Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
Chào bác Vi, hôm nay con mới uốn xong cây này, nhờ bác xem giúp con đã được chưa bác nhé:
Hình tổng thể cây sau khi uốn:
rsdt.jpg

Hình các cành sau khi uốn:
khgt.jpg

e5n4.jpg

wat6.jpg

x4lm.jpg

f0om.jpg

Đây là lần đầu tiên con uốn toàn bộ cây mai, không biết con uốn ngặt quá trong thời điểm này có ảnh hưởng gì không bác Vi? Những cành còn non đầu ngọn mà con cũng uốn luôn thì có sao không bác? Con dự định với những cành non này khoảng 10 ngày đến 2 tuần thì con tháo trước vẫn để kẽm ở phía trong vì cành non dễ định hình sau khi hình thành mạch gỗ phải không bác? Đến thời điểm hiện tại nút nụ khoảng bao nhiêu là vừa vậy bác? Hình sau đây là điển hình độ lớn nhất của nút nụ các cây mai nhà con, bác xem giúp có vừa không nhé:
puyf.jpg

Con cám ơn bác nhiều, chúc bác sức khỏe ạ.
 


Last edited by a moderator:
Kết quả Cây của Ngocthanh và đang rao thanh lý đây :







Cây số 2: mai 12 cánh to, dáng bay, nụ rất nhiều, cây xanh tốt ko bệnh, giá ra đi: 200k





Cây số 3: mai 9 cánh, nụ cũng có luôn. cây xanh tốt ko bệnh, giá: 150k






bác nào lưu ý thì vào đường dẫn dưới để bàn bạc...bàn về mua bán ở đây bài sẽ bị xóa đấy :

http://agriviet.com/home/threads/145717-thanh-ly-mai-vang-gia-re


Ngocthanh ém hàng nhiều đó bác Vi, có những cây Ngocthanh trồng và ko thanh lý, nhiều cây mai bình định em thấy tốt lắm. chưa hỏi qua ngocthanh nên em ko post đc, để ngocthanh post lên vậy...
 
Chau cam on bac Muc Tu rat nhieu. May ngay sau khi dang ky dien dan thi minh co the up hinh len duoc vay Bac. Chau loay hoai ma chua up hinh len duoc. Chau muon up hinh cay mai da ghep hoan chinh ma Chau tinh dua len chau can do Bac.
 
Chào bác Vi, hôm nay con mới uốn xong cây này, nhờ bác xem giúp con đã được chưa bác nhé:
Hình tổng thể cây sau khi uốn:

Hình các cành sau khi uốn:





Đây là lần đầu tiên con uốn toàn bộ cây mai, không biết con uốn ngặt quá trong thời điểm này có ảnh hưởng gì không bác Vi? Những cành còn non đầu ngọn mà con cũng uốn luôn thì có sao không bác? Con dự định với những cành non này khoảng 10 ngày đến 2 tuần thì con tháo trước vẫn để kẽm ở phía trong vì cành non dễ định hình sau khi hình thành mạch gỗ phải không bác? Đến thời điểm hiện tại nút nụ khoảng bao nhiêu là vừa vậy bác? Hình sau đây là điển hình độ lớn nhất của nút nụ các cây mai nhà con, bác xem giúp có vừa không nhé:
puyf.jpg

Con cám ơn bác nhiều, chúc bác sức khỏe ạ.

Uốn như thế đâu phải là ngặt
Cây của pkimduc đẹp với các lá khỏe mạnh nổi gân ..xanh mướt..

bác có nhận thấy các lá ngọn hơi vàng : đó là dấu hiệu của 1 đợt mưa nhiều dài ngày ..đáy chậu bị sũng nước.. sau 1 cơn mưa ..chất trồng đáy chậu chưa kịp ráo thì 1 cơn mưa nữa làm lớp đáy luôn sũng nước
Kết quả là ngọn bị vàng đi do đầu rễ..ngộp nước
“Cây đau nơi đầu cành cuối rễ” tục ngữ ..khi đầu ngọn bị hư ngĩa là đầu rễ bị thương tổn
Chuyện vàng lá ngọn với cây mai B Đ là không có, do lớp đáy của họ luôn là cát hột bự chiếm khoảng 1/3 đáy chậy…do đó chất trồng thoát nước rất tốt dù cho mưa dầm dề cả tháng

Uốn cành tháng 6 sẽ làm mai dễ kết nụ do sẽ làm chậm phát triển ngọn.
.cây của bác đã kết nụ rồi, và kết nụ thật đều

Sự uốn cành tháng 6 còn đưa các cành vào nề nếp 1 dáng nào đó với tàng lá cho gọn gàng…mỗi cành 1 khoảng trống..như vậy lá dễ quang hợp và thoáng…dễ chăm sóc …

tháng 11 cách mạch gỗ đã tạo xong…đầu tháng chạp có quyền tháo dây uốn ra.. cành đã vào nề nếp…

Và Đầu tháng chạp sau khi tháo dây bắt đầu tỉa bớt lá bên trong…mỗi ngày vặt 1 ít và để lá đầu cành lại…cây mai rất thoáng và còn 1 số lá đầu cành để kìm hãm nụ

Khoảng giũa thánh chạp … dùng kìm cắt bỏ đầu cành có chùm lá và tỉa lại cho dáng thật đẹp… cây mai bắt đầu khởi động nở hoa tết

Sự lặt lá từ từ và bắt đầu từ đầu tháng chạp mỗi ngày chút…sẽ làm cho việc lặt lá mai được dễ dàng, nhẹ nhàng …không phải hối hả
Đây là 1 niềm vui âm thầm và thật thấm trong những ngày cuối năm…đặc biệt chỉ dành riêng cho người đã chăm sóc nó

--------

Chau cam on bac Muc Tu rat nhieu. May ngay sau khi dang ky dien dan thi minh co the up hinh len duoc vay Bac. Chau loay hoai ma chua up hinh len duoc. Chau muon up hinh cay mai da ghep hoan chinh ma Chau tinh dua len chau can do Bac.

Bác phải cố gắng để viết có dấu tiếng việt nhe

sau khoảng 10 bài viết..bác sẽ có đủ chức năng gởi hình và cám ơn
 
Last edited by a moderator:
hì hì, em chào bác Vi, em cũng đã nói chuyện qua với ngocthanh.30-11 thấy ngocthanh rất đam mê mai vàng, so với tuổi của ngocthanh mà trồng đc những cây mai như vậy là 1 điều ko dễ dàng, khi kinh tế chưa có, mọi phân bón và thuốc sâu đều hạn chế, mọi thứ cho phân bón đều phải tiết kiệm,nhưng những cây mai của ngocthanh nếu bác Vi đã xem thì so với điều kiện ấy thì ko có gì để phàn nàn cả ...
Em ấy nhỏ tuổi mà đam mê mai vàng ghê bác à, với tuổi bác thì ngocthanh có thể làm cháu bác đc ... ngocthanh chỉ moi 22t
...

Qủa thật các cây của ngocthanh chăm sóc rất tốt, ngocthanh có được như vậy là nhờ đam mê và đặc biệt là có sự hướng dẫn của các bác như bác Mục Tử và sự ủng hộ của cả Ba & Mẹ của bác ấy, ngocthanh có cả vườn mai với những cây mai to....dáng thế đẹp. Đề nghị ngocthanh chụp hình port lên cho AE xem nhé, cây đẹp mà "SƯỚNG" 1 mình ko bang "SƯỚNG" với AE đâu, hihihiiiii
 
Last edited by a moderator:
Vậy với những cây mai bị vàng lá ngọn của con giờ tưới và phun root2 để củng cố lại rễ trong mùa này có được không bác Vi? Sự uốn cành trong tháng 6 mà đến tháng chạp mới tháo dây ra có lâu quá không bác? Sợ rằng để lâu quá các cành bị hằn vết uốn trông xấu lắm. Nếu thấy cành nó bị hằn nới dây ra rồi uốn lại vất vả lắm do các nút nụ đã hình thành, sự tháo ra uốn vào không nhiều thì ít cũng làm rụng nút nụ. Con tính để khoảng 2 - 3 tháng (khoảng trong tháng 9) thì con tháo được không bác Vi? Cám ơn bác đã chỉ dẫn về sự lặt lá cuối năm, thật tình cuối năm trước ngày kết thúc lặt lá khoảng 2 - 3 ngày con lặt bên trong trước nên rất đúng như bác nói là hối hả, cảm giác nặng nề phải làm cho xong, không được thoải mái cho lắm. Giờ thì cuối năm nay con đỡ vất vả rồi, cám ơn bác nhiều.
 
Vậy với những cây mai bị vàng lá ngọn của con giờ tưới và phun root2 để củng cố lại rễ trong mùa này có được không bác Vi? Sự uốn cành trong tháng 6 mà đến tháng chạp mới tháo dây ra có lâu quá không bác? Sợ rằng để lâu quá các cành bị hằn vết uốn trông xấu lắm. Nếu thấy cành nó bị hằn nới dây ra rồi uốn lại vất vả lắm do các nút nụ đã hình thành, sự tháo ra uốn vào không nhiều thì ít cũng làm rụng nút nụ. Con tính để khoảng 2 - 3 tháng (khoảng trong tháng 9) thì con tháo được không bác Vi? Cám ơn bác đã chỉ dẫn về sự lặt lá cuối năm, thật tình cuối năm trước ngày kết thúc lặt lá khoảng 2 - 3 ngày con lặt bên trong trước nên rất đúng như bác nói là hối hả, cảm giác nặng nề phải làm cho xong, không được thoải mái cho lắm. Giờ thì cuối năm nay con đỡ vất vả rồi, cám ơn bác nhiều.

Sự vàng lá ngọn tháng này là chuyện thường…vì ngọn bây giò cũng không còn cần thiết lắm..người ta còn cắt bỏ ngọn đi ( bấm ngọn) để cây tức nhựa mà kết nụ bên trong…chỗ có mầm ngủ mà chưa kết được nụ…

6-30-30 là phân kích nụ mạnh..nhưng đôi khi vẫn còn làm ra tược..do đó phải bấm bỏ tược đi

Mấy năm trước tôi có cây mai lớn…gần hết tháng 6 vẫn chưa kết được nụ..lá vẫn xanh rì tược vẫn hồn nhiên mọc ra…
Tôi phải dùng 2.4 D ( thuốc diệt cỏ ) liều bằng 1/10 liều thông thường để diệt cỏ
Phun cho tòan bộ cây này…chỉ 2 ngày sau các đọt non cằn lại giống như bị bọ trĩ nặng…tuần sau tôi phun 1 lần nữa …và cây bắt đầu kết nụ..

kết luận : thuốc đã làm cây bị kích thích và làm hư tược non không cho tược non bung ra...thì cây phải kết nụ

Vàng lá ngọn thì bác nên lặt bỏ ngọn đi…khi nào thay chất trồng…nên lưu ý…đục thêm lỗ thoát nước..làm lớp đáy thoát nước thật tốt ( đệm cát) cho các cây tiền sử hay bị vàng ngọn mùa mưa

Nếu trong chất trồng có nấm Trichroderma hoạt động mạnh…thì đất có nhiều nước vẫn không bị vàng lá ngọn được do nấm fusarium không sống được để tàn phá rễ cây...

.... Con tính để khoảng 2 - 3 tháng (khoảng trong tháng 9) thì con tháo được không bác Vi?
.

Cành bây giờ đến tết..đâu có còn phát triển nhiều về bề ngang,không to hơn được nhiều nữa mà lo dây quấn siết vào ? vả lại khi quấn dây cũng phải quấn hơi lỏng mà
Bây giờ đến tết cành ,lá, nụ, đều bắt đầu kiên cố. kiện toàn về…” chất lượng”. rất ít phát triển về độ to ra của tiết diện cành
Tối thiểu cũng phải sau 4 tháng mạch gỗ mới vững…để cố định cành

Với tôi thì thường là tháng 11 gỡ hết dây…có khi đầu tháng 12 mới tháo dây. vì thực ra các cây của tôi đa số không cần uốn...vì chúng đã hoàn chỉnh...chỉ cần chỉnh sơ thôi

Đầu Tháng 12 ( chạp) bắt đầu tiả bớt lá cho các cây xum xuê rậm rạp … mỗi ngày lặt 1 chút cây thưa thấy…. sợ luôn
Tôi có kinh ngiệm là 1 cái lá già đủ sức kìm 5 cái nụ không nở…do đó tùy số lượng nụ nhiều hay ít mà mình tỉa bỏ lá trước, sao cho số lượng lá còn lại vẫn đủ sức kìm toàn bộ nụ

Sau đó dùng bút lông dầu..quan sát từng cây…tùy tình hình nụ…tùy thời tiết…rồi hạ bút xuống “phán” lên vành chậu 2 con số : đó là ngày phải dứt điểm hết lá cây này

Đến rằm tháng chạp…buổi sáng, tay cầm ly cà phê…tay cầm cái kìm…ung dung đến từng chậu..chậu nào vành có số 15 là dùng kìm …cắt bỏ đầu cành (mang theo chỏm lá kìm nụ)…cây đó bắt đầu khởi động
Sáng hôm sau là ngày 16…lại đi tìm…chậu nào có số 16…”bụp” tiếp
Phân chia công việc ra mọi việc sẽ thành dễ dàng lúc đó sẽ thấy thú vui mà không thấy vất vả bận rộn nữa

Vườn tôi các cây mai tuyệt đại đa số năm nào nụ cũng rất lớn…nên ngày dứt điểm đa số vào ngày17 hoặc 18…có cây đến ngày 19 mới dám “dứt điểm”
 

Last edited by a moderator:
Để bây giờ con bắt đầu làm đất, chuẩn bị sẵn hết rồi nhưng chưa làm bác ơi, con sẽ chú ý đến vấn đề rễ mà bác hướng dẫn nhiều hơn.
Do con uốn luôn những cành còn non chưa hình thành mạch gỗ nên tương lai nó sẽ to ra nữa đó bác. Bác hướng dẫn vậy con sẽ quan sát kỹ xem chừng nếu chỗ nào bị hằn thì con tháo dây chỗ đó rồi uốn lại.
Cám ơn bác Vi đã chỉ con cách lặt lá và kết thúc ngày lặt lá trong sự thú vị, tận hưởng được cảm giác sung sướng trong việc chăm sóc cây những ngày cuối năm nhiều bận rộn. Nếu may mắn con giữ được bộ lá không cho nở sớm thì chắc chắn con sẽ chia sẽ trên topic này đầu tiên cho bác xem trong ngày đầu năm mới.
Àh, bác Vi ơi, việc tỉa lá từ đầu tháng chạp có phải vẫn theo nguyên tắc từ trong ra và từ dưới lên phải không bác? Nguyên tắc bác Vi tỉa ra sao vậy bác? Và trước ngày kết thúc lặt lá bác có ngưng tưới nước không? Ngưng tưới khoảng bao nhiêu ngày thì được bác? Và sau khi kết thúc lặt lá khoảng bao nhiêu ngày bác tưới lại để cây khởi động bung nụ? Bác hướng dẫn con với nhé, cám ơn bác nhiều.
 
Last edited by a moderator:
lá mai của pkimduc đẹp quá, chúc mừng anh nha...đáng khâm phục quy trình chăm sóc mai của anh và anh chuẩn bị rất kỷ
 
............việc tỉa lá từ đầu tháng chạp có phải vẫn theo nguyên tắc từ trong ra và từ dưới lên phải không bác? Nguyên tắc bác Vi tỉa ra sao vậy bác? Và trước ngày kết thúc lặt lá bác có ngưng tưới nước không? Ngưng tưới khoảng bao nhiêu ngày thì được bác? Và sau khi kết thúc lặt lá khoảng bao nhiêu ngày bác tưới lại để cây khởi động bung nụ? Bác hướng dẫn con với nhé, cám ơn bác nhiều.

Từ đây đến đó đường còn dài mà bác !!!

Sự tỉa bỏ bớt lá sớm, sẽ làm cho ngày dứt điểm lá mai không bị hối hả hoặc vất vả vì lúc đó còn rất ít lá

Từ đầu tháng chạp hoặc từ 10 tháng chạp, bắt đầu lai rai tỉa bớt lá..tỉa bỏ những lá quá già xơ xác..rách rưới…những lá đi từng chùm…tỉa bớt..mỗi cành để lại 1 số lá thật già nhưng còn lành lặn để kìm nụ

Cẩn thận những lá đầu cành…đôi khi chưa thật già…những lá này không có mấy công dụng…kìm nụ

Giảm tưới…nhưng phải giữ đủ ẩm…kẻo đất khô quá lá già sẽ héo…tầng phân cách sẽ xuất hiện nơi cuống lá.tưới lại lá tươi lên và….rụng xuống

Các cây Bon Sai do đất ít nên dù không còn lá, cũng không chịu nổi mấy ngày không tưới…vì đất ít nên khô rất nhanh..nụ héo luôn đấy..do đó phải tưới nhẹ nếu thấy đất chậu bon sai quá khô..tưới ít nước để giữ rễ khỏi…chết

Cây chậu lớn thì không phải lo 5 ngày không tưới cũng chả sao
Trước khi dứt điểm phải ngưng tưới…để đất khô khô..có lợi hơn….vì sẽ có những cây đã tự khởi động… khi lá già bị dứt điểm ..nếu đất chậu đẫm nước..lập tức các mô căng nước ngay…và vỏ trấu bung ra

Khoảng ngày 19 hoặc 20… dùng máy bơm cao áp rửa sạch sẽ toàn bộ gốc .thân. cành. chậu cho bóng lên…đồng thời tưới đủ hoàn toàn cho tất cả các cây…khi cây đã ráo nước phun 1 lần Actara thật kĩ từ gốc lên thân cành và nụ..ngày 25…phun 1 lần Regen ngày 28 phun 1 lần confidor….để ngừa. diệt bọ trĩ ,sâu bướm. và sâu ăn nụ

Ngày 29 lai rai có 1 vài nụ nở
Ngày 30 bưng chậu mai vào nhà… trang trí…thêm vài trái châu vài cánh thiệp… nếu thích 1 dây đèn led..chuẩn bị cúng ông bà…
cẩn thận nhang và trầm có nhiều khí Ethylen trong phòng kín sẽ làm rụng nụ xanh đấy..quạt thổi trực diện cũng sẽ làm héo hoặc rụng nụ đấy

Các cây để ngoài sân thềm thì để nơi có nắng thật nhẹ…Sau đó chuẩn bị máy chụp hình…sạc pin…thẻ nhớ…chân chống ( tripod)….Và bắt đầu…ăn tết

Đường tới đó còn dài mà bác
 
Dạ, con biết từ đây đến Tết còn 6 tháng nữa nhưng do bác đang hướng dẫn tỉa lá vào đầu tháng chạp cho nên con sẵn trớn hỏi luôn cho tiện theo dõi đó bác. Cách bác sắp xếp công việc thật chu đáo, cẩn thận nên cho dù nhà bác nhiều cây nhưng bác vẫn không cảm thấy vất vả. Cám ơn bác đã hướng dẫn tận tình, việc chăm sóc mai của con chắc chắn sẽ không còn nặng nề như trước. Cuộc sống của bác chắc vui sướng lắm vì qua những điều bác mô tả con hình dung được khoảng vườn của bác rất lý tưởng, có hòn non bộ nuôi cá để lấy thịt, có cây ăn trái sum suê, và quan trọng là có hơn 200 cây mai để mỗi độ xuân về khoe sắc vàng khắp khu vườn và sẽ còn nhiều nữa mà con chưa biết. Ước gì bác sẽ mở rộng cánh cửa để đón con đến tham quan khu vườn của bác. Nhưng chắc con chỉ ước mơ thôi chứ nếu biết nhà bác đến tham quan mà bác không hướng dẫn gì cũng buồn lắm. Chúc bác luôn vui, khỏe mạnh và hạnh phúc.
 
Em chào Bác Vi .Em đọc bài Bác hướng dẫn xịt phân bón lá 15-30-15 và 6-30-30 ( kích nụ ) thời gian tháng 6 hoặc tháng 7 ,bảy ngày 1 lần xịt một tháng là nhiều rồi ,Em có đọc một bài ai viết Em không nhớ rõ ,bài viết là đầu tháng 10 âl xịt 901( 15-20-15 ) kích mầm hoa .Bác Vi hướng dẫn chi tiết cách xịt 901 này giúp Em với ,Em cảm ơn Bác nhiều .
 
Con xin lạm bàn thêm 1 chút ạh.
Về số lượng bông nở vào ngày mùng 1 Tết (con lại bàn xa quá) theo phương diện tâm linh (mãn khai) khoảng bao nhiêu % thì vừa bác Vi? Theo con nghĩ trong 3 ngày Tết phải có bông nở thêm nữa thì mới được, theo bác ra sao vậy bác?
 
Em chào Bác Vi .Em đọc bài Bác hướng dẫn xịt phân bón lá 15-30-15 và 6-30-30 ( kích nụ ) thời gian tháng 6 hoặc tháng 7 ,bảy ngày 1 lần xịt một tháng là nhiều rồi ,Em có đọc một bài ai viết Em không nhớ rõ ,bài viết là đầu tháng 10 âl xịt 901( 15-20-15 ) kích mầm hoa .Bác Vi hướng dẫn chi tiết cách xịt 901 này giúp Em với ,Em cảm ơn Bác nhiều .

Cái gì có sanh phải có hóa...có nở phải có tàn. đi theo qui luật của tự nhiên, bao giờ cũng là đẹp nhất
Tìm cách kéo dài 1 khoảng thời gian nào đó là sai...sẽ phải trả giá

đây 901 : tìm theo thông tin của Đầu Trâu đưa ra :

Đầu Trâu 901 (Dưỡng hoa lâu tàn Hoa đẹp hương thơm)
Trọng lượng: 100gr
Thành phần: 15% đạm (N), 20% lân (P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB]), 25% kali (K[SUB]2[/SUB]O), 0,05% magiê (Mg), 0,05% canxi (Ca), 0,02% bo (B), 0,05% kẽm (Zn), 0,05% đồng (Cu), 0,075% sắt (Fe), 0,05% mangan (Mn), 0,005% molypden (Mo), GA[SUB]3[/SUB], αNAA, bNOA.
Công dụng:
- Dưỡng hoa, giúp hoa nở to, màu đẹp, cánh hoa dày, cành hoa chắc khỏe, hương thơm lâu bền.
- Hoa lâu tàn, đậu quả tốt, quả mau lớn, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận.
- Đặc biệt tốt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả.
Cách dùng:
- Lan đã ra nụ: Pha 1-2 g/1 lít nước, phun định kỳ 5-7 ngày/lần.
- Lan đã nở hoa: Pha 0,5-1 g/1 lít nước, phun dưỡng hoa 7-10 ngày/lần. (không phun vào hoa)
- Hoa hồng, cúc, huệ và các cây hoa khác: Pha 1-2 g/1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần khi đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở.
- Cây cảnh, bon sai, thảm cỏ: Pha 1-2 g/1 lít nước, phun dưỡng cây định kỳ 7-10 ngày/lần.

Ngoài ra Đầu Trâu 901 có thể bón cho các loại cây sau:
- Lúa, ngô, rau sạch: Pha 20g/10 lít nước, phun 7 ngày trước trổ và định kỳ 7 ngày/lần sau trổ.
- Cây ăn quả và cây công nghiệp: Pha 20 g/10 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần khi cây có nụ hoa và sau khi đã đậu quả.

 
Trích bởi Muc Tử:


Cây của bác trông khỏe .Mai Phú Yên trồng bằng nhiều cát , nên phân bón cần phải đều hơn..
. Lá to tức là hơi thiếu nắng đấy . cây cuả bác để ngoài thềm chỉ có 1 hướng nắng do đó vài ngày bác nhớ xoay cây 180 độ 1 lần..để tàn bên kia có nắng mà phát triển
Phun thêm 6-30-30 vài lần với khoảng cách 1 tuần 1 lần và ngắt đọt khi thấy đọt muốn bung ra để cây kết nụ dễ dàng hơn,

dùng 6-30-30 kích nụ sẽ làm lá mau già
15-30-15...lá sẽ tốt hơn không bị già nhanh[/QUOTE]

Cám ơn bác đã nhận xét và chỉ dẫn cho 2cây Phú Yên của em. hôm nay đã là 29/6al sắp bước qua tháng` 7al ,bác hướng dẫn em bón phân cho tháng này (em làm theo chỉ dẫn của bác từng tháng ) vẫn 1 nắm Dinamic, 1 liều Kali và phun 701 hay sao ạ ? 1cây Phú Yên của em vẫn tiếp tục ra lá non (ít thôi, khg nhiều như trước đây nữa ) và nách lá nhú những mắt kim chứ khg to như đầu tăm của cháu NgocThanh ,cũng khg biêt đó có phải là nụ hay là mầm tược mới mong bác chỉ dẫn và giải thích dùm. Kính!
 
Cám ơn bác đã nhận xét và chỉ dẫn cho 2cây Phú Yên của em. hôm nay đã là 29/6al sắp bước qua tháng` 7al ,bác hướng dẫn em bón phân cho tháng này (em làm theo chỉ dẫn của bác từng tháng ) vẫn 1 nắm Dinamic, 1 liều Kali và phun 701 hay sao ạ ? 1cây Phú Yên của em vẫn tiếp tục ra lá non (ít thôi, khg nhiều như trước đây nữa ) và nách lá nhú những mắt kim chứ khg to như đầu tăm của cháu NgocThanh ,cũng khg biêt đó có phải là nụ hay là mầm tược mới mong bác chỉ dẫn và giải thích dùm. Kính!

Tháng này các đầu kim bên nách lá là nụ đang ra đấy..

Đầu trâu 701 có tính kích thích ra nụ (trong đó Ga3 là kích thích tố gib đấy)…bác có thể phun 701 đến khi nào nụ to hơn 1 chút ( bằng hạt gạo ) thì không phải phun nữa. và bắt đầu bước sang giai đoạn nuôi nụ…cùng chăm sóc lá
Lúc này cần lưu ý xem tình hình lá..nếu già quá thì dùng alaska
Nếu xanh rờn thì dùng 20-20-20
Phân bón gốc cứ nên dùng 1,5 phần ngàn ( tưới gốc 15 ngày 1 lần )

Túm lại hướng dẫn từng cây thì khó quá…quan trọng là bác phải có kiến thức cơ bản về chăm sóc cây có hoa. Nhất là mai, lúc đó bác sẽ rất nhạy cảm để biết phải làm gì…vì nó tùy tình hình lá và nụ của từng cây mà ứng biến.tùy cả thời tiết nữa
( cái này viết nhiều rồi)

Nếu mưa nhiều thì dùng phân khô bón gốc…nếu mưa quá ít thì dùng phân nước để tưới gốc…có lợi hơn
Nếu lá già thì cần N để sống lâu hơn…nếu cành và lá non quá thì cần K và P để mau trưởng thành

Khi nụ đã kết xong thì phải chăm sóc lá..nụ sẽ theo đó mà lớn lên


Hướng dẫn cho bác quocbao59 khó như hướng dẫn cho… ngocthanh

Các bác nếu có dụng ý muốn vật lão mỗ…thì sẽ lão sẽ trốn mất ngay đó
Nhưng nếu các bác cần lão góp ý với thiện chí…thì Mục Tử lúc nào cũng sẵn sàng
 
Hướng dẫn cho bác quocbao59 khó như hướng dẫn cho… ngocthanh

Các bác nếu có dụng ý muốn vật lão mỗ…thì sẽ lão sẽ trốn mất ngay đó
Nhưng nếu các bác cần lão góp ý với thiện chí…thì Mục Tử lúc nào cũng sẵn sàng

Kính gửi bác Vi!
Trước tiên cháu xin gửi lời xin lỗi đến bác ... cháu sẽ số gắng tìm hỉu sâu thêm nên kính mong bác hãy giúp đỡ những ACE đam mê trồng mai.
Cháu chào bác.
Chúc bác và gia đình sức khoẻ.
 
Last edited by a moderator:
Tháng này các đầu kim bên nách lá là nụ đang ra đấy..

Đầu trâu 701 có tính kích thích ra nụ (trong đó Ga3 là kích thích tố gib đấy)…bác có thể phun 701 đến khi nào nụ to hơn 1 chút ( bằng hạt gạo ) thì không phải phun nữa. và bắt đầu bước sang giai đoạn nuôi nụ…cùng chăm sóc lá
Lúc này cần lưu ý xem tình hình lá..nếu già quá thì dùng alaska
Nếu xanh rờn thì dùng 20-20-20
Phân bón gốc cứ nên dùng 1,5 phần ngàn ( tưới gốc 15 ngày 1 lần )

Túm lại hướng dẫn từng cây thì khó quá…quan trọng là bác phải có kiến thức cơ bản về chăm sóc cây có hoa. Nhất là mai, lúc đó bác sẽ rất nhạy cảm để biết phải làm gì…vì nó tùy tình hình lá và nụ của từng cây mà ứng biến.tùy cả thời tiết nữa
( cái này viết nhiều rồi)

Nếu mưa nhiều thì dùng phân khô bón gốc…nếu mưa quá ít thì dùng phân nước để tưới gốc…có lợi hơn
Nếu lá già thì cần N để sống lâu hơn…nếu cành và lá non quá thì cần K và P để mau trưởng thành

Khi nụ đã kết xong thì phải chăm sóc lá..nụ sẽ theo đó mà lớn lên


Hướng dẫn cho bác quocbao59 khó như hướng dẫn cho… ngocthanh

Các bác nếu có dụng ý muốn vật lão mỗ…thì sẽ lão sẽ trốn mất ngay đó
Nhưng nếu các bác cần lão góp ý với thiện chí…thì Mục Tử lúc nào cũng sẵn sàng


Kính gửi bác Mục! Em thích mai đã lâu (khg dám dùng chữ mê vì chưa đủ đẳng cấp) nhưng thực sự chăm sóc chỉ mới vài tháng nay, bởi vậy khg có kinh nghiệm nên hay làm phiền bác bằng những câu hỏi ấu trĩ ,mong bác thông cảm và tiếp tuc tư vấn cho em, hi vong qua tết này có được 1 chút kinh nghệm để sang năm bớt làm phiền bác. kính chúc bác và gd mạnh khoẻ.
 
Các bác nếu có dụng ý muốn vật lão mỗ…thì sẽ lão sẽ trốn mất ngay đó
Nhưng nếu các bác cần lão góp ý với thiện chí…thì Mục Tử lúc nào cũng sẵn sàng
Bác Mục Tử đã nêu ý kiến rồi, các bác đến học hỏi kinh nghiệm như mình xin cứ mạnh dạn đặt câu hỏi, mình nghĩ bác ấy sẽ rất vui khi truyền đạt những kiến thức cho mọi người có "THIỆN CHÍ".
 


Back
Top