Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Bác lâm vào khuyết điểm trầm trọng mà những người chơi lan chơi hoa kiểng hay nhắc nhở :
Bạn muốn chơi lan thì đừng bao giờ trồng lan con…vì phải có 1 thời gian nuôi dưỡng rất lâu dài lan mới trưởng thành để ra được hoa, điều làm bạn mất kiên nhẫn

Mai cũng vậy thôi, cây mai của bạn tuy nhỏ nhưng không phải mai còn non nớt. chăm sóc kĩ nó cũng có hoa đấy, nhưng không hoa không nhiều, và cây không đẹp..điều này cũng sẽ làm bạn mất bớt...nhiệt tình

Tôi vẫn nhắc lại : mục đích của tôi là giúp các bạn chăm sóc cây mai đẹp mua từ vườn hay từ hội hoa xuân về chăm sóc sao cho nó tiếp tục khỏe mạnh và ra hoa đẹp vào năm tới

Nào bây giờ hãy “gồng” lên, đi tìm 2 cây mai đẹp và khỏe mạnh..rồi bắt tay vào việc

Cuộc sống có rất nhiều việc không “gồng” thì sẽ không làm nổi chuyện gì cả

Tình hình của bác làm tôi có cảm nhận là :
Với cây mai bé bé và yếu như trên. Bạn không thoát nổi “nhân tai,địch hại”…thì với mai “đẹp hoàng tráng”, chắc nó mất, còn nhanh hơn nữa đấy

Và chỉ có mai đẹp, mai hoành tráng mới làm cho bạn đủ nhiệt tình đủ kiên nhẫn để đi tới cùng
 
dạ la` do con mun´ cây to lă´m nhưng khổ ca´i nha` chỉ cho 2m vuôg sân trog goc´ de trôg thôj. vs cho con ở con nit no fa vs an că´p vặt wa´, ăn ko dx la` fa´ cho hôi nên con chiu. để con dau tu lươ`i va ha`ng ra`o vê`vậy theo niư ba´c đâ`u tiên la` con nên đâ`u tư cho mặt a nninh trât tự đa~ đu´ng ko a!
 
...
VS mấy bác cho con hỏi thêm con mới sắm dc mấy em supper mini này về tập tành tính kiên nhẫn! giờ nên làm gì vs tụi nó ạ! con mua về thấy chậu bé quá con lấy cây ra và giũ giũ cho rớt bớt đất đi rồi cho vào chậu lớn hơn chút.
chất trồng của con là : 1 đất thịt( đất đỏ bazan) + 1 sơ dừa + 1 cát + 1 trấu hun mịn + 1 gram trichoderma.sau đó con lặt bớt lá xấu, sâu, đốm, rách, mọc ko đúng chỗ thíchvà cuối cùng là tưới và xịt đẵm roots 2. đến hôm nay là dc 1 ngày con tính xit thêm cho em nó thuốc trừ rầy và 501 dc ko a. mong các bác giúp con
..

Đất đỏ chỉ cần ít khoảng 5 % cũng được rồi. cho nhiều chỉ nặng chậu thôi , trichro mà chỉ cho có 1 gram thì đến ngày tháng nào chúng mới nhân nổi quân số. bác cho 50 gram 1 chậu cũng không ai cấm đâu
tôi chưa bao giờ trồng mai theo công thức chất trồng giống như trên ( sẽ giữ nhiều nước đấy)
tôi trồng bằng trấu hun nguyên hạt

Thuốc trừ rầy và nấm bịnh thì phun 1 lần khi mới mang về, để diệt cho sạch những con còn ẩn núp đâu đó
Về sau tuốc trừ rầy ( bọ trĩ ) chỉ phun khi lá non mọc ra.và thuốc trừ nấm và phân bón lá thì phun theo lịch có hướng dẫn trên bao bì
 
Last edited by a moderator:
dạ la` do con mun´ cây to lă´m nhưng khổ ca´i nha` chỉ cho 2m vuôg sân trog goc´ de trôg thôj. vs cho con ở con nit no fa vs an că´p vặt wa´, ăn ko dx la` fa´ cho hôi nên con chiu. để con dau tu lươ`i va ha`ng ra`o vê`
Sân nhỏ quá không đủ nắng để chăm mai rồi, lại còn bị phá nữa thì tốt nhất là trước tết vài hôm ra bến chương dương mai bon sai miền tây đưa lên nhiều lắm, bác ra đó tha hồ chọn, cây như bác post hình lên chừng 100-300k thôi.

 
Bác lâm vào khuyết điểm trầm trọng mà những người chơi lan chơi hoa kiểng hay nhắc nhở :
Bạn muốn chơi lan thì đừng bao giờ trồng lan con…vì phải có 1 thời gian nuôi dưỡng rất lâu dài lan mới trưởng thành để ra được hoa, điều làm bạn mất kiên nhẫn

Mai cũng vậy thôi, cây mai của bạn tuy nhỏ nhưng không phải mai còn non nớt. chăm sóc kĩ nó cũng có hoa đấy, nhưng không hoa không nhiều, và cây không đẹp..điều này cũng sẽ làm bạn mất bớt...nhiệt tình

Tôi vẫn nhắc lại : mục đích của tôi là giúp các bạn chăm sóc cây mai đẹp mua từ vườn hay từ hội hoa xuân về chăm sóc sao cho nó tiếp tục khỏe mạnh và ra hoa đẹp vào năm tới

Nào bây giờ hãy “gồng” lên, đi tìm 2 cây mai đẹp và khỏe mạnh..rồi bắt tay vào việc

Cuộc sống có rất nhiều việc không “gồng” thì sẽ không làm nổi chuyện gì cả

Tình hình của bác làm tôi có cảm nhận là :
Với cây mai bé bé và yếu như trên. Bạn không thoát nổi “nhân tai,địch hại”…thì với mai “đẹp hoàng tráng”, chắc nó mất, còn nhanh hơn nữa đấy

Và chỉ có mai đẹp, mai hoành tráng mới làm cho bạn đủ nhiệt tình đủ kiên nhẫn để đi tới cùng
Bác Mục khuyên đúng đó Bạn ah!!tim 1 cây mai nhỏ đẹp để chơi ,thư giãn va đam mê cây Mai ..!! ..thời gian còn lại dành cho nhiều công việc nữa ..!!!
 
nă´ng nha` con thi` ch̉ co tu 11h den 1h a. con dang ti´nh gă`n mâ´y tâ´m ki´nh cho e no´ chifu vao
 
Bác Vi ơi cứu cháu với.
Không biết lá cây mai của cháu bị gì rồi Bác ơi. Bác chuẩn đoán rồi cho cháu toa thuốc nha Bác.
Các đây 4 ngày cháu có tưới anvil, và cách đây 3 ngày tưới phân loảng (tưới ước đẩm lên lá luôn). Bác ơi giai đoạn cây đang ra lá, đọt mới, mình có nên tưới thêm phân bón lá gì không Bác. Khi tưới phân bón lá thì nên tưới ước đẩm hay tưới sương vậy Bác. Bác ơi khi nào minh dùng được atonik; 701; alaska vậy Bác
Bác cho cháu hỏi thêm là cây mai của cháu khi ra lá mới, lá có màu nâu là sao vậy Bác.
Vì cháu mới tập chơi nên hỏi nhiều quá. Cám ơn Bác nhiều, chúc Bác có một ngày thật nhiều niềm vui bên những cậy mai đẹp.
! image.jpg
image.jpg
image.jpg
 
Last edited by a moderator:
Bác Vi ơi cứu cháu với.
Không biết lá cây mai của cháu bị gì rồi Bác ơi. Bác chuẩn đoán rồi cho cháu toa thuốc nha Bác.
Các đây 4 ngày cháu có tưới anvil, và cách đây 3 ngày tưới phân loảng (tưới ước đẩm lên lá luôn). Bác ơi giai đoạn cây đang ra lá, đọt mới, mình có nên tưới thêm phân bón lá gì không Bác. Khi tưới phân bón lá thì nên tưới ước đẩm hay tưới sương vậy Bác. Bác ơi khi nào minh dùng được atonik; 701; alaska vậy Bác
Bác cho cháu hỏi thêm là cây mai của cháu khi ra lá mới, lá có màu nâu là sao vậy Bác.
Vì cháu mới tập chơi nên hỏi nhiều quá. Cám ơn Bác nhiều, chúc Bác có một ngày thật nhiều niềm vui bên những cậy mai đẹp.
!Xem file đính kèm 1500Xem file đính kèm 1501 Xem file đính kèm 1502

Phân bón gốc là tưới theo định kì, và khi nó ra đọt, không có phân gì đặc biệt cho nó cả ( khi lá non đang ra), cho thêm là thừa. lá non đang ra chỉ có phun ngừa bọ trĩ thôi
Nếu khi nó ra đọt mà trùng với ngày tưới phân thì cứ tưới, để cây hấp thụ phân bón mà phóng đọt
Nếu đến lúc nó phóng đọt, không phải ngày tưới phân bạn cứ yên tâm. Vì thực sự trong đát chậu vẫn còn phân đấy, dù ít, cây vẫn chắt lọc được cái nó cần để làm…sạch đất. như vậy rễ sẽ khỏe hơn những ngày sau đó

Mai là cây tiểu mộc ăn phân theo đợt và tùy mùa ( mùa xuân và hè cần phân đều . Mùa thu rất ít ăn phân và mùa đông còn ít hơn nữa)…
Mai không phải là rau đâu đấy nhe, rau ăn phân đều đặn hằng ngày để lớn nhanh vì đời sống của rau chỉ có vài chục ngày… thiếu phân rau sẽ ngừng phát triển và hóa già đi

Mai Bình Định của bác là đọt nâu hay còn gọi là đọt đỏ…nó không bịnh gì cả…nó càng khỏe đọt nó càng nâu đỏ rõ rang
Nó bị cháy lá do bác tưới phân vào lá khi còn rất non

Mai BB đọt non rất mỏng. nắng gắt quá 1 số lá non cũng tự cháy…bác tưới phân vào lá nó không chịu nổi là phải rồi
Phân bón gốc mà bác đem đi tưới vào lá nhất là vào buổi sáng mai B Đ mà không cháy lá non thì mới thật là…kì đấy

Mai Giảo thủ đức , giảo Bến Tre lá non chịu được phân mà không bị cháy,

Nhưng mà tại sao lại lấy phân bón gốc tưới vào lá ?

Lá có phân bón lá chuyên biệt với liều lượng ghi rất rõ ràng
Gốc có phân bón gốc liều lượng cũng rõ ràng

Không được dùng lẫn lộn,không được lạm dụng ( dùng thừa) nếu bác muốn cây của bác ngày càng sung mãn

Phun phân bón lá phải phun vào lúc chiều tối…lá sẽ có nguyên đêm để háp thụ hết phân đến sánghôm sau lá hết phân rồi..đã thế lại thêm nước tưới phun vào lá buổi sáng…lá sẽ rất an toàn khi nắng lên

Alaska phun khi thấy cây đã có nhiều lá đang trưởng thành..ngĩa là từ tháng 2 đã phun được rồi..và phun đều đặn đến hôm nay với khoảng cách 7 hoặc 10 ngày 1 lần

Atonic là cái thực sự không cần dùng cho mai, trong các tháng đầu năm…vì nó chỉ là chất kích thích

Giữa atonic và đầu trâu 501..thì tôi khuyên bác nên chọn 501 có lợi hơn

Vì trong đó có tới 2 chất điều hòa sinh trưởng 3 đại khoáng + nhiều vi khóang, có lợi cho sự phát triển của cây
 
Last edited by a moderator:
bác mục ơi cho con hỏi cái này.rằng là con hôm nay có đi tìm mua mai. vào vuon thay có 1 số chậu mai dc uốn cành theo kiểu mai BĐ, nhưng rất hay là cách gốc khoảng 4-5cm là cây đã có cành rồi ạ!cành vươn ngang ra rồi cứ thế cách tầm 7-8cm nữa lại có 1 cành vươn ngang ra quay về phái khác.cây mai gốc chỉ to bằng ngón chân cái thôi a!. con thì thấy mấy gốc mai trồng ngoài tự nhiên chí ít cũng phải 70-80cm tụi nó mới có cành tán ra, đa phần là toàn lên thẳng đùn đụt.(đúng như bài văn hồi xưa hay tả cây mai khẳng khiêu nhưng dẽo dai) vậy làm sao có dc cành như vậy thế bác. con hỏi thì chủ vườn nói:" cây này của người ta gửi chăm sóc, trời sinh ra nó thế!" thôi nghe xong con cáo về luôn!
 
Dạ cháu hiểu rồi. Cháu cám ơn Bác Mục nhiều. Chúc Bác nhiều sức khỏe.
 
.....thì chủ vườn nói:" cây này của người ta gửi chăm sóc, trời sinh ra nó thế!" thôi nghe xong con cáo về luôn!

Mai Bình Định được uốn ngay khi còn rất nhỏ.
Đầu tiên là “nhớm gốc” để lộ rễ ra..
Để có chi đầu tiên ( tàng đầu tiên) người ta uốn ngang ngọn xuống song song với mặt đất,,vậy là ngọn biến thành chi đầu tiên..vậy muốn độ cao hay thấp bao nhiêu mà chả được .
Ngay từ chỗ bị uốn ngang, mầm mới sẽ mọc lên để tạo ra ngọn mới…người ta kéo ngọn vươn dài ra thành đường “ziczac “ mai B Đ có thân hình”lúc lắc” là thế

khi ngọn đã đến độ cao đã cần thiết ngươi ta lại uốn ngang ngọn này song song với mặt đất tạo thành chi thứ 2 và muốn uốn về phía nào mà không được khi ngọn còn rất mềm

Cứ thế lập lại cho đến khi cây…thành phẩm
 
vâng giờ con mới biết ạ.con cám ơn bác rất nhiều! vậy là thằng cha kia ko biết gì hoặc biết mà dím hàng quá
 
Trồng mai bonsai thu lãi lớn
Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, 2 năm trở lại đây ông Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, Bình Định) chuyển từ mai xuân bình thường qua trồng và chăm sóc mai theo dáng bonsai. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán vụ mai bonsai đầu tiên thu về hơn 200 triệu đồng.

Bắt đầu trồng mai từ năm 2000, ông Tuấn nhận mình chỉ là lớp hậu bối trong nghề trồng mai xuân ở Nhơn An. Tuy nhiên nhờ khéo chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng đẹp, nên mai ở vườn ông Tuấn luôn đắt khách mỗi dịp xuân. Cùng lứa mai 4 tuổi, người khác chỉ bán được 250.000 đồng mỗi chậu thì mai của ông Tuấn bán được giá gấp đôi. Tính trung bình, mỗi năm ông Tuấn thu tầm 300 triệu đồng từ vườn mai tết.

bonsai-1-JPG-8637-1399429738.jpg

Vườn mai bonsai của ông Tuấn. Ảnh: Minh Thùy

Mức thu nhập đó thuộc hàng ổn định đối với người trồng mai xuân ở An Nhơn. Tuy nhiên nhắm đến thị trường tương lai, ông Tuấn quyết định chuyển từ mai xuân bình thường qua dáng mai bonsai.

Nghĩ là làm, ông Tuấn lập tức cưa trụi gần 200 gốc mai xuân đang có giá từ 2 triệu trở lên để thử nghiệm mai dáng bonsai. Quyết định của ông Tuấn bị cho là “hâm” khi thời điểm mai xuân đang được giá lại bỏ đi. Ông Tuấn bộc bạch: “Ý định trồng mai bonsai của tôi có từ lâu. Bắt đầu từ năm 2012, tôi quyết định tạo dáng bonsai cho mai. Mai bonsai nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng, đặc biệt phù hợp cho những khu nhà chung cư, cao tầng... Thị trường mai xuân ngày càng hướng đến những kiểu mai vừa, nhỏ, đẹp tiện di chuyển”.

Nghệ thuật bonsai không dành cho cây mai, nên ông Tuấn phải tự mày mò học làm trên mạng internet. Ông tham khảo các dáng bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc... tìm tòi, nghiên cứu rồi áp dụng trên cây mai. Tạo dáng bonsai khó nhất ở khâu chăm và ghép. Mai hướng dương, khi tạo những dáng độc, lạ... bắt người trồng phải tỉ mẩn từ khâu vào đất, cắt ghép, đến tạo dáng... Ví dụ, mỗi chậu đất trồng mai có đến 3 lớp đất cát, vừa thông thoáng, vừa giữ ẩm cho mai. Hay như khi ghép mắt phải đưa mầm ghép vào thân, sau này mắt ghép mới trở thành một phần hoàn chỉnh của cây.

“Học công nghệ, kỹ thuật ở trên mạng, sách vở... tuy nhiên tạo dáng thế cho cây phải do chính người chăm sóc tưởng tượng ra. Mỗi cây mai bonsai trong vườn nhà tôi đều mang một dáng riêng. Tôi cũng chỉ cho nhiều người đến đây học hỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Để cây mai phát triển tốt, bền lâu tôi chuyển qua chăm bón bằng phân vi sinh, nhằm hướng tới sản xuất mai sạch”, ông Tuấn nói.

bonsai-2-JPG-8070-1399429738.jpg

Cây mai "Cải tử hoàn sinh" có giá 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Thùy

Ông Tuấn cho biết, cùng một độ tuổi, nhưng mai bonsai có giá cao gấp 2, 3 lần so với mai xuân bình thường. Đặc biệt giá mai bonsai không chịu biến động nhiều của giá mai thị trường. tùy theo dáng thế, độ tuổi... mai bonsai có những cái giá khác nhau. Tại vườn mai của ông Tuấn đang có 600 cây mai dáng bonsai nhiều độ tuổi, có giá từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Trong số đó, ông Tuấn đặc biệt yêu thích cây mai bonsai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng. Từ một cây mai sắp chết, không có khả năng tạo dáng, ông Tuấn đã tạo cho nó một hình hài mới theo nghệ thuật bonsai. Xuất phát từ đó, ông Tuấn đặt cái tên “Cải tử hoàn sinh” cho cây mai này.

Mùa mai tết Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán ra thị trường 80 cây mai dáng bonsai thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, đến thời điểm này khách hàng các nơi đặt gần 1.000 cây, nhưng ông chỉ nhận một nửa vì kham không nổi.

Ngoài mai bonsai, ông Tuấn còn thử nghiệm nhiều loại cây bonsai khác. Cây vú sữa được ông mua về sau trận bão năm 2009 với giá gần 2 triệu, sau khi tạo dáng bonsai có người trả giá 50 triệu đồng nhưng ông Tuấn chưa đồng ý bán.

Minh Thùy
 
Trồng mai bonsai thu lãi lớn
Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, 2 năm trở lại đây ông Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, Bình Định) chuyển từ mai xuân bình thường qua trồng và chăm sóc mai theo dáng bonsai. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán vụ mai bonsai đầu tiên thu về hơn 200 triệu đồng.

Bắt đầu trồng mai từ năm 2000, ông Tuấn nhận mình chỉ là lớp hậu bối trong nghề trồng mai xuân ở Nhơn An. Tuy nhiên nhờ khéo chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng đẹp, nên mai ở vườn ông Tuấn luôn đắt khách mỗi dịp xuân. Cùng lứa mai 4 tuổi, người khác chỉ bán được 250.000 đồng mỗi chậu thì mai của ông Tuấn bán được giá gấp đôi. Tính trung bình, mỗi năm ông Tuấn thu tầm 300 triệu đồng từ vườn mai tết.

bonsai-1-JPG-8637-1399429738.jpg

Vườn mai bonsai của ông Tuấn. Ảnh: Minh Thùy

Mức thu nhập đó thuộc hàng ổn định đối với người trồng mai xuân ở An Nhơn. Tuy nhiên nhắm đến thị trường tương lai, ông Tuấn quyết định chuyển từ mai xuân bình thường qua dáng mai bonsai.

Nghĩ là làm, ông Tuấn lập tức cưa trụi gần 200 gốc mai xuân đang có giá từ 2 triệu trở lên để thử nghiệm mai dáng bonsai. Quyết định của ông Tuấn bị cho là “hâm” khi thời điểm mai xuân đang được giá lại bỏ đi. Ông Tuấn bộc bạch: “Ý định trồng mai bonsai của tôi có từ lâu. Bắt đầu từ năm 2012, tôi quyết định tạo dáng bonsai cho mai. Mai bonsai nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng, đặc biệt phù hợp cho những khu nhà chung cư, cao tầng... Thị trường mai xuân ngày càng hướng đến những kiểu mai vừa, nhỏ, đẹp tiện di chuyển”.

Nghệ thuật bonsai không dành cho cây mai, nên ông Tuấn phải tự mày mò học làm trên mạng internet. Ông tham khảo các dáng bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc... tìm tòi, nghiên cứu rồi áp dụng trên cây mai. Tạo dáng bonsai khó nhất ở khâu chăm và ghép. Mai hướng dương, khi tạo những dáng độc, lạ... bắt người trồng phải tỉ mẩn từ khâu vào đất, cắt ghép, đến tạo dáng... Ví dụ, mỗi chậu đất trồng mai có đến 3 lớp đất cát, vừa thông thoáng, vừa giữ ẩm cho mai. Hay như khi ghép mắt phải đưa mầm ghép vào thân, sau này mắt ghép mới trở thành một phần hoàn chỉnh của cây.

“Học công nghệ, kỹ thuật ở trên mạng, sách vở... tuy nhiên tạo dáng thế cho cây phải do chính người chăm sóc tưởng tượng ra. Mỗi cây mai bonsai trong vườn nhà tôi đều mang một dáng riêng. Tôi cũng chỉ cho nhiều người đến đây học hỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Để cây mai phát triển tốt, bền lâu tôi chuyển qua chăm bón bằng phân vi sinh, nhằm hướng tới sản xuất mai sạch”, ông Tuấn nói.

bonsai-2-JPG-8070-1399429738.jpg

Cây mai "Cải tử hoàn sinh" có giá 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Thùy

Ông Tuấn cho biết, cùng một độ tuổi, nhưng mai bonsai có giá cao gấp 2, 3 lần so với mai xuân bình thường. Đặc biệt giá mai bonsai không chịu biến động nhiều của giá mai thị trường. tùy theo dáng thế, độ tuổi... mai bonsai có những cái giá khác nhau. Tại vườn mai của ông Tuấn đang có 600 cây mai dáng bonsai nhiều độ tuổi, có giá từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Trong số đó, ông Tuấn đặc biệt yêu thích cây mai bonsai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng. Từ một cây mai sắp chết, không có khả năng tạo dáng, ông Tuấn đã tạo cho nó một hình hài mới theo nghệ thuật bonsai. Xuất phát từ đó, ông Tuấn đặt cái tên “Cải tử hoàn sinh” cho cây mai này.

Mùa mai tết Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán ra thị trường 80 cây mai dáng bonsai thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, đến thời điểm này khách hàng các nơi đặt gần 1.000 cây, nhưng ông chỉ nhận một nửa vì kham không nổi.

Ngoài mai bonsai, ông Tuấn còn thử nghiệm nhiều loại cây bonsai khác. Cây vú sữa được ông mua về sau trận bão năm 2009 với giá gần 2 triệu, sau khi tạo dáng bonsai có người trả giá 50 triệu đồng nhưng ông Tuấn chưa đồng ý bán.

Minh Thùy
 
Trồng mai bonsai thu lãi lớn
Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, 2 năm trở lại đây ông Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, Bình Định) chuyển từ mai xuân bình thường qua trồng và chăm sóc mai theo dáng bonsai. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán vụ mai bonsai đầu tiên thu về hơn 200 triệu đồng.

Bắt đầu trồng mai từ năm 2000, ông Tuấn nhận mình chỉ là lớp hậu bối trong nghề trồng mai xuân ở Nhơn An. Tuy nhiên nhờ khéo chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng đẹp, nên mai ở vườn ông Tuấn luôn đắt khách mỗi dịp xuân. Cùng lứa mai 4 tuổi, người khác chỉ bán được 250.000 đồng mỗi chậu thì mai của ông Tuấn bán được giá gấp đôi. Tính trung bình, mỗi năm ông Tuấn thu tầm 300 triệu đồng từ vườn mai tết.

bonsai-1-JPG-8637-1399429738.jpg

Vườn mai bonsai của ông Tuấn. Ảnh: Minh Thùy

Mức thu nhập đó thuộc hàng ổn định đối với người trồng mai xuân ở An Nhơn. Tuy nhiên nhắm đến thị trường tương lai, ông Tuấn quyết định chuyển từ mai xuân bình thường qua dáng mai bonsai.

Nghĩ là làm, ông Tuấn lập tức cưa trụi gần 200 gốc mai xuân đang có giá từ 2 triệu trở lên để thử nghiệm mai dáng bonsai. Quyết định của ông Tuấn bị cho là “hâm” khi thời điểm mai xuân đang được giá lại bỏ đi. Ông Tuấn bộc bạch: “Ý định trồng mai bonsai của tôi có từ lâu. Bắt đầu từ năm 2012, tôi quyết định tạo dáng bonsai cho mai. Mai bonsai nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng, đặc biệt phù hợp cho những khu nhà chung cư, cao tầng... Thị trường mai xuân ngày càng hướng đến những kiểu mai vừa, nhỏ, đẹp tiện di chuyển”.

Nghệ thuật bonsai không dành cho cây mai, nên ông Tuấn phải tự mày mò học làm trên mạng internet. Ông tham khảo các dáng bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc... tìm tòi, nghiên cứu rồi áp dụng trên cây mai. Tạo dáng bonsai khó nhất ở khâu chăm và ghép. Mai hướng dương, khi tạo những dáng độc, lạ... bắt người trồng phải tỉ mẩn từ khâu vào đất, cắt ghép, đến tạo dáng... Ví dụ, mỗi chậu đất trồng mai có đến 3 lớp đất cát, vừa thông thoáng, vừa giữ ẩm cho mai. Hay như khi ghép mắt phải đưa mầm ghép vào thân, sau này mắt ghép mới trở thành một phần hoàn chỉnh của cây.

“Học công nghệ, kỹ thuật ở trên mạng, sách vở... tuy nhiên tạo dáng thế cho cây phải do chính người chăm sóc tưởng tượng ra. Mỗi cây mai bonsai trong vườn nhà tôi đều mang một dáng riêng. Tôi cũng chỉ cho nhiều người đến đây học hỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Để cây mai phát triển tốt, bền lâu tôi chuyển qua chăm bón bằng phân vi sinh, nhằm hướng tới sản xuất mai sạch”, ông Tuấn nói.

bonsai-2-JPG-8070-1399429738.jpg

Cây mai "Cải tử hoàn sinh" có giá 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Thùy

Ông Tuấn cho biết, cùng một độ tuổi, nhưng mai bonsai có giá cao gấp 2, 3 lần so với mai xuân bình thường. Đặc biệt giá mai bonsai không chịu biến động nhiều của giá mai thị trường. tùy theo dáng thế, độ tuổi... mai bonsai có những cái giá khác nhau. Tại vườn mai của ông Tuấn đang có 600 cây mai dáng bonsai nhiều độ tuổi, có giá từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Trong số đó, ông Tuấn đặc biệt yêu thích cây mai bonsai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng. Từ một cây mai sắp chết, không có khả năng tạo dáng, ông Tuấn đã tạo cho nó một hình hài mới theo nghệ thuật bonsai. Xuất phát từ đó, ông Tuấn đặt cái tên “Cải tử hoàn sinh” cho cây mai này.

Mùa mai tết Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán ra thị trường 80 cây mai dáng bonsai thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, đến thời điểm này khách hàng các nơi đặt gần 1.000 cây, nhưng ông chỉ nhận một nửa vì kham không nổi.

Ngoài mai bonsai, ông Tuấn còn thử nghiệm nhiều loại cây bonsai khác. Cây vú sữa được ông mua về sau trận bão năm 2009 với giá gần 2 triệu, sau khi tạo dáng bonsai có người trả giá 50 triệu đồng nhưng ông Tuấn chưa đồng ý bán.

Minh Thùy
Nghề gì cũng vậy chịu khó ,suy nghĩ,...và có thêm 1 chút may mắn thời cơ sẻ mang đến thành công !!!!!
 
Chào Bác Mục Tử !
Bác cứu con với, chiều hôm qua con về tưới cho mai và phát hiện lá của mai bị hiện tượng như sau, và những lá bị đốm vàng thì gần như khô, mất sự sống, không còn độ bóng nữa, khỏang chục lá bị, một số búp non cũng bị nữa. Bác xem giùm con và cho con bêện pháp chữa trị nha Bác
Agriviet.Com-20140507_220129.jpg


Agriviet.Com-20140507_220206.jpg

Con thấy xót ruột quá, Bác chỉ giáo giùm con sớm nha Bác.
Con cảm ơn Bác Mục Tử.
 
Chào Bác Mục Tử !
Bác cứu con với, chiều hôm qua con về tưới cho mai và phát hiện lá của mai bị hiện tượng như sau, và những lá bị đốm vàng thì gần như khô, mất sự sống, không còn độ bóng nữa, khỏang chục lá bị, một số búp non cũng bị nữa. Bác xem giùm con và cho con bêện pháp chữa trị nha Bác
Agriviet.Com-20140507_220129.jpg


Agriviet.Com-20140507_220206.jpg

Con thấy xót ruột quá, Bác chỉ giáo giùm con sớm nha Bác.
Con cảm ơn Bác Mục Tử.

Trời chuẩn bị vào mưa, không khí oi ả do độ ẩm cao, nóng ẩm là điều kiện kiện lí tưởng các loại nấm bịnh phát triển, nếu cây không được ngừa kĩ

Bác hãy dùng daconil…avil…cooc các loại. norshield ( đồng đỏ) luân phiên mà phun cho cây 7 tới 10 ngày 1 lần thì sẽ ngừa được cho các lá khác không bị lây nhiễm,

các lá đã bị dấu vết của bịnh rồi thì không khỏi được..mà còn là ổ lây nhiễm cho cây đấy…bác nên cắt bỏ đi

Phun ngừa trị nấm nên phun vào lúc chiều…và phải phun vào mặt đưới của lá…mới có công dụng , vì nấm nịnh nằm ở mặt dưới của lá

Đây là nguyên nhân chính tại sao cùng là 1 loại thuốc,,,có người phun ngừa được bịnh hoặc trị được bịnh khỏi …và co người phun thuốc không có công dụng…vì họ phun mặt trên của lá..trong khi hang ổ của nấm lại là mặt dưới
 
Dạ con xin cảm ơn Bác, vậy những lọai này con phải mua ở đâu ? Cửa hàng Bồ Cường (Lê Quang Sung ) có bán không ạ.
 
Back
Top