Đề tài gỗ Sưa theo hướng tốt và xấu?

Minh đã xem về vấn đề gỗ Sưa hiện nay.
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998
Minh cũng có 01 mục mới dành cho bà con mình hiện nay đã và đang trồng gỗ Sưa có nên lo lắng không?
-------------------------------------------
Cảm ơn. Tất cả những thông tin của các Bác
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998.
Thật đáng suy nghĩ là lo lắng. Minh đang dự tính mua giống về trồng 1hecta về sau già ( khoản 20-30 năm sau) để bán dưỡng già, không cần con cháu lo lắng.
Có thể trao đổi về 02 khía cạnh hiện nay:
1/ Thông tin về Đài, Báo cảnh báo đừng nên dẩm vào bước chân củ VD như: Móc Trâu, Móng Bò hoặc là Óc Bưu vàng.
2/ Tại sao thị trường chợ đen các tay thu mua gỗ sưa vẫn cứ thu mua lén lút, chặt phá trộm. Gần nhất là tại Hà Nội xử vừa xong vụ án trộm gỗ sưa tại HÀ NỘI.

Vì vậy? Theo cách suy nghĩ của mọi người như thế nào TỐT HAY XẤU, Ai có thể khẳng định chắc chắn? Xin cảm ơn.
 


Last edited:
Sự thật tôi đã trồng sưa được 8 năm nay.
Có nhận xét là trồng sưa cho sống thì dễ. Nhưng trồng cho có gỗ bán thì không hề đơn giản.
Bởi sưa rất dễ bị sâu tấn công, và bệnh sẽ nhân theo vết thương sâu để lại xâm nhập vào khiến sưa oặt ẹo khó có gỗ theo tiêu chuẩn người mua.
Mà sâu là toàn thứ độc địa khó phòng trừ lắm (hôm nào sẽ đề cập kỹ hơn)
Không biết có phải vì vậy mà sưa hiếm hay không???
Còn giá trị thực ảo như thế nào thì chịu không nghĩ ra!?
Mấy hôm nay thì cứ phải vò đầu bứt tóc vì không có sưa để bán(!)
Năm ngoái có người bán được 20 cây trồng cùng đợt với tôi đk 15cm với giá 20tr, nhưng nếu để tới năm nay thì ước lượng giá trị đó cao hơn ít nhất 5 lần
Năm ngoái họ mua theo cách thức đào cả gốc chở đi như cây công trình. Nhưng nay mới vỡ lẽ đó chỉ là cách để họ hợp thức hoá vận chuyển cho đỡ bị hoạch hoẹ tốn kém
Tuy vậy nếu ai có ý định trồng thì không nên bị cuốn vào mà mua giống giá đắt vì sưa trồng hiện có rất nhiều quả và rất dể ươm, theo tôi giá dưới 3000vnd/cây là hợp lý.
Tôi nói những điều này chỉ là để chia sẻ ai tin hay không tin thì mặc lòng
Tôi đang có kế hoạch chăm sóc kỹ hơn những cây đã trồng
 


Sự thật tôi đã trồng sưa được 8 năm nay.
Có nhận xét là trồng sưa cho sống thì dễ. Nhưng trồng cho có gỗ bán thì không hề đơn giản.
Bởi sưa rất dễ bị sâu tấn công, và bệnh sẽ nhân theo vết thương sâu để lại xâm nhập vào khiến sưa oặt ẹo khó có gỗ theo tiêu chuẩn người mua.
Mà sâu là toàn thứ độc địa khó phòng trừ lắm (hôm nào sẽ đề cập kỹ hơn)
Không biết có phải vì vậy mà sưa hiếm hay không???
Còn giá trị thực ảo như thế nào thì chịu không nghĩ ra!?
Mấy hôm nay thì cứ phải vò đầu bứt tóc vì không có sưa để bán(!)
Năm ngoái có người bán được 20 cây trồng cùng đợt với tôi đk 15cm với giá 20tr, nhưng nếu để tới năm nay thì ước lượng giá trị đó cao hơn ít nhất 5 lần
Năm ngoái họ mua theo cách thức đào cả gốc chở đi như cây công trình. Nhưng nay mới vỡ lẽ đó chỉ là cách để họ hợp thức hoá vận chuyển cho đỡ bị hoạch hoẹ tốn kém
Tuy vậy nếu ai có ý định trồng thì không nên bị cuốn vào mà mua giống giá đắt vì sưa trồng hiện có rất nhiều quả và rất dể ươm, theo tôi giá dưới 3000vnd/cây là hợp lý.
Tôi nói những điều này chỉ là để chia sẻ ai tin hay không tin thì mặc lòng
Tôi đang có kế hoạch chăm sóc kỹ hơn những cây đã trồng
Mong bạn chia sẻ thêm kinh nghiệm thực tế về cây sưa để mọi người cùng rõ, chứ theo thông tin trên diễn đàn, càng ngày mình càng rối. Thân
 
Hôm nay tôi chia sẻ thêm về tình trạng sâu hại sưa:
Độc địa nhất và cũng là nguyên nhân chính khiến cây sưa chết hoặc oặt ẹo không lớn và làm mất giá trị của sưa là các loài sâu đục thân là ấu trùng của các loài xiến tóc hay ấu trùng của các loài bọ cánh cứng nói chung:
Photo1005.jpg Photo1004.jpg Đây là nhân vật chính con trưởng thành sẽ gặm vỏ xung quanh cành non khiến cành gãy. Trứng nở ra ấu trùng đục vào thân cành.
Đây là loài gây hại tương tự:
Photo1029.jpg Loài này chủ yếu sinh ấu trùng đục thân
Dấu vết + hình ảnh gây hại của chúng:Photo1012.jpgPhoto1013.jpg Photo1014.jpg Photo1015.jpg Photo1017.jpg Photo1018.jpg
 

File đính kèm

  • Photo1016.jpg
    Photo1016.jpg
    43.5 KB · Lượt xem: 15
Cây bị khô ngọn:
Photo1028.jpg Cây may mắn vượt qua nhưng vẫn còn dấu vết trên thân:Photo1027.jpg
Hình ảnh này chứng minh cây sưa rất sai quả:
Photo1032.jpg Photo1031.jpg
 
Sưa bây giờ còn giống đâu mà trồng
sao không còn giống để trồng hả bạn. cây sưa người ta trồng khoảng 4 -5 năm trở lên đã cho ra trái. 1 cây ra hàng nhàn trái bạn trồng sao hết. sưa đỏ bây giờ là cây lâm nghiệp thông dụng khắp các miền của tổ quốc rồi nhé bạn??? cơ sở nào để bạn khẳng định câu nói trên.
 
Muốn chắc trồng xoan bác ạ. Cùng thời gian 6 năm mà 1 ha xoan cho thu hơn 1 tỉ mà keo thu cao lắm cũng kô nổi 200. Em trồng 2 lứa xoan rồi. 1 lứa 10 ha, thu hơn chục. Nếu bác muốn đa cây thì trồng xen xà cừ, mấy cây dó bầu, đến lúc thu hoạch thì bác ăn mỏi răng. 20 năm được 3 lứa, ngót 5 tỉ chứ ít à. Lúc đó khỏi dưỡng già mà là mua nhà lầu, sắm xe hơi rồi, xoan thì kô bao giờ lo đầu ra, lại có thể cải thiện môi trường nữa.
Chào bác
bác tính sao mà 1ha xoan 6 tuổi bán được hơn 1 tỉ ,xin thưa là tôi có gần 2000 cây xoan hơn 9 tuổi rất to do trồng với khoảng cách 6 mét vì trồng xen trong xoài mà người mua trả giá 500k 1 khối họ cưa xong chất lên xe đo trả tiền đó.
 

Cám ơn bạn đã phản hồi, xin ban cho biết xoan của bạn là xoan thường hay là xoan đào, và bạn ở đâu, vì tôi đang rất băn khoăn về giá gổ xoan đào.Ra mua đồ gỗ tại trại gỗ, họ tính xoan đào 6tr/m3. Nhưng nghe thông tin thì thấy có nhiều người chỉ bán với giá chưa tới 1tr/m3
Gỗ của chi cẩm lai quý vì tính chất của nó bền, đẹp, tỷ trọng lớn, không mối mọt. Một số ít loài trong chi cẩm lai có tinh dầu cho hương thơm và hương thơm ngọt nhẹ này tồn tại trong gỗ một thời gian lâu dài nên được gọi là gỗ hoa hồng (rosewood được thị trường phương tây ưu chuộng), một số khác có gỗ màu đỏ hồng đẹp mắt được xếp vào nhóm hồng mộc ( theo cách gọi của thị trường trung quốc). Lấy ví dụ gỗ sưa (hoàng đàn đỏ, cẩm lai bắc, trắc thối,..tên khoa học là Dalbergia tonkinensis )vừa có lõi màu hồng đỏ,vừa có hương thơm nhẹ nhẹ trong gỗ nên được thị trường thế giới ưu chuộng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc ưu chuộng bậc nhất. Những năm gần đây người giàu mới nổi của trung quốc tăng vọt lên gần 20 triệu người. Nhu cầu về xa xi phẩm theo đó tăng cao. Dẫn đến sự đua đòi sở hữu các loại đồ gỗ hồng mộc (theo cách gọi của thị trường Trung Quốc) , cầu lớn mà cung thì rất nhỏ, vì các loài thuộc nhóm gỗ quý này lớn chậm, chu kỳ khai thác từ 30 -50 năm, nên dẫn đến sự khan hiếm, kéo theo đó là bong bóng đầu cơ. Làm cho gỗ sưa, là một ví dụ điển hình, trở thành món hàng đắt giá được săn đuổi, với mức rất cao cũng có người mua. Mua để sở hữu cũng có, mua để đầu cơ cũng không ít.

Do những tính chất quý trên mà vài loài cẩm lai đang bị khai thác vô tội vạ. Số lượng cẩm lai trong tự nhiên ngày càng giảm đi một cách đáng kể, vài loài có tên trong sách đỏ và đang bị đe dọa nghiêm trọng. (theo báo cáo của EIA).

Bên cạnh gỗ sưa, vừa có màu sắc đẹp vừa có hương thơm….thì giáng hương, cẩm lai nam (trắc) cẩm lai bà rịa cũng nằm trong danh sách được săn lùng của thương lái Trung Quốc, dù mức giá không đến mức như gỗ sưa nhưng các loại gỗ này cũng có mức giá ngoại hạng. Nghĩa là dù cho mức giá trên bảng kê chính thức của gỗ cẩm lai chỉ có 24tr/m3 trên thị trường chợ đen mức giá này có thể dao động từ 30 – 200/tr m3 (2000-20.000 usd/m3) tùy theo khối gỗ càng lớn thì giá trị càng cao.

Theo nhìn nhận chung của tác giả, dù cho có yếu tố bong bóng đầu cơ mua các loại gỗ quý của thương lái Trung Quốc, mức giá của các loại gỗ này là tín hiệu vui cho người làm lâm nghiệp. Tôitin là sau bong bóng đầu cơ, mức giá các loại gỗ quý này trở về giá trị thật, tức là trên 1000usd/m3 thì người trồng vẫn có lợi. Việc đầu tư trồng 1 vài cây trong vườn cho tới vài trăm cây như một món bảo hiểm cũng là một lựa chọn hay. Tuy nhiên cũng không nên quá kỳ vọng như việc sẽ giàu lên nhanh chóng, vì thời gian 30 là khoảng thời gian dài.

Do đặc điểm sinh thái của các loài gỗ quý này là phải cần đến 30 năm mới bắt đầu khai thác được. Trong suốt những năm qua đã không gây được sự chú ý của nông dân cũng như nhà nước trong việc trồng các loại cây này. Một trong nhưng lý do chính của việc này là lấy gì ăn trong thời gian 30 năm dài này, là người nông dân chạy bữa còn khó huống chi nói tới đầu tư dài hạn. Thêm 1 lý do nữa,ít thuyêt phục hơn nhưng cũng nên nói ra, trước nay chúng ta luôn coi là mình có rừng vàng biển bạc, thiếu gỗ thì lên rừng kiếm hơi đâu mà trồng. Chỉ từ năm 2000 trở đi các loại gỗ quý thực sự cạn kiệt trên rừng, cộng với thị trường mở cửa, nhu cầu gỗ tăng cao, chúng ta mới thực sự quan tâm tới việc trồng rừng. Và trong khoảng 8 năm trở lại đây (2008-2015) thì các loại giống cây quý mới được phổ biến rộng rãi nên lợi ích về ngành trồng rừng chưa thực sự được nhiều người hiểu đúng và hiểu đủ.

Một trong nhưng ví dụ điển hình nhất cho việc coi mình có rừng vàng biển bạc đó là chuyện cây sưa. Vào năm 2013 khi giá gỗ sưa ở thị trường trung quốc lên đỉnh điểm, bên cạnh các bài báo viết về nạn buôn gỗ sưa giá trên trời, cũng có không ít bài báo đưa ý kiên của người đi rừng xưa nói nói là gỗ sưa hồi xưa đầy không ai thèm cưa. Và rằng cái giá mà gỗ sưa đang có hiện nay chỉ là do Trung Quốc làm giá. Chứ thật sự cây sưa không có giá trị. Nói như vậy hoàn toàn là thiên kiến, vì trước khi có những tuyên bố đó thì gỗ sưa đã được xếp vào hạng gỗ nhóm I. Vậy nên mới nói, hiểu đúng và đầy đủ về ngành lâm nghiệp, sẽ mang lại nhiều lựa chọn đầu tư thú vị hơn cho mọi người.

Trái ngược với báo cáo của EIA cho rằng các loài cây thuộc họ cẩm lai đang bị săn lùng khai thác đến mức tuyệt chủng. Hiện nay phong trào gây trồng các loại gỗ quý ở các tỉnh phía nam đang diễn ra khá mạnh mẽ, bạn có thể dễ dàng tìm thấy giống các loại gỗ quý này ở các vườn ươm cây giống ở các tỉnh Đông nam bộ. Ở Bình Phước, người trồng tiêu khoảng 10 năm trở đã bắt đầu chọn các cây gỗ quý thuộc họ cẩm lai làm trụ leo cho cây tiêu, sau 30 năm khi tiêu tàn, lúc đó cẩm lai cũng đã có thể khai thác.

Trước khi kết thúc phần mở đầu này tôixin có vài dòng nhỏ về cây sưa, Dù cho giá sưa có cao đến đâu, Thì theo thiên kiến của tác giả, tôivẫn coi sưa là cây cẩm lai bắc, ngang hàng với cẩm lai bà rịa cẩm lai nam giáng hương…vv . Và theo thiên kiến ấy nếu có đầu tư trồng cây gỗ quý trên đất mình, Tôisẽ chọn số lượng gỗ sưa ngang bằng với các loại khác, để sau 30 năm nữa, bong bóng đầu cơ không còn, tôivẫn còn nhiều loại gỗ quý trong tay. Tôithấy có nhiều trường hợp chặt bỏ nhiều hecta điều , cao su, để trồng sưa chờ thời có lẽ là một quyết định liều lĩnh.
Link Tài liệu báo cáo của EIA

http://eia-international.org/wp-content/uploads/Routes-of-Extinction-Vietnam-FINAL.pdf
 
Mọi người cho hỏi. Cây xưa bị những người thu mua xưa khoan vào có bị ảnh hưởng gì đến cây không.
 


Back
Top