Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Kính gửi bác Vi!
Trước tiên cháu xin gửi lời xin lỗi đến bác vì đã làm cho bác mệt mỏi với cháu. Cháu xin được trình bày như thế này: do vấn đề là cháu rất đam mê mai vàng và luôn muốn học hỏi để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc mai vàng. Cháu đọc rất nhiều bài viết về cách chăm sóc mai vàng nên kiến thức rất nhiều, có bác thì chỉ thế này – có bác thì chỉ thế kia nên có nhiều vấn đề cháu ko hỉu nên nhờ bác hướng dẫn mà ko ngờ cháu lại là người “vật” bác. Xin thưa với bác cháu hỏi với mục đích là muốn biết thêm kiến thức cũng như muốn giải được những vấn đề mình thắc mắc chứ cháu ko có ý như zậy đâu ạh. thật tình được biết tới diễn đàn và đặc biệt học đc những kinh nghiệm quý báu mà bác đã hướng dẫn nên bây giờ cháu trồng mai cũng khá lắm bác àh. Được biết đến bác nói riêng và ACE trên diễn đàn nói chung thì đối với cháu đó là niềm vui rất lớn. Một lần nữa cháu cám ơn bác rất nhiều, nếu từ trước tới giờ cháu làm cho bác “mệt mỏi” thì cháu thành thật xin lỗi. Cháu sẽ ko làm fiền bác nữa và ko hỏi những câu vớ vẩn nửa, cháu sẽ số gắng tìm hỉu sâu thêm nên kính mong bác hãy giúp đỡ những ACE đam mê trồng mai.
Cháu chào bác.
Chúc bác và gia đình sức khoẻ.

Góp vài ý với bác ngọc Thanh, bác đừng nên học hỏi quá nhiều người ở nhiều diễn đàn đều nầy sẻ làm cho bác rối đấy. Bác cảm nhận được bác Mục hướng dẫn tận tình, chuyên sâu về Mai vàng bác hãy làm theo hướng dẫn của bác ấy đi, còn các bài khác của các diễn đàn khác bác đọc tham khảo thôi. Học hỏi phải có sự chọn lọc chứ thấy đâu học đó rồi đặt cho Bác Mục những câu hỏi gây phảm cảm làm Phật lòng bác ấy không nên đâu. Vài lời góp ý có gì sai mong bỏ qua dùm...
 
Bỏ qua chuyện linh tinh, bây giò đi vào thực tế nè..

Các cây nào nụ đã kết rồi..dù rất nhỏ…thì quên nụ đi, hãy đi vào chăm sóc lá…chăm sóc lá tốt nụ sẽ tốt và lớn lên theo..
Nụ còn 6 tháng để lớn lên…
lá còn đến 6 tháng gồng lên chống chịu đủ loại nấm bịnh..côn trùng…và thời tiết khắc ngiệt…mà vẫn phải làm nhiệm vụ..nuôi nụ…nuôi chính bản thân cái lá và tích trữ năng lượng vào thân cây để nụ sau này nở thành hoa…và sau đó vẫn đủ năng lượng để tái sinh sau tết…
nhiệm vụ của cái lá rất nặng nề, trong khi lá thật mong manh
vẫn phải đều đặn từ 10 đến 15 ngày 1 lần phun ngừa nấm bịnh...và phun phân bón lá định kì để bồi dưỡng cho lá

ngoài nấm bịnh thì nhện đỏ là kẻ thù khủng khiếp của lá…phải ngừa trị cho bằng được..chỉ cần vài ngày lơ là...nhện đỏ thừa sức diệt toàn bộ lá của cây xum xuê...thành xơ xác...thậm chí có thể rụng hết

chăm sóc cho lá được mạnh khỏe, lá sẽ sống lâu...là thành công đó
 
Last edited by a moderator:
Chào Bác vi .Em đọc bài Bác hướng dẫn cho Quốc Bảo 59 ,Em hiểu nhưng có câu Bác viết ,phân bón gốc cứ nên dùng 1,5 phần ngàn (tưới gốc 15 ngày 1 lần) Em không hiểu liều lượng 1,5 phần ngàn là bao nhiêu,mong Bác hướng dẫn cho Em hiểu với .Em cảm ơn Bác nhiều .
 
......... ,phân bón gốc cứ nên dùng 1,5 phần ngàn (tưới gốc 15 ngày 1 lần) Em không hiểu liều lượng 1,5 phần ngàn là bao nhiêu,mong Bác hướng dẫn cho Em hiểu với .Em cảm ơn Bác nhiều .

Bác lấy 1.2 kg dynamic (1kg2) + 600gram NPK ngâm tan trong 1 mét khối nước ( 1.000 lít) và ngâm 10 ngày...sau đó tưới cho cây mai chậu

Tôi chỉ ước lượng là tỉ lệ này là khoảng 1.5 phần ngàn ( dynamic hàm lượng NPK trong đó ít..vì nó là hữu cơ)
Với hàm lượng phân này…tưới cho cây trong đất vườn là thấp.. vì bị phân tán chung quanh và thẩm thấu xuống sâu… nhưng trong chậu là cây hưởng thụ đủ như thế là cao đó..

Rễ cây trong chậu bị đất sũng nước phân với tỉ lệ này, rễ chịu đựng được

Chia nhỏ ra sẽ thấy : 120 gram Dynamic + 60gram NPK + 100lít nước
Hoặc ……………….12gram dynamic + 6gram NPK + 10 lít nước

Với nhịp tưới là 15 ngày 1 lần.. vào buổi sáng trong ngày có nắng…cây mai chậu phát triển tốt…bông nhiều…và sau tết mai phục hồi mạnh
Chưa hề thấy cây mai có tàng lá xum xuê nào bị lậm phân với tỉ lệ phân này

Đây chỉ là phân bón gốc thôi…
Để có 1 năng xuất cao đất cần phải có đầy đủ hữu cơ,,,vô cơ …vi sinh…vi khoáng và phân bón lá nữa
 
Góp vài ý với bác ngọc Thanh, bác đừng nên học hỏi quá nhiều người ở nhiều diễn đàn đều nầy sẻ làm cho bác rối đấy. Bác cảm nhận được bác Mục hướng dẫn tận tình, chuyên sâu về Mai vàng bác hãy làm theo hướng dẫn của bác ấy đi, còn các bài khác của các diễn đàn khác bác đọc tham khảo thôi. Học hỏi phải có sự chọn lọc chứ thấy đâu học đó rồi đặt cho Bác Mục những câu hỏi gây phảm cảm làm Phật lòng bác ấy không nên đâu. Vài lời góp ý có gì sai mong bỏ qua dùm...
em thích nhất góp ý này
em có 1 anh bạn ở gần nhà vườn mai rất khủng cây to to trên 200 cây...củng do lo lắng và học nhiều thầy và cứ thế có gì hay là bón là xịt và cứ thế là mai lần lượt ra đi...vườn mai nhiều thế mà mỗi tết đến chẳng được bao nhiêu cây chơi được...học được 1 ít của bác VI có chia sẽ cho bác ấy nhưng có lẽ do còn nhỏ và mới chơi mai nên chú ấy không tin lắm,vì chú ấy chơi củng 6 năm rồi...thế mà hàng năm nhìn những cây mai đẹp ra đi thật là tiếc
năm nay cố gắng chăm thật tốt sẽ mời chú ấy về nhà chơi để tin mình phần nào
mình thì chỉ theo bác VI trong suốt hành trình vì đã thích bác ấy từ những diển đàn khác

--------

bác vi cho cháu hỏi mùa mưa này cháu dùng phân cá tự ngâm pha với NPK (cháu không dùng dynamic)
bình thường 1lit cá ngâm cháu pha cho 300lit nước tưới mai vấy vào mùa mưa cháu pha 1 lít cho 600lit nước để tưới có ổn không ạ?
và bác cho cháu hỏi tháng mấy là cao của nhện đỏ ạ?
Hiện tại cháu đang sử dụng Kelthan, bác vui lòng giới thiệu cho con vài loại thuốc trị nhện đỏ nũa ạ...
cháu cảm ơn bác
 
Last edited by a moderator:
Chào Bác Vi .đọc bài hướng dẫn Bác viết Em đã hiểu ,Em nghĩ đây là những kinh nghiệm rất quí mà Bác sẵn sàng hướng dẫn tận tình cho những người yêu thích Mai nhưng lại hiểu biết về nó không nhiều như là Em đây Bác nhiệt tình quá ,Em chúc Bác luôn luôn mạnh khoẻ để giúp đỡ những người yêu Mai như chúng Em ,Cảm ơn Bác rất nhiều ,chúc Bác ngủ ngon .
 
Bỏ qua chuyện linh tinh, bây giò đi vào thực tế nè..

Các cây nào nụ đã kết rồi..dù rất nhỏ…thì quên nụ đi, hãy đi vào chăm sóc lá…chăm sóc lá tốt nụ sẽ tốt và lớn lên theo..
Nụ còn 6 tháng để lớn lên…
lá còn đến 6 tháng gồng lên chống chịu đủ loại nấm bịnh..côn trùng…và thời tiết khắc ngiệt…mà vẫn phải làm nhiệm vụ..nuôi nụ…nuôi chính bản thân cái lá và tích trữ năng lượng vào thân cây để nụ sau này nở thành hoa…và sau đó vẫn đủ năng lượng để tái sinh sau tết…
nhiệm vụ của cái lá rất nặng nề, trong khi lá thật mong manh
vẫn phải đều đặn từ 10 đến 15 ngày 1 lần phun ngừa nấm bịnh...và phun phân bón lá định kì để bồi dưỡng cho lá

ngoài nấm bịnh thì nhện đỏ là kẻ thù khủng khiếp của lá…phải ngừa trị cho bằng được..chỉ cần vài ngày lơ là...nhện đỏ thừa sức diệt toàn bộ lá của cây xum xuê...thành xơ xác...thậm chí có thể rụng hết

chăm sóc cho lá được mạnh khỏe, lá sẽ sống lâu...là thành công đó

Bác Mục cho con hỏi, đối vơi cây mang nụ nhỏ ta phải dưỡng lá để nuôi nụ lớn lên còn những cây mang nụ lớn thì phải cắt bỏ chừa cuốn nụ để cuốn đó mọc lên 2 nụ khác. Đặc biệt có cây nụ không đều ta nên cắt nụ lớn chừa nụ nhỏ lại và nụ nhỏ lại lớn lên tiếp....,vậy ta nên cắt những nụ lớn đến tháng mấy AL thì ta ngưng cắt vây Bác Mục? con cám ơn Bác.
 
Tháng này các đầu kim bên nách lá là nụ đang ra đấy..

Đầu trâu 701 có tính kích thích ra nụ (trong đó Ga3 là kích thích tố gib đấy)…bác có thể phun 701 đến khi nào nụ to hơn 1 chút ( bằng hạt gạo ) thì không phải phun nữa. và bắt đầu bước sang giai đoạn nuôi nụ…cùng chăm sóc lá
Lúc này cần lưu ý xem tình hình lá..nếu già quá thì dùng alaska
Nếu xanh rờn thì dùng 20-20-20
Phân bón gốc cứ nên dùng 1,5 phần ngàn ( tưới gốc 15 ngày 1 lần )

Túm lại hướng dẫn từng cây thì khó quá…quan trọng là bác phải có kiến thức cơ bản về chăm sóc cây có hoa. Nhất là mai, lúc đó bác sẽ rất nhạy cảm để biết phải làm gì…vì nó tùy tình hình lá và nụ của từng cây mà ứng biến.tùy cả thời tiết nữa
( cái này viết nhiều rồi)

Nếu mưa nhiều thì dùng phân khô bón gốc…nếu mưa quá ít thì dùng phân nước để tưới gốc…có lợi hơn
Nếu lá già thì cần N để sống lâu hơn…nếu cành và lá non quá thì cần K và P để mau trưởng thành

Khi nụ đã kết xong thì phải chăm sóc lá..nụ sẽ theo đó mà lớn lên

luôn ghi nhớ câu này của Bác! phải vận dụng vào từng cây - từng thời điểm, quan trọng là có nhìn ra được hay không để rút ra kinh nghiệm
 
......còn những cây mang nụ lớn thì phải cắt bỏ chừa cuốn nụ để cuốn đó mọc lên 2 nụ khác. Đặc biệt có cây nụ không đều ta nên cắt nụ lớn chừa nụ nhỏ lại và nụ nhỏ lại lớn lên tiếp....,vậy ta nên cắt những nụ lớn đến tháng mấy AL thì ta ngưng cắt vây Bác Mục? con cám ơn Bác.

Thế nào là nụ lớn ? 1 khái niệm về 1 định lượng rất chủ quan
Theo ý lão mõ thì :
1- Tháng 7 mà nụ to như nụ …tháng chạp, thì đó là nụ lớn đó…nụ này sẽ nở vào rằm tháng 8
2- Tháng 7 mà nụ to gần bằng nụ tháng chạp….cũng là lớn luôn…các nụ này sẽ nở vào giữ a tháng 10 al hoặc đầu tháng 11 al, sau khi bị những cơn mưa … cuối mùa
3- Tháng 7 mà Các nụ bé tí bằng hạt gạo và xanh lè…không phải là nụ lớn

Các nụ nằm trong khoản 1 và 2…không có gì phải lo..cắt bỏ bầu nụ đi..nhưng nhớ thêm chút phân bón…sẽ mọc nụ khác ngay chỗ đó có thể là 2 nụ…và nở rất kịp tết

có cây1 mai Bình Định của 1 người bạn thân…đầu năm mang đến và than thở rằng : “cho tao bỏ nhờ cây này vào vườn mày, tao chán nó quá. Năm nào cũng nở sớm hết..không còn bông nào đón tết…không nỡ vất nó vào đống rác..thôi bỏ vào vườn mày vậy”

Nge mà sợ.. trông nó đẹp. khỏe mạnh

cẩn thận tháng 5 tôi thay đất lặt hết lá…để điều chỉnh lại nhịp sinh học của nó…..đọt mới mọc ra…kèm theo nụ bên nách lá…lá lớn lên và nụ cũng lớn lên…rồi tất cả nụ bung vỏ trấu luôn…lúc tháng… 10 khi mà toàn bộ lá còn xanh lè
Không chờ nó nở ra nụ xanh ”mẹ bồng con”..tôi dùng kéo cắt sạch khi đang bung trấu
Từ chỗ cắt nó mọc ra từ 2 tới 4 nụ mới…lớn dần lên…rồi nở rất đúng tết và khá đẹp
Vẫn có những cái không ngờ…đó là chuyện của… tự nhiên

quan trọng nhất là bác phải nhạy cảm..để đồng cảm với cây xanh và thiên nhiên...bác sẽ làm được điều diệu kì...mà không cần công thức nào cả ( công thức là chuyện... phụ)
 
Last edited by a moderator:
và bác cho cháu hỏi tháng mấy là cao điểm của nhện đỏ ạ?

Thường mình nghe nói đối với cây mai thì từ tháng 7 >>>> tháng 9.

--------

Hiện tại cháu đang sử dụng Kelthan, bác vui lòng giới thiệu cho con vài loại thuốc trị nhện đỏ nũa ạ...
cháu cảm ơn bác

Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây các bạn có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Vimite 10ND; D-C-Tron Plus 98,8EC; Vibamec 1.8EC; Vimatox 1.9EC; Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Ortus 5 EC; Kelthane 18,5EC; Microthiol 80WP; Regent;
Nghe mọi người nói 2 loại này (xem hình) xài rất hiệu quả. <a href='http://www.uphinh.vn/image/stream/1265927.png'><img src='http://www.uphinh.vn/image/stream/1265927.png'></a>
<a href='http://www.uphinh.vn/image/stream/1265928.jpg'><img src='http://www.uphinh.vn/image/stream/1265928.jpg'></a>
<a href='http://www.uphinh.vn/image/stream/1265929.jpg'><img src='http://www.uphinh.vn/image/stream/1265929.jpg'></a>

--------

"Cách diệt nhện đỏ ko gây ô nhiễm môi trường".
CÁCH DIỆT TRỪ NHỆN ĐỎ [Spider Mite]
<nobr><small>Hai Huơng / William White </small></nobr>


spidermites-A.jpg

Tổ nhện đỏ

<tbody>
</tbody>

spidermites-C.jpg

Con nhện đỏ

<tbody>
</tbody>
1 _ Đặc tính nhện đỏ:

Trước khi muốn diêt trừ môt con sâu bo nào chúng ta nên biết đặc tính của nó thì chúng ta mới có phương pháp áp dụng hiệu qủa, dù rằng dùng phương pháp hóa học hay sinh học. Con nhện đỏ rất nhỏ mắt thường không thấy đuợc, muốn thấy chúng phải dùng kính lúp. Chúng chỉ phát triển mạnh lúc trời nắng ráo, hay nói cách khác là mùa
hè. Thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh, chúng ăn biểu bì của lá, hút nhựa cây làm cây yếu đi và chết. Loại nầy rất khó trị bởi vì nó không được xếp vào loạì côn trùng [sáu chân] mà nó thuộc lòai nhên. Chúng ta gọi nó là nhên đỏ, nhưng thật sự nó có nhiều màu sắc, màu đỏ màu xám và màu xanh lợt. Giống nhên màu đỏ có thể phát triển vào mùa đông. Nhện đỏ có thể tác đông trên ong mật, nó đeo vào con ong, làm cho ong chết và làm nghề nuôi ong mật thiêt hai rất lớn [có dip tôi sẽ viết về đề tai cách chửa tri nhện đỏ trên ong mât]

2 _ Cách nhân dìện biết có nhện đỏ trên cây:


Thông thương nhên đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Ta lật mặt duới lá cây và coi băng kính lúp ta sẽ thấy những con ly tí đang bò giống như con nhện, chính là nó .Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngon cây và có nhưng con li ti như đầu kim di đông, đó là nhện đỏ. Lúc ta thấy tơ trên đọt cây lúc này là lúc đả có rất nhiều nhện đỏ trên cây .Nếu chung ta không có kính lúp chung ta có thể lấy tay vuốt manh dưói mép lá thì ta tháy có nước màu vàng , dó là cây có thể đả có nhên đỏ cần khám xét lại thậ kỷ để chửa trị .Dùng một tờ giấy trắng để dưới sát cành cây lắt mạnh [rung mạnh cành cây], húng đem ra chổ có ánh sáng mà coi , sẻ thấy , nếu có nhện đỏ

3 _Cách phòng và chữa trị:

a- Phòng ngừa

- Lúc chúng ta tuới nước cây nên tưới rửa lá cây để rửa nhện đi, có thể dùng vòi tưới có áp lực hơi mạnh để đẩy nhện văng ra khỏi lá.
[nên tưới vào ban sáng để cây mau khô không nhiểm binh nấm mốc]


- Chúng ta nên tưới đủ nước, để cây có dư nhựa cho cây, cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhên đỏ hút, cây không bị kiệt lực mà chết


- Phun nước trên lá thường xuyên, nhên bị ướt và vướng víếu không di chuyển được và làm chậm sự phát triên của nhện.


b_ Chửa Trị:


b.1-
Phương pháp hoá học:


-O vùng Bắc Mỷ ra Garden Centre mua thuốc Mite Killers, Miticides mà xịt

[theo sự chỉ dẩn trên nhãn hiệu]

_ Ở VN thì có ông BA Quang viết trong mục này rồi

[theo sự chỉ dẩn trong bài anh Ba Quang]

b.2-
Phương pháp xà bông cộng dầu và phương pháp hồ keo: phương pháp này trị nhện rất là hay, hay hơn phương pháp hóa học mà còn không làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta


_
Dùng xà bông[detergent Soap] và dầu dùng cho nông nghiệp trôn chung quậy thật đều mà xịt đều lên cây nhất là chú ý dưới mặt lá của cây. Dầu sẽ làm cho nhện bị dính lại và cộng với xà bông làm nhên chết. Nhưng phải chú y đến nồng độ, tùy theo nhiệt đô khí trời và loại cây có sức chịu đụng khác nhau không bị cháy và chết cây. Trước khi áp dung nên pha xà bông và dầu ở nồng độ mình muốn đem xit thử ở một nhánh nhỏ cửa lọai cây mình muống xịt trước. Nếu thấy không bị cháy cây lúc đó mới đem xit tất cả cây. Nếu không có dầu Nông Nghiệp thì xài dầu rau cải, [dầu ăn hay loai dâu nào không làm cháy cây củng được] cũng tốt. Căn bản người ta cho hai muổng canh dầu [dầu ăn, hay dầu nông nghiêp v.v..] nửa muỗm cà phê xà bông [xà bông gội đầu, xà bông nước để rửa chén V.V.. loai nào không làm cháy lá là được.] vào 4 lít nước , quậy thật đêu, khi xịt phải lắc thường xuyên và xịt


_
Dùng hồ keo tri nhện đỏ: Lấy bột khoấy thành hồ thật loãng, đem lược cho thật kỹ và bỏ vào binh xịt đều lên cây. Khi nước hồ nầy đã được xịt đều, hồ sẻ dính vào nhện đỏ khi hồ khô, sẽ khô và co rút lại làm nhên đỏ chân cằng co quắp lại và chết. Cứ vài ngày xịt một lần, chừng vài lần là diệt hết nhện.


Lấy bột mì hay bột gạo, bột năng V.V...., đem khoáy nước lạnh trước cho đều rồi sau đó dùng nước thật sôi đổ vào, vừa đổ, vừa khoấy, khi thành hồ, không đóng cục nữa, lúc nầy mới đổ thật nhiều nước vào theo ty lệ mình muốn, có thể dùng vải mùng lọc lại để khỏi nghẹt bơm. Tuỳ theo sức của bơm mà mình có nồng độ hồ đặc hay loãng. Dùng bột năng là tốt nhất và pha loãng như hồ để ủi đồ, và phải xịt lúc trời nắng. Phương pháp này rất hiệu qủa.


Tóm lại muốn diệt nhện đỏ cho cây trái hiệu qủa thì nên dùng nhửng chất dính và chát dẻo làm cho chân cẳng của nhện dính lại rồi chết, mà chất nầy không làm cháy lá hay chết cây, còn thuốc sát trùng
[insecticide] thì rất khó trị loại nhện nầy. Dù dùng thuốc sát trùng để diêt nhện đỏ, củng phải pha thuốc dính hay dầu vào thuốc sát trùng ,thì mới diệt nhện hiệu quả. Tất cả thuốc sát trùng diệt nhên đỏ họ đều có trộn dầu vào.

Viết tại Vancouver .,BC Canada
 
Last edited by a moderator:
Nếu kẻ thù của lá mai non là bọ trĩ
Kẻ thù của lá mai bánh tẻ là nấm bịnh ( bịnh phát từ bánh tẻ kéo tới khi tới khi già rụng luôn)
Thì kẻ đáng sợ nhất của lá mai đang già và đã già là…nhện đỏ
Chúng phân chia nhau theo 1 “qui ước” để không con nào lấn sân con nào…mỗi con 1 giai đoạn âm thầm phá phách

Bắt đầu từ tháng 6 hoặc 7 nhện đỏ bắt đầu xuất hiện vì lá đang già…tháng này mưa nhiều..nước mưa cuốn bớt chúng rớt xuống đất…nhưng nếu không ngừa diệt chúng vẫn thành dịch dễ dàng

Đặc biệt là từ tháng 10 al kéo dài cho đến ngày lặt lá..trời bớt mưa.. lá mai đã già là mồi ngon của chúng
Chủ quan sơ xuất…trong 2 ngày 1 cây mai xum xuê xanh bóng…màu sắc bỗng tối xầm lại ủ rũ…dùng kính lúp sẽ thấy nhung nhúc đủ loại nhện non già nhộn nhịp, con thì đỏ, con thì xám…chúng ăn mất biểu bì của lá…mất màng cutin bảo vệ…lá mất nước nhanh nên ủ rũ…nếu không diệt nhện ngay..lá chết và rụng hết sau chỉ…vài ngày

Phun thuốc diệt nhện nên phun buổi chiều…vì buổi chiều là chúng sinh hoạt nhộn nhịp nhất..từ mặt dưới của lá chúng bò lên cả mặt trên để…”cạp” biểu bì của lá
Phun cả mặt trên lẫn mặt dưới…là hiệu quả nhất

Tưới buổi sáng nên dùng vòi nước phun mạnh cả mặt trên và dưới lá…cũng có hiệu quả để mất quân số không cho chúng thành dịch

Kelthane là thuốc hiệu quả nhất…nhưng rất độc..
Năm kia…để mấy cây sứ thái ở thành non bộ…trong non bộ có nuôi nhiều cá và 1 số…tôm
Sứ thái đặc biệt là nhện luôn luôn nằm mặt dưới lá…phun Kelthan cho sứ thái chỉ có số bụi thuốc rớt xuống nước thôi
Hôm sau tất cả tôm trong hồ chết chín đỏ như bị luộc ( hồ rộng 9 mét vuông x 0.6 mét chứa nước)
cá còn sống nguyên

Than thở trên diễn đàn điều tôm chết vì thuốc diệt nhện này với…”Lão Độc Vật” liemtran308
Lão ý mách nước : lấy an côn ( cồn) phun sẽ diệt hết được nhện ( ở Bên Mỹ lão ý mua thuốc diệt nhện cho lan…cửa tiệm đưa cho lão chai cồn ..diệt nhện rất hiệu quả )

“Lão độc vật” cam kết..phun cồn cho mai mà chết cây mai…lão í bồi thường 1 triệu USD
Lão Minh Cao trên CCVN nói rằng có thử phun cồn rồi..mai không chết…nhưng nhện có chết hết không thì…chưa biết
Các bác thử xem
 
Last edited by a moderator:
hay quá bác VI ơi
nhưng không biết liều lượng cồn thế nào đây...xịt xong không biết có bị say không nữa
cảm ơn bác VI
 
hay quá bác VI ơi
nhưng không biết liều lượng cồn thế nào đây...xịt xong không biết có bị say không nữa
cảm ơn bác VI
Ko say đâu , xịt xong bác bậc quẹt gaz lên là có vịt quay ăn liền hà. hiihihihii. đùa tí ngen bác.
 
Bác pkimduc mới mua về cây Tấn Lãm, cây đó bán ở đâu, cây có khoẻ không bác?
 
Sự dùng cồn rất thích hợp với bạn nào chỉ có vài ba cây..để ở thềm cạnh nhà vì sẽ rất an toàn..
Cồn mắc tiền đấy

Thuốc diệt nhện độc quá..ảnh hưởng của nó không tốt tí nào cho trẻ em và cho cả chính mình
Các loại thuốc trừ sâu rầy sinh học.các bác nên ngiên cứu dùng sẽ tốt hơn.dù nó..mắc tiền
Năm kia có HTD 01 rồi HTD 02 ,HTD03 quảng cáo là thuốc diệt sâu và bọ trĩ sinh học bán rất mắc…
Tôi có mua dùng nhưng..thực sự thuốc không có công dụng

Thú vui với cây mai là thú vui rất lâu dài..có thể nó sẽ đi bên cạnh cuộc đời mình và bên cạnh gia đình với con cháu suốt cuộc đời
Do đó an toàn cho sức khỏe của mình và thân nhân là điều quan trọng nhất
Có cái nào an toàn thì mình cứ dùng.sẽ bớt đi được 1 mối nguy hiểm

Tôi có thấy những người trồng dưa hấu họ dùng Actara 1 gói trộn với 1 thùng ( 20 lít ) phân hữu cơ ..phun ẩm rồi ủ qua 1 đêm cho thuốc thấm đều..sau đó cứ mỗi gốc dưa hấu họ bỏ vào vài nắm phân có thuốc này
Không thấy bọ trĩ hại đọt dưa hấu nữa…vì actara là thuốc lưu dẫn rất mạnh..thuốc theo mạch nhựa đi lên tận ngọn
Cách này hay và ít độc do không phải phun..không hại cho gia đình và chung quanh

Các bác thử làm cho mai vàng xem…các bác còn gia đình và còn trẻ…tôi thì chỉ có 2 vợ chồng già với mấy người làm cũng già rồi.nên không ái ngại mấy với..chất độc

Bạn httung viết rằng :
Anh của bạn í ở Long An dùng nấm trichoderma tươi (nhân giống từ viên của Mỹ) phun cho ruộng lúa…ruộng lúa xanh tốt…trong khi các ruộng chung quanh của hang xóm..bị đạo ôn phá rất nặng
Các bác ngiên cứu áp dụng trên mai vàng thử xem..để bớt dùng hóa chất độc trừ nấm bịnh

.......mình thấy sản phẩm này gồm có 5 giòng nấm trico nên khi làm gieo thì chỉ có một hoặc 2 giòng mọc bào tử còn số còn lại không cạnh tranh được nên không phát huy hết lợi điểm của nhiều giòng từ viên thuốc thứ nữa trong đó còn có nhiều loài vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân huy đạm hữu cơ thành đạm có ích nếu mình nuôi trong môi trường là cơm thì các vi khuẩn này không sinh sôi được sẽ rất lãng phí nên pp nấm tươi chỉ áp dụng khi cần diệt mầm bệnh đang xâm hại cây nó sẽ phát huy nhanh giúp ngăn chặn bệnh cấp tốc còn thông thường thì nên phun xịt ngăn ngừa trước để có đầy đủ vi sinh vật trong viên thuốc hay hơn.

Vừa rồi anh mình ở xã Phước Hậu, Long An xịt ngừa trước ruộng lúa nên không bị đạo ôn trong khi các ruộng chung quanh vàng hết lá, bác nào ở miệt Long Khê, Long Hòa, Long Trạch, Phước Hậu thuộc Long an vụ này dính chấu hết đạo ôn .
 
Last edited by a moderator:
hôm qua giờ vào diển đàn vắng quá
không biết anh em trên diển đàn đang nuôi dòng mai TẤN LÃM theo dõi thấy thế nào?
xin cho em ý kiến để nên chọn dòng mai khỏe bông đẹp làm giống để ghép cho vườn mai
xin cảm ơn
 
Dòng Mai Tấn Lãm thì như a đã trao đổi với e rồi đó, bữa nào rãnh chạy qua a Hoà xin giống Mai bông bự hơn ly uống bia nữa, trông cũng đẹp lắm, rồi nhờ ảnh tư vấn cho. Hiện nay ảnh đang chuộng dảo dây đó e, dòng Mai này rất khoẻ, kết nụ nhiều, kết cấu bông tròn khít rất đẹp. Không thì cứ dảo Thủ Đức làm tới luôn.

--------

À quên, Bác Mục nhà ta có rất nhiều giống Mai đẹp, giống nào có ưu điểm ưu việt chắc chắn Bác biết rất rõ, nhờ Bác ấy tư vấn là chắc ăn nhất. Bác Vi ơi, Bác giúp cho tinhtyet và mọi người biết được ưu và khuyết điểm của vài giống Mai thông dụng được không Bác, cám ơn Bác nhiều ạ.
 
Last edited by a moderator:
Dòng Mai Tấn Lãm thì như a đã trao đổi với e rồi đó, bữa nào rãnh chạy qua a Hoà xin giống Mai bông bự hơn ly uống bia nữa, trông cũng đẹp lắm, rồi nhờ ảnh tư vấn cho. Hiện nay ảnh đang chuộng dảo dây đó e, dòng Mai này rất khoẻ, kết nụ nhiều, kết cấu bông tròn khít rất đẹp. Không thì cứ dảo Thủ Đức làm tới luôn.

Bác pkimduc có sdt của A.Hoà không? Tôi đang tìm giống Tấn Lãm về ghép cho vườn nhà.
 
Back
Top