Bài toán quản lý trang trại khi ở xa.

  • Thread starter vietfarmfresh
  • Ngày gửi
Kính gửi các bác,
Em có bài toán đặt ra, các bác cho em lời giải với.
Đề bài gồm các dữ liệu:
- Nhà em đang làm thanh long ruột trắng, nói dung năng suất dạng khá so với mặt bằng.
- Hiện tại đang sinh sống ở Bình Thuận.
- Có anh bạn ở miền tây có hơn 1 ha (hơn 1000 trụ) thanh long ruột đỏ cho thuê lại (cách chỗ em cả mấy trăm cây số). Vườn thanh long ruột đỏ đã chạy điện và đang cho thu hoạch, có bình điện, nước tưới. Chưa có nhà ở cho người làm thuê. Giá cho thuê 100 triệu/năm, cho thuê 5-6 năm, tiền đóng đầu kỳ.
- Tình hình vài năm trở lại đây, giá thanh long ruột đỏ bình quân là khá cao. Lợi nhuận tốt.
- Nhà em chưa từng làm thanh long ruột đỏ.
- Em đã có gia đình. Nếu vườn này mà nằm gần nơi em đang sống hiện tại thì với những dữ liệu này thì chắc chắn em sẽ quyết định thuê.
Hỏi:
1. Em có nên thuê lại vườn này ko?
2. Nếu em thuê lại vườn rồi lại cho thuê lại thì có khả thi không?
3. Giải pháp quản lý khi vườn ở xa?

Cảm ơn các bác?
 


Kính gửi các bác,
Em có bài toán đặt ra, các bác cho em lời giải với.
Đề bài gồm các dữ liệu:
- Nhà em đang làm thanh long ruột trắng, nói dung năng suất dạng khá so với mặt bằng.
- Hiện tại đang sinh sống ở Bình Thuận.
- Có anh bạn ở miền tây có hơn 1 ha (hơn 1000 trụ) thanh long ruột đỏ cho thuê lại (cách chỗ em cả mấy trăm cây số). Vườn thanh long ruột đỏ đã chạy điện và đang cho thu hoạch, có bình điện, nước tưới. Chưa có nhà ở cho người làm thuê. Giá cho thuê 100 triệu/năm, cho thuê 5-6 năm, tiền đóng đầu kỳ.
- Tình hình vài năm trở lại đây, giá thanh long ruột đỏ bình quân là khá cao. Lợi nhuận tốt.
- Nhà em chưa từng làm thanh long ruột đỏ.
- Em đã có gia đình. Nếu vườn này mà nằm gần nơi em đang sống hiện tại thì với những dữ liệu này thì chắc chắn em sẽ quyết định thuê.
Hỏi:
1. Em có nên thuê lại vườn này ko?
2. Nếu em thuê lại vườn rồi lại cho thuê lại thì có khả thi không?
3. Giải pháp quản lý khi vườn ở xa?

Cảm ơn các bác?

uoc gì mình cũng có 1ha , mình có bạn làm xuất khẩu thanh long đi nước ngoài. .
tính toán chi phí sao cho hợp lý . thuê vườn này lại , làm sao cho lợi nhuận > chi phí bỏ ra . có thể thuê nhà dân gần đó canh , làm cỏ dùm . quản lý khi vườn ở xa thì khó , tùy vào sự tin tưởng của chủ với ng làm .
 
Chủ thớt nên chuyển về miền tây sống và quản lý ruột đỏ. Ruột trắng có thể điều khiển từ xa vì có người nhà chăm sóc.
 
Quản lý ở xa thì cũng được chứ có sao đâu bạn.
Sướng ở chỗ khi ra khỏi nhà thì vợ cứ nghĩ mình xuống thăm vườn.
Bác có điều kiện thì làm đi. Khi nào thuốc, phân hay thu hoạch thì bác tới kiểm tra. Tưới tắm thì cài người tin tưởng vào là được. Lắp cái láng trại bằng ... hợp túi tiền để cho công nhân ăn ở và làm kho thuốc kho phân luôn.

Thân !
 
Phương án thuê rồi cho người khác thuê lại là khả thi nhất.
Còn thời buổi bây giờ đồng tiền phải gắn liền với khúc ruột,một khối tài sản như vậy không tận tay mình chăm coi thì không thể yên tâm được.
 
Kính gửi các bác,
Em có bài toán đặt ra, các bác cho em lời giải với.
Đề bài gồm các dữ liệu:
- Nhà em đang làm thanh long ruột trắng, nói dung năng suất dạng khá so với mặt bằng.
- Hiện tại đang sinh sống ở Bình Thuận.
- Có anh bạn ở miền tây có hơn 1 ha (hơn 1000 trụ) thanh long ruột đỏ cho thuê lại (cách chỗ em cả mấy trăm cây số). Vườn thanh long ruột đỏ đã chạy điện và đang cho thu hoạch, có bình điện, nước tưới. Chưa có nhà ở cho người làm thuê. Giá cho thuê 100 triệu/năm, cho thuê 5-6 năm, tiền đóng đầu kỳ.
- Tình hình vài năm trở lại đây, giá thanh long ruột đỏ bình quân là khá cao. Lợi nhuận tốt.
- Nhà em chưa từng làm thanh long ruột đỏ.
- Em đã có gia đình. Nếu vườn này mà nằm gần nơi em đang sống hiện tại thì với những dữ liệu này thì chắc chắn em sẽ quyết định thuê.
Hỏi:
1. Em có nên thuê lại vườn này ko?
2. Nếu em thuê lại vườn rồi lại cho thuê lại thì có khả thi không?
3. Giải pháp quản lý khi vườn ở xa?

Cảm ơn các bác?
Ồ, 1ha thanh long ruột đỏ mà giá cho thuê như thế là rất hời rồi. Cái này được gọi là "cơ hội ngàn vàng " cho chú đấy. Đừng bỏ lỡ một cơ hội "ngon" như vậy à nha. Tính ra, mỗi trụ tương đương khoảng 100k/năm, tương đương khoảng 5kg thanh long, tương đương khoảng 15 trái/trụ, tương đương 1/2 vụ là đã hòa vốn. Một năm thu được khoảng 5 vụ. Như vậy, chắc chắn có lời rồi.
Làm đi, đừng có nghĩ viển vông về cái chuyện thuê rồi cho thuê lại. Như thế người ta cười chê đó chú em. Thực ra thanh long ruột đỏ nó cũng có các đặc tính sinh trưởng không khác là bao so với thanh long ruột trắng đâu, nếu đã làm tl ruột trắng rồi thì làm tl ruột đỏ chả có gì phải ngại cả. Vấn đề lớn nhất bây giờ, theo mình nghĩ đó là bạn "sợ" cái sự xa vợ con thôi. Điều này thì ai cũng vậy, chứ không riêng bạn đâu. Nhưng xét về "thì tương lai" thì đây chính là cơ hội cho một hạnh phúc lâu dài, bền vững cho cả gia đình. Hãy "hy sinh" một phần yêu thương, nhung nhớ ...để "kiếm" chút hành trang cho cuộc sống sung túc lâu dài của tương lai chứ!
-Việc chưa có chỗ ở cũng không khó. Ban đầu chấp nhận giăng cái bạt lên cũng chả sao, rồi vai ba tháng là có thu, khi đó ta có thể mua vật liệu xây cái chòi nhỏ khoảng chục m2 là ok rồi, chi phí chắc cũng vài chục triệu là cao.
- Quản lý cũng không khó: trước mắt mình phải là người trực tiếp quán xuyến, sau vài vụ, khi đã "thông thuộc đường đi lối về" (cả nghĩa đen và nghĩa bóng), bạn sẽ tuyển một "cộng sự tin cẩn" để thay thế mình trong lúc bạn đi làm việc khác. Thế thôi!
Trong tiếng Anh, từ One change có nghĩa gần nhất phải là MỘT SỰ THAY ĐỔI, nhưng nó cũng có nghĩa là CƠ HỘI đấy bạn ạ!
Chúc thành công!
 
Kính gửi các bác,
Em có bài toán đặt ra, các bác cho em lời giải với.
Đề bài gồm các dữ liệu:
- Nhà em đang làm thanh long ruột trắng, nói dung năng suất dạng khá so với mặt bằng.
- Hiện tại đang sinh sống ở Bình Thuận.
- Có anh bạn ở miền tây có hơn 1 ha (hơn 1000 trụ) thanh long ruột đỏ cho thuê lại (cách chỗ em cả mấy trăm cây số). Vườn thanh long ruột đỏ đã chạy điện và đang cho thu hoạch, có bình điện, nước tưới. Chưa có nhà ở cho người làm thuê. Giá cho thuê 100 triệu/năm, cho thuê 5-6 năm, tiền đóng đầu kỳ.
- Tình hình vài năm trở lại đây, giá thanh long ruột đỏ bình quân là khá cao. Lợi nhuận tốt.
- Nhà em chưa từng làm thanh long ruột đỏ.
- Em đã có gia đình. Nếu vườn này mà nằm gần nơi em đang sống hiện tại thì với những dữ liệu này thì chắc chắn em sẽ quyết định thuê.
Hỏi:
1. Em có nên thuê lại vườn này ko?
2. Nếu em thuê lại vườn rồi lại cho thuê lại thì có khả thi không?
3. Giải pháp quản lý khi vườn ở xa?

Cảm ơn các bác?
Bạn đã có bài toán kinh tế doanh thu - chi phí - thu nhập chưa? Nếu xác định bài toán này là thỏa đáng thì bạn hãy quyết định thuê hay không thuê.
Về bài toán quản lý trong NN là bài toán khó, nó không phải bài toán ql 10.000 công nhân, nó phụ thuộc vào chính bạn và mqh của bạn sao cho bảo đảm các biện pháp lao động trên đồng ruộng là chính xác (thuê người đi xịt thuốc, họ xịt 1/2 cây chiều đi là đạt, chiều về là không đạt, kết quả 1/2 cây hết nấm, 1/2 cây mặt kia không hết nấm!!!); bảo vệ đồng ruộng cũng không thuê Cty dịch vụ bảo vệ được đâu.
Rồi ở xung quanh đó có nhà ai thuộc thành phần trộm cắp hay không?
Rồi có những người nông thôn rất tốt bụng, với điều kiện bạn phải tốt với họ, còn nếu không thì.... Tốt là một phạm trù "lệ làng"; phạm trù "băng nhóm"...
Nhìn chung, với dữ liệu của bạn, tôi thấy quá đủ đối với một nhà xưởng, nhưng quá thiếu đối với trên đồng ruộng.
Thân chào, và chúc bạn không thất bại vì những chuyện trời ơi hỡi trời....
 

Ồ, 1ha thanh long ruột đỏ mà giá cho thuê như thế là rất hời rồi. Cái này được gọi là "cơ hội ngàn vàng " cho chú đấy. Đừng bỏ lỡ một cơ hội "ngon" như vậy à nha. Tính ra, mỗi trụ tương đương khoảng 100k/năm, tương đương khoảng 5kg thanh long, tương đương khoảng 15 trái/trụ, tương đương 1/2 vụ là đã hòa vốn. Một năm thu được khoảng 5 vụ. Như vậy, chắc chắn có lời rồi.
Làm đi, đừng có nghĩ viển vông về cái chuyện thuê rồi cho thuê lại. Như thế người ta cười chê đó chú em. Thực ra thanh long ruột đỏ nó cũng có các đặc tính sinh trưởng không khác là bao so với thanh long ruột trắng đâu, nếu đã làm tl ruột trắng rồi thì làm tl ruột đỏ chả có gì phải ngại cả. Vấn đề lớn nhất bây giờ, theo mình nghĩ đó là bạn "sợ" cái sự xa vợ con thôi. Điều này thì ai cũng vậy, chứ không riêng bạn đâu. Nhưng xét về "thì tương lai" thì đây chính là cơ hội cho một hạnh phúc lâu dài, bền vững cho cả gia đình. Hãy "hy sinh" một phần yêu thương, nhung nhớ ...để "kiếm" chút hành trang cho cuộc sống sung túc lâu dài của tương lai chứ!
-Việc chưa có chỗ ở cũng không khó. Ban đầu chấp nhận giăng cái bạt lên cũng chả sao, rồi vai ba tháng là có thu, khi đó ta có thể mua vật liệu xây cái chòi nhỏ khoảng chục m2 là ok rồi, chi phí chắc cũng vài chục triệu là cao.
- Quản lý cũng không khó: trước mắt mình phải là người trực tiếp quán xuyến, sau vài vụ, khi đã "thông thuộc đường đi lối về" (cả nghĩa đen và nghĩa bóng), bạn sẽ tuyển một "cộng sự tin cẩn" để thay thế mình trong lúc bạn đi làm việc khác. Thế thôi!
Trong tiếng Anh, từ One change có nghĩa gần nhất phải là MỘT SỰ THAY ĐỔI, nhưng nó cũng có nghĩa là CƠ HỘI đấy bạn ạ!
Chúc thành công!
Cảm ơn Bác. Em tưởng là ngon nhưng ko ngon bác à. Em tính thuê cho anh chị ngoài quê vào làm nhưng điều khoản thuê không thuận cho mình. 1 năm 100 triệu, 1100 trụ thanh long ruột đỏ. Nhưng phải đóng tiền 1 lần cho 10 năm (tương đương 1 tỷ). Chuối lắm, không ăn được. hihi
Bạn đã có bài toán kinh tế doanh thu - chi phí - thu nhập chưa? Nếu xác định bài toán này là thỏa đáng thì bạn hãy quyết định thuê hay không thuê.
Về bài toán quản lý trong NN là bài toán khó, nó không phải bài toán ql 10.000 công nhân, nó phụ thuộc vào chính bạn và mqh của bạn sao cho bảo đảm các biện pháp lao động trên đồng ruộng là chính xác (thuê người đi xịt thuốc, họ xịt 1/2 cây chiều đi là đạt, chiều về là không đạt, kết quả 1/2 cây hết nấm, 1/2 cây mặt kia không hết nấm!!!); bảo vệ đồng ruộng cũng không thuê Cty dịch vụ bảo vệ được đâu.
Rồi ở xung quanh đó có nhà ai thuộc thành phần trộm cắp hay không?
Rồi có những người nông thôn rất tốt bụng, với điều kiện bạn phải tốt với họ, còn nếu không thì.... Tốt là một phạm trù "lệ làng"; phạm trù "băng nhóm"...
Nhìn chung, với dữ liệu của bạn, tôi thấy quá đủ đối với một nhà xưởng, nhưng quá thiếu đối với trên đồng ruộng.
Thân chào, và chúc bạn không thất bại vì những chuyện trời ơi hỡi trời....
Cảm ơn bác Việt. Những lời của bác vừa hóm hỉnh mà vừa chí lý.
Bác ơi, nghe lời bác hôm vừa rồi em đi mua 1 cái máy đo pH 1,5 triệu. Về đo vườn xong em giật mình. Số là khi đo, em đo từ ngoài vào trong. Tính bán kính từ nọc bê tông, pH đo được như sau:
R=0,7m - pH = 6,6
R=0,6m - pH = 6,1
R=0,5m - pH = 5,2
R=0,4m - pH = 4,8
R=0,3m - pH = 4,3
R=0,2m - pH = 4 (Có trụ còn bé hơn 4).
Đúng như lời bác nói, pH vườn rất thấp. Vậy nên em đã tiến hành cào rơm ra để phơi gốc 2 ngày đồng thời tiến hành mua vôn (vôi cục) về để ủ ẩm thành vôi bột bón. Em đang bón đợt này ở mức khoảng 1kg/ trụ. Sáng nay bắt đầu bón vôi.
Vườn nhà em có hiện tượng chết róc nhiều, dây thanh long vô hiệu cũng nhiều (chong đèn, nó sưng mắt như muốn ra nụ nhưng lại không thể ra nụ được).
Em tính sau khi bón vôi khoảng 1 tuần thì em phun thuốc kích thích ra rễ.
Bác cho em ý kiến với nhé.
 
Cảm ơn Bác. Em tưởng là ngon nhưng ko ngon bác à. Em tính thuê cho anh chị ngoài quê vào làm nhưng điều khoản thuê không thuận cho mình. 1 năm 100 triệu, 1100 trụ thanh long ruột đỏ. Nhưng phải đóng tiền 1 lần cho 10 năm (tương đương 1 tỷ). Chuối lắm, không ăn được. hihi

Cảm ơn bác Việt. Những lời của bác vừa hóm hỉnh mà vừa chí lý.
Bác ơi, nghe lời bác hôm vừa rồi em đi mua 1 cái máy đo pH 1,5 triệu. Về đo vườn xong em giật mình. Số là khi đo, em đo từ ngoài vào trong. Tính bán kính từ nọc bê tông, pH đo được như sau:
R=0,7m - pH = 6,6
R=0,6m - pH = 6,1
R=0,5m - pH = 5,2
R=0,4m - pH = 4,8
R=0,3m - pH = 4,3
R=0,2m - pH = 4 (Có trụ còn bé hơn 4).
Đúng như lời bác nói, pH vườn rất thấp. Vậy nên em đã tiến hành cào rơm ra để phơi gốc 2 ngày đồng thời tiến hành mua vôn (vôi cục) về để ủ ẩm thành vôi bột bón. Em đang bón đợt này ở mức khoảng 1kg/ trụ. Sáng nay bắt đầu bón vôi.
Vườn nhà em có hiện tượng chết róc nhiều, dây thanh long vô hiệu cũng nhiều (chong đèn, nó sưng mắt như muốn ra nụ nhưng lại không thể ra nụ được).
Em tính sau khi bón vôi khoảng 1 tuần thì em phun thuốc kích thích ra rễ.
Bác cho em ý kiến với nhé.
Ố la la, thì ra là vậy. thế sao nghe bạn nói là đóng tiền vào đầu mỗi năm nên thấy ngon. Chứ tự dưng bỏ ra 1tỷ để thuê vườn kiểu đó thì ai ngửi nổi. Người cho thuê vườn này thông minh thế, thông minh hết phần thiên hạ rồi. Vì khi ta có 1tỷ thì ta sẽ làm ra nhiều tỷ sau 10 năm, chứ ai lại thông minh mà đi mang cả tỷ đi thuê vườn thiên hạ bao giờ, nhỉ! Nực cười
 
Cảm ơn Bác. Em tưởng là ngon nhưng ko ngon bác à. Em tính thuê cho anh chị ngoài quê vào làm nhưng điều khoản thuê không thuận cho mình. 1 năm 100 triệu, 1100 trụ thanh long ruột đỏ. Nhưng phải đóng tiền 1 lần cho 10 năm (tương đương 1 tỷ). Chuối lắm, không ăn được. hihi

Cảm ơn bác Việt. Những lời của bác vừa hóm hỉnh mà vừa chí lý.
Bác ơi, nghe lời bác hôm vừa rồi em đi mua 1 cái máy đo pH 1,5 triệu. Về đo vườn xong em giật mình. Số là khi đo, em đo từ ngoài vào trong. Tính bán kính từ nọc bê tông, pH đo được như sau:
R=0,7m - pH = 6,6
R=0,6m - pH = 6,1
R=0,5m - pH = 5,2
R=0,4m - pH = 4,8
R=0,3m - pH = 4,3
R=0,2m - pH = 4 (Có trụ còn bé hơn 4).
Đúng như lời bác nói, pH vườn rất thấp. Vậy nên em đã tiến hành cào rơm ra để phơi gốc 2 ngày đồng thời tiến hành mua vôn (vôi cục) về để ủ ẩm thành vôi bột bón. Em đang bón đợt này ở mức khoảng 1kg/ trụ. Sáng nay bắt đầu bón vôi.
Vườn nhà em có hiện tượng chết róc nhiều, dây thanh long vô hiệu cũng nhiều (chong đèn, nó sưng mắt như muốn ra nụ nhưng lại không thể ra nụ được).
Em tính sau khi bón vôi khoảng 1 tuần thì em phun thuốc kích thích ra rễ.
Bác cho em ý kiến với nhé.
Ok. Cảm ơn em đã tin tưởng anh.
Anh phân tích thêm, tại pH 4, môi trường lý tưởng cho các nấm và vi sinh có hại phát triển, mà nấm có lợi và vi sinh có lợi không phát triển được trong môi trường đó; vì vậy anh nhận định bộ rễ đang bị nấm tấn công.
Theo ý của anh, trước khi đánh vôi em nên xử lý nấm có hại bằng thuốc trừ nấm + thuốc trừ tuyến trùng, sau đó 4 - 5 ngay hãy đánh vôi; khi đánh vôi tăng pH, mặc nhiên vi sinh có hại tự giảm bớt mật số, và vi sinh có lợi phát triển.
Việc trừ tuyến trùng có rất nhiều thuốc trên thị trường, và phía nhà sản xuất cũng đã nêu rõ cách sử dụng, liều sử dụng. Tuy nhiên, việc trừ tuyến trùng không thể triệt để, nhất là trên cây tiêu thì trong một số trường hợp hiệu quả rất thấp. Muốn có hiệu quả cao phải biết phối thuốc. Em hình dung Cty dược là sản xuất thuốc, còn việc phối thuốc như thế nào lại thuộc về bác sỹ điều trị chứ không theo khuyến cáo của Cty dược. Tiếc rằng, em ở xa anh quá, mà việc phối thuốc em không thể tự làm được.
Vậy nên, em tạm thời bằng lòng với những gì hiện có đang bán ở các đại lý VTNN ở địa phương cũng là mỹ mãn rồi.
Sau khi đánh vôi 7 ngày em hãy sử dụng chất kích thích ra rễ, khi đó, rễ mới ra sẽ sống trong môi trường pH tốt, ít dịch bệnh. Nếu em ko làm theo quy trình trên, thì chính rễ non rất giàu dinh dưỡng sẽ là loại thức ăn lý tưởng cho nấm có hại.
Về phân bón, em nên sử dụng của 2 hãng yara hoặc BM, giá 1 kg sẽ đắt, nhưng nếu em suy luận theo hướng khác là bỏ ra 1 triệu mua phân thông thường (anh ko thể nêu đích danh cty để làm ví dụ được vì như thế ko hay), và bỏ ra 1 triệu mua phân của yara hoặc BM, thì lợi ích em đạt được là sự "tốt lên của cây" sẽ cao hơn nhiều.
Khi nào xông đèn ra nụ rồi thì anh sẽ cung cấp tiếp "bí quyết tuyệt chiêu" để tăng năm suất lên 130 - 150%; em sẽ tự đánh giá được ngay năng suất có thể có bằng thể lực của dây thanh long ngay từ khi cây chưa nở hoa. Và khi một cây khỏe mạnh, tự nó đã đề kháng tốt với bệnh nấm trắng.
Cố gắng lên, năng suất cây trồng ở VN còn rất thấp so với thế giới; chưa cần tới NNCNC làm gì, mà chỉ cần hiểu đúng, sử dụng đúng là OK rồi.
 
Ok. Cảm ơn em đã tin tưởng anh.
Anh phân tích thêm, tại pH 4, môi trường lý tưởng cho các nấm và vi sinh có hại phát triển, mà nấm có lợi và vi sinh có lợi không phát triển được trong môi trường đó; vì vậy anh nhận định bộ rễ đang bị nấm tấn công.
Theo ý của anh, trước khi đánh vôi em nên xử lý nấm có hại bằng thuốc trừ nấm + thuốc trừ tuyến trùng, sau đó 4 - 5 ngay hãy đánh vôi; khi đánh vôi tăng pH, mặc nhiên vi sinh có hại tự giảm bớt mật số, và vi sinh có lợi phát triển.
Việc trừ tuyến trùng có rất nhiều thuốc trên thị trường, và phía nhà sản xuất cũng đã nêu rõ cách sử dụng, liều sử dụng. Tuy nhiên, việc trừ tuyến trùng không thể triệt để, nhất là trên cây tiêu thì trong một số trường hợp hiệu quả rất thấp. Muốn có hiệu quả cao phải biết phối thuốc. Em hình dung Cty dược là sản xuất thuốc, còn việc phối thuốc như thế nào lại thuộc về bác sỹ điều trị chứ không theo khuyến cáo của Cty dược. Tiếc rằng, em ở xa anh quá, mà việc phối thuốc em không thể tự làm được.
Vậy nên, em tạm thời bằng lòng với những gì hiện có đang bán ở các đại lý VTNN ở địa phương cũng là mỹ mãn rồi.
Sau khi đánh vôi 7 ngày em hãy sử dụng chất kích thích ra rễ, khi đó, rễ mới ra sẽ sống trong môi trường pH tốt, ít dịch bệnh. Nếu em ko làm theo quy trình trên, thì chính rễ non rất giàu dinh dưỡng sẽ là loại thức ăn lý tưởng cho nấm có hại.
Về phân bón, em nên sử dụng của 2 hãng yara hoặc BM, giá 1 kg sẽ đắt, nhưng nếu em suy luận theo hướng khác là bỏ ra 1 triệu mua phân thông thường (anh ko thể nêu đích danh cty để làm ví dụ được vì như thế ko hay), và bỏ ra 1 triệu mua phân của yara hoặc BM, thì lợi ích em đạt được là sự "tốt lên của cây" sẽ cao hơn nhiều.
Khi nào xông đèn ra nụ rồi thì anh sẽ cung cấp tiếp "bí quyết tuyệt chiêu" để tăng năm suất lên 130 - 150%; em sẽ tự đánh giá được ngay năng suất có thể có bằng thể lực của dây thanh long ngay từ khi cây chưa nở hoa. Và khi một cây khỏe mạnh, tự nó đã đề kháng tốt với bệnh nấm trắng.
Cố gắng lên, năng suất cây trồng ở VN còn rất thấp so với thế giới; chưa cần tới NNCNC làm gì, mà chỉ cần hiểu đúng, sử dụng đúng là OK rồi.
Vậy là em đã lỡ mất bước "Xử lý nấm có hại trước khi bón vôi". Em có nên tiến hành bước này sau khi bón vôi không anh? Em có nên tiến hành đồng thời việc phun thuốc diệt nấm có hại và kích thích ra rễ không ạ? Em có nghe đến yara nhưng không nghe đến BM. BM là hãng nào vậy anh?
Hiện nay trong vườn thanh long đang có 2 lứa. 1 lứa bông hôm nay nở, 1 lứa búp ra được 6 ngày và đang chong đèn 1 lứa.
Rất mong học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ anh.
 
Last edited by a moderator:
Vậy là em đã lỡ mất bước "Xử lý nấm có hại trước khi bón vôi". Em có nên tiến hành bước này sau khi bón vôi không anh? Em có nên tiến hành đồng thời việc phun thuốc diệt nấm có hại và kích thích ra rễ không ạ? Em có nghe đến yara nhưng không nghe đến BM. BM là hãng nào vậy anh?
Hiện nay trong vườn thanh long đang có 2 lứa. 1 lứa bông hôm nay nở, 1 lứa búp ra được 6 ngày và đang chong đèn 1 lứa.
Rất mong học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ anh.
Sau bón vôi cũng được nhưng không hay lắm, nhưng nếu em nâng pH lên được 6.5 là quá lý tưởng rồi, điểm anh lấy làm tiết là sau khi đánh vôi tới pH này thì đáng lẽ trico trong đất đã trở thành chất "sát nấm sinh học" thì giwof lại phải hủy nó đi bằng thuốc diệt nấm. Em xài thuốc nấm + tuyến trùng nhé, và sau khi thuốc trừ nấm hết hiệu lực em có thể bổ sung thêm trio + vi sinh,
Nếu em ko nghe nói tới BM thì bón yara tại thời điểm xông đèn lứa 3 nhú nụ tỷ lệ N/P./K 1/1/1 + một loại phân đạm (N) hấp thụ mạnh Ca(NO3)2.5H2O theo tỷ lệ khoảng 4/1 để thoát nụ tốt, ko nên tìm hiểu thêm, rắc rối vấn đề ra.
Kết hợp thêm phun lá aminio acid + MgO + các vi lượng để cung cấp năng lượng cho sự nở hoa và chuyển hóa N thành lục lạp C55H72O4N4MgO nhằm làm chuyển hóa tối đa dư lượng N và thúc đẩy nhanh quá trình hấp thụ năng lượng cho các hoạt động tổng hợp vật chất+ các kích thích sinh trưởng tùy theo màu dây và sự thoát nụ (kèm thêm thuốc nấm nhé, vì amino acid nấm thích ăn lắm đấy).
Tùy theo thời tiết và tình hình dịch bệnh tại địa phương mà phối hợp thêm thuốc nấm + vi khuẩn. (cây em đang ra hoa 1 lứa mà a ko biết biện pháp tẩy rửa mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng của em là gì nên ko nói trước được. Theo anh, biện pháp vệ sinh đồng ruộng mạnh nhất là 3 CuO.CuCl2 dưới tên thương mại Coc 85, tuy nhiên nó sẽ gây hại khi cây đang nở hoa).
Kỳ sau nên thay đổi công thức phân bón khi đã thoát nụ nhằm làm to nụ, cương cứng dây.
Nhìn chung, phương pháp suy luận là đối với thanh long, khi quan sát chúng ta thấy rằng, tại thời điểm ra hoa, cây phải mất một lượng vật chất rất lớn là cánh hoa, vật chất này lấy từ tế bào đã hình thành trước đó từ dây mẹ, nên tại thời điểm này, dây mẹ sẽ bị mất dinh dưỡng rất nhiều. Và do đó, biện pháp chăm sóc dinh dưỡng dây mẹ từ thời điểm dây có nụ đến thời điểm ra hoa là rất quan trọng để quyết định năng suất bước đầu.
(Em ạ, các thương lái TQ mua hoa thanh long là ở điểm này, và theo ý niệm của anh, nếu không kể tới hương vị, tâm lý tiêu dùng, anh sẽ ăn hoa thanh long chứ anh ko ăn trái thanh long!!!!)
Nếu dây mẹ quá yếu, cần phải lãy bỏ bớt nụ/ trái non; và ngược lại, dây mẹ sung mãn thì ta sẽ dự báo được sẽ nuôi được "con" và năng suất sẽ tăng.
Về mặt quan sát và suy luận, thanh long trong một thời gian rất ngắn (2 tháng) mà phải làm rất nhiều việc: mất vật chất do bung cánh hoa; và hàm lượng vật chất trong trái thanh long rất cao; nên việc "bón phân nuôi trái" sẽ là không thể nào kịp thời cung cấp "phân nuôi trái" được. Hiểu "phân nuôi trái" là một sai lầm, mà phải hiểu phân đó đã thúc đẩy quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ để đưa vào dự trữ trong rễ... ah, xin lỗi, nói nhầm, trong dây. Vì vậy, các vật chất hữu cơ đó phải được tổng hợp, dự trữ sẵn trong dây thanh long, và khi có trái, nó sẽ thuê xe đầu kéo đưa vào kho "trái" mà dự trữ.
Quá trình này, cũng đồng thời với việc dinh dưỡng trong dây thanh long là "rất béo", con gì nhìn cũng thèm ăn chứ đừng nói gì đến nấm đốm trắng; em đi công thức kali cao hơn bình thường và nên thường xuyên phối thuốc trừ nấm gốc Cu + chitosan + phân bón lá Si tạo một lớp "áo giáp" bảo vệ bên ngoài cho thanh long. Nếu có dịch trong vùng em nên kèm theo các thuốc nấm nội hấp nhé.
Khái lược vài điều cùng em. Chúc em trải nghiệm vui vẻ trong vụ này.
 
Last edited:
Sau bón vôi cũng được nhưng không hay lắm, nhưng nếu em nâng pH lên được 6.5 là quá lý tưởng rồi, điểm anh lấy làm tiết là sau khi đánh vôi tới pH này thì đáng lẽ trico trong đất đã trở thành chất "sát nấm sinh học" thì giwof lại phải hủy nó đi bằng thuốc diệt nấm. Em xài thuốc nấm + tuyến trùng nhé, và sau khi thuốc trừ nấm hết hiệu lực em có thể bổ sung thêm trio + vi sinh,
Nếu em ko nghe nói tới BM thì bón yara tại thời điểm xông đèn lứa 3 nhú nụ tỷ lệ N/P./K 1/1/1 + một loại phân đạm (N) hấp thụ mạnh Ca(NO3)2.5H2O theo tỷ lệ khoảng 4/1 để thoát nụ tốt, ko nên tìm hiểu thêm, rắc rối vấn đề ra.
Kết hợp thêm phun lá aminio acid + MgO + các vi lượng để cung cấp năng lượng cho sự nở hoa và chuyển hóa N thành lục lạp C55H72O4N4MgO nhằm làm chuyển hóa tối đa dư lượng N và thúc đẩy nhanh quá trình hấp thụ năng lượng cho các hoạt động tổng hợp vật chất+ các kích thích sinh trưởng tùy theo màu dây và sự thoát nụ (kèm thêm thuốc nấm nhé, vì amino acid nấm thích ăn lắm đấy).
Tùy theo thời tiết và tình hình dịch bệnh tại địa phương mà phối hợp thêm thuốc nấm + vi khuẩn. (cây em đang ra hoa 1 lứa mà a ko biết biện pháp tẩy rửa mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng của em là gì nên ko nói trước được. Theo anh, biện pháp vệ sinh đồng ruộng mạnh nhất là 3 CuO.CuCl2 dưới tên thương mại Coc 85, tuy nhiên nó sẽ gây hại khi cây đang nở hoa).
Kỳ sau nên thay đổi công thức phân bón khi đã thoát nụ nhằm làm to nụ, cương cứng dây.
Nhìn chung, phương pháp suy luận là đối với thanh long, khi quan sát chúng ta thấy rằng, tại thời điểm ra hoa, cây phải mất một lượng vật chất rất lớn là cánh hoa, vật chất này lấy từ tế bào đã hình thành trước đó từ dây mẹ, nên tại thời điểm này, dây mẹ sẽ bị mất dinh dưỡng rất nhiều. Và do đó, biện pháp chăm sóc dinh dưỡng dây mẹ từ thời điểm dây có nụ đến thời điểm ra hoa là rất quan trọng để quyết định năng suất bước đầu.
(Em ạ, các thương lái TQ mua hoa thanh long là ở điểm này, và theo ý niệm của anh, nếu không kể tới hương vị, tâm lý tiêu dùng, anh sẽ ăn hoa thanh long chứ anh ko ăn trái thanh long!!!!)
Nếu dây mẹ quá yếu, cần phải lãy bỏ bớt nụ/ trái non; và ngược lại, dây mẹ sung mãn thì ta sẽ dự báo được sẽ nuôi được "con" và năng suất sẽ tăng.
Về mặt quan sát và suy luận, thanh long trong một thời gian rất ngắn (2 tháng) mà phải làm rất nhiều việc: mất vật chất do bung cánh hoa; và hàm lượng vật chất trong trái thanh long rất cao; nên việc "bón phân nuôi trái" sẽ là không thể nào kịp thời cung cấp "phân nuôi trái" được. Hiểu "phân nuôi trái" là một sai lầm, mà phải hiểu phân đó đã thúc đẩy quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ để đưa vào dự trữ trong rễ... ah, xin lỗi, nói nhầm, trong dây. Vì vậy, các vật chất hữu cơ đó phải được tổng hợp, dự trữ sẵn trong dây thanh long, và khi có trái, nó sẽ thuê xe đầu kéo đưa vào kho "trái" mà dự trữ.
Quá trình này, cũng đồng thời với việc dinh dưỡng trong dây thanh long là "rất béo", con gì nhìn cũng thèm ăn chứ đừng nói gì đến nấm đốm trắng; em đi công thức kali cao hơn bình thường và nên thường xuyên phối thuốc trừ nấm gốc Cu + chitosan + phân bón lá Si tạo một lớp "áo giáp" bảo vệ bên ngoài cho thanh long. Nếu có dịch trong vùng em nên kèm theo các thuốc nấm nội hấp nhé.
Khái lược vài điều cùng em. Chúc em trải nghiệm vui vẻ trong vụ này.
"Trico", "Trio" mà anh nói ở trên nó là gì vậy anh?
 


Back
Top