nông dân quê mình lắm nên mình nghĩ một số giải pháp sau.

Thứ nhất: NÔNG DÂN PHẢI TỰ CỨU MÌNH.
Điều này có nghĩa là nông dân mình cầ hợp tác lại với nhau, thống nhất với nhau về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm ==> Tạo thương hiệu mãng cầu Tây Ninh bằng cách thiết kế logo, bao bì đóng gói (Chi tiết này tưởng chừng như nhỏ nhưng về lâu dài mang hiệu quả trên sức mong đợi đấy)

Thứ hai. Thành lập kênh phân phối đến các đầu mối nông sản tại Tp. HCM. Có nghĩa là HTX của mình cần tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm của mình với giá tương đối tốt. và ổn định.

Thứ Ba. Lập Kênh phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại Tp.HCM với những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý. (Chúng ta có thể thuê những người con Tây Ninh đang học tập tại đây để có thể kinh doanh sản phẩm của mình.)

Để thực hiện được cả 3 điều trên thì chúng ta cần có 1 hợp tác xã đúng nghĩa, vì lợi ích chung của mọi người. Rất nhiều mô hình HTX năng động và đã thành công, với quyết tâm và sự đồng lòng lớn của những người dân tham gia HTX.

Trong ba khâu trên khâu 1 là quan trọng nhất. Bước đầu tuy khó khăn, nhưng nếu liên kết, đồng lòng và quyết tâm thì tất yếu sẽ thành công. Để có thể tạo dựng được thương hiệu sản phẩm mãng cầu Tây Ninh.
cảm ơn bạn đã chia sẻ , mình hiểu ý bạn , về cách thứ 3 mà bạn nói có phải la rút ngắn khoảng cách giũa sản phẩm sau thu hoạch và người tiêu dùng không , không cần phải qua kênh phân phối nào khác như là vưa chẳng hạn.
 


Back
Top