Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Đúng là có nhiều người viết về chăm mai như bên diễn đàn cây cảnh Việt Nam có Bác Minh Cao viết 3 bài về mai: sau tết, mùa mưa và đón tết.
Vídụ như:
Bác Minh Cao có hướng dẫn về ngâm phân tưới đón tết:phân dynamic+lân+kali ngâm trong vài tháng tưới là rất tốt.
Còn Bác ngâm dynamic+NPK trong 10 ngày là ok, để lâu ko tốt.
Mõi người có một kinh nghiệm khác nhau nhưng đều có chung mục đích là chăm sau cho mai tốt, nở đẹp.
Kinh nghiệm của Bác con cũng tiếp thu được nhiều nhưng nó ko trọn vẹn ,nên được Bác viết vài bài như tháng nào sử dụng phân gì, cần bổ sung thêm...tiêu biểu như lặt lá mai , cách tưới nước sau lặt lá...
Con rất ngưỡng mộ Bác vì Bác rất tận tâm, chia sẽ kinh nghiệm với mọi người.
Con nhớ ko lầm thì Bác lấy nick bên dđ cây cảnh VN là Bình Minh thỉ phải.
 
Đúng là có nhiều người viết về chăm mai như bên diễn đàn cây cảnh Việt Nam có Bác Minh Cao viết 3 bài về mai: sau tết, mùa mưa và đón tết.
Vídụ như:
Bác Minh Cao có hướng dẫn về ngâm phân tưới đón tết:phân dynamic+lân+kali ngâm trong vài tháng tưới là rất tốt.
Còn Bác ngâm dynamic+NPK trong 10 ngày là ok, để lâu ko tốt.
Mõi người có một kinh nghiệm khác nhau nhưng đều có chung mục đích là chăm sau cho mai tốt, nở đẹp.
Kinh nghiệm của Bác con cũng tiếp thu được nhiều nhưng nó ko trọn vẹn ,nên được Bác viết vài bài như tháng nào sử dụng phân gì, cần bổ sung thêm...tiêu biểu như lặt lá mai , cách tưới nước sau lặt lá...
Con rất ngưỡng mộ Bác vì Bác rất tận tâm, chia sẽ kinh nghiệm với mọi người.
Con nhớ ko lầm thì Bác lấy nick bên dđ cây cảnh VN là Bình Minh thỉ phải.


Bác Vi ở agriviet có rất nhiều nick đấy anh mavang.net, nhưng nghe bác Vi có 1 lần viết rằng vì do uống rượu lúc ko tỉnh táo nên quên pass và tạo níck mới nhanh hơn...

những nick bác Vi ở Agriviet là: Bình Minh, Phụng Vũ, Hoa Nghiêm, Thiên Thu, Phụng Điên, Lão Vi, Mục tử...

níck Mục tử này là bác Vi đc khucthuydu đọc lại pass và bác Vi sử dụng đến giờ... có gì sai sót phiền bác Vi bổ sung giúp em nhé...
 
Bây giờ Tôi là người của.. sương khói..
Có thành hiện thực hay không cũng phải nhiều năm nữa..khi nào có bạn tuyên bố rằng : “cháu đã thành công để chăm sóc cây mai được vừa ý”
Lúc đó “có thể” thôi.. sẽ có cuộc off rất thân ái với các bạn đó
“Có thể thôi” nhe….không hứa hẹn chắc chắn điều gì

Hy vọng 3 đến 5 năm sau con sẽ tuyên bố được điều này. Mong sẽ có ngày con được rót trà bái sư.
Con nhờ bác Vi chia sẽ thêm kinh nghiệm theo dõi thời tiết của bác được không ạh, vì chăm sóc cây mai thời tiết đóng vai trò rất quan trọng, nhất là khoảng thời gian cuối năm. Con cũng biết thời tiết hiện nay rất khó đoán nhưng có kinh nghiệm của bác, con cũng có căn bản để biết được bắt đầu từ đâu để theo dõi. Con cám ơn bác.
 
Tinhtyet : nưười bạn cháu có 1 cây mai mà bị nhện đỏ cắn lá toàn cây...vậy bây giờ có cách nào phục hồi cây bị nhện đỏ cắn phá không bác?

Nhện đỏ nhẹ … lá có màu như nhũ vàng xin xỉn lấm tấm…thường kết hợp chung với nấm..bịnh phát triển theo kiểu .. trường diễn ( phát từ từ ) bịnh phát từ tháng 6 và 7 và phát triển chậm

Dùng thuốc diệt nhện kết hợp với trị nấm. phun 1 lần….4 ngày sau phun diệt nhện 1 lần nữa bằng thuốc khác, sẽ bịnh sẽ ngừng phát triển..nhưng những tổn thương trên lá sẽ không thể phục hồi ( lá không thể xanh bóng lại được)…bác cứ yên tâm nếu bác nuôi lá tốt…các lá này vẫn sống và làm nhiệm vụ được tới tết
Những cây bị nhện đỏ nhẹ…thường kết nhiều nụ

Nhện đỏ nặng bịnh phát cấp kì…cây đang xanh bóng bỗng tối màu lại lá ủ rũ..
Không chữa khẩn cấp là chỉ sau vài ngày lá chết hết…tai nạn này thường xảy ra khi mùa mưa đã chấm dứt
Nhung nhúc những nhện đủ loại trên 1 cái lá..
cũng phun thuốc…2 lần cách nhau 4 ngày…diệt hết luôn…nhưng phải nhớ thỉnh thoảng phun nhắc lại 1 lần để tránh tái phát
Phun lần đầu là hôm sau lá tươi và xanh lại rồi..lá phục hồi nhanh và vẫn sống tốt tới tết

Maivang.net : ngâm phân tưới đón tết:phân dynamic+lân+kali ngâm trong vài tháng tưới là rất tốt.
Còn Bác ngâm dynamic+NPK trong 10 ngày là ok, để lâu ko tốt.
Mõi người có một kinh nghiệm khác nhau nhưng đều có chung mục đích là chăm sau cho mai tốt, nở đẹp.

Chuyện cuả cây xanh là chuyện của…”tế bào và mô”..là của “khả năng thích ứng và sự tự điều chỉnh”
Trong 1 môi trường bất lợi khí hậu…phân bón..nước tưới.. nhiệt độ..v..v ( đừng bất lợi quá )..cây vẫn có khả năng “tự điều chỉnh để thích ứng”…khi đã thích ứng được các bất lợi ( vừa phải thôi ) thì sự sanh trưởng ..rồi tiến hóa của cây cối..bắt đầu…rồi di truyền….rồi biến dị…và rồi cả 1 tập thể, “Tập đoàn sinh vật” xuất hiện
Có loài thực vật xuất hiện để cộng sinh ( rong rêu bám vào gốc)…có loài thực vật..động vật hoặc côn trùng đến để tàn phá ( nấm…sâu nhện bọ trĩ )

Do đó nhiệm vụ của người trồng cây là làm thế nào cho cây luôn được tươi tốt
Thế nào là chất trồng đúng…thế nào là phân bón đúng…thế nào là nước tưới đúng

Vẫn là 1 câu hỏi khó..do đó phải nhạy cảm và luôn tìm tòi..
Không có công thức bón phân nào là đúng hoàn toàn …không có công thức chất trồng nào là đúng hoàn toàn với mai vàng đâu.
Theo nguyên tắc..cây xanh chỉ hấp thụ được lân và kali khi 2 đại khoáng đã được vi sinh phân hủy…do đó người ta dùng cách ngâm NPK với Dynamic vài ngày để vi sinh phân hủy sau đó tưới….thì chắc có lợi hơn

Đúng hay sai thì những cái lá với màu sắc của nó nói lên tất cả..
Người ta cho rằng cây không có ngôn ngữ…nhưng tôi cho rằng cây có ngôn ngữ ngôn ngữ của cây là màu sắc của lá…là sức phát triển của đọt..

Có người bón phân hòa tan trong nước…có người bón phân khô..là tùy hoàn cảnh của họ mà làm..
Nếu bạn chỉ có vài chậu và tự tay mình chăm sóc..thì phân khô hay phân hòa tan trong nước để tưới đều giống nhau
Nhưng nếu bạn có vài ngàn chậu mai và phải mướn mấy người để chăm sóc..mà những người này không biết gì.cũng chẳng biết tâm tính họ ra sao thì bón phân nước là cách hay nhất

Phân đã được người chủ vườn pha chế cân đong hòa tan với nước chứa trong bể, để nơi riêng biệt có hàng rào có khóa cẩn thận …người thợ vào vườn chỉ cần đóng máy bơm rồi tưới..mà thậm chí thợ còn có thể không biết đó là phân hay là nước nữa

Và đây cũng là cách hiệu quả nhất…để người chủ vườn bảo đảm an toàn cho vườn mai không bị lậm phân hay ngộ độc do ác ý của ai đó và để dấu ngề với người làm
 
Lúc đó “có thể” thôi.. sẽ có cuộc off rất thân ái với các bạn đó
“Có thể thôi” nhe….không hứa hẹn chắc chắn điều gì

Xin cảm ơn tấm lòng của Bác . Các bác cứ chờ .......sẽ có ngày này.......tôi tin như vậy.
 
................
Con nhờ bác Vi chia sẽ thêm kinh nghiệm theo dõi thời tiết của bác được không ạh, vì chăm sóc cây mai thời tiết đóng vai trò rất quan trọng, nhất là khoảng thời gian cuối năm. Con cũng biết thời tiết hiện nay rất khó đoán nhưng có kinh nghiệm của bác, con cũng có căn bản để biết được bắt đầu từ đâu để theo dõi. Con cám ơn bác.



Chuyện thời tiết làm sao nói được hả bác…ngay đến “nha khí tượng” hoặc “nhà đài” tiên đóan còn…sai

Quan trọng nhất là…
chất trồng. bác phối chế, thế nào để mưa nhiều cũng không sũng nước

Bác chọn chậu phù hợp với tàng lá thế nào..dù khi nắng to đến chiều là đất chậu khô mà lá không héo…thì rễ sẽ rất khỏe
Trong điều kiện trời nắng ráo Chậu mà mới đến 2 giờ trưa đất chậu đã khô muốn héo là chậu nhỏ quá so với tàn
Chậu mà đến chiều vẫn còn đất ướt là chậu to quá so vơi tàn
Chậu to hay chậu nhỏ quá đều làm cây yếu đi

Môi trường bác làm thế nào không quá khô..không quá nóng do “bức xạ” của chung quanh tiết ra ( tường…be ton)
Không quá ẩm để nấm bịnh có cơ hội hoành hành

Bác chăm sóc thế nào để khi tháng 10 al lá bắt đầu già…như thế sẽ rất có lợi khi những cơn mưa cuối mùa tháng 11 sẽ ít bị làm nụ nở thành hoa
Bác chăm sóc thế nào để đầu tháng chạp là lá…chín mùi…đi vào tình trạng ngủ ngỉ hoàn toàn…không còn trao đổi chất nữa…lá chỉ còn hô hấp thôi…mà không rụng để chờ được… lặt bỏ đi
Cuối năm mà nắng và nóng quá…lá sẽ già cực kì nhanh…nếu bác không giảm nắng hoặc thêm đạm cho lá để lá cầm cự với nắng nóng
Cuối năm mà ít nắng…trời mát bác nên dùng thêm kali+ magie…để lá có khả năng quang hợp trong nắng nhẹ
Cuối năm mà âm u lạnh quá thì…thua luôn. Nếu bác không có 1 nhà kính với bóng đèn tròn công xuất vài… trăm wat bên trong
Đối phó với Với thời tiết thì :….”cảm đâu ứng đó…ứng đâu hành đó…không sớm quá không muộn quá”
Túm lại đối phó với thời tiết chỉ có thế thôi
 
xin hỏi bác vi về nơi đặt chậu mai
Chổ vườn mai cháu vào mùa mưa nền đất rất ầm,mà ẩm là mầm móng của nấm bệnh...cháu tính rải 1 lớp đá mi cho sạch ...bác cho cháu hỏi như vậy vào mùa nắng cây có ảnh hưởng không khi hơi nóng từ nền xi măng hay lớp đá mi bay lên
và xin hỏi bác VI nên chọn phương án nào để đặt chậu mai tốt nhất ạ?
vườn mai cháu nữa tháng nay mưa liên tục,chiều là bắt đầu mưa mà tới sáng ra xịt thuốc thì nước mưa vẫn còn đọng trên lá nhiều như vậy khi còn nước trên lá mình pha với bám dính xịt còn hiệu quả không vậy bác?
cháu cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn Bác Vi, Bác hướng dẫn như vậy đỡ đau đầu hơn là theo dõi thời tiết, cứ đoán già đoán non nhiều khi không đúng nữa.
 
xin hỏi bác vi về nơi đặt chậu mai
Chổ vườn mai cháu vào mùa mưa nền đất rất ầm,mà ẩm là mầm móng của nấm bệnh...cháu tính rải 1 lớp đá mi cho sạch ...bác cho cháu hỏi như vậy vào mùa nắng cây có ảnh hưởng không khi hơi nóng từ nền xi măng hay lớp đá mi bay lên
và xin hỏi bác VI nên chọn phương án nào để đặt chậu mai tốt nhất ạ?
cháu cảm ơn
Nhà mình nhà phố, ko có chổ trồng cây...tất cả cây mình đều trồng trên sân thượng....sân thượng thì nóng và gió kinh khủng, trời nắng thì nhiệt độ hơn 40.....1 ngày mình tưới 2 lần.....trời mưa thì gió thổi ngã cả chậu cây....nhưng đến tết cây vẫn có bông khá nhiều , vườn của bác tôi thấy rải đá mi hay nền xi măng cũng ko ảnh hưởng nhiều đến cây. Bác thấy cái nào tiện thì làm.

--------

vườn mai cháu nữa tháng nay mưa liên tục,chiều là bắt đầu mưa mà tới sáng ra xịt thuốc thì nước mưa vẫn còn đọng trên lá nhiều như vậy khi còn nước trên lá mình pha với bám dính xịt còn hiệu quả không vậy bác?
cháu cảm ơn
Theo mình thì vẫn hiệu quả, bác pha chất bám dính liều lượng gấp đôi sẽ có kết quả tốt hơn trong mùa mưa. Khi phun thuốc xong mà trời mưa thì 2 ngày sau bác phun lại, phun xong 2 tiếng sau trời mưa thì 4 ngày sau phun lại liều lượng giảm 1 nữa, còn sau 4 tiếng trời mưa thì bác cứ yên tâm nhé. Ko biết đúng ko ta!!! .Các bác hướng dẫn thêm nhé.
 
Last edited by a moderator:
xin hỏi bác vi về nơi đặt chậu mai
Chổ vườn mai cháu vào mùa mưa nền đất rất ầm,mà ẩm là mầm móng của nấm bệnh...cháu tính rải 1 lớp đá mi cho sạch ...bác cho cháu hỏi như vậy vào mùa nắng cây có ảnh hưởng không khi hơi nóng từ nền xi măng hay lớp đá mi bay lên
và xin hỏi bác VI nên chọn phương án nào để đặt chậu mai tốt nhất ạ?
......
cháu cảm ơn

Bàn về sân vườn thì trước nhất bác phải có 1 ý niệm trước về bố cục tổng thể vườn ( qui hoạch) ..từ đó bác sẽ có cái nhìn toàn cảnh, sẽ rất dễ cho chăm sóc bố trí …”tái bố trí” và…thưởng ngoạn
Người ta gọi đó là…phong thủy.

Người hay có tánh tham…nên tận dụng…từng chút….chính điều này đã làm mất “phong thủy” bước vào vườn thấy âm u…là hỏng hết trong sinh hoạt

Theo tôi 1 vườn lí tưởng là có hàng rào bao quanh…với lối đi chung quanh bằng dale hoặc trải beton…lối đi quanh vườn hình vành khăn này phải đủ rộng để các xe nâng tay…hoặc xe cơ giới nhẹ….chạy quanh để vận chuyển cây cối, vật liệu giúp cho việc chăm sóc bảo vệ hàng rào và chăm sóc cây cối trong vườn dễ dàng qua các đường xương cá ( bàn cờ) dọc ngang vườn

Khi các đường xương cá làm xong thì các ô vuông đất trong vườn còn lại chính là chỗ để trồng cây…kiểng
Vậy làm sao ẩm ướt nhiều ? khi be ton chiếm khoảng ¼ diện tích vườn ? mà lại thoáng nữa

Các ô vuông hay chữ nhật đất này bác nên trồng cỏ…bằng không cỏ dại cũng mọc và chịu khó cắt cỏ 4 ngày 1 lần….thì vườn bác đẹp và thoáng như công viên

Để làm được điều này…
1 là bác phải bỏ vốn để xây dựng 1 lần
2 là bác tự làm từ từ…mỗi tuần hoặc mỗi tháng làm 1 chút…theo bố cục mà bác đã hoạch định….thì chả bao lâu vườn đẹp như công viên cũng xong

Sự trải đá mi ( dăm)….sẽ không nóng nhiều như beton vì đá mi có nhiều kẽ hở cho nước thấm lên giải nhiệt cho đá…nhưng cũng chính những kẽ hở nhiều của đá, cỏ dại cũng mọc lên…khi dùng máy cắt cỏ….đá mi sẽ văng vào mặt…nguy hiểm lắm đấy.

..... vườn mai cháu nữa tháng nay mưa liên tục,chiều là bắt đầu mưa mà tới sáng ra xịt thuốc thì nước mưa vẫn còn đọng trên lá nhiều như vậy khi còn nước trên lá mình pha với bám dính xịt còn hiệu quả không vậy bác?

Không có chuyện mưa liên tục đâu bác...trong 1 ngày cũng có 1 khoảng thời gian...khô ráo..và không nắng....thì bác phun thuốc ngay lúc đó....nhưng phải "đảm bảo" 3 giờ sau đó vẫn không nắng

hoặc chờ mai mốt cũng được....sớm trễ trong bón phân...hay phun thuốc ngừa nấm 1 hoặc 2 ngày chả nhằm nhò gì

--------

Có câu chuyện :
1 người phụ nữ sắp đến ngày đi dự thi trưng bày cho 1 đại sảnh với hoa và kiểng
Bèn đến hỏi 1 ngệ nhân :
- phải làm sao cho đẹp
- chị về xắp theo ý chị….nhưng trước khi dự thi, chị hãy đến gặp tôi

Người phụ nữ về bố trí theo ý mình rồi đến bẩm với thày :
- xong rồi ạ
- chị về rút bỏ đi 1 nửa hoa và kiểng..sau đó trưng bày với 1 nửa còn lại này…nhưng trước khi dự thi nhớ đến gặp tôi…

Người phụ nữ làm y như vậy…rồi lại đến bẩm
- xong rồi ạ
-chị về tiếp tục rút bỏ đi 1/3 nữa hiện vật đang trưng bày, sau đó trưng bày với số hiện vật còn lại…rồi đăng kí dự thi…và không cần đến gặp tôi nữa

Người phụ nữ làm y…và chị đã đoạt giải nhất

Đừng tham….hãy thoáng..đó là cái đẹp đúng nhất
 
Last edited by a moderator:
Đừng tham….hãy thoáng..đó là cái đẹp đúng nhất

Thú thật với các bác em hơi bị tham, vườn "sân thượng" nhà em ko còn chổ để ngồi uống trà ngắm cây nhưng lòng tham vẫn chưa nguôi các bác ơi.Hic....hic............ hihihiihiii.
 
Với cây tàn lá um tùm con dự định tháng 3 năm sau(vào mùa ghép và có Bo ghép) con ghép giống mới, vậy rằm tháng giêng đối với cây này con có xã tàn đắp Hửu cơ mục hay chỉ cắt cuốn hoa và để nguyên tàn không đắp hữu cơ mục chờ tới tháng 3,4 có bo rồi con mới ghép. Con cám ơn Bác Mục
 
Với cây tàn lá um tùm con dự định tháng 3 năm sau(vào mùa ghép và có Bo ghép) con ghép giống mới, vậy rằm tháng giêng đối với cây này con có xã tàn đắp Hửu cơ mục hay chỉ cắt cuốn hoa và để nguyên tàn không đắp hữu cơ mục chờ tới tháng 3,4 có bo rồi con mới ghép. Con cám ơn Bác Mục
Theo mình thì để nguyên tàn và đắp hữu cơ luôn, phân bón đầy đủ để cây tích trữ năng lượng thật nhiều....đến ngày ghép nhựa đã tràn trề, sau ghép cây sẽ phát triễn rất nhanh.
 
Theo mình thì để nguyên tàn và đắp hữu cơ luôn, phân bón đầy đủ để cây tích trữ năng lượng thật nhiều....đến ngày ghép nhựa đã tràn trề, sau ghép cây sẽ phát triễn rất nhanh.
Vì đắp hữu cở mục cây ăn phân rể phát triển mạnh nếu cắt ghép thì cây trụi lũi bị sóc rể ảnh hưởng đến bo ghép, không biết đúng hay không thôi thì chờ Bác Mục vậy.
 
Bác Vi cho cháu hỏi 2 câu:
Câu 1: ngâm Dynamic với NPK đối với mai vườn thì mình ngâm với tỷ lệ nào?
Câu 2: Mấy bửa nay mưa nhiều cho cháu hỏi khi phun phân bón lá thời gian cây hấp thụ hết phân là bao lâu. Nếu sáng phun mà chiều mưa thì xử lý sao ạ? Cháu cám ơn!
:9^::9^::9^:
 
Vì đắp hữu cở mục cây ăn phân rể phát triển mạnh nếu cắt ghép thì cây trụi lũi bị sóc rể ảnh hưởng đến bo ghép, không biết đúng hay không thôi thì chờ Bác Mục vậy.

Phân hóa học mới sợ, ngưng phân hóa học trước 1 tuần rồi ghép.....phân hữu cơ mục thì ghép thoải mái kể cả sứ thái....... Bác thử xem.
 
Nguyendinhvinh 0410 : Bác Vi cho cháu hỏi 2 câu:
Câu 1: ngâm Dynamic với NPK đối với mai vườn thì mình ngâm với tỷ lệ nào?

Với mai vườn bác bón phân viên như cây ăn trái…trên bao bì có ghi liều lượng rõ ràng,
Sau khi bón nhở rải rơm rạ lên để phân ẩm..không bị “ phong hóa “ bởi ánh sáng mặt trời và không khí

Bón phân bằng cách rải trên mặt đất lâu năm rễ sẽ nổi lên…sau này bứng rất dễ và rễ rất đẹp
không nên ngâm vì phân loãng sẽ thẩm thấu xuống sâu…và phát tán chung quanh…nên sẽ thành thiếu đấy

Nguyendinhvinh 0410 :Câu 2: Mấy bửa nay mưa nhiều cho cháu hỏi khi phun phân bón lá thời gian cây hấp thụ hết phân là bao lâu. Nếu sáng phun mà chiều mưa thì xử lý sao ạ? Cháu cám ơn!

Trong 4 giờ sau khi phun lá sẽ hấp thụ hết…do đó sau 4 giờ mà bị mưa thì không sao
Nhưng trong 4 giờ sau khi phun mà bị mưa…thì 4 ngày sau bác phun lại với liều loãng còn ½

GACHOIMAI: Phân hóa học mới sợ, ngưng phân hóa học trước 1 tuần rồi ghép.....phân hữu cơ mục thì ghép thoải mái kể cả sứ thái....... Bác thử xem.

Chính xác
phân hữu cơ mục không có gì đáng ngại…bác cho cả vài chục kí vào 1 gốc mai lúc nào cũng được ..cũng chả sao. Vì các đại khoáng PK đã được vi sinh phân hủy rồi…nó không còn độc nữa…
N trong hữu cơ ít, nhưng do quá trình ủ đã làm N kết hợp được với P thành photphat amon…( rất tốt) nên cũng không độc và N cũng không mất đi được bởi P ( lân ) đã giữ chặt được nó, chính vì thế mà phân hữu cơ ủ làm cây tốt rất lâu dù NPK trong đó ít

Lê thanh sang : Với cây tàn lá um tùm con dự định tháng 3 năm sau(vào mùa ghép và có Bo ghép) con ghép giống mới, vậy rằm tháng giêng đối với cây này con có xã tàn đắp Hửu cơ mục hay chỉ cắt cuốn hoa và để nguyên tàn không đắp hữu cơ mục chờ tới tháng 3,4 có bo rồi con mới ghép. Con cám ơn Bác Mục

Bác đã quyết định ghép thì bác bón phân đều. và không để ý đến nụ
nhưng lần bón phân cuối cuối là từ giữa tháng 11…(với NPK) nếu rải viên
sau đó Bác nên xả tàn ngay từ rằm tháng chạp….mầm mọc mạnh hơn…rồi bác chọn thời điểm ghép lúc nàovào các tháng đầu năm cũng dễ….vì cành lúc đó là bánh tẻ..
Thậm chí bác chọn đầu cành chỗ mà có bông đã nở rồi tàn còn lại cuống.... ghép vẫn được đấy
Tôi đã từng ghép dầu cành, không ngọn. chỉ có cuống bông như vậy…nó mọc 1 lúc tới 3 mầm
tôi không chuyên ngiệp về ghép mai. Nên chỉ góp ý được nhiêu đây thôi
 
Last edited by a moderator:
HIC.... em mới đi 2 ngày về, cứ nghĩ trời mưa dầm nên lơ là ko tưới, về thấy cây cháy lá gần nữa cây.....hic.....ko biết tết này có hoa chơi ko nữa ???? .Trồng mai = ko đi chơi xa nếu ko có ai ở nhà tưới cây. Năm nay mưa it quá chắc phải bổ sung thêm phân hữu cơ ( phân cá....bánh dầu thủy phân....). Hồi đầu tháng 7al có 1 số nụ phát triễn to quá em ngắt ngay cuốn nụ..... sẵng trớn em tỉa luôn 1 số nụ mọc chen chút nhau. Các bác cho ý kiến thêm ngen.
 
2 ngày qua ở TP.HCM nắng kinh luôn anh ơi, a không tưới thì tiêu rồi. Những nụ bị a ngắt dư thời gian tạo nụ mới anh à, vì thời gian còn nhiều và a cũng tỉa bớt nụ nữa nên nó sẽ dồn sức tạo nụ ở những cuốn bị a ngắt đi, nhưng vừa qua a không tưới nước thì... khó nói lắm. Cái vụ này phải nhờ bác Vi hướng dẫn rồi. E nhớ bác nói 1 lá kìm được 5 cái nụ vậy thì lá nào bị cháy a lặt bỏ hết đi, còn bón phân để trẻ hóa lá già thì a dùng phân bón đạm nhiều, liều lượng loãng gấp 10 lần để tưới trong 10 ngày (ví dụ 10g/1 lít 10 ngày tưới 1 lần, a pha 1g/1 lít tưới 10 ngày), ngừng lại 15 ngày sau làm lại 1 lần nữa. Không biết con nhớ có phải vậy không bác Vi, bác vui lòng hướng dẫn lại giúp con nhé. Thanks bác Vi.
Những việc làm ở trên chắc a cũng biết hết rồi, e chỉ nói cho xôm tụ thôi chứ mấy bữa nay vắng tanh buồn quá.
 
Back
Top