Ai muốn đua đòi có nhà kính hãy coi đây

Bà con ta ai mới có rủng rỉnh vài đồng
trong túi, chưa biết cấy trồng ra sao,
đã muốn có một cái nhà kính rồi.

Tôi giới thiệu với bà con cái nhà kính
này tôi thường lui tới mấy năm nay. Mong
rằng bà con có chút hiểu biết về nhà kính
để khỏi đua đòi theo Israel nữa:

[media]
trung_quoc_don_tru_trai_phep_truong_sa_6.jpg
 


Em còn ít tuổi cũng chưa đi được nhiều nơi. Không biết chỗ nào mà hoa anh túc mọc đầy, và ở đâu người trồng nó không có gạo ăn.
Thôn bản tà a phú .
 


Em còn ít tuổi cũng chưa đi được nhiều nơi. Không biết chỗ nào mà hoa anh túc mọc đầy, và ở đâu người trồng nó không có gạo ăn.
Anh cũng không đi được nhiều nơi, nhưng lâu lâu cũng xem ti vi thấy công an vào rừng chặt hoa anh túc của người dân tộc, cả cánh đồng luôn, gom xong rồi đốt, phóng sự thấy nói trồng ra bán cũng chả được bao nhiêu, chủ yếu đổi lấy gạo mà ăn thôi. Cái này xem cũng 5-7 năm rồi, không biết bữa nay còn không. Cơ bản trồng anh túc rất dễ. Lợi nhuận của nó nằm ở chỗ làm ra heroin đó, chứ bán cây thì chả bao nhiêu đâu.
 
Anh cũng không đi được nhiều nơi, nhưng lâu lâu cũng xem ti vi thấy công an vào rừng chặt hoa anh túc của người dân tộc, cả cánh đồng luôn, gom xong rồi đốt, phóng sự thấy nói trồng ra bán cũng chả được bao nhiêu, chủ yếu đổi lấy gạo mà ăn thôi. Cái này xem cũng 5-7 năm rồi, không biết bữa nay còn không. Cơ bản trồng anh túc rất dễ. Lợi nhuận của nó nằm ở chỗ làm ra heroin đó, chứ bán cây thì chả bao nhiêu đâu.
Công an thì không có tham gia vụ này đâu bác chỉ có biên phòng thôi, mỗi năm cứ đến gần vụ thu hoạch là lại làm 1 đợt. Hoa anh túc rễ trồng chỉ đến mùa cứ rải hạt xuống rồi tự nó mọc lên ngày trước bà con trồng thành từng đám trong rừng nhưng chưa ra hoa đã bị biên phòng dọn sạch, giờ bà con reo hạt lẫn với hạt rau cải( lá hơi giống nên kho phát hiện chỉ đến lúc ra hoa mới rễ phân biệt) nên giờ ở nhiều bản có truyền thống trồng anh túc đã bị cấm trồng rau cải.
Bác mà nghe cái anh vtv đưa tin thì không khác gì con cóc dưới đáy giếng nghe con chó kể chuyện trên mặt trăng. Không có chuyện đổi gạo ở đây đâu
 
Cây thuốc phiện vốn trồng để lấy nhựa ở trái.
Các bộ phận khác như Rễ, Thân, Lá của cây đều
vứt bỏ. Có giống thuốc phiện bông tím nhạt,
gần như trắng, thì các bộ phận khác rất độc,
ăn uống vào thì chết ngay. Giống này trồng hợp
pháp ở nước Úc, hòn đảo phía nam xế đông, gần
Tân Tây Lan. Ở đây mỗi năm thu hoạch 80 triệu
đôla tiền thuốc phiện bông trắng.

Trong khi Úc cho dân trồng làm giàu, các nước
khác và Việt Nam thì cấm trồng. Đó là vì nước
Úc dân chúng rất văn minh. Người trồng thuốc
phiện không bị người khác ăn cắp, và không có
buôn bán thuốc phiện lậu. Giống thuốc phiện
này không chích nhựa trái mà là đợi trái già
khô mới nghiền giập ra lấy hạt. Sau khi tách
hạt, thì nghiền trái ra bột mịn, cho nước vào
quậy, rồi lọc lấy nước mà làm thuốc đỡ đau,
chủ yếu bán cho Mỹ. Chỉ có 3 công ty đại gia
thu mua trái thuốc phiện ở Úc, nên quản lý
cũng dễ dàng, không có tệ nạn gì. Lá cây này
sau khi thu hoạch trái phải phá bỏ và dân
chúng được giảng dạy không nên lấy lá nó pha
nước uống vì chết người.

543274-cc0fa2d0-c16d-11e4-bab7-f2e5e1157951.jpg


Đây là hòn đảo Tasmania nổi tiếng thuốc phiện:

Tasmanian-Map.gif


Người ta làm ăn lớn, có máy móc lớn:

114_1457.png


Dân mình có trồng được nhiều thế này không?
 
Nhà lưới có 2 cái lợi:

1- Không bị sâu bọ.

2- Cây mọc nhanh hơn không có lưới.

Cái lợi thứ 2 đi kèm với cái hại là
chất lượng rau kém, vì bị che bớt nắng.
Đối với một số cây như rau diếp (còn gọi
là Xà Lách) thì cây con lớn nhanh, nhưng
sau đó lớn chậm lại, vì nó cần ánh sáng
thật mạnh. Điều này được chứng tỏ rõ ràng
vì rau diếp ở Mỹ năng suất cao nhất vào
mùa hè, và thấp nhất vào mùa đông. Khi có
nắng hè, chỉ 2 tháng rưỡi là thu hoach,
nhưng thu đông thì 3 tháng hay hơn. Xà lách
mùa hè thì ngon ngọt hơn mùa thu đông.

Khi tôi ở Việt Nam, thì Xà Lách không trồng
mùa hè. Có lẽ Việt Nam ở vĩ độ thấp hơn Mỹ,
ánh sáng và nhiệt độ cao hơn Mỹ.

Ở Mỹ, nhà lưới không làm cố định, mà chỉ là
hàng cọc làm khung, nhưng lưới chỉ giăng ra
khi trời nắng gắt quá giới hạn năng suất cao
của cây. Những lúc khác thì cuộn lưới lại.
Làm thế sẽ khắc phục được điểm lợi hại thứ
2 của nhà lưới.

Ví dụ ánh nắng từ 0 đến 10, nhưng qua thí
nghiệm, thì cây mọc tốt ở độ nắng 8 thôi,
thì khi nắng độ 9 hay 10 thì chăng lưới ra.
Cây nào cần độ nắng 10 thì không nên trồng
trong nhà kính, ví dụ Lúa Thóc chẳng hạn.
Như vậy, nhất định Xà Lách có thể trồng
được mùa hè ở Việt Nam.
 
Nhà lưới có 2 cái lợi:

1- Không bị sâu bọ.

2- Cây mọc nhanh hơn không có lưới.

Cái lợi thứ 2 đi kèm với cái hại là
chất lượng rau kém, vì bị che bớt nắng.
Đối với một số cây như rau diếp (còn gọi
là Xà Lách) thì cây con lớn nhanh, nhưng
sau đó lớn chậm lại, vì nó cần ánh sáng
thật mạnh. Điều này được chứng tỏ rõ ràng
vì rau diếp ở Mỹ năng suất cao nhất vào
mùa hè, và thấp nhất vào mùa đông. Khi có
nắng hè, chỉ 2 tháng rưỡi là thu hoach,
nhưng thu đông thì 3 tháng hay hơn. Xà lách
mùa hè thì ngon ngọt hơn mùa thu đông.

Khi tôi ở Việt Nam, thì Xà Lách không trồng
mùa hè. Có lẽ Việt Nam ở vĩ độ thấp hơn Mỹ,
ánh sáng và nhiệt độ cao hơn Mỹ.

Ở Mỹ, nhà lưới không làm cố định, mà chỉ là
hàng cọc làm khung, nhưng lưới chỉ giăng ra
khi trời nắng gắt quá giới hạn năng suất cao
của cây. Những lúc khác thì cuộn lưới lại.
Làm thế sẽ khắc phục được điểm lợi hại thứ
2 của nhà lưới.

Ví dụ ánh nắng từ 0 đến 10, nhưng qua thí
nghiệm, thì cây mọc tốt ở độ nắng 8 thôi,
thì khi nắng độ 9 hay 10 thì chăng lưới ra.
Cây nào cần độ nắng 10 thì không nên trồng
trong nhà kính, ví dụ Lúa Thóc chẳng hạn.
Như vậy, nhất định Xà Lách có thể trồng
được mùa hè ở Việt Nam.
Thưa bác,
Mái của nhà lưới làm bằng nilong thì sao lại che bớt nắng ạ? Mong bác giải thích rõ hơn được không ạ
 

Đúng vậy. Mái bằng nilon liền trong suốt
thì gọi là nhà kính, vì đó là kính nilon.

Nhà lưới thì tất cả tường và mái đều là
lưới như lưới đánh tôm cá. Tùy từng giống
cây mà lưới lỗ to hay lỗ nhỏ, sợi to hay
sợi nhỏ, trong suốt hay đục. Ví dụ sợi to
mà đục nhưng lỗ nhỏ thì chắn nắng nhiều,
để ươm mầm chiết cành hay giâm ngọn, như
ta trồng rau muống, khoai lang chẳng hạn.
Sợi trong suốt thì để ươm hạt các loại cây.
Sợi đục, to sợi, và lỗ to thì trồng cây
cần bóng rợp, ví dụ cây Nhân Sâm, là cây
sống dưới tán thưa, có nắng lọt xuống.
 
Nhà kính mà bác quay chi phí đầu tư khoảng bao $/1m2 hả bác? Chi phí vận hành khoảng bao $/1 tháng.
 
Cái video tôi quay thì có tốc độ chụp ảnh
của nó, nên khi video chạy, cánh quạt máy
quay sẽ không đúng thật. Có thể xe hơi chạy
tiến, nhưng bánh xe quay lùi. Ở đây ta thấy
cánh quạt quay lờ đờ, nhưng thực tế nó chạy
vù vù, không nhìn thấy cánh.

Cái nhà này, mỗi năm tôi thuê một giường,
kích thước 2X2 mét, giá 45 đôla, từ cuối
tháng Ba đến cuối tháng Năm. Chủ nó là một
cơ sở phục vụ cho thành phố, trong đó nó
phải phục vụ dân thành phố ươm cây. Nếu
thiếu người thuê giường ươm cây, nó phải
chịu lỗ, nhưng vẫn phải làm. Chỉ khi nào
số người thuê quá ít, nó mới được dẹp bỏ.
Trước kia nó cho thuê 25 đôla 1 giường,
thì thiếu chỗ, vì người thuê nhiểu quá.
Nó tăng tiền lên, nhưng khi số tiền lên
35 đôla 1 giường thì số người thuê bắt
đầu ít hơn công suất của nhà kính. Khi
số tiền lên 45 đô 1 giường như bây giờ,
thì công suất chỉ còn 2/3 thôi. Có nghĩa
là có 1/3 số giường bị bỏ trống, không có
người thuê. Theo suy nghĩ của tôi, nên bớt
số tiền cho thuê đi. Chỉ lấy 35 đôla 1
giường thì được công suất 100%, còn hơn
lấy 45 đôla 1 giường, mà công suât 70%.
35 nhân với 100 thì được 3,5 nghìn, nhưng
45 nhân với 70 thì chỉ còn 3,2 nghìn thôi.

Tôi không mua bán các đồ nhà kính, nên
không biết giá vốn làm nhà kính là bao
nhiêu. Thế nhưng giá tiền điện thì có
thể ước lượng đoán mò. Nếu thời tiết tốt,
thì chỉ sưởi ấm ban đêm thôi, không phải
chạy quạt. Lúc đó vào cuối tháng Ba và đầu
tháng Tư. Có thể tiền sưởi đến 250 đôla một
tháng, cũng như tiền sưởi nhà ở thôi. Sau
đó thì ấm rồi, không mất tiền sưởi nữa,
nhưng có thể mất tiền quạt gió nóng ra ngoài.
Số tiền này chỉ để quạt từ 3 giờ đến 6 giờ
thôi, mà không quạt liên miên. Chỉ thổi nửa
giờ là hết nóng, rồi đến khi nóng lên mới
thổi chập nữa. Có thể cũng mất 2 trăm đồng
tiền thổi hơi nóng ra ngoài. Có năm nóng
thì mất 3 trăm đồng.

Vậy cứ ước chừng 600 đô la tiền sưởi và
quạt mát. Số giường nhà này là 30 giường.
Mỗi giường lấy 35 dôla, thì thu được 1
nghìn đôla. Trừ đi 6 trăm tiền điện, thì
còn lời 4 trăm. Gọi là lời, nhưng trừ tiền
hao mòn tài sản, và tiền lời vay ngân hàng
thi có lẽ hơi lỗ vốn một chút.
 
Nhà kính thì chống rét, mưa, sâu bệnh nhưng mà gặp bão lớn thì sao đây, rồi trời nóng, kinh phí nữa
làm sao để có lãi
 
Úc, tiểu-bang Queendsland, đang bố ráp, bắt được nhiều người trồng cần-sa. Hơn 20 năm trước đây, đang đêm, cảnh-sát liên-bang và tiểu-bang phối-hợp ập vô nông-trại tui. Có khoảng 10 xe loại băng rừng (4 wheels). Tui đứng xem, khoảng 30 phút, họ và cảnh-khuyển rút. Tới thật nhanh, rút đi càng nhanh hơn. Họ không tìm thấy cần-sa.
Cần-sa là loại ma-túy nhẹ. Người bệnh cần giảm đau, có quyền trồng trong sân 2 cây. Còn chuyện trồng cây anh-túc làm á-phiện thì bị tó ngay. Ở Úc không ai dám trồng anh-túc, trừ ở đảo Tasmania (như đảo Phú Quốc) là nơi độc nhất trồng cây anh-túc. Đây là nơi "nội bất xuất, ngoại bất nhập" của chính-phủ trồng để cung-cấp cho y-khoa.
Nhà kính thì lợp bằng "kính" (glasshouse).
Nhà màng thì lợp bằng plastic, bằng nylon (greenhouse).
Nhà lưới thì lợp bằng lưới sợi. Lưới đen hay lưới trắng đều che nắng như nhau. Một lưới đen được sản-xuất để che nắng (ví-dụ 60%) thì một lưới trắng được sản-xuất, ghi là cản được 60%, thì tác-dụng của hai tấm lưới nầy không khác nhau chút nào.
Trước đây, tui trồng ngoài trời, sau nầy tui trồng trong nhà kính. Tui tự-tin thưa, kết-quả trồng nhà kính kết-hợp với thủy-canh, thì thu-hoạch nhiều gấp 3 lần, và người trồng an-tâm hơn nhiều, dư thời giờ tiêu-khiển hơn nhiều. Đó là đã trừ hao mọi thứ.
Kết-luận là tốt và ít bị ảnh-hưởng mưa gió, nếu không bị bão lớn cát bay, đá chạy... gió giập từng cơn, thì rau vẫn được cắt như ngày thường, không có gì thay đổi, không bị mưa gió, vẫn giao hàng đúng hẹn... Trong khi trồng ngoài trời, thì tùy theo thiệt hại, phải chờ cho rau phục-hồi...
Thân.
 
Last edited:
Úc, tiểu-bang Queendsland, đang bố ráp, bắt được nhiều người trồng cần-sa. Hơn 20 năm trước đây, đang đêm, cảnh-sát liên-bang và tiểu-bang phối-hợp ập vô nông-trại tui. Có khoảng 10 xe loại băng rừng (4 wheels). Tui đứng xem, khoảng 30 phút, họ và cảnh-khuyển rút. Tới thật nhanh, rút đi càng nhanh hơn. Họ không tìm thấy cần-sa.
Cần-sa là loại ma-túy nhẹ. Người bệnh cần giảm đau, có quyền trồng trong sân 2 cây. Còn chuyện trồng cây anh-túc làm á-phiện thì bị tó ngay. Ở Úc không ai dám trồng anh-túc, trừ ở đảo Tasmania (như đảo Phú Quốc) là nơi độc nhất trồng cây anh-túc. Đây là nơi "nội bất xuất, ngoại bất nhập" của chính-phủ trồng để cung-cấp cho y-khoa.
Nhà kính thì lợp bằng "kính" (glasshouse).
Nhà màng thì lợp bằng plastic, bằng nylon (greenhouse).
Nhà lưới thì lợp bằng lưới sợi. Lưới đen hay lưới trắng đều che nắng như nhau. Một lưới đen được sản-xuất để che nắng (ví-dụ 60%) thì một lưới trắng được sản-xuất, ghi là cản được 60%, thì tác-dụng của hai tấm lưới nầy không khác nhau chút nào.
Trước đây, tui trồng ngoài trời, sau nầy tui trồng trong nhà kính. Tui tự-tin thưa, kết-quả trồng nhà kính kết-hợp với thủy-canh, thì thu-hoạch nhiều gấp 3 lần, và người trồng an-tâm hơn nhiều, dư thời giờ tiêu-khiển hơn nhiều. Đó là đã trừ hao mọi thứ.
Kết-luận là tốt và ít bị ảnh-hưởng mưa gió, nếu không bị bão lớn cát bay, đá chạy... gió giập từng cơn, thì rau vẫn được cắt như ngày thường, không có gì thay đổi, không bị mưa gió, vẫn giao hàng đúng hẹn... Trong khi trồng ngoài trời, thì tùy theo thiệt hại, phải chờ cho rau phục-hồi...
Thân.
+Rất hay bác Thủy Canh. Nhà kính, nhà màng, nhà lưới là những tiến bộ kỹ thuật tầm cở thế giới...Chúng ta là cở nào mà đi phản bác nó. Chẳng qua là chúng ta không có nhiều tiền và không đủ kỹ thuật để đầu tư nên phải làm theo kiểu "du kích": che màng hoặc lưới sát mặt đất để giảm chi phí, không có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng tự động; không thể bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng theo từng giai đoạn vv...
+Tôi cũng từng loai hoai thử nghiệm kỹ thuật trồng cây trong nhà này rất nhiều và dám khẳng định: ai muốn trồng rau, nên nghĩ ngay đến kỹ thuật trồng trong nhà, theo điều kiện (vốn đầu tư, năng lực kỹ thuật ) cho phép. Nới nào lạnh thì làm nhà màng...nơi nào nóng thì chơi nhà lưới...Tôi cũng đã bước đầu thành công sau nhiều lần chật vật, trả giá (Cũng muốn chia sẻ lên diễn đàn, nhưng vì quá bận, và cũng không dám "múa rìu" qua mắt nhưng chuyên gia tầm cở như bác Thủy Canh.
+Nhân đây cũng xin phép tham khảo bác Thủy Canh: Tôi trồng húng lủi. Trước trồng ngoài trời nó bị rụi từng đám (vì lý do này mà ở chỗ tôi mùa mưa húng lủi tăng giá rất cao-có thể lên đến 100 ngàn/kg-đắt hơn thịt heo). Tôi nghĩ nguyên do là do hạt mưa lớn dập rách cành, lá, sau đó bệnh hại xâm nhiễm, nên tôi đã đưa húng lủi vào nhà màng, nha lưới, thử nghiệm trồng trên giàn gỗ và cả dưới đất (có cách ly nền đất tự nhiên bằng bạt). Môi trường trồng (giá thể) được ủ kỷ để loại trừ nấm và có dại. Vậy mà vẫn bị tình trạng chết rủ từng đám (Tuy giảm rất nhiều so với trồng trong môi trường tự nhiên). Bác Thủy Canh là người trồng húng lri nhiều. xin bác chỉ cho vài tuyệt chiêu: Cách làm, thuốc gì chuyên trị được tình trạng húng lủi chế từng đám?
 
Úc, tiểu-bang Queendsland, đang bố ráp, bắt được nhiều người trồng cần-sa. Hơn 20 năm trước đây, đang đêm, cảnh-sát liên-bang và tiểu-bang phối-hợp ập vô nông-trại tui. Có khoảng 10 xe loại băng rừng (4 wheels). Tui đứng xem, khoảng 30 phút, họ và cảnh-khuyển rút. Tới thật nhanh, rút đi càng nhanh hơn. Họ không tìm thấy cần-sa.
Cần-sa là loại ma-túy nhẹ. Người bệnh cần giảm đau, có quyền trồng trong sân 2 cây. Còn chuyện trồng cây anh-túc làm á-phiện thì bị tó ngay. Ở Úc không ai dám trồng anh-túc, trừ ở đảo Tasmania (như đảo Phú Quốc) là nơi độc nhất trồng cây anh-túc. Đây là nơi "nội bất xuất, ngoại bất nhập" của chính-phủ trồng để cung-cấp cho y-khoa.
Nhà kính thì lợp bằng "kính" (glasshouse).
Nhà màng thì lợp bằng plastic, bằng nylon (greenhouse).
Nhà lưới thì lợp bằng lưới sợi. Lưới đen hay lưới trắng đều che nắng như nhau. Một lưới đen được sản-xuất để che nắng (ví-dụ 60%) thì một lưới trắng được sản-xuất, ghi là cản được 60%, thì tác-dụng của hai tấm lưới nầy không khác nhau chút nào.
Trước đây, tui trồng ngoài trời, sau nầy tui trồng trong nhà kính. Tui tự-tin thưa, kết-quả trồng nhà kính kết-hợp với thủy-canh, thì thu-hoạch nhiều gấp 3 lần, và người trồng an-tâm hơn nhiều, dư thời giờ tiêu-khiển hơn nhiều. Đó là đã trừ hao mọi thứ.
Kết-luận là tốt và ít bị ảnh-hưởng mưa gió, nếu không bị bão lớn cát bay, đá chạy... gió giập từng cơn, thì rau vẫn được cắt như ngày thường, không có gì thay đổi, không bị mưa gió, vẫn giao hàng đúng hẹn... Trong khi trồng ngoài trời, thì tùy theo thiệt hại, phải chờ cho rau phục-hồi...
Thân.
Việt nam mà cho trồng cần sa thì chỉ cung cấp cho y khoa 10% thôi, còn lại thì không biết đi đâu( mấy bác chắc biết đi đâu)
 
Việt nam mà cho trồng cần sa thì chỉ cung cấp cho y khoa 10% thôi, còn lại thì không biết đi đâu( mấy bác chắc biết đi đâu)
Trận bố ráp đang diễn ra là tại nông trại của người Việt. Nghe đài nói số-lượng cần-sa nầy trị giá trên mười triệu Úc-kim.
Bạn hỏi bà con Hải-Phòng thì biết đầu ra, bao nhiêu cũng thu mua. Hì hì...
Thân.
+Rất hay bác Thủy Canh. Nhà kính, nhà màng, nhà lưới là những tiến bộ kỹ thuật tầm cở thế giới...Chúng ta là cở nào mà đi phản bác nó. Chẳng qua là chúng ta không có nhiều tiền và không đủ kỹ thuật để đầu tư nên phải làm theo kiểu "du kích": che màng hoặc lưới sát mặt đất để giảm chi phí, không có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng tự động; không thể bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng theo từng giai đoạn vv...
+Tôi cũng từng loai hoai thử nghiệm kỹ thuật trồng cây trong nhà này rất nhiều và dám khẳng định: ai muốn trồng rau, nên nghĩ ngay đến kỹ thuật trồng trong nhà, theo điều kiện (vốn đầu tư, năng lực kỹ thuật ) cho phép. Nới nào lạnh thì làm nhà màng...nơi nào nóng thì chơi nhà lưới...Tôi cũng đã bước đầu thành công sau nhiều lần chật vật, trả giá (Cũng muốn chia sẻ lên diễn đàn, nhưng vì quá bận, và cũng không dám "múa rìu" qua mắt nhưng chuyên gia tầm cở như bác Thủy Canh.
+Nhân đây cũng xin phép tham khảo bác Thủy Canh: Tôi trồng húng lủi. Trước trồng ngoài trời nó bị rụi từng đám (vì lý do này mà ở chỗ tôi mùa mưa húng lủi tăng giá rất cao-có thể lên đến 100 ngàn/kg-đắt hơn thịt heo). Tôi nghĩ nguyên do là do hạt mưa lớn dập rách cành, lá, sau đó bệnh hại xâm nhiễm, nên tôi đã đưa húng lủi vào nhà màng, nha lưới, thử nghiệm trồng trên giàn gỗ và cả dưới đất (có cách ly nền đất tự nhiên bằng bạt). Môi trường trồng (giá thể) được ủ kỷ để loại trừ nấm và có dại. Vậy mà vẫn bị tình trạng chết rủ từng đám (Tuy giảm rất nhiều so với trồng trong môi trường tự nhiên). Bác Thủy Canh là người trồng húng lri nhiều. xin bác chỉ cho vài tuyệt chiêu: Cách làm, thuốc gì chuyên trị được tình trạng húng lủi chế từng đám?
Bác vodinhtien thân,
Tui thích đọc bài của bác về các hệ-thống tưới, bởi nước là đại-ca của đám nhỏ, dắt theo nhì phân tam cần và con vịt đẹt lọm thọm là giống...
Bác vodinhtien trồng ở đâu vậy bác? Nếu ở gần SG thì mình thu xếp thăm nhau chơi! Tui tin là đám húng lủi, chúng ta thay cách trồng thì sẽ ô-kê.
Hì hì, xin bác đừng nghĩ là tui biết bệnh cây Húng Lủi! Mình trao đổi để tìm xem có làm khá hơn chút không? Vậy bác với tui Chat ở đây, nhanh hơn. Bác đồng ý không?
Thân.
 
Last edited:
Không ai phản bác nhà kính cả. Người ta phải
suy nghĩ, phải bỏ tiền, mới có nhà kính, thì
phải có lợi chứ.

Có điều, người không suy nghĩ đến nơi đến chốn,
chỉ đua đòi, thì mới mất tiền, mà chuốc thiệt
hại thôi. Cũng như ở Hà Nội, mùa hè mà mua áo
lông thú mặc vậy. Mua áo lông thú, mùa hè Hà
nội nóng 40 độ, thì hẳn là ấm áp lắm. Mặc áo
ấy vào trong nhà kính mà không lắp máy quạt,
máy lạnh, thì hưởng thụ nhiệt độ hơn 50 độ,
các cây héo cháy, người chảy mỡ luôn.

Về lưới, người ta làm ra nhiều loại lưới, khác
nhau về cỡ lỗ, cỡ dây, độ trong suốt, và màu
sắc, để tốt nhất cho từng loại cây. Màu quan
trọng lắm. Có cây thích màu đỏ, nhưng có cây
cần màu xanh. Màu đen và trắng chỉ ảnh hưởng
đến độ râm rợp thôi. Nếu cùng cỡ lỗ, cùng cỡ
sợi, thì màu đen rợp hơn màu trắng, vì ánh sáng
đến sợi màu đen sẽ bị chặn lại nhiều, nhưng đến
sợi màu trắng thì bị phản xạ. Trong số nắng đến
cạnh sợi bị phản xạ, có một số đi qua lỗ lưới
mà lọt xuống dưới. Cứ chăng 2 lưới cùng cỡ dây
không trong suốt, cùng cỡ lỗ, lên đầu thì thấy
ngay ở dưới lưới trắng sáng hơn ở dưới lưới đen.
Vì thế, người ta không mất công tìm hiểu và
tranh cãi độ râm rợp dưới các lưới, mà người ta
thực tế tìm hiểu loại lưới nào trồng cây gì, ở
đâu thì tốt. Cùng một loại lưới mà trồng ở Sài
gòn thì khác hẳn ở Hà Nội, vì Sài Gòn nắng hơn.
 
Chào bác anhmytran, mình trao đổi cho vui thôi nha!
Tui làm nông, nên thường mua lưới che nắng với plastic che mưa. Hai loại nầy, khi mua, tui xem độ cản ánh-sáng (plastic) và độ thưa của lưới che nắng là bao nhiêu phần trăm, và nhất là có chống lại được tia-cực-tím hay không? Plastic có mặt trên mặt dưới hay không? Còn chuyện màu, thì không phải là điều quan-tâm, kể cả plastic màu trắng đục, thì cũng vẫn xem nó như bao plastic khác, nó cho ánh-sáng xuyên qua bao nhiêu phần trăm.
Tui hết sức cám ơn bác về chuyện quan-tâm nắng nóng trong nhà kính. Nhà lưới thì không có gì lo, nhưng nhà kính, thì nông-dân Bắc Âu trồng rau cải dưa cà... giữa Đông, vẫn sản-xuất được, nhờ sưởi ấm. Rồi dân nhiệt-đới, khí-hậu ngược lại với xứ lạnh, nên thay vì dùng lò sưởi, ở xứ nóng người ta dùng "điều-hòa không-khí" để hạ nhiệt-độ, nên vẫn sản-xuất được như bình thường.

Ở đây, tui xin bác chia sẻ : làm sao đối-phó với hiệu-ứng nhà kính ở VN? Rồi nông-dân nghèo mình, làm sao có nhà kính thật rẻ và vận-hành phải không tốn nhiều thiết-bị... thật rẻ so với các nước giàu Tây Phương và các nước vùng Trung-đông?

Thưa, bác có nghĩ đến mục-tiêu nầy thế nào?
Thân.
 
Last edited:
Tôi đã nghĩ chuyện này từ rất lâu, từ khi
tôi thực tế thuê nhà kính ở Mỹ, và nhất là
từ khi nghe bà con Việt Nam thích có nhà
kính.

Thế nhưng nghĩ mà bó tay. Thứ nhất, người
nước ngoài cũng đã nghĩ và đang nghĩ tìm
cách để nhà kính rẻ xuống. Họ đã cải tiến
nhà kính xuống nhà màng. Nhà màng thì rẻ
hơn hẳn, mà chất lượng hơn, vì khung nhỏ
mỏng hơn, khỏi phải nâng đỡ kính rất nặng
nên ánh sáng lọt xuống cây trồng nhiều hơn
chứ không bị khung che mất nữa. Tuy thế,
nhà màng xuống cấp, chứ không vĩnh cửu
như nhà kính. Lý do là lớp kính không bị bụi
bặm làm mờ, có thể lau rửa sạch như ban
đầu, còn màng thì bị bụi bám vào không thể
rửa trong được. Cứ mấy năm thì phải thay
màng phải tốn.

Thứ hai, Việt nam cái gì cũng phải đi mua.
Vì thế, khung và màng đắt hơn so với nước
ngoài, do chuyên chở và thuế má xuất khẩu
nhập khẩu.

Về khoản năng lượng để chạy máy quạt, máy
lạnh trong nhà kính ở Việt nam, chúng ta
có thể xài Pin mặt trời, máy phát điện sức
gió, sức nước để bớt chi phí. Việc này cũng
đòi hỏi kỹ thuật nước ngoài, chẳng biết có
lợi hơn, hay thiệt hơn không xài?

Vì thế, tôi mở thảo luận này để bà con cùng
tìm cách làm nhà kính, nhà màng, nhà lưới
thật rẻ để có giá trị kinh tế thực sự, chứ
không phải mù quáng đua đòi theo phong trào
mà thiệt hại đến túi tiền vốn rỗng không
của mình.
 


Back
Top