Bài toán kinh tế trồng lúa nước

  • Thread starter kiendat
  • Ngày gửi
chào các anh chị cô bác trong diễn đàn

em có tìm hiểu kỷ thuật trồng lúa nước, tuy nhiên toàn là kiến thức trên giấy mực mà em lại hoàn toàn ko có kinh nghiệm thực tiễn, nay muốn tìm hiểu sâu hơn về đầu tư - lợi nhuận thực tế từ nghề làm ruộng này.

các vấn đề cần các tiền bối cho ý kiến:

dựa trên điều kiện chuẩn 2 vụ/năm/hecta

-Lượng giống (kg) cần thiết? Giá lúa giống loại tốt hiện tại khoản bao nhiêu/kg (giá tham khảo thôi ạ)?
-Ưu khuyết điểm của cấy và xạ giống?
-Số tiền đầu tư cho phân bón?
-Số tiền đầu tư cho thuốc BVTV?
-Năng suất bao nhiên tấn/năm với điều kiện canh tác tốt?
-Lợi nhuận sau khi trừ hết chi phí (giống, phân, thuốc men, vận chuyể...) ko tính chi phí nhân công có thể đạt bao nhiêu triệu/năm ạ?

các câu hỏi này em có hỏi bác nông dân trồng lúa trên ruộng nhà em, nhưng có vẻ bác ấy ko mặn mà cho lắm với các câu hỏi trên, chắc sợ nhà em lấy lại đất :mellow:

Ngoài ra cần xin thêm ý kiến quý báu của các tiền bối, liệu trong tương lai gần, thuê đất ruộng diện tích lớn đầu tư SX lúa cơ giới hóa (máy cày, máy gập liên hợp) liệu có tiềm năng ko?

xin cám ơn ý kiến của mọi người!
 


Last edited by a moderator:
Thế thì một năm 2 vụ kiếm được 40 triệu.
So với làm kỹ sư, tôi đọc trong diễn đàn, một năm 150 triệu
thì bằng 1/3 lương kỹ sư.
Nuôi rắn ở Duy Tiên cũng kiếm 40-50 triệu một năm, nhưng diện
tích chừng 1/30 (một sào bắc bộ), không biết chi phí có hơn không.
*
 
chào bác anhmytran, bản thân cháu ko khoái chăn nuôi mà chỉ thích trồng trọt.

1 người bạn bên campuchia cũng muốn hợp tác làm nông vì đất thuê bên ấy rất rẻ. với khả năng hiện tại thì chỉ có thể đầu tư trồng lúa nước hoặc khoai mì (đang so sánh độ khả thi của 2 loại này), về lâu dài sẽ là cây cao su.

nhưng cũng chỉ mới là ý tưởng và phải tìm hiểu thật kỷ trước khi làm, lỡ nhúng tay vào mà ko nắm phần thắng thì coi như đã thua, nên rất cần các ý kiến quý báu của các bác!
 
Kỹ sư 150 triệu, nhưng sống và ăn nhậu ở SG thì không dư. Còn ở quê lời bao nhiêu là dư bấy nhiêu đó bác! hii, trồng lúa thì nhàn và dễ dàng ít rủi ro, nên muốn giàu thì làm 5ha,hii chứ vừa làm vừa chơi, vừa nhậu với diện tích dưới 1ha thì sao mà so sánh với Kỹ sư 365 ngày làm muốn hết 300 ngày,..
 
Cac bac ah/ nhan tien day toi dua cho các bac mot so thong tin lam lua o thanh hoa( bac trung bo de cac bac hieu tại sao nong dan " bo ruong di ra thanh pho lam thue nhe!"

hoach toan bai kinh te trong lua 500m2

mua giong: 140k(2kg)
thue cay: 150k
thue cấy(3 cong) 300k
Mua phan bon( 50n, 100p,50k) 1.500k
bvtv: 500k
thue cat lua:(3 cong) 300k
Thue vo/tuot lua: 70k
tong chi phi: 2.460.000VND

Nang suat trung binh: 3.5ta/sao; gia lua 500k/ta: doanh thu = 1.750.000VND
Lai/lo: - 710.000vnd
vay day! tai sao lam lo ma dan van lam! - do la lay cong lam lai do ba con ah!
tha di ra thanh pho lam duoc 70.000vnd/ ngay van suong hon so voi lam nong - do la chua ke mat mua/ mat gia!
nguyen nhan chinh la do dan chua co dau tu quy hoach, chua tap trung!
than ai
 

Cac bac ah/ nhan tien day toi dua cho các bac mot so thong tin lam lua o thanh hoa( bac trung bo de cac bac hieu tại sao nong dan " bo ruong di ra thanh pho lam thue nhe!"

hoach toan bai kinh te trong lua 500m2

mua giong: 140k(2kg)
thue cay: 150k
thue cấy(3 cong) 300k
Mua phan bon( 50n, 100p,50k) 1.500k
bvtv: 500k
thue cat lua:(3 cong) 300k
Thue vo/tuot lua: 70k
tong chi phi: 2.460.000VND

Nang suat trung binh: 3.5ta/sao; gia lua 500k/ta: doanh thu = 1.750.000VND
Lai/lo: - 710.000vnd
vay day! tai sao lam lo ma dan van lam! - do la lay cong lam lai do ba con ah!
tha di ra thanh pho lam duoc 70.000vnd/ ngay van suong hon so voi lam nong - do la chua ke mat mua/ mat gia!
nguyen nhan chinh la do dan chua co dau tu quy hoach, chua tap trung!
than ai
nói theo kiểu bác chắc nhà em bán nhà rồi quá. hiện tại em đang canh tác ở đồng bằng sông cửu long em sẽ tính theo diện tích của người dân miền tây nhá 1 công thì bằng 1244m2. (cách tính bình quân nha các bác vì còn tùy giống lúa nữa nên sai số sẽ là +- 700k/ công nhá)
- giống 20kg/1 công : 20x8000 = 160k
- phân bón + BVTV : 1tr8/ 1 công
- nhân công cấy lúa làm cỏ, làm đất , cắt lúa , phơi lúa : 1tr / công
tổng cộng : 2tr960k
năng xuất đạt được : 900kg / công x 5k = 4tr500k (đấy là em lấy giá lúa thấp nhất ở đồng bằng sông cửu long luôn rồi đó nhá với giá lúa tươi chưa phơi ấy nhá, chứ nhà em toàn làm lúa chắc lượng cao giá tầm 6k trở lên)
- lãi : 1tr540k/ công -----> công 1000m2 thì lãi tầm khoảng 1tr150k /1000m2 /1 vụ.
đây là cách tính mà lãi xuất thấp nhất đối với khu vực đồng bằng sông cửu long. còn với nhà em thì làm năng xuất tầm 1 tấn đến 1,1 tấn giá lúa thấp nhất cũng tầm 6k trở lên . nên mỗi 1 vụ nhà em lãi từ 2tr500k trở lên. 1 năm làm 3 vụ ---> 7tr500k/1 công /1 năm. không biết quê bác ở đâu chứ nếu ở đồng bằng sông cửu long thì làm ruộng quá oke. mình tốt nghiệp IT cần thơ nhưng chán đi làm vẫn về làm ruộng và sống rất an nhàn đây này.
 
Last edited by a moderator:
chào bác anhmytran, bản thân cháu ko khoái chăn nuôi mà chỉ thích trồng trọt.

1 người bạn bên campuchia cũng muốn hợp tác làm nông vì đất thuê bên ấy rất rẻ. với khả năng hiện tại thì chỉ có thể đầu tư trồng lúa nước hoặc khoai mì (đang so sánh độ khả thi của 2 loại này), về lâu dài sẽ là cây cao su.
Đất của Campuchia mua khô thì thiếu nước, mừa mưa thị ngập còn hơn các vùng đầu nguồn của VN nữa. Nếu muốn sản xuất nông nghiệp thì phải làm thủy lợi trước. Nếu ban có (không phải thuê) >100ha thì hãy đầu tư làm đê bao cho mùa lũ và kênh thủy lợi để lấy nước trong mùa khô thì mới sản xuất được. Năng suất có thể cao hơn VN đó vì đất mới còn nhiều dinh dưỡng và ít sâu bệnh. Thân.
 
@trinhtoan1: Túm gọn lại thì 1000m2 ở chỗ bạn phải đầu tư bao nhiêu tiền và năng xuất bao nhiêu?
Xài giống lúa nào mà giá tới 70.000vnđ/kg dữ vậy? Lúa nhật (lúa tròn) còn chưa được nữa giá bạn đưa ra.
@nhanong_ag: Bạn ở An Giang nhưng là khu nào vậy? Không phải nói sách nói mé nhưng nhà bạn canh tác với sản lượng 10 - 11 tấn/ha/vụ mà không thấy lên báo thì cũng hơi có thiếu sót.
 
@trinhtoan1: Túm gọn lại thì 1000m2 ở chỗ bạn phải đầu tư bao nhiêu tiền và năng xuất bao nhiêu?
Xài giống lúa nào mà giá tới 70.000vnđ/kg dữ vậy? Lúa nhật (lúa tròn) còn chưa được nữa giá bạn đưa ra.
@nhanong_ag: Bạn ở An Giang nhưng là khu nào vậy? Không phải nói sách nói mé nhưng nhà bạn canh tác với sản lượng 10 - 11 tấn/ha/vụ mà không thấy lên báo thì cũng hơi có thiếu sót.

bác cứ đến khu vực châu thành - và tri tôn và tịnh biên xem sao nhá. coi em nói có đúng sự thật ko. mà bác chưa đoc kỹ bài của em hả gì ấy em tính theo đơn vị của dân miền tây là 1 công là 1244m2 mà bác. nếu tính ra 1000m2 thì bảo đảm với bác là từ 800-1000kg /1000m2 đấy (tùy từng huyện đất tốt xấu, và từng mùa vụ). ở đây ai cũng làm năng xuất như thế là bình thường thôi bác ah. đất 3 vụ luôn nhá bác.
 
Last edited by a moderator:
Anh bạn vui lòng xem lại. Ngay trong bài viết trước tôi đã nhấn mạnh "không phải nói sách nói mé" <= câu này rặc miền nam, anh bạn chẵng lẽ ko hiểu?
Tôi đã từng lang thang ở AG làm việc liên quan tới cây lúa cả 2 năm trời. Cách tính đất, năng xuất ra sao 10 phần ít thì tôi cũng hiểu 9 phần.
Tôi khen chứ ko phải tôi chê. Bạn nên xem xét lại cách nói của bạn.
Vì sao khen chứ ko phải chê??? Đơn giản: Năng xuất trồng lúa cao nhất vn tính theo xã, theo thống kê của tổng cục thống kê nữa đầu năm 2012 thì vùng cao nhất chỉ đạt tương đương 7,5 tấn/ha.

Cũng trong tỉnh AG của bạn, người tôi theo làm việc ngành lúa đạt:
năng xuất từ 9 - 11 tấn/ha.
Chi phí bỏ ra dưới 20tr/ha,
Ruộng đầy trùn,
giống jasmine,
18kg giống,
Khi thu hoạch còn ít nhất 3 lá xanh.
thu hoạch sớm hơn 7-10 ngày so với ruộng cùng ngày xuống giống,
tỷ lệ lép ~ 5%
Còn vài chỉ số khác nhưng đại để cùng giống lúa thì bên này thương lái luôn thu vào giá cao hơn.
 
Last edited:
Anh bạn vui lòng xem lại. Ngay trong bài viết trước tôi đã nhấn mạnh "không phải nói sách nói mé" <= câu này rặc miền nam, anh bạn chẵng lẽ ko hiểu?
Tôi đã từng lang thang ở AG làm việc liên quan tới cây lúa cả 2 năm trời. Cách tính đất, năng xuất ra sao 10 phần ít thì tôi cũng hiểu 9 phần.
Tôi khen chứ ko phải tôi chê. Bạn nên xem xét lại cách nói của bạn.
Vì sao khen chứ ko phải chê??? Đơn giản: Năng xuất trồng lúa cao nhất vn tính theo xã, theo thống kê của tổng cục thống kê nữa đầu năm 2012 thì vùng cao nhất chỉ đạt tương đương 7,5 tấn/ha.

Cũng trong tỉnh AG của bạn, người tôi theo làm việc ngành lúa đạt:
năng xuất từ 9 - 11 tấn/ha.
Chi phí bỏ ra dưới 20tr/ha,
Ruộng đầy trùn,
giống jasmine,
18kg giống,
Khi thu hoạch còn ít nhất 3 lá xanh.
thu hoạch sớm hơn 7-10 ngày so với ruộng cùng ngày xuống giống,
tỷ lệ lép ~ 5%
Còn vài chỉ số khác nhưng đại để cùng giống lúa thì bên này thương lái luôn thu vào giá cao hơn.
cho em xin lỗi bác nha. tại nói chuyện ở ngoài đời quen rồi. vào đây đánh chữ 1 chút hết biết câu văn của mình ra sau nữa. có gì nặng lời mong bác bỏ qua. xưng hô bác tại vì thấy ai ở đây cũng kiêu nhau bằng bác cả :D.
 
Không sao. Hình như tui có cái huông ... quýnh đã rồi mới quen. Hehe
Xin đính chính lại ở bài viết trên: Tỷ lệ lép dưới 1%.

Thật ra mình muốn lập 1 bài viết chuyên đề về cây lúa lâu rồi nhưng tự nhận thấy học thuật chưa đủ thâm sâu và ... rất sợ bị chọt. Đơn giản vì vn ta gắn liền với cây lúa cũng đã vài ngàn năm. Mỗi vùng, mỗi người lại có 1 kiểu canh tác khác nhau và phương pháp tự biện chứng khác nhau. Ai cũng cho là mình đúng nên rất khó thuyết phục.
Nên thôi thì sẵn tiện chủ đề này mình sẽ ráng chêm chút ít hiểu biết của mình về cây lúa cho bà con bàn luận vậy.

Tiện thể bạn cho mình hỏi:
Vùng bạn có sử dụng phương pháp ô lúa dự báo ko?
Rơm rạ sau khi gặt thì tận thu hay đốt hoặc vùi?
 
Không sao. Hình như tui có cái huông ... quýnh đã rồi mới quen. Hehe
Xin đính chính lại ở bài viết trên: Tỷ lệ lép dưới 1%.

Thật ra mình muốn lập 1 bài viết chuyên đề về cây lúa lâu rồi nhưng tự nhận thấy học thuật chưa đủ thâm sâu và ... rất sợ bị chọt. Đơn giản vì vn ta gắn liền với cây lúa cũng đã vài ngàn năm. Mỗi vùng, mỗi người lại có 1 kiểu canh tác khác nhau và phương pháp tự biện chứng khác nhau. Ai cũng cho là mình đúng nên rất khó thuyết phục.
Nên thôi thì sẵn tiện chủ đề này mình sẽ ráng chêm chút ít hiểu biết của mình về cây lúa cho bà con bàn luận vậy.

Tiện thể bạn cho mình hỏi:
Vùng bạn có sử dụng phương pháp ô lúa dự báo ko?
Rơm rạ sau khi gặt thì tận thu hay đốt hoặc vùi?
em ko hiểu câu hỏi của bác về phương pháp ô lúa là gì. (em cũng chỉ mới ra trường về thay mẹ già làm thôi nên cũng còn gà lắm.)
- rơm rạ thì ở vùng của em đa số là họ dùng máy cày vào sớ 2 tát rồi ngâm nước khoảng 10 ngày. còn nếu không có thời gian chuyển vụ thì họ phát rồi đốt liền luôn.
- nếu bác có thời gian mình hy vọng bác mở 1 topic về cách làm lúa nước của từng vùng đi ah. vd: kỹ thuật phân bón, quản lý nước , thuốc bttv . mỗi loại đất và mỗi loại giống có đặt tính khác nhau. giúp mọi người chia sẽ kinh ngiệm (chứ em nghỉ theo sách vỡ là chết nhà nông mình liền.).
 
em ko hiểu câu hỏi của bác về phương pháp ô lúa là gì. (em cũng chỉ mới ra trường về thay mẹ già làm thôi nên cũng còn gà lắm.)
- rơm rạ thì ở vùng của em đa số là họ dùng máy cày vào sớ 2 tát rồi ngâm nước khoảng 10 ngày. còn nếu không có thời gian chuyển vụ thì họ phát rồi đốt liền luôn.
- nếu bác có thời gian mình hy vọng bác mở 1 topic về cách làm lúa nước của từng vùng đi ah. vd: kỹ thuật phân bón, quản lý nước , thuốc bttv . mỗi loại đất và mỗi loại giống có đặt tính khác nhau. giúp mọi người chia sẽ kinh ngiệm (chứ em nghỉ theo sách vỡ là chết nhà nông mình liền.).

bác cứ đến khu vực châu thành - và tri tôn và tịnh biên xem sao nhá. coi em nói có đúng sự thật ko. mà bác chưa đoc kỹ bài của em hả gì ấy em tính theo đơn vị của dân miền tây là 1 công là 1244m2 mà bác. nếu tính ra 1000m2 thì bảo đảm với bác là từ 800-1000kg /1000m2 đấy (tùy từng huyện đất tốt xấu, và từng mùa vụ). ở đây ai cũng làm năng xuất như thế là bình thường thôi bác ah. đất 3 vụ luôn nhá bác.
Đính chính lại cùng bạn là 1 công nam bộ là 1296m2 chứ không phải 1244m2. Còn nữa lúa bà bạn tính năng suất chắc là lúa ướt (cắt xong bán liền) chứ nếu bạn phơi khô rồi mà vẫn còn 1tấn/1000m2 thì tôi đây xin cuối đầu bái phục.
@baby_plm. Cách tín của cục thống kê cũng đúng thôi bạn ah. Lúa ướt phơi xong xẽ mất từ 10-20%. Nên cách tính của bạn nhanong_ag cũng không sai.
Thân.
 
Người trồng lúa chuyên nghiệp ko cần đợi gặt mới biết được năng xuất.

@nhanong_ag: Thằng nào dám trả lời câu hỏi của bạn thì đúng là gan cùng mình. Liều lượng phân, thời điểm bón phân, thời điểm sử dụng thuốc BVTV mà có 1 công thức rõ ràng thì kẻ đưa ra công thức đó 1 là kẻ không biết trồng lúa, 2 là kẻ điên nói càng, 3 là khuyến cáo chung chung.
Chất đất, thời tiết, sự phát triển của cây lúa, loại và chất lượng phân <= những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến liều lượng phân bón. Không thể có công thức chung.
Cách sử dụng thuốc BVTV thì còn tùy ô lúa dự báo (mình thích phương pháp này) và kinh nghiệm + sự siêng năng (ra thăm lúa mỗi ngày, ăn ngủ cùng cây lúa)

Phương pháp ô lúa dự báo thực ra rất đơn giản: 1 vùng trồng lúa khoảng 100ha thì chừa ra 100m2 ruộng ở giữa. Tại thửa ruộng này ta gieo cấy với mật độ dày hơn từ 2 đến 3 lần so với canh tác bình thường. Chế độ phân nước cũng bình thường - Nói chung là tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công. Sau đó theo dõi ô lúa này để xác định cây lúa bị gì mà xịt phòng trừ cho ruộng lúa canh tác. Thường thì khi ô lúa dự phòng bắt đầu phát bệnh đến lúc ruộng lúa canh tác bị cách nhau ít nhất 5 ngày - đủ thời gian xác định bệnh và phun thuốc phòng.

Để rơm lại là một trong nhiều lý do giúp cho năng xuất của khu vực bạn cao hơn những vùng khác.
Bạn xem xét việc sử dụng các chế phẩm sinh học để rơm mau phân hủy hơn. Cách này tốt hơn rất nhiều so với đốt.
 
Người trồng lúa chuyên nghiệp ko cần đợi gặt mới biết được năng xuất.

@nhanong_ag: Thằng nào dám trả lời câu hỏi của bạn thì đúng là gan cùng mình. Liều lượng phân, thời điểm bón phân, thời điểm sử dụng thuốc BVTV mà có 1 công thức rõ ràng thì kẻ đưa ra công thức đó 1 là kẻ không biết trồng lúa, 2 là kẻ điên nói càng, 3 là khuyến cáo chung chung.
Chất đất, thời tiết, sự phát triển của cây lúa, loại và chất lượng phân <= những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến liều lượng phân bón. Không thể có công thức chung.
Cách sử dụng thuốc BVTV thì còn tùy ô lúa dự báo (mình thích phương pháp này) và kinh nghiệm + sự siêng năng (ra thăm lúa mỗi ngày, ăn ngủ cùng cây lúa)

Phương pháp ô lúa dự báo thực ra rất đơn giản: 1 vùng trồng lúa khoảng 100ha thì chừa ra 100m2 ruộng ở giữa. Tại thửa ruộng này ta gieo cấy với mật độ dày hơn từ 2 đến 3 lần so với canh tác bình thường. Chế độ phân nước cũng bình thường - Nói chung là tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công. Sau đó theo dõi ô lúa này để xác định cây lúa bị gì mà xịt phòng trừ cho ruộng lúa canh tác. Thường thì khi ô lúa dự phòng bắt đầu phát bệnh đến lúc ruộng lúa canh tác bị cách nhau ít nhất 5 ngày - đủ thời gian xác định bệnh và phun thuốc phòng.

Để rơm lại là một trong nhiều lý do giúp cho năng xuất của khu vực bạn cao hơn những vùng khác.
Bạn xem xét việc sử dụng các chế phẩm sinh học để rơm mau phân hủy hơn. Cách này tốt hơn rất nhiều so với đốt.
Người làm lúa chuyên nghiệp họ chỉ cần đi 1 vòng trong đám lúa là họ có thể tính ra bao nhiêu tấn rồi... sai số khoảng vài trăm kg/ha thôi.
-còn về phần phân bón thuốc bvtv thì ý em là như gì: tức là có 1 bác nông dân ở đồng tháp làm giống lúa gì đó, loại đất của bác đó như vậy đó, rồi cách bón phân của bán cũng như vậy.... nói chung là mỗi 1 khu vực 1 cách làm riêng cách bón phân riêng và thời tiết riêng. nói ra để anh em ta tham khảo và có thể ứng dụng cho khu vực của mình rồi sao . Em thấy mấy ông chú ông bác gần nhà em cứ làm theo 1 quan điểm lâu năm, cứ như 1 công thức vậy 7-10 ngày thì 150kg/ha, rồi 14-16 ngày thì 150kg/ha nữa.... các bác đó vụ nào cũng thế. nên năng xuất ko đảm bảo có vụ thì bể bồ có vụ thì hòa vốn. ý của em cũng muốn so sánh xem khu vực nào có giá thành thấp nhất mà năng xuất lại cao nữa.
- còn về phương pháp ô lúa thì khu vực em không có bác ah (hoặc có lẽ là em không thấy :D). có lẽ vụ tới em sẽ bỏ ra 100m2 để làm theo cách này vì sẽ phòng được sâu bệnh, trước khi nó tấn công bất ngờ. :D
- nói chung với nhà em thì cũng không cần phải sử dụng chế phẩm sinh học gì cả (vì bác biết đó nếu làm nhiều thì dùng mấy cá đó rất tốn công sức và tiền bạc): ông anh em đã áp dụng được 5 mùa vụ rồi rất oke bác ah. sẵn đây em cũng chia sẽ cách ko làm bộ rể bị ngộ độc của ông anh em (có ai biết rồi thì bỏ qua cho em). cứ cày đất và trục đất bình thường, có thời gian ngâm rơm rạ thì tốt ko có thì cũng ko sao. gieo giống xuống 5-7 ngày phân đầu tiên nhà em bón 70kg phân ure + 2 hộp thuốc cỏ 2,4D /ha. rồi đến 12-14 ngày bón 120kg ure + 3 hộp 2,4 /ha. các cử bón sao nhìn lúa mà bón. thì làm như thế thì em thấy cây lúa vừa to vừa khỏe. bộ rể thay mới hoàn toàn nên ko sợ bị ngộ độc hữu cơ. cây lúa tới lúc làm đồng rất mập bác ah. (thời điểm giờ cây lúa đã 55 ngày nhưng nhổ lên bộ rể vẫn rất trắng, ko có dấu hiệu bị ngộ độc , và đặc biệt là rất cứng cây, chấp bảo cấp 12 cũng không ngã nổi :D).
- nhân tiện đây cũng muốn hỏi bác 1 câu (em nghĩ bác đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nông dân, với lại bác có chuyên môn nên có lẽ bác và các chú bác khác sẽ biết): bác có biết thành phần trong phân vi lượng (phân bón lá) là những thành phần nào không. và có cách nào tự chế ra nhưng loại phân vi lượng đó không. (ông anh hồi chiều mới bảo em lên mạng xem có cách đó không vì gần đó có 1 chú nói là tự chế ra giá thành rất rẻ, mà bác biết đó nông dân ở quê họ dấu nghề dữ lắm ko thích chia sẻ cùng ai hết . hix).
- vài lời cùng bác.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top