Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
Con nhớ ko lầm Bác có hướng dẫn dùng Agrotim từ tháng 1-6, từ tháng 7trở đi cho cây theo nhịp tự nhiên.
Có thể sau 2 năm,nó đã thay đổi do khí hậu, thời tiết ngày nay ko còn như trước.
Con dự định sử dụng agrotim cho mai thêm vài lần nữa( còn nửa hộp luôn)
Còn phân cá alatka, supper thrive sử dụng luân phiên với agrotim được ko ?
Ko biết dịp lễ này Bác sắp xếp cho con 1 buổi được ghé tham quan và học hỏi vườn Bác nha

Trước năm 1998 sự chăm sóc mai đối với tôi chỉ làm theo thói quen.
cây mua về càng lúc càng mắc tiền, có những cây giá rất cao và tuyệt đẹp… tôi thấy mình cần phải hệ thống hóa lại các kiến thức để chăm sóc theo 1 quy trình, hiểu rõ ràng từng giai đoạn từng chất phân và các tác dụng, ảnh hưởng của nó với cây..
Do đó tôi ghi chú lại tất cả từng giai đoạn và hiệu ứng, kết quả của từng chế phẩm sau khi dùng…có cây không dùng để đối chứng

Các chữ viết ngiêng màu tím là lí thuyết

Xử dụng các chế phẩm có chất kích thích sinh trưởng trong giai đoạn nuôi nụ và cuối năm là điều khó …vì coi chừng tác dụng ngược với mong muốn..do đó tôi vẫn khuyên các bác đừng nên…mà hãy để cây phát triển tự nhiên sẽ chắc cú hơn…nhưng rất thú vị..nếu các bác muốn thử

Gởi đến các bác phần ghi chú của tôi về kinh ngiệm của năm 1998 tức là cách nay 15 năm ( mỗi năm tôi có 1 cuốn sổ ghi riêng các điều trong năm )
Cái kho sách của tôi nó tùm lum lộn xộn nên mới kiếm thấy cuốn sổ tay này

Các kinh ngiệm về mai

năm 1998 :
Nhận định tổng quát giai đoạn 2 là kết nụ và nuôi nụ tích trữ năng lượng để nở hoa tết

-Cường độ quang hợp tăng khi Co2 trong không khí tăng và độ ẩm cao
do đó tháng nắng nóng các chậu cây nên kê tập trung gần nhau nhận thấy tươi tốt hơn
Nhưng khi mưa đến phải giãn ra thật thoáng ngừa nấm bịnh

- Nhiệt độ không khí tăng thêm 10độ C thì phản ứng quang hợp tăng gấp 2 lần, thích hợp nhất là 25 đến 30 độ C
( lí thuyết)
-Nhiệt độ lên tới 45 độ C cây ngừng quang hợp hoàn toàn chỉ còn gồng lên chịu đựng và tiêu hao năng lượng dự trữ

Do đó nắng nóng là 1 lợi thế để cây xanh tốt vươn mạnh nếu đủ phân bón và đúng cách
Trong nắng nóng thiếu phân bón hoặc không đúng cách cây nhanh chóng suy kiệt
Do đó sau tết chỉ nên dùng lưới giảm nắng sau khi xả tàn . khi mầm bắt đầu nhú ra phải bỏ lưới tập cho cây chịu được nắng 100%
Trong nắng toàn phần cây quang hợp và lượng chất hữu cơ được chế tạo nhiều hơn gấp 20 lần nhu cầu của cây trong cùng 1 thời gian ( lí thuyết)
Chất dự trữ tích tụ trong lá cành thân và nhiều nhất là ở rễ do đó hệ rễ dày mạnh cây sẽ càng mạnh
Trong thời kì tăng trưởng ( mùa mưa ) tuyệt đối không được tỉa rễ và hạn chế tỉa lá
Chỉ được tỉa rễ, tỉa lá ở đầu kì tăng trưởng (ngay sau khi xả tàn sau tết hoặc lúc đầu mùa mưa)

Nụ được nuôi bởi NPK công thức 20-20-20 cho bón rễ và lá
Nụ không phải được nuôi bởi lân…vì lân chỉ có tác dụng chuyên biệt là nuôi bộ phận sinh thực cho hoàn chỉnh không bị méo mó dị tật..

Sự khơi mào kết nụ do quang kì điều khiển để chuyển biến Gib có trong cây từ sinh trưởng bước sang sanh sản
Lưu ý rằng lân còn có tác dụng tạo mạch gỗ trong thời gian cây phát triển sinh khối ( cành lá) tạo rễ và cùng với kali,đạm lân tạo chất bột đường cho hạt cây
Do đó trong thời gian nuôi nụ mà có lân cao chỉ đưa đến lá già sớm và rụng sớm mà carbuahydrat lại chưa tạo đủ để cây nở hoa mạnh khỏe

1 công thức bón phân thế nào cho mai gọi là tối ưu, vẫn chưa biết, cần phải tìm tòi thêm..ta phải biết rằng phân bón cây trong chậu, phân nằm tại chỗ không bị phát tán chung quanh như ở dưới đất vì thế
- Sự thừa phân sẽ chỉ làm tổn hại rễ , suy yếu cây mà thôi
- Sự thiếu phân sẽ không cho năng xuất cao. Hoặc suy kiệt rồi chết sau khi nở hoa, nhẹ lắm cũng là liệt chi , chết cành.
- Kinh ngiệm cho thấy trong suốt quá trình tăng trưởng của mai bón gốc bằng hữu cơ + 16-16-8 vẫn cho kết quả tốt..nhưng vẫn phải phun phân bón lá định kì
- kinh ngiệm cũng cho thấy rằng : trong thời gian nuôi nụ mà phun bón lân cao như 6-30-30, cũng không đưa đến kết quả nụ to nhanh mà chỉ làm …lá mau rụng ngay khi lá còn màu xanh trong khi Kali đủ

Các kết quả khảo cứu của khoa học cây rút lên từ đất lượng NPK như sau để có năng xuất cao :

Loại cây N P K
Cà Chua 1 0.3 1.25
Mía 1 0.5 1
Xà lách 1 0.5 1.5
Để lúa nở rộ 1 0.75 1.5
(Kĩ thuật trang 22)


Về các chất điều hòa và kích thích sinh trưởng
- Từ tháng 1 đến cuối tháng 4 phun xitokinin ( sincosin +Agrispon) 10 đến 15 ngày 1 lần để ngừa tuyến trùng và kích thích sinh trưởng gia tăng quang hợp để tích trữ được nhiều Carbuahydrat
- Tháng 5 và 6 ngưng xitokinin vì chất này ức chế ra nụ…mà chỉ kích ra đọt thôi
- tháng 6 phun GiBberelin sau đó xiết nước 3 lần cách nhau mỗi lần là 5 ngày để kích nụ
- Tháng 7, 8, 9 phun agrostim để bồi dưỡng và kích nụ do tác dụng của Gib có trong thuốc
- tháng 11 nếu lá xanh non quá thì giảm nước tăng nắng + kali để lá mau già…khi lá già nhanh,,,nụ cũng sẽ lớn rất nhanh
- tháng 10 nếu lá già quá trời nhiều nắng nóng mưa chấm dứt thì phun xitokinin để gia tăng lục diệp làm lá chậm già
Kinh ngiệm cho thấy năm 1998 tháng 10 al đã hết mưa nắng nóng nhiều..lá mai cằn cỗi già nhanh.. cây mai dáng Cây Đa ( số 185 ) lá vàng nhạt vào tháng 9 nên phun 2 lần xitokinin và 1 lần Agorstim …..và kết quả :
Lá có xanh lại. nhưng đặc biệt đến 21 tháng 11 al không thấy 1 lá rụng..hoặc rụng rất ít..mà không biết do gió thổi bay đi..cây vẫn có tàng lá xanh già, xum xuê không hề có hoa nở sớm
Còn các cây đối chứng không được phun xitokinin và agrostim lúc tháng 9..mà chỉ được phun 15-30-15..để nuôi và kích nụ nhẹ thì ngày 21 tháng 11 lá đã rụng đến xơ xác. Rụng rất nhiều..nhất là sau khi tưới phân nước vài ngày. Hoặc là sau các ngày trời lạnh rồi ấm lên. Lá rụng rất nhiều dù còn xanh. Và có nhiều nụ nở hoa

1số tác dụng nhận thấy của chất kích thích sinh trưởng



Cytokinin không kích thích kết nụ..mà chỉ ra mầm + gia tăng lục diệp do đó tháng 5 , 6 không nên phun loại này
Mà chỉ nên phun GiB….nhưng các tháng cuối năm tuyệt đối không nên dùng GiB vì sẽ làm tế bào phân chia nụ bung ra và hoa nở

Cách nay 5 năm…tôi không đùng cách chất kích thích sinh trưởng trong mùa kết nụ nữa mà để cây tự nhiên…dùng alaska để giữ lá xanh thay vì xitokinin..

Giảm tưới tăng nắng thêm kali nếu muốn lá già nhanh
Chỉ có dùng agrostim khi cần bồi dưỡng cho lá cho đất … nhưng sau tháng 10 là ngưng hoàn toàn
Kết quả cây vẫn mạnh lá vẫn tốt vẫn sai nụ hoa..nở vẫn đẹp..
Cây không lệ thuộc nhiều vào các chất kích thích..vì lệ thuộc là nó…ghiền ( thấy rõ điều này)
Khi cần thiết lắm trong tháng nắng gắt mới phải dùng thêm chất điều hòa sinh trưởng, cây bốc lên rất mạnh
 


Last edited by a moderator:
Kính gởi bác Dovanlo và các anh chị trên diễn đàn. Cháu là dân TP không có tí ti nào kinh nghiệm về cây cảnh, tết vừa rồi có người cho cháu 2 chậu mai vàng cho rất nhiều hoa dịp tết, sau tết cháu giữ lại và chăm sóc theo các bài hướng dẫn trên diễn đàn, cây vẫn xanh tốt. Thế nhưng vài tháng gần đây lá hay bị xoăn giống như lượn sóng 2 bên mép lá, thêm nữa khi cây ra lá non vài ngày thường bị như hình sau (vì cháu không biết diễn tả như thê nào) rồi đen dần. Mong bác và các anh chị giúp đỡ cách xử lý, cháu xin cảm ơn.

lh6.googleusercontent.com/-968r9VyRzJU/UiKmdIHHD_I/AAAAAAACmNM/TQAH26ZONog/Agriviet.Com-IMG_0367.JPG

lh4.googleusercontent.com/-qKfCe4tCkwo/UiKmpHZFTXI/AAAAAAACmNU/Y45bNXEeMaQ/Agriviet.Com-IMG_0368.JPG

Vì là thành viên mới nên cháu chưa được phép post hình, nhờ bác và các anh chị giúp cháu úp 2 hình trên. Cảm ơn rất nhiều.

Up ảnh

 
Hỏi về phân bón gốc cho cây mai trong chậu từ tháng 6 đến tháng 9 ?

Gởi bác Vi trong diễn đàn, tôi đã xem trong diễn đàn và đã hiểu phần nào cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết nhưng còn một chi tiết nữa mà tôi chưa hiễu rõ mong được bác Vi hướng dẫn cụ thể hơn và chỉ giúp cho kịp thời vụ trong năm nay. Từ tháng 6 cho đến tháng 9, trên cành lá thì phun xịt phân bón lá loại 10-30-30 dưới gốc thì ngâm phân NPK 600gam + 1.2kg dynamic cho 1000 lít nước. Vậy NPK nên sử dụng loại nào hả bác, N nhiều hay P hoặc K nhiều Mong nhận được câu trả lời của bác, cảm ơn bác.
 
Hỏi bác Mục Tử về phân bón gốc cho cây mai trồng chậu sau Tết ???

Gởi bác Mục Tử trong diễn đàn, tôi đã xem trong diễn đàn và đã hiểu phần nào cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết nhưng còn một chi tiết nữa mà tôi chưa hiễu rõ mong được bác hướng dẫn cụ thể hơn và chỉ giúp cho kịp thời vụ trong năm nay. Từ tháng 6 cho đến tháng 9, trên cành lá thì phun xịt phân bón lá loại 10-30-30 dưới gốc thì ngâm phân NPK 600gam + 1.2kg dynamic cho 1000 lít nước. Vậy NPK nên sử dụng loại nào hả bác, N nhiều hay P hoặc K nhiều. Mong nhận được câu trả lời của bác, cảm ơn bác.
 
Gởi bác Vi trong diễn đàn, tôi đã xem trong diễn đàn và đã hiểu phần nào cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết nhưng còn một chi tiết nữa mà tôi chưa hiễu rõ mong được bác Vi hướng dẫn cụ thể hơn và chỉ giúp cho kịp thời vụ trong năm nay. Từ tháng 6 cho đến tháng 9, trên cành lá thì phun xịt phân bón lá loại 10-30-30 dưới gốc thì ngâm phân NPK 600gam + 1.2kg dynamic cho 1000 lít nước. Vậy NPK nên sử dụng loại nào hả bác, N nhiều hay P hoặc K nhiều Mong nhận được câu trả lời của bác, cảm ơn bác.

Từ tháng 6 đến tháng 9 nên phun trên lá Growmore 20-20-20 thì có lợi hơn.

Hoặc dùng đầu trâu 701 là tốt nhất đấy:

Đầu trâu 701 (Kích thích mai kết nụ) của công ty phân bón Bình Điền
Trọng lượng: 100gr
Thành phần: 10% đạm (N), 30% lân (P2O5), 20% kali (K2O), 0,05% magiê (Mg), 0,05% canxi (Ca), 0,03% bo (B), 0,05% kẽm (Zn), 0,05% đồng (Cu), 0,075% sắt (Fe), 0,05% mangan (Mn), 0,005% molypden (Mo), GA3, αNAA, bNOA.

..... Vậy NPK nên sử dụng loại nào hả bác,

để bón gốc chung với Dynamic, NPK dùng loại 16-16-8 hay 20-20-15 đều tốt hết

--------

........ Cháu là dân TP không có tí ti nào kinh nghiệm về cây cảnh, tết vừa rồi có người cho cháu 2 chậu mai vàng cho rất nhiều hoa dịp tết, sau tết cháu giữ lại và chăm sóc theo các bài hướng dẫn trên diễn đàn, cây vẫn xanh tốt. Thế nhưng vài tháng gần đây lá hay bị xoăn giống như lượn sóng 2 bên mép lá, thêm nữa khi cây ra lá non vài ngày thường bị như hình sau (vì cháu không biết diễn tả như thê nào) rồi đen dần. Mong bác và các anh chị giúp đỡ cách xử lý, cháu xin cảm ơn.




57356290.111111111111111111.jpg

Vì là thành viên mới nên cháu chưa được phép post hình, nhờ bác và các anh chị giúp cháu úp 2 hình trên. Cảm ơn rất nhiều.

Chỉ có vài lá bị méo mó dị tật thì không có gì phải lo…tôi cũng bị hoài, mà không biết nguyên nhân..cây vẫn mạnh…nếu không thích thì bác ngắt bỏ lá có tật đi, có vài lá thôi mà ( hoặc dùng kéo lạng bỏ chỗ bị tật...để phần lá lành lặn lại)

Nếu toàn bộ lá non bị tật hết mới là đáng lo
Bác nên phun ngừa nấm nịnh ngay khi lá còn non

bác lặt hết lá tháng 7 phải không, phải là cao thủ mới làm điều này..
các cây bị lặt lá tháng 7 chắc chắn sẽ không bị 1 bông nào nở hoa sớm…dù mưa trái mùa cuối năm vùi dập
bác phải giỏi về dùng phân bón và các kĩ thuật làm lá già sớm thì mới bảo đảm..

ngay bây giờ bác đưa cây ra chỗ nào có nắng, nóng nhiều nhất..và để cây ở đó cho đến cuối năm
….

nên phun thuốc ngừa nấm và phun đầu trâu 701 để giúp cây vừa ra lá vừa kết nụ 1 lượt,

phải bảo vệ lá tuyệt đối khỏi bọ trĩ

phân bón gốc phải đầy đủ đấy…
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn

Chỉ có vài lá bị méo mó dị tật thì không có gì phải lo…tôi cũng bị hoài, mà không biết nguyên nhân..cây vẫn mạnh…nếu không thích thì bác ngắt bỏ lá có tật đi, có vài lá thôi mà ( hoặc dùng kéo lạng bỏ chỗ bị tật...để phần lá lành lặn lại)

Nếu toàn bộ lá non bị tật hết mới là đáng lo
Bác nên phun ngừa nấm nịnh ngay khi lá còn non

bác lặt hết lá tháng 7 phải không, phải là cao thủ mới làm điều này..
các cây bị lặt lá tháng 7 chắc chắn sẽ không bị 1 bông nào nở hoa sớm…dù mưa trái mùa cuối năm vùi dập
bác phải giỏi về dùng phân bón và các kĩ thuật làm lá già sớm thì mới bảo đảm..

ngay bây giờ bác đưa cây ra chỗ nào có nắng, nóng nhiều nhất..và để cây ở đó cho đến cuối năm
….

nên phun thuốc ngừa nấm và phun đầu trâu 701 để giúp cây vừa ra lá vừa kết nụ 1 lượt,

phải bảo vệ lá tuyệt đối khỏi bọ trĩ

phân bón gốc phải đầy đủ đấy…

Cháu xin cảm ơn bác GACHOIMAI đã giúp cháu up hình (sao cháu không thấy nút THANKS?)

Cháu xin cảm ơn bác Mục-Tử đã trả lời và có bài hướng dẫn cần thiết.

Như đã nói phần trên, cháu là dân TP nên không có chút kiến thức nào về cây cảnh, việc lặt lá là cũng xem hướng dẫn trên diễn đàn. Ngoài cách làm cho lá già sớm như bác đã hướng dẫn có cần quan tâm thêm gì nữa không bác? Như việc tưới nước cho cây như thế nào để không quá thừa, quá thiếu, làm sao biết được lá bị bọ trĩ, nhện đỏ...
 
Last edited by a moderator:
Gởi bác Mục Tử

Trước hết tôi xin chào bác Mục Tử, tôi vừa nhận được bài trả lời của bác trong diễn đàn, câu trả lời thật cụ thể và chi tiết. Như vậy là tôi hết băn khoăn lo lắng rồi, một là nữa cảm ơn bác rất nhiều. Sẵn đây cho tôi hỏi thêm là tôi có 2 cây mai hiện đang bị bệnh, khi các cành nhánh ra lá vẫn còn non thì bị cháy khô ở trên đầu chóp lá, hầu như cành lá nào cũng bị. Thuốc bọ trĩ thì tôi xịt 1 tuần 1 lần luân phiên các loại thuốc, còn thuốc nấm thì tôi sử dụng loại Anvil nhưng vẫn không khỏi. vậy mong bác có cách nào giúp đỡ cho tôi. Cảm ơn bác nhiều.
 

Hỏi bí quyết xử lý

Chào các Anh.
Hiện tại em có mấy cây mai trồng trong chậu, mấy tuần nay cây mai của em lá già đi, xuất hiện một số lá vàng và rụng, lại còn xuất hiện nụ hoa( lúc này mới có tháng 8 dương lịch không biết tết năm nay mấy cây mai của em có được bông nào không nữa). Mong các Anh chỉ em bí quyết khắc phục tình hình này với.Em cám ơn các Anh trước, mong nhận được tin từ các Anh sớm.
 
Trước hết tôi xin chào bác Mục Tử, tôi vừa nhận được bài trả lời của bác trong diễn đàn, câu trả lời thật cụ thể và chi tiết. Như vậy là tôi hết băn khoăn lo lắng rồi, một là nữa cảm ơn bác rất nhiều. Sẵn đây cho tôi hỏi thêm là tôi có 2 cây mai hiện đang bị bệnh, khi các cành nhánh ra lá vẫn còn non thì bị cháy khô ở trên đầu chóp lá, hầu như cành lá nào cũng bị. Thuốc bọ trĩ thì tôi xịt 1 tuần 1 lần luân phiên các loại thuốc, còn thuốc nấm thì tôi sử dụng loại Anvil nhưng vẫn không khỏi. vậy mong bác có cách nào giúp đỡ cho tôi. Cảm ơn bác nhiều.

Không có hình ..nên khó nhận ra
Tôi có cảm giác cây bạn bị Bọ trĩ..

Từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6, có thể đến đầu tháng 7…diệt bọ trĩ là điều khó..phun 7 ngày 1 lần không nhằm nhò gì…4 ngày 1 lần may ra giữ được lá non

Tháng 7 là bắt đầu vào mùa Thu…1 số cây cối trong tháng này sẽ ra 1 đợt tược rất mạnh và nhiều trong đó có mai vàng..đợt đọt này ra nhiều và mạnh đến độ bọ trĩ phá không kịp vì không sanh sản kịp so với tốc độ ra tược..với điều kiện bạn phải chịu khó phun 4 ngày 1 lần..thì lá sẽ rất an toàn…
Các lá này sẽ là chủ lực để cây nhờ cậy vào mà tích trữ được chất bổ nuôi cây nuôi nụ..v..v
Bạn phải chăm sóc kĩ đợt lá này gồm cả phun thuốc ngừa nấm ngay khi lá còn non
Thuốc bọ trĩ và nấm phải có nhiều loại khác nhau luân phiên mà dung. Mói có kết quả

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá” ….tre tháng này cũng mọc ra nhiều măng
Những nhà trồng la hán tùng đầu tháng 7 họ đã thêm phân và bấm tược…để đón đợt đọt mạnh trong tháng 7, hoặc 8 tạo tàng lại cho tùng
Tháng 7 dâm cành la hán cũng dễ sống

hỏi bí quyết xử lí :
Chào các Anh.
Hiện tại em có mấy cây mai trồng trong chậu, mấy tuần nay cây mai của em lá già đi, xuất hiện một số lá vàng và rụng, lại còn xuất hiện nụ hoa( lúc này mới có tháng 8 dương lịch không biết tết năm nay mấy cây mai của em có được bông nào không nữa). Mong các Anh chỉ em bí quyết khắc phục tình hình này với.Em cám ơn các Anh trước, mong nhận được tin từ các Anh sớm.

Làm gì có bí quyết !
chỉ có chăm sóc, phân bón. Nước tưới đúng , ắnh nắng đủ. Chất trồng đúng, là cây khỏe mạnh cho nhiều hoa
Bạn chăm lá đợt ra đọt tháng 7 này đi….các nụ muốn bung ra thì ngắt bỏ bầu nụ..phân bón đầy đủ…nếu cây bạn khỏe nụ khác sẽ mọc ra
Phân bón như thế nào thì viết rồi
 
Chào các Anh.
Hiện tại em có mấy cây mai trồng trong chậu, mấy tuần nay cây mai của em lá già đi, xuất hiện một số lá vàng và rụng, lại còn xuất hiện nụ hoa( lúc này mới có tháng 8 dương lịch không biết tết năm nay mấy cây mai của em có được bông nào không nữa). Mong các Anh chỉ em bí quyết khắc phục tình hình này với.Em cám ơn các Anh trước, mong nhận được tin từ các Anh sớm.

chào Bạn.Tôi nhớ có 1 trang Bác Vi viết về cách bấm nụ lớn ,nhưng bây giờ không nhớ ở trang nào,bạn chịu khó tìm đọc lại ,câu hỏi của bạn nằm trong các bài viết trước,chắc ăn Bạn ráng đọc từ bài đầu tiên đến bài cuối ,bí quyết nằm ở trong những bài viết của Bác Vi.Bạn biết không Tôi chơi,và chăm sóc Mai hơn 10 năm kinh nghiệm có được không bằng đọc 1 giờ những bài của Bác Vi viết,bởi vì ở ngoài mình hỏi họ không nói thật kết quả mình đi sai đường không đến được la mã nhưng ở trên diễn đàn thì ngược lại ,vì vậy Bạn ráng đọc đi ,chúc Bạn thành công.
 
Gởi bác Mục Tử

Chào bác Mục Tử, hôm qua tôi đã trình bày với bác về 2 cây mai bị bệnh nhưng không có hình thì bác cũng khó chuẩn đoán được gì. Ngày mai tôi sẽ gởi hình lên diễn đàn để bác giúp tôi chuẩn đoán đúng bệnh. Mong bác giúp đỡ cho, tôi xin cảm ơn bác nhiều.
 
Cám ơn cac Anh nhiều

Không có hình ..nên khó nhận ra
Tôi có cảm giác cây bạn bị Bọ trĩ..

Từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6, có thể đến đầu tháng 7…diệt bọ trĩ là điều khó..phun 7 ngày 1 lần không nhằm nhò gì…4 ngày 1 lần may ra giữ được lá non

Tháng 7 là bắt đầu vào mùa Thu…1 số cây cối trong tháng này sẽ ra 1 đợt tược rất mạnh và nhiều trong đó có mai vàng..đợt đọt này ra nhiều và mạnh đến độ bọ trĩ phá không kịp vì không sanh sản kịp so với tốc độ ra tược..với điều kiện bạn phải chịu khó phun 4 ngày 1 lần..thì lá sẽ rất an toàn…
Các lá này sẽ là chủ lực để cây nhờ cậy vào mà tích trữ được chất bổ nuôi cây nuôi nụ..v..v
Bạn phải chăm sóc kĩ đợt lá này gồm cả phun thuốc ngừa nấm ngay khi lá còn non
Thuốc bọ trĩ và nấm phải có nhiều loại khác nhau luân phiên mà dung. Mói có kết quả

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá” ….tre tháng này cũng mọc ra nhiều măng
Những nhà trồng la hán tùng đầu tháng 7 họ đã thêm phân và bấm tược…để đón đợt đọt mạnh trong tháng 7, hoặc 8 tạo tàng lại cho tùng
Tháng 7 dâm cành la hán cũng dễ sống

hỏi bí quyết xử lí :


Làm gì có bí quyết !
chỉ có chăm sóc, phân bón. Nước tưới đúng , ắnh nắng đủ. Chất trồng đúng, là cây khỏe mạnh cho nhiều hoa
Bạn chăm lá đợt ra đọt tháng 7 này đi….các nụ muốn bung ra thì ngắt bỏ bầu nụ..phân bón đầy đủ…nếu cây bạn khỏe nụ khác sẽ mọc ra
Phân bón như thế nào thì viết rồi

Em cám ơn các Anh nhiều.
 
Gởi bác Mục Tử

Chào bác Mục Tử, hôm trước tôi có trình bày với bác là tôi có 2 cây mai bị bệnh nhưng không có kèm theo hình cho nên bác cũng khó xác định được bệnh gì. Hôm nay tôi có chụp vài tấm hình về 2 cây mai bị bệnh của tôi. Mong bác xem và chuẩn đoán bệnh giúp tôi. Mong bác hướng dẫn cách điều trị cũng như tên thuốc cần sử dụng. Chân thành cảm ơn bác.
Agriviet.Com-IMG_0001.JPG

Agriviet.Com-IMG_0002.JPG

Agriviet.Com-IMG_0003.JPG

Agriviet.Com-IMG_0004.JPG
 
Chào bác Mục Tử, hôm trước tôi có trình bày với bác là tôi có 2 cây mai bị bệnh nhưng không có kèm theo hình cho nên bác cũng khó xác định được bệnh gì. Hôm nay tôi có chụp vài tấm hình về 2 cây mai bị bệnh của tôi. Mong bác xem và chuẩn đoán bệnh giúp tôi. Mong bác hướng dẫn cách điều trị cũng như tên thuốc cần sử dụng. Chân thành cảm ơn bác.
Agriviet.Com-IMG_0001.JPG

Agriviet.Com-IMG_0002.JPG

Agriviet.Com-IMG_0003.JPG

Agriviet.Com-IMG_0004.JPG

Bác tien123 có vườn mai đẹp quá, bác có thể cho địa chỉ hôm nào tôi đến giao lưu học hỏi. Tôi cũng ở Củ Chi
 
Hệ rễ có vấn đề, Bác cho thêm thông tin tưới nước như thế nào phân bón ra sao nha Bác.
 
Chào bác Mục Tử, hôm trước tôi có trình bày với bác là tôi có 2 cây mai bị bệnh nhưng không có kèm theo hình cho nên bác cũng khó xác định được bệnh gì. Hôm nay tôi có chụp vài tấm hình về 2 cây mai bị bệnh của tôi. Mong bác xem và chuẩn đoán bệnh giúp tôi. Mong bác hướng dẫn cách điều trị cũng như tên thuốc cần sử dụng. Chân thành cảm ơn bác.

Thường thì bịnh cây mai…tôi không góp ý…vì bịnh là muôn hình vạn trạng…do muôn ngàn lí do….nhưng tất cả là do chính mình đã sai sót trong chăm sóc đã tạo ra bịnh của nó

Bác có thể ghé vào trang dưới đây…sẽ có rất nhiều góp ý về cách chữa bịnh vì mỗi người có 1 kinh ngiệm riêng...vì họ có 1 sai sót riêng trong chăm sóc

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/forumdisplay.php?f=35

trường hợp của bác tôi góp ý của tôi như sau :

Lá ngọn nhỏ lại .. đầu lá héo…mất sắc tố….đấu hiệu của mất cân đối dinh dưỡng và thừa nước đây

Mưa quá nhiều dài ngày ..chất trồng cũ bị nước mưa dài ngày cuốn trôi mất hết kali…lá ngọn sẽ nhỏ lại vì thiếu kali nên không tổng hợp được đạm của nước mưa, kết quả lá nhỏ ngọn lại
Thừa nước lâu ngày…đầu lá cũng….héo
Độ ẩm không khí quá thấp…đầu lá non cũng… héo
Sự mất sắc tố lá là do kết quả của rễ….yếu đi hoặc hư đi, hoặc là do thiếu vi khoáng…
Trường hợp của bác tôi ngĩ do thừa nước quá lâu ngày.

Trường hợp của bác giống như trường hợp của 2 cây mai bon sai rất nhỏ của tôi năm ngoái..

Vườn tôi toàn là mai lớn…nhưng tôi có 10 cây mai bon sai.. gốc rất đẹp..mỗi cây tôi ghép 1 loại mai….đặc biệt ( mai Xanh… mai kem.. Huỳnh Tỉ….150 cánh….48 cánh …v..v)
Gọi là để chơi cho vui và giữ gìn giống….hiếm

Tháng 7, 8 năm ngoái mưa chỗ tôi rất nhiều và dai dẳng… khi mưa dai dẳng thế này tôi đều mang các cây bon sai vào thềm…để tránh chất trồng sũng nước lâu ngày hại rễ
Nhưng có 2 cây tôi để lại..vì tôi không thích nó…nên mặc kệ, vả lại tôi cũng chủ quan là đầu năm đã thay chất trồng mới rất tơi xốp… với trấu hun hạt bự rất chất lượng….
Kết quả : các lá non mọc ra trong 2 tháng mưa dầm này lá non vẫn to nhưng 1 cây vàng lá gân xanh, 1 cây lá mất sắc tố…
Tôi đành mang chúng vào thềm và giảm tưới…. chỉ tưới khi đất đã khô

Đầu năm nay… 1 cây tôi thay chất trồng mới ( dù rằng năm ngoái đã thay) vì tôi cho rằng nó đã thúi rồi do mưa nhiều quá
Kết quả cây này lá non mọc ra tưới tốt xanh rì 90%....
10% còn lại vẫn mất sắc tố…bạc trắng

1 cây tôi không thay đất chỉ dùng biện pháp…tưới sau khi đất đã khô…có dùng thêm supper thriver phun tưới và trộn thêm vào đất chậu…..nấm trichroderma
Cây này lá xanh lại hoàn toàn không có lá nào mất sắc tố…nhưng bốc lên không mạnh bằng cây kia

Bác xem và tùy ngi ứng dụng cho cây của bác
 
Last edited by a moderator:
Tuần rồi thấy trời nắng gắt quá......mình tưới phân cá vào gốc cây mai Bình Định...........sáng nay tỉa nụ bung trấu mỏi cả tay....hic....hic. Cũng còn may là nó bung sớm ko là tốn công cả năm chăm sóc.
 
Chào bạn Sang

Chào bác Mục Tử: hai cây mai bị bệnh của tôi nằm trong chậu chữ nhật hơi nặng, chất trồng gồm: sơ dừa, trấu sống, đất (chậu này muốn di chuyển phải 4 người khiêng mà vẫn nặng) phân bón theo các hướng dẫn của bác, mưa thì tôi không tưới còn nắng thì 2 ngày tưới 1 lần, giống là cây mai gião Bến Tre. Năm ngoái tôi đã từng bị 1 cây tương tự như thế cũng giống mai gião Bến Tre. Năm nay tôi bị 2 cây mai gião Bến Tre, tôi sẽ điều trị theo 1 trong 2 cách mà bác đã hướng dẫn. Cảm ơn Bác rất nhiều.

--------

Bác tien123 có vườn mai đẹp quá, bác có thể cho địa chỉ hôm nào tôi đến giao lưu học hỏi. Tôi cũng ở Củ Chi

Tôi vẫn còn phải đi học hỏi nhiều từ các bác có nhiều kinh nghiệm trong diễn đàn nên cũng không có gì đễ giao lưu trao đỗi với bạn. Nếu bạn muốn học hỏi thêm thì có thể hỏi các bác có nhiều kinh nghiệm trong diễn đàn này. Thân chào bạn.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top