Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
bệnh cây mai

Bác Mục Tử và các anh em cho hỏi, cây mai đợt rồi chắc bón nhiều lân quá nên bị vàng lá gân xanh, em muốn bổ sung thêm sắt kẽm thì phải làm sao? (không đưa hình lên cho các bác tham khảo vì nhà ko có máy chụp). Thanks các bác nhiều:70:
 
Nhờ MỤC TỬ góp ý dùm, nhà có hơn 10 cây mai,theo chỉ dẩn trên diển đàn cùng một cách thức chăm sóc, phân bón, phòng ngừa bệnh nhưng có 1 cây đâm tược trên đầu ngọn khoảng 3, 4 lá thì ngưng (cây để trước nhà hơi thiếu nắng),3 cây bị hiện tượng lá me (cách trị)., đa phần còn lại đều phát triển xanh tốt.Có các cây mai đã ra hoa thì đã gắp nụ ,còn những cây còn lại hiện nay cũng đã kết nụ ,làm sao xác định độ lớn nhỏ của nụ để có hoa ngày tết,Xin cảm ơn.

Cùng làm theo 1 phương pháp như nhau…mỗi người có kết quả có thể khác nhau là do tùy cảm nhận tùy của mỗi người để thực hiện trên thực tế của riêng mình.

Hồi lão còn “mài đũng quần” ở trường Mỹ Thuật Gia Định ( ĐH Mỹ thuật saigon)
Cả 1 nhóm ngồi trước1 cô người mẫu và cùng vẽ, người thì thể hiện cô trên khung vẽ như đẹp1 nữ thần. nhưng cũng có người thể hiện cô như 1…con quỷ

cùng xuất thân từ 1 trường lớp..cùng một đội ngũ thày cô giảng dạy…nhưng mỗi học viên có những thành quả khác nhau trong công việc

Trong gia đình những đứa con cùng được ăn uống nuôi dưỡng , giáo dục như nhau…. Nhưng mỗi đứa phát triển khác nhau…có thông minh ngoan…thành đạt …nhưng cũng có đứa thành “đồ mất dạy” và có đứa …..chết sớm
Tất cả là do…bẩm sinh hoặc “thiên tư” (thiên khiếu) "ngộ tính" khác nhau

Tùy ngộ nhi an…tùy cơ ứng biến …tùy ngi thích ứng.. đó là đạo của xử lý
Tùy bẩm sinh của mỗi đứa trẻ mà có chế độ nuôi dưỡng hoặc giáo dục khác nhau mới có thể thành công tối đa
“Đánh đồng” tất cả để ép theo 1 phương pháp là sẽ phải hỏng 1 số

Cây cũng vật thôi (
Vạn vật đồng nhất thể= vạn vật phát triển cùng theo 1 nguyên lý …. Trang Tử )
Do đó tùy cây..tùy tình hình từng cây mà chăm sóc bón phân tươí nước , chế độ nắng khác nhau
Đánh đồng 1 cách chăm sóc bón phân tưới nước cho tất cả mọi cây nhất định sẽ có 1 số hỏng và 1 số rất tươi tốt

Những cây bị lá me là không thể chữa được

Tôi có 3 cây bị lá me trong 1 trường hợp thật đáng phải suy ngĩ :
Đó là 3 cây mai 5 cánh được nuôi trong chậu lâu năm….4 năm trước tôi quyết định ghép toàn bộ lại cho 3 cây này bằng mai 9 cánh…tất cả mắt ghép thành công
Nhưng sau đó tất cả 3 cây tược ghép mọc ra….bị lá me…
Có 1 cây chỉ có 1 nửa tàn bị lá me (từ nhiều cành ghép) …nửa bên kia (xuất phát 1 cành ghép), không bị lá me phát triển rất mạnh với lá to bình thường. nở hoa rực rỡ
Đặc biệt hơn bên nữa là nửa tàn bị lá me…có 1 cây mai nhỏ trồng riêng bên dưới được ghép mai trắng…cũng bị lá me luôn
Năm nay từ đầu năm tôi thay đổi bón phân khác với các năm trước cho 3 cây này
Có 1 cây lá đã to ra..đang phát tàng khá..tôi có nhiều hy vọng rằng cây này sẽ khỏi còn 2 cây kia…chờ…trời cứu ( vũ như cẫn) = vẫn như cũ
Cái cây mà 1 nửa tàn bị lá me…nửa tàn bên kia lá to bình thường năm nay bị lá me toàn bộ tàng lá luôn
Tạm Kết luận…là do nhiễm siêu vi ( trường hợp của tôi…tôi ngi ngờ đến 60% là do lây nhiễm từ con dao ghép)

lâu rùi kg vào diễn đàn , hôm nay vào thì thấy có bác hỏi :cây này năm rồi của cháu bị vàng lá gân xanh !
- bác Mục cho em hỏi :
# vì sao cây mai bị bệnh trên ? bệnh sẽ ảnh hưởng thế nào cho cây ? cách khắc phục ?
- cám ơn bác Mục , vì nhà em cũng có cây bị như trên !
Con cũng có 1 cây lúc đầu chăm sóc theo cách riêng con cây yếu và vàng lá 80% cây, sau này con chăm sóc theo hướng dẫn của Bác cây khoẻ xanh lại nhưng vẫn còn vài đọt bị vàng (hình bên dưới). Con bân khuân hoài không biết sao? cũng chăm như nhau các cây khác xanh tốt bình thường nhưng riêng cầy bị vàng đọt, không biết là có thiếu thành phần hoá học nào không?, hay bị bọ trĩ hút chích ( lúc trước con chỉ phun confidor). Con cám ơn Bác Mục đã hướng dẫn……
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0327.jpg


………………………..


Nếu chỉ có 1 confidor không thể nào vệ được lá đâu

Khi 1 rễ lớn chết…coi chừng sẽ có 1 bên tàng chết. thậm chí 1 bên thân chết…vì rễ đó nuôi thân và tàng bên đó..
Cây mai móp tàng…là rễ bên tàng đó yếu, hoặc không có

Sự vàng lá đầu ngọn ở 1 cành. Có thể có nhiều nguyên nhân : rễ nuôi cành đó đầu rễ đang có vấn đề..nên các lá bên trong do trưởng thành trước không hề gì. các lá về sau bị vàng do ảnh hưởng của đầu rễ đang trục trặc nên không cung cấp ( đầu rễ đó đang bị sũng nước nên bị nấm độc phá hoại…v..v
Hoặc cành đó, phần từ các lá vàng trở ra phía ngọn . đang bị nấm tấn công làm chai mạch nhựa…

bác nên cắt bỏ cành đó đi.. bón phân cân đối…tưới nước không được thừa…kích rễ nếu thấy cây chưa hoàn toàn khỏe lắm…thêm nấm trichoderma vào đất và phun toàn bộ nấm này cho cây..nếu các tược non ra sau này mà mơn mởn là cây khỏe rồi đó

Bịnh vàng lá gân xanh trên cây mai (theo nhận định của tôi)

Bịnh vàng lá gân xanh trên cây cam quýt…là do đất thoát nước kém …do nhiễm siêu vi từ con rầy chổng cánh…
Bịnh vàng lá gân xanh trên các cây khác do thiếu sắt..kẽm

Dấu hiệu thiếu khoáng theo màu sắc lá :



Các bác tham khảo 2 hình trên để suy ra bịnh do dinh dưỡng

Nhưng trên cây mai bịnh vàng lá gân xanh có nhiều nguyên nhân khác nhau…nếu mình đã chăm sóc bón phân cân đối thì bịnh không phải là thiếu sắt kẽm
Mà đa số do thừa nước,
do chất trồng giữ nước quá nhiều…
- Do giá thể phân hủy nhanh…do phân hữu cơ trong đất hoặc bón thêm vào chưa phân hủy hoàn toàn nên làm hại rễ..( khi các chất hữu cơ đang phân hủy nó sẽ giải phóng chất độc và khí độc)
-do không có nấm trichoderma để bảo vệ rễ khi bị các sự cố trên…nên nấm độc hoành hành
-Do chất trồng không phù hợp
-Do chất trồng không được khử nấm trước khi vào chậu..v..v
Nếu tìm đúng nguyên nhân .... chữa cũng khá lâu mới khỏi hoàn toàn

Bác Mục Tử và các anh em cho hỏi, cây mai đợt rồi chắc bón nhiều lân quá nên bị vàng lá gân xanh, em muốn bổ sung thêm sắt kẽm thì phải làm sao? (không đưa hình lên cho các bác tham khảo vì nhà ko có máy chụp). Thanks các bác nhiều:70:

Lân trong đất quá thừa bác có thêm sắt…sắt cũng biến mất…
Sắt là vi khoáng nên có trong phân bón lá.. sắt cũng có trong dynamic…và phân hữu cơ mục
Bác nên coi lại cách tưới… đã bị vàng lá gân xanh thì đừng để cây bị mưa nhiều đất sẽ sũng nước bịnh càng trầm trọng thêm
Thayy ½ đất ( đất phải có trichoderma) trong trường hợp này là tốt nhất…nhưng tháng này không phải là tháng thay đất

Tiệm thuốc tây cũng có các viên…sắt…
thuốc thú y cũng có sắt dạng nước để chích cho heo..
Hồi đó thỉnh thoảng tôi vẫn dùng các dạng sắt này pha loãng ra rồi phun cho lan khi thấy lá của nó không được xanh lắm
Tôi dùng cả Bcomplex phun tưới cho lan…tốt lắm bác ơi

Kẽm có nhiều trong thuốc trừ nấm Zinnep…..dithane…v..v
 
Last edited by a moderator:
Kính gửi bác Mục : bác cho em hỏi về chất CCC , nó là chất gì ?, có cần dùng cho mai khg? nế cần thì có tác dụng như thế nào ? liều dùng và thời điểm sử dụng? cách bón ( phun , tưới... )? mong bác bỏ chút thì giờ giải đáp giùm . Kính
 
Kính gửi bác Mục : bác cho em hỏi về chất CCC , nó là chất gì ?, có cần dùng cho mai khg? nế cần thì có tác dụng như thế nào ? liều dùng và thời điểm sử dụng? cách bón ( phun , tưới... )? mong bác bỏ chút thì giờ giải đáp giùm . Kính

CCC (tên viết tắt: Chlor Cholin Chlorid) đọc thêm ở đây :

http://agriviet.com/nd/4816-ung-dung-chat-dieu-hoa-sinh-truong-ccc-vao-san-xuat-nong-nghiep/


Khoảng năm 1977.. ( hình như của nhà xuất bản Nông ngiệp )có 1 phát hành cuốn sách nhỏ viết về các chất điều hòa sinh trưởng. dùng cho các nông trường..trong đó có viết về chất ức chế sinh trưởng..
Nó được khuyến cáo nên dùng để chống “lốp đổ” cho các cây mà cứ hay vươn cao
Thí dụ như xoài ghép…khi cao do không rễ đuôi chuột nên bị gió thổi lật ngang hết

Nhưng trên thực tế trong “thời gian kiến thiết cơ bản” ( thời gian chăm sóc từ nhỏ đến khi bắt đầu có trái ) người ta dùng cách cắt tỉa để hạ độ cao của cây. Kìm hãm ngọn như thế cây phát triển nhiều tàn ngang có lợi hơn..vả lại sau khi thu hoạch trái người ta đều phải tỉa tàn nên cách cắt tỉa luôn có lợi hơn

Các vườn nhãn xuồng ở Vũng tàu người ta cũng tỉa bỏ và không chế ngọn nên cây nhãn chỉ cao khoảng 3 m nnhưng bề ngang phát triển có thể tới 10m..cây thấp…nhiều cành thấp nên thu hoạch và chăm sóc đễ dàng

Các hóa chất này thường được các nhân viên đến chào hàng bán ngay tại các vườn kiểng bonsai
Theo tôi thì không nên dùng cho mai….vì mai đâu có cần ức chế sinh trưởng?!..người ta tìm đủ mọi cách cho cây mai phát triển tươi tốt… tại sao thêm chất ức chế để kìm hãm cây !!!
Không biết lợi ở chỗ nào…nhưng cái hại thì có đấy ( không cho cây phát triển tự nhiên )

Sự kết nụ của mai là do quang kì điều khiển
Mai ra nụ nhiều hay ít là do năng lượng tích trữ trong thân từ sau tết đến khi mùa mưa bắt đầu nhiều hay ít
Không cần phải do chất kích thích nào bên ngoài cho vào

Nhà nông học Hoàng Đức Phương viết rằng : với các cây quang kì dài…kể cả cây quang kì ngắn..trong mùa kết nụ nếu được phun thêm GiB…sẽ kết nụ nhiều hơn
 
Last edited by a moderator:
Vậy với cây mai mình can thiệp bằng cách phun GiB để kết nụ nhiều hơn được không bác Vi? Khi sử dụng GiB thì mình làm thêm gì cho cây vậy bác? Ví dụ như phải thêm phân để cây nuôi nụ hay cần phải làm việc gì đó. Khi cây kết nụ nhiều quá mình có cần phải lảy bỏ bớt nụ để dưỡng cây khỏe hơn không? Cây mai của con hiện nay con thấy các đầu mắt kim ở ngoài cành thôi, còn phía trong cành thì chưa thấy vậy mình làm sao để nó kết nụ từ trong cành luôn bác Vi? Có kỹ thuật xử lý nào không bác?
 
Em cảm ơn bác Mục đã giải đáp cho em về chất 3C, ở dưới là hình 2 cây mai Tuy Hoà em chăm sóc từ hồi tháng 3 al theo hướng dẫn từng tháng của bác (kể cả liều Kali hồi giữa thg 6al ) .Bác coi hình và cho nhận xét em có phụ công của bác không ạ ?

IMG] [/IMG]

Xin cám ơn bác nhiều. Kính !
 
Vậy với cây mai mình can thiệp bằng cách phun GiB để kết nụ nhiều hơn được không bác Vi? Khi sử dụng GiB thì mình làm thêm gì cho cây vậy bác? Ví dụ như phải thêm phân để cây nuôi nụ hay cần phải làm việc gì đó. Khi cây kết nụ nhiều quá mình có cần phải lảy bỏ bớt nụ để dưỡng cây khỏe hơn không? Cây mai của con hiện nay con thấy các đầu mắt kim ở ngoài cành thôi, còn phía trong cành thì chưa thấy vậy mình làm sao để nó kết nụ từ trong cành luôn bác Vi? Có kỹ thuật xử lý nào không bác?

Với cách bón phân đầy đủ , cộng thêm thủ thuật ngắt đọt, uốn cành (tháng 6) các cây mai ra nụ rất nhiều…năm nào sau khi lảy lá xong cũng phải cắt bỏ bớt nụ đi khoảng 1/3 các nụ đầu cành để cây đẹp và nở khỏe hơn…
Vậy kích thích thêm dể làm gì ?

Nhưng nếu bác vẫn cứ muốn thì bác nên làm như sau :
Bác phun gib vài ngay sau khi thấy đọt chuẩn bị phóng ra thì bác ngắt đọt..sự lên nhựa rồi ứ nhựa do bị ngắt đọt sẽ làm nụ kết nơi các mắt ngủ hoặc nuôi nụ dễ dàng

Bây giờ có nhiều loại phân bón lá kích nụ, thí dụ như 6-30-30 hoặc 15-30-15 phun 1 tuần 1 lần và phun trong 1 tháng (4 lần ) thấy đọt nhú ra là ngắt bỏ


Em cảm ơn bác Mục đã giải đáp cho em về chất 3C, ở dưới là hình 2 cây mai Tuy Hoà em chăm sóc từ hồi tháng 3 al theo hướng dẫn từng tháng của bác (kể cả liều Kali hồi giữa thg 6al ) .Bác coi hình và cho nhận xét em có phụ công của bác không ạ ?
Xin cám ơn bác nhiều. Kính !

Cây của bác trông khỏe .Mai Phú Yên trồng bằng nhiều cát , nên phân bón cần phải đều hơn..
. Lá to tức là hơi thiếu nắng đấy . cây cuả bác để ngoài thềm chỉ có 1 hướng nắng do đó vài ngày bác nhớ xoay cây 180 độ 1 lần..để tàn bên kia có nắng mà phát triển
Phun thêm 6-30-30 vài lần với khoảng cách 1 tuần 1 lần và ngắt đọt khi thấy đọt muốn bung ra để cây kết nụ dễ dàng hơn,

dùng 6-30-30 kích nụ sẽ làm lá mau già
15-30-15...lá sẽ tốt hơn không bị già nhanh
 
Last edited by a moderator:
Bác cho con hỏi, giữa 2 lần bón gốc(Dynamic+NPK) là 10-15 ngày và giữa 2 lần bón lá(NPK) là 7-10 này. Vậy bón góc và bón lá có khoảng cánh ngày không Bác Mục. Con cám ơn Bác
 
Gửi bác Mục
Bác cho cháu hỏi phân bón lá 15-30-15 và 6-30-30 mình sử dụng tử tháng mấy và tơi tháng nào là chấm dứt ạ?
Cháu cảm ơn
 
Bác cho con hỏi, giữa 2 lần bón gốc(Dynamic+NPK) là 10-15 ngày và giữa 2 lần bón lá(NPK) là 7-10 này. Vậy bón góc và bón lá có khoảng cánh ngày không Bác Mục. Con cám ơn Bác

Không sao đâu bác..nếu có trùng ngày cũng không sao vì 1 cái dưới gốc được rễ dẫn lên thân ..1 cái hấp thụ ngay ở lá quang hợp ngay, xê dịch 1 vài ngày đâu có sao…tôi làm hoài..
Riêng về phân bón lá…nếu cần kết hợp chung với phun bọ trĩ hoặc ngừa nấm bịnh..phun 1 lần để đỡ mất công..
Thí dụ như đã đến ngày phun bọ trĩ..nhưng ngày phun phân bón lá phải 2 ngày nữa mới đến…thì bác cứ lấy phân bón lá phun chung…để đỡ mất công…kéo ngắn hoặc dài thêm 2 ngày đối với bón phân đâu có nhằm nhò gì

Nhưng với phun diệt sâu rầy. bọ trĩ thì cần đúng ngày….vì kéo dãn dù chỉ 1 ngày….bọ trĩ có thể đã nhân đôi được quân số rồi đấy và làm thiệt hại cho đọt hoặc lá non rất lớn
Nhưng bác đừng bao giờ nên trộn chung 3 lọai thuốc. mà chỉ được trộn tối đa 2 loại thôi..trộn xong là phải phun ngay, không được để dành nếu phun không hết
Phun không hết phải đổ bỏ

Nếu bác chỉ dùng loại duy nhất để phun..phun không hết bác có quyền để dành mai mốt sài tiếp…nhưng phải để ở chỗ tốimát

Tinhtyet : Bác cho cháu hỏi phân bón lá 15-30-15 và 6-30-30 mình sử dụng tử tháng mấy và tơi tháng nào là chấm dứt ạ?
Cháu cảm ơn

Với các cây mai giảo và Bình Định.
Bác xử dụng từ tháng 6…hoặc tháng 7 cũng được…và dùng chỉ trong 1 tháng là nhiều nhất rồi
Tháng 8 nụ đã kết xong..thậm chí có nụ to rồi..rằm tháng 8 có thể 1 vài nụ to nở sau khi mưa…ngắt bỏ đi…đừng cho nó nở…từ cuống sẽ mọc ra nụ khác

Các cây mai 5 cánh Bình Định kết nụ trùng thời gian như giảo Thủ Đức hoặc Bến tre
Nhưng các cây mai 5 cánh miền nam thì cực kì đa dạng. có cây kết nụ tháng 5..6...7….nhưng có cây phải đến rằm tháng 10 mới chịu nhú mắt kim…mắt kim lớn dần lên thành nụ to dần lên và cũng nở kịp tết
 
cháu chào bác Vi! bác cho cháu hỏi là cháu có ngâm Dynamic+NPK 1 lúc rồi cháu tưới dần cho mai vài tháng ko bik nó còn tốt ko? cháu tưới cho mai đc ko ? do là ngâm lâu nên cháu nghĩ lượng Đạm trong hỗn hợp đó sẽ bay ra fần nào ko bik mình có cần thêm cái gì vào ko bác?

Ví dụ : cháu tính ngâm 1 lần Dynamic+NPK với lượng lớn để bón cho cây dần trong năm (cháu ngâm 1 lúc 2kg NPK+4kg Dynamic cho vào thùng 500l ngâm để tưới dần con số tham khảo) thì ko bik có tốt ko bác? (để lâu wá). cháu cám ơn bác, fiền bác hướng dẫngíup cháu cháu ạh....

chúc bác và gia đình sức khoẻ!!!!!!!
ngocthanh
 
Last edited by a moderator:
cháu chào bác Vi! bác cho cháu hỏi là cháu có ngâm Dynamic+NPK 1 lúc rồi cháu tưới dần cho mai vài tháng ko bik nó còn tốt ko? cháu tưới cho mai đc ko ? do là ngâm lâu nên cháu nghĩ lượng Đạm trong hỗn hợp đó sẽ bay ra fần nào ko bik mình có cần thêm cái gì vào ko bác?

Ví dụ : cháu tính ngâm 1 lần Dynamic+NPK với lượng lớn để bón cho cây dần trong năm (cháu ngâm 1 lúc 2kg NPK+4kg Dynamic cho vào thùng 500l ngâm để tưới dần con số tham khảo) thì ko bik có tốt ko bác? (để lâu wá). cháu cám ơn bác, fiền bác hướng dẫngíup cháu cháu ạh....

chúc bác và gia đình sức khoẻ!!!!!!!
ngocthanh

Đâu hẳn chỉ là vấn đề của đạm bay hơi hả bác !!!

Tôi không giỏi về hóa…nhưng tôi vẫn nhớ thày dạy (cách nay 50 năm) rằng : rau dền nhiều chất bổ ( protein) ..giá trị chất bổ tương đương thịt…nhưng chỉ loãng hơn thịt thôi
Nhưng rau dền đã xào nấu..phải ăn ngay đừng dể dành…vì chỉ cần sau 1 đêm
Nitrat trong rau dền sẽ biến thành Nitric 1 chất độc… chết ngay sau khi ăn

Đúng hay sai tôi không cần biết và không cần phải thực ngiệm… cứ tránh là tốt rồi

Cái gì cũng có giá trị xử dụng tốt nhất trong 1 thời gian…kể cả gạo ăn, hoặc máy móc điện tử kể cả …ô tô
Người ta gọi là thời gian bảo hành…
sau thời gian bảo hành lắm chuyện kì dị sẽ xảy ra

Phân bón là hóa chất…bác nên dùng trong thời gian bảo hành ( ngâm 10 ngày rồi dùng ) thì tốt hơn

Bác có những câu hỏi làm tôi phải…. ngạc nhiên
Cẩn tắc vô ưu đi bác ( cẩn thận sẽ không bị ưu phiền)
 
Last edited by a moderator:
Đâu hẳn chỉ là vấn đề của đạm bay hơi hả bác !!!

Tôi không giỏi về hóa…nhưng tôi vẫn nhớ thày dạy (cách nay 50 năm) rằng : rau dền nhiều chất bổ ( protein) ..giá trị chất bổ tương đương thịt…nhưng chỉ loãng hơn thịt thôi
Nhưng rau dền đã xào nấu..phải ăn ngay đừng dể dành…vì chỉ cần sau 1 đêm
Nitrat trong rau dền sẽ biến thành Nitric 1 chất độc… chết ngay sau khi ăn

Đúng hay sai tôi không cần biết và không cần phải thực ngiệm… cứ tránh là tốt rồi

Cái gì cũng có giá trị xử dụng tốt nhất trong 1 thời gian…kể cả gạo ăn, hoặc máy móc điện tử kể cả …ô tô
Người ta gọi là thời gian bảo hành…
sau thời gian bảo hành lắm chuyện kì dị sẽ xảy ra

Phân bón là hóa chất…bác nên dùng trong thời gian bảo hành ( ngâm 10 ngày rồi dùng ) thì tốt hơn

Bác có những câu hỏi làm tôi phải…. ngạc nhiên
Cẩn tắc vô ưu đi bác ( cẩn thận sẽ không bị ưu phiền)

hì hì, em chào bác Vi, em cũng đã nói chuyện qua với ngocthanh.30-11 thấy ngocthanh rất đam mê mai vàng, so với tuổi của ngocthanh mà trồng đc những cây mai như vậy là 1 điều ko dễ dàng, khi kinh tế chưa có, mọi phân bón và thuốc sâu đều hạn chế, mọi thứ cho phân bón đều phải tiết kiệm,nhưng những cây mai của ngocthanh nếu bác Vi đã xem thì so với điều kiện ấy thì ko có gì để phàn nàn cả ...
Em ấy nhỏ tuổi mà đam mê mai vàng ghê bác à, với tuổi bác thì ngocthanh có thể làm cháu bác đc ... ngocthanh chỉ moi 22t...

Thú thật là em cũng rất đam mê mai vàng, nghe bác tư vấn phân bón nào là chạy đi mua bằng đc, giá cả cao chút ko vấn đề, tưới phân vậy mà nhìn mai mình so với ngocthanh hổ thẹn quá chừng ... với chừng ấy tuổi mà có 1 sự đam mê mai và chăm sóc mai như vậy thì thấy hơi hiếm...
ps: đề nghị ngocthanh post những hình ảnh mai lên cho bác Vi và các ACE xem thử nhé, để bác Vi còn góp ý thêm cho hoàn thiện hơn ...
 
Last edited by a moderator:
VinCent :ps....: đề nghị ngocthanh post những hình ảnh mai lên cho bác Vi và các ACE xem thử nhé, để bác Vi còn góp ý thêm cho hoàn thiện hơn ...

Kết quả Cây của Ngocthanh và đang rao thanh lý đây :







Cây số 2: mai 12 cánh to, dáng bay, nụ rất nhiều, cây xanh tốt ko bệnh, giá ra đi: 200k





Cây số 3: mai 9 cánh, nụ cũng có luôn. cây xanh tốt ko bệnh, giá: 150k






bác nào lưu ý thì vào đường dẫn dưới để bàn bạc...bàn về mua bán ở đây bài sẽ bị xóa đấy :

http://agriviet.com/home/threads/145717-thanh-ly-mai-vang-gia-re
 
Last edited by a moderator:
.....Bác có những câu hỏi làm tôi phải…. ngạc nhiên
Cẩn tắc vô ưu đi bác ( cẩn thận sẽ không bị ưu phiền)
Vâng cháu bik rồi ạh, lý luận of bác rất thực tế, Cháu hỏi những câu vớ vẩn quá, mong bác thông cảm cho cháu ạh. hihi. cháu cám ơn bác rất nhiều.

Chúc bác và gia đình sức khoẻ!
 
Last edited by a moderator:
Kính gửi: Bác Mục Tử và Anh chị em,
Đầu nằm Cháu cắt sát gốc một cây mai Phú Yên và ghép mai Thủ Đức vào gốc. Sau rất nhiều cố gắng và tâm huyết đến nay Cháu đã có được cây mai bonsai do chính tay mình ghép nên cảm thấy rất sung sướng. Do vẫn trồng ở chậu cũ (chậu Hải Phòng) nên chưa được đẹp lắm. Cháu muốn đưa cây lên chậu cạn hình chữ nhật dài 70, rộng 50, và sâu 18cm để tết này chơi bonssai nhưng chưa rành về kỹ thuật này lắm, vì phải cắt đi một nửa rễ ở dưới nên Cháu sợ nó chết. Cháu nhờ Bác và ACE hướng dẫn kỹ thuật và thời điểm để thay chậu giúp cháu. Xin cáo lỗi, chương trình chưa cháu gửi hình.
Cảm ơn Bác và ACE.
 
Kính gửi: Bác Mục Tử và Anh chị em,
Đầu nằm Cháu cắt sát gốc một cây mai Phú Yên và ghép mai Thủ Đức vào gốc. Sau rất nhiều cố gắng và tâm huyết đến nay Cháu đã có được cây mai bonsai do chính tay mình ghép nên cảm thấy rất sung sướng. Do vẫn trồng ở chậu cũ (chậu Hải Phòng) nên chưa được đẹp lắm. Cháu muốn đưa cây lên chậu cạn hình chữ nhật dài 70, rộng 50, và sâu 18cm để tết này chơi bonssai nhưng chưa rành về kỹ thuật này lắm, vì phải cắt đi một nửa rễ ở dưới nên Cháu sợ nó chết. Cháu nhờ Bác và ACE hướng dẫn kỹ thuật và thời điểm để thay chậu giúp cháu. Xin cáo lỗi, chương trình chưa cháu gửi hình.
Cảm ơn Bác và ACE.

Mai Bình định mỗi 1 chi cách nhau 90 độ…như vậy chi thứ 4 sẽ nằm cùng vị trí chi thứ 1 khép thành 1 vòng tròn
Việc cắt gốc 1 cây mai B Đ để biến thành Bon sai…cần phải cân nhắc kĩ.
-Thứ 1 dù rằng bon sai là dáng tự do…nhưng cũng phải cân nhắc kĩ.. vị trí cắt để khi ghép xong đễ cho việc tạo dáng đẹp..
- Khuyết điểm của Mai B Đ là chậu quá nặng là do cấu trúc 2 lớp : lớp đáy là cát hột to chiếm gần nửa chậu..trên đó là là lớp cát+ đất phù sa..bộ rễ mai mọc trong trong lớp phù sa này…cấu trúc kiểu này sẽ thoát nước rất tốt…do đó với mai B Đ bịnh vàng lá hay vàng lá gân xanh là chuyện không có do bộ rễ rất khỏe

-Thứ 2…để thành 1 cây Bonsai thực sự đương nhiên phải có cái chậu khác cân đối với dáng…điều này sẽ là 1 điều khó..
Chậu cạn người ta hay dùng cho các cây có bộ rễ rất khỏe Như sanh, si, gừa, sộp, bồ, đề v..v
Mai là cây chậm ra rễ và rễ không phải là loại khỏe

Chậu cạn dùng cho mai vàng cũng được…nhưng đòi hỏi phải tùy cây..
Ngay khi bứng lên người ta cũng chỉ lựa những cây có ít rễ chìm , rễ nổi nhiều, bò là đà trên mặt đất …..để đưa vào chậu cạn *
Các cây mà bộ rễ chìm nhiều đưa vào chậu cạn khó sống…do rễ chìm bị cắt hết..mà không có rễ nổi là đà sát mặt đất để nuôi cây

Mai Bình định kiểu long giáng nhiều rễ chìm…không có rễ nổi…
Các cây mai B Đ mà nhiều rễ nổi đã được các nhà Vườn B Đ biến nó thành bon sai rồi..vì bon sai là dễ bán và bán với giá rất cao ( giá gấp 2 đến 3 lần mai thế)

Do đó Khuyên bạn, không nên dùng chậu cạn…mà nên kiếm chậu nào cho cân đối để rễ khỏe là tốt rồi

Ngay bây giờ cây mai đã mất tàn….do đó bạn nên giảm mưa và giảm tưới cho cây và giảm cả bón phân, bảo vệ bộ rễ nguyên vẹn...như vậy mầm ghép sẽ phát triển thành tàn mới rất nhanh

Nếu như bạn vẫn muốn dùng chậu cạn…thì phải có sự chuẩn bị nhiều năm…
Cứ sau mỗi 3 năm…bạn thay đất cho cây 1 lần..mỗi lần thay đất bạn cắt ngắn bầu rễ 1 chút…và sau 3 lần cắt ( 9 năm)…bạn sẽ vào được chậu cạn 18 cm mà cây vẫn khỏe…và năm nào cũng bông nở um xùm ( mỗi lần cắt ngắn bầu đất…bạn thay chậu khác cạn hơn…nhưng bề ngang lại rộng hơn, để rễ trên mặt có chỗ bò ra bù cho phần rễ sau bị cắt )

Cách đó là chắc ăn nhất đấy..

* các vườn mai sản xuất cây nguyên liệu chuyên ngiệp..khi có ý định sản xuất các cây Mai để sau này trồng trên chậu cạn như Bon Sai,,
họ trồng bằng cách : chôn 1 miếng dale ciment sâu 3 tấc dưới mặt đất…phủ đất rồi trồng cây mai nhỏ lên…rễ đuôi chuột khi mọc chạm tấm dale sẽ co lại hoặc quẹo ngang…
các rễ gần gốc sẽ được uốn để bò ngang..trước khi đầu rễ cắm xuống đất
khi bón phân họ bón phân viên trên mặt đất.sau đó dùng rơm rạ phủ lên…luôn tưới nước mặt đất đủ ẩm
cách bón phân này sẽ làm rễ nổi trên mặt đất rất nhiều…do ở mặt đất có phân
rễ mọc sâu mặt đất ít
Khoảng chục năm sau họ bứng lên….các gốc rất đẹp có thể trồng chậu cạn ngay
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho con hỏi đối với phân hữu cơ mục, thời gian này con rãnh tính ủ phân gà, cá sống, nấm tricoderma(hình bên dưới), super lân, bả đậu phụng đến tháng giêng con đắp gốc được không Bác?
Con có gọi đường dây nóng ghi trên bao sản phẩm và được trả lời, nấm tricoderma diệt tuyến trùng và các loại nấm đọc...,không được ủ với vôi sống gây hại cho nấm tricoderma còn basudin thì ủ riêng nó trước. Con không rỏ về vôi sống có nên thêm vào không Bác? Con cám ơn Bác.
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0359.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0360.jpg
 
Vôi sống vôi cục hay còn gọi là vôi Càn Long…vôi này tỏa nhiệt khi gặp nước và có khả năng sát trùng mạnh, tính ăn mòn rất mạnh
Vôi dùng trong nông ngiệp là vôi chết, ngĩa là vôi sống đã để lâu ngày trong không khí ẩm và vôi đã tả tan ra thành bột lâu ngày , người ta còn gọi là vôi bột
Vôi sống bây giờ rất khó kiếm…chỉ có trong…ciment…do đó 1 số người dùng ciment để hạ phèn nhằm giải phóng lân sẵn có trong đất cho cây…( lân sẵn có trong đất này do bị keo phèn giữ chặt)

đọc thêm ở đây :

http://www.vietlinh.vn/library/news/agriculture_technology_news_show.asp?ID=592

Vôi cho vào đống ủ là vôi chết nhằm mục đích ổn định PH như thế vi sinh vật dễ hoạt động hơn…do dó cho ít đâu có cho nhiều đến độ bị kiềm hóa ( khoảng 2 kg trên đống ủ 100kg )
Vả lại bạn trộn vôi chết và super lân vào đống ủ khoảng vài ngày cho vôi và lân hoạt hóa thấm đều vào vật liệu xong bạn mới cho nấm trichro vào sau rồi bắt đầu ủ.
Basudin không nên cho vào đống ủ….vì nó sẽ giết hết vi sinh..
Basudin…chỉ nên trộn vào chất trồng trước khi vào chậu cho cây…mục đích để giết hết vi trùng ..trứng sâu đất giun v..v. nếu có bị nhiễm thêm sau này do bảo quản đống ủ kém khi đã thành phẩm
 
Last edited by a moderator:
Back
Top