Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Bác hướng dẫn giúp cháu trường hợp nhánh cây và lá bị GIÒN
nhánh khi uốn thì dể gãy, lá thì giòn
trường hợp vậy cây bị bệnh gì hay bị thiếu chất gì bác hướng dẫn giúp cháu nha
cháu cảm ơn bác Vi và chúc bác thật nhiều sứ khoẻ
Nhánh cây bị giòn có thể do bạn bón bánh dầu đài loan hay do giống nữa.
Còn uốn tốt nhất vào khoảng thời gian từ 14h-16h là ok (ko mưa nha), khi đo cây sẽ mền và dai hơn
 
Gửi bác vi
Vừa rồi cháu có xịt roofplex và đầu trâu 501 cháu thấy cây bắn lá non dài ra cả gang tay như vậy bây giờ mình cắt nhánh non đó đi phải không bác ơi
Cháu cảm ơn
 
Gửi bác vi
Vừa rồi cháu có xịt roofplex và đầu trâu 501 cháu thấy cây bắn lá non dài ra cả gang tay như vậy bây giờ mình cắt nhánh non đó đi phải không bác ơi
Cháu cảm ơn

sau mấy tháng mưa nhiều, bước vào Tháng 6 và 7 .. cây rất dễ lâm vào tình trạng thiếu kali…thiếu kali, lá già rất nhanh do không hấp thụ được đạm , để nuôi lá, hoặc lá non mọc ra nhỏ lại

Giai đoạn này mai đang ra thêm đợt đọt
Bác phun bằng 501 kích đọt , tăng kali (rootplex) làm cây hấp thụ được đạm nên phun đọt mạnh là phải rồi ( nhớ phải thêm kali cho đất nữa đấy, công dụng mới cao)

Các bác có nhận thấy : các lá mai mọc ra từ sau tết …đến tháng 5 al đã rất già…có 1 số rụng xuống..?
Ngĩa là sau 4 tháng lá mai đã rất già ( còn tùy thuộc vào người chăm sóc nữa đấy)
Các lá mai không lá nào tồn tại nổi tới 7 tháng…ngiã là đến tháng 9 tất cả lá mọc ra trong tháng giêng và 2 tết sẽ rụng hết..
Các lá mai mọc ra từ tháng 6, 7 và 8..kể cả tháng 9 sẽ thành lá chủ lực để quang hợp nuôi cây nuôi nụ và kìm nụ tới tết

vậy bây giờ mình cắt nhánh non đó đi phải không bác ơi

Do đó các đọt mọc ra trong các tháng kể trên . không nên cắt mà còn cần phải được bảo vệ tuyệt đối khỏi bọ trĩ…và ngừa nấm bịnh ngay lá còn non..

Đừng để ý đến nụ….vì nụ sẽ theo lá mà ra…nụ tháng 6 ,7 đã to thì tháng 8 9 10 hoặc 11 sẽ lần lượt nở sau những cơn mưa.. Chỉ có các nụ nào bây giờ mới nhú ra tí xíu, hoạc đang nhú ra..là đến tết vừa kịp đấy
Sự phun ngừa nấm bịnh trong các tháng tạo nụ rất quan trọng…vì nếu không…có thể đến tháng 10 hoặc 11 sẽ thấy 1 số nụ khô dần đi….nấm phá hoại nụ đấy…và còn làm lá cháy, già ,vàng, rụng nhanh .

Kinh ngiệm của tôi. Trong tháng 7 và 8 nếu phun cho các lá mai vài lần agrostim..thì bộ lá sẽ tốt hơn và lá sống bền hơn…cây rất mạnh do lá quang hợp được nhiều..nở hoa đẹp vào tết

Sự phun agrostim trong 2 tháng 7, 8 có quyền cả tháng 9 này còn có công dụng kích thích các nụ đã to nở hoa..điều này có lợi.. chọn lọc nụ già để nó nở, loại trừ các nụ thành thục sớm này bằng cách …cắt bỏ nó đi….sẽ mọc nụ khác vừa kịp tết
 
Last edited by a moderator:
hic ! mấy bác cho em hỏi : TOPSIN là thuốc trị bịnh gì ạ ? em mua lâu quá ....bỏ quên rùi kg nhớ ?? bịch bằng bàn tay , chữ màu đỏ
- cám ơn các bác nhìu nhe !!
 
hic ! mấy bác cho em hỏi : TOPSIN là thuốc trị bịnh gì ạ ? em mua lâu quá ....bỏ quên rùi kg nhớ ?? bịch bằng bàn tay , chữ màu đỏ
- cám ơn các bác nhìu nhe !!
Cái này phải ko bác baychap

THUỐC TRỪ BỆNH TOPSIN M 70WP,
Topsin%2070WP%20100gr.jpg




Tên Sản Phẩm: THUỐC TRỪ BỆNH TOPSIN M 70WP
Mã Sản Phẩm: TOPSIN M 70WP
Nhà Sản Xuấtt: Nippon Soda Co., Ltd
Công Dụng: Phòng trừ các bệnh mốc xám, thán thư, sương mai, đốm lá, thối nhũn cho dưa, cà chua, rau cải , hành tỏi, cà tím; bệnh đốm lá


<tbody>
</tbody>
Mô Tả




Hướng Dẩn Sử Dụng





<tbody>
</tbody>
Tên hoạt chất: Thiophanate-methyl
Tên hóa học: Dimethyl [(1,2 – phenylene)bis – (iminocarbo- nothioyl)]bis (carbamate) hoặc dimethyl 4,4’ – (0 – phenylenebis(3 – thioallophanate)
Công thức hóa học:
Nhóm hóa học: Carbamate
Hàm lượng: chế phẩm 70 WP ở dạng bột thấm nước (Wettable Powder) chứa 700g Thiophanate-methyl/kg thành phẩm.
Nhà sản xuất: Nippon Soda Co., Ltd
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở thể rắn.
Nhóm độc IV. Thời gian cách ly 7 ngày. Không độc với ong, tương đối độc với cá.
Đặc điểm: Tác động nội hấp nên được cây trồng hấp thu,di chuyển và phân bố đều khắp các bộ phận cây trồng nên ức chế nhanh nguồn bệnh, giúp cây khỏe, mượt lá, tăng năng suất và phẩm chất.
Công dụng: Phòng trừ các bệnh mốc xám, thán thư, sương mai, đốm lá, thối nhũn cho dưa, cà chua, rau cải , hành tỏi, cà tím; bệnh đốm lá, thán thư thối thân cho đậu, chè, bệnh mốc xám, phấn trắng, thối quả nho, xoài, đu đủ, bệnh sẹo lá, mốc xanh quả cam, quít, bệnh phấn trắng, đốm lá cho hoa cảnh. Thuốc cũng có tác dụng tốt phòng trừ bệnh khô vằn, thối thân, lem hạt lúa. Dùng xử lý sau thu hoạch để phòng trừ bệnh thối quả (cam, chuối).
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng 4-8 g/bình 8 lit nước. lượng nước phun 400-800 lit/ha.
- Chú ý phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá.
- Để tiết kiệm công phun , có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác nhưng không pha chung với thuốc có tính kiềm như Bordeaux.
Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày



<tbody>
</tbody>
 
baychap :... em mua lâu quá ....bỏ quên rùi kg nhớ ?? bịch bằng bàn tay , chữ màu đỏ

Thuốc cũ rồi, bỏ đi bác, mua thuốc mới đâu có mắc, chắc ăn hơn
Thuốc cũ hoạt chất bị biến chất, mất hoặc yếu tác dụng

Người ta hay bị chủ quan…cứ yên chí rằng phun thuốc rồi sẽ không sao.
Thuốc cũ không tác dụng…nấm bịnh vẫn hoành hành

Thuốc nên chỉ dùng trong 1 năm, sau khi mua…sang năm bỏ hết, thuốc mới
 
Sự kết nụ ra hoa...có vẻ như khó hiểu ? là do các bạn không nắm được lí thuyết cơ bản

Gởi đến các bạn yêu thích Mai vàng.và chọn cô nàng khó tính đỏng đảnh này là người bạn…
Các lí thuyết về sự kết nụ ra hoa của các nhà thực vật học lừng danh, để các bạn hiểu và chọn cho mình cách chăm sóc, ứng biến sao cho đúng

Tháng này là tháng mai đang kết nụ. các bạn cần phải hiểu chuyện gì đang xảy ra trong cây mai
Có lí thuyết bạn sẽ hiểu và ứng biến khi gặp sự cố
Không có lí thuyết bạn sẽ không biết phải làm gì . khi gặp sự cố vì không hiểu

1- Học thuyết về tỉ lệ C/N của KNEBS
N là đạm
C là carbuahydrat ( phân bón được rễ hấp thụ thành nhựa nguyên theo mạch nhựa đưa lên lá cây. Lá cây quang hợp nhựa nguyên với ánh sáng mặt trời trở thành nhựa luyện sau đó trả lại cho cây và cây chứa nhựa luyện này ở chi. cành , thân, gốc)
Ngoại cảnh tác động đến tỉ lệ N và C đã tích lũy trong tế bào. Sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật
- Nếu C tich lũy chỉ được ít mà tăng N…thì cây sẽ sinh trưởng ra đọt
--Nếu C đã tích lũy được nhiều. mà tăng quang kì đồng thời giảm đạm, cây sẽ ra kết nụ ( với mai ngày Hạ Chí do đó tháng 5 hoặc 6 người ta hay khuyên các bạn trồng mai thêm Kali để cây kết nụ…họ không hề khuyên thêm đạm )
Và các điều này chỉ đúng cho các cây đa niên,dài ngày thí dụ như Mai..
Với các cây ngắn ngày như cây hoa cúc thì ngược lại : tăng đạm sẽ làm cúc kết nhiều nụ

2- Học thuyết về chất ra hoa ( kích thích tố ) cuảTrailakhian (1958) : Kết nụ là Do các chất đặc biệt :
- Gibberelin có thể làm ra hoa sớm ở các cây dài ngày đã trưởng thành
có 103 GIB...đi từ Ga1 đến Ga103.. trong đó GA3 là hoạt tính sinh lí mạnh nhất...tùy ngoại cảnh tác động mà biến hóa từ GiB này sang GiB kia để phát lộc...để ra hoa...để ra rễ v..v
khác với auxin không thể tự biến hoá được

Nhưng Phun gibb không thể kết nụ được ở cây ngắn ngày *?!
- Florigen ( khai hoa Tố ) có chứa 2 chất Gibberelin và anthesin sẽ làm cây kết nụ ra hoa

Đến nay hormone ra hoa florigen vẫn đang được tiếp tục nghiên cứuGA : kích thích sinh trưởng của cuống hoa ..Anthesin: chất giả thiết kích thích sự ra mầm hoa


3- Phát triển giai đoạn của Lysenko
- giai đoạn xuân hóa ( còn nhỏ).ở giai đoạn còn nhỏ mới từ hạt nảy mầm cây phát triển rất nhanh. chống rét, chống hạn. chống mặn tốt...chỉ cần nhiệt độ thích ứng
- Giai đoạn ánh sáng : ngoài yếu tố ẩm độ. dinh dưỡng và nhiệt độ. thì ánh sáng và bóng tối là cực kì quan trọng...phải đủ sáng thì cây mới lớn, mới mạnh
Chiếu sáng không đầy đủ cây không thể bước sang giai đoạn kết nụ ra hoa
- Giai đoạn quang phổ : Cần nhiều bước sóng dài (màu đỏ) và cường độ chiếu sáng phải đủ mạnh...thiếu quang phổ đỏ đủ cường độ cây không thể tốt đẹp được để bước sang giai đoạn kết nụ

Kết luận :phải áp dụng tất cả 3 lí thuyết
Với các cây đã trưởng thành.Sau khi đã phân bón nước tưới, sinh thái đầy đủ...cần phải làm tốt các khâu sau để cây kết nụ dễ dàng
khi đã vào thời vụ để cây kết nụ thì giảm đạm, và tăng kali để tạo 1 cú sock..
- kích thích cơ giới : thay đất ,sang chậu, nhớm gốc (khóm) ...xiết nước.xiết gốc tùy loài..v..v
- xử lí hóa chất xử dụng NAA..IAA. GIBB...nồng độ phải thật loãng quá liều sẽ tác hại, xử lí 2 lần cách nhau 1 tuần

Các lí thuyết trên trích từ sách của Nhà Nông Học Hòang Đức Phương ( cựu viện trưởng đại học nông lâm Huế )
các chữ ngiêng màu tím là của lão ghi chú thêm, các chữ màu đen là nguyên văn của cụ Hoàng Đức Phương
 
Last edited by a moderator:
gửi bác VI
Cháu vừa mua được máy đo PH DM15 có 2 công dụng là đo độ ẩm và đo PH
Bác cho cháu hỏi là với mai vàng mình đo độ ẩm bao nhiêu là vừa để biết thiếu ẩm để mình tưới nước ạ?
còn đo PH.
Nếu đo PH <6 thì mình thêm vôi cho cây phải không bác và mùa này mình có nên thêm không bác?
cháu có loại phân chứa toàn hàm lượng canxi
cháu cảm ơn
 
Thuốc cũ rồi, bỏ đi bác, mua thuốc mới đâu có mắc, chắc ăn hơn
Thuốc cũ hoạt chất bị biến chất, mất hoặc yếu tác dụng

Người ta hay bị chủ quan…cứ yên chí rằng phun thuốc rồi sẽ không sao.
Thuốc cũ không tác dụng…nấm bịnh vẫn hoành hành

Thuốc nên chỉ dùng trong 1 năm, sau khi mua…sang năm bỏ hết, thuốc mới


- ra là thuốc trừ nấm ! em mới mua đầu năm thôi , vì nhờ người khác mua dùm nên về bỏ đâu kg rõ .....hi..hi...chắc là em xài lại thôi !!
- cám ơn các bác nhiều lắm nhe !!
 
gửi bác VI
Cháu vừa mua được máy đo PH DM15 có 2 công dụng là đo độ ẩm và đo PH
Bác cho cháu hỏi là với mai vàng mình đo độ ẩm bao nhiêu là vừa để biết thiếu ẩm để mình tưới nước ạ?
còn đo PH.
Nếu đo PH <6 thì mình thêm vôi cho cây phải không bác và mùa này mình có nên thêm không bác?
cháu có loại phân chứa toàn hàm lượng canxi
cháu cảm ơn


Những cây mai xum xuê tốt…lá bóng lưỡng đều có PH đất từ 6 tới 7
Bác cứ cho thêm phân vôi vào từ từ…đừng cho đột ngột 1 lần nhiều…kiềm hóa đất là không nên, dù rằng mấy ngày sau sẽ quân bình..vì lí ra vôi phải cho vào lúc đầu năm thì mới có lợi cho quá trình sinh trưởng trong cả năm, dù thế từ tháng 10 vẫn phải dùng thêm Bo +Can xi để nuôi nụ
Có nhiều loại phân lân gốc nhiều vôi rất tốt như apatit..téc mô phốt phát (30% vôi)


Độ ẩm của đất tối đa thì đương nhiên là buổi sáng tưới ướt đất 100%

Quan trọng nhất là độ ẩm tối thiểu lúc buổi chiều cây chịu được..biểu hiện qua lá vẫn tươi mà đất chậu khô..để qua đêm như thế rễ sẽ khỏe lắm đấy
Vì nếu đất chậu khô mà lá héo héo…sáng mai mới tưới..thì sẽ đưa đến lá già nhanh

Buổi chiều mà đất ướt nhẹp về lâu dài cây sẽ yếu đi ( từ tháng 11 bắt buộc phải tưới chiều cho đất ướt qua đêm…vì lá chỉ héo 1 chút…vài ngày sau sẽ rụng sạch)

Điều này bạn phải tự thực ngiệm lấy vậy : độ ẩm đất bao nhiêu khi đất khô mà lá vẫn tươi..là độ ẩm tốt nhất để cây qua đêm ( từ tháng giêng dến hết tháng 10 al)

Cây mai luôn là sự thách đố..với bất cứ ai dù là con nhà.. nòi ( ngề cha truyền con nối)
Ai tự nhận mình là đã hiểu hết về cây mai, là người đó thực sự…không biết nhiều về chuyện của…tự nhiên
 
Cây mai luôn là sự thách đố..với bất cứ ai dù là con nhà.. nòi ( ngề cha truyền con nối)Ai tự nhận mình là đã hiểu hết về cây mai, là người đó thực sự…không biết nhiều về chuyện của…tự nhiênCon thích nhất 2 câu này của Bác , cám ơn Bác nhiều lắm
 
Tháng này 1 đợt mai phóng đọt rất mạnh và nhiều..

Các bác nên bảo vệ hết cở các lá non này. nếu thấy cần 3 hoặc 4 ngày phun ngừa bọ trĩ 1 lần cho đến khi lá trưởng thành
Vì chỉ tháng sau thôi lá đã trưởng thành... nó sẽ là lá chủ lực để nuôi cây nuôi nụ…do trẻ trung, sức quang hợp rất mạnh để tích trữ sức mạnh cho cây…và sẽ là các lá chủ lực để giữ cho mai không nở sớm. khi các lá mọc từ tháng giêng đến 2,3,4,5, rụng xuống hết lúc gần cuối năm

Bảo vệ khỏi bọ trĩ mà còn phải phun thuốc ngừa nấm định kì để các lá này hoàn toàn mạnh khỏe lúc về già
Các cây mai dáng tự do đã được uốn cành lúc tháng 6…sẽ bị đợt đọt này bị phá tàn Phá dáng dẹp

Các cây mai B Đ cũng bị đợt phóng đọt này phá thế…

Mặc kệ cho nó phá thế. kệ cho cây mai trông xấu đi..các bác cứ nuôi và giữ gìn đợt đọt này thật kĩ…
Vì khi lặt lá mai cuối năm …các bắc cắt bỏ hết đầu cành…
Cây lại gọn gàng nở hoa tết trong dáng đẹp như lúc uốn tháng 6
và cây Mai B Đ cũng sẽ trở lại dáng đẹp như đầu năm ngoái
 
Tháng này 1 đợt mai phóng đọt rất mạnh và nhiều..

Các bác nên bảo vệ hết cở các lá non này. nếu thấy cần 3 hoặc 4 ngày phun ngừa bọ trĩ 1 lần cho đến khi lá trưởng thành
Vì chỉ tháng sau thôi lá đã trưởng thành... nó sẽ là lá chủ lực để nuôi cây nuôi nụ…do trẻ trung, sức quang hợp rất mạnh để tích trữ sức mạnh cho cây…và sẽ là các lá chủ lực để giữ cho mai không nở sớm. khi các lá mọc từ tháng giêng đến 2,3,4,5, rụng xuống hết lúc gần cuối năm

Bảo vệ khỏi bọ trĩ mà còn phải phun thuốc ngừa nấm định kì để các lá này hoàn toàn mạnh khỏe lúc về già
Các cây mai dáng tự do đã được uốn cành lúc tháng 6…sẽ bị đợt đọt này bị phá tàn Phá dáng dẹp

Các cây mai B Đ cũng bị đợt phóng đọt này phá thế…

Mặc kệ cho nó phá thế. kệ cho cây mai trông xấu đi..các bác cứ nuôi và giữ gìn đợt đọt này thật kĩ…
Vì khi lặt lá mai cuối năm …các bắc cắt bỏ hết đầu cành…
Cây lại gọn gàng nở hoa tết trong dáng đẹp như lúc uốn tháng 6
và cây Mai B Đ cũng sẽ trở lại dáng đẹp như đầu năm ngoái

Cảm ơn Bác đã chia sẽ !

Nhà cháu trồng 1 dàn nho khoảng 20m2, nhện đỏ xuất phát từ đây
Ăn hết lá đám lá cháy rụi và tràn xuống đám mai cách đó mấy chục mét
Công nhận sức công phá của nhện đỏ kinh thật bác ạ
Cháu đi làm suốt nên cuối tuần mới có thời gian xịt
Tổng cộng cháu xịt 3 lần , mỗi lần cách nhau 7 ngày(xịt vào cuối tuần)
Trong đó một lần xịt xong bị mưa, nên đến nay bóng dáng tụi nó vẫn còn bác ạ

Cháu thôi kệ nó, vì thấy độc hại quá nên cứ để tới đâu hay tới đó
 
Last edited by a moderator:
Chau chao Bac, Bac cho chau hoi la cac dot va la ra dot nay co ket nu kip tet khong? Cam on Bac.
Xin loi Bac va AC, Chau post tu dien thoai di dong nen khong biet dau.

Còn sớm mà bác.....chưa hết tháng 7 al lo gì .
 
Kinh ngiệm của tôi. Trong tháng 7 và 8 nếu phun cho các lá mai vài lần agrostim..thì bộ lá sẽ tốt hơn và lá sống bền hơn…cây rất mạnh do lá quang hợp được nhiều..nở hoa đẹp vào tết

Sự phun agrostim trong 2 tháng 7, 8 có quyền cả tháng 9 này còn có công dụng kích thích các nụ đã to nở hoa..điều này có lợi.. chọn lọc nụ già để nó nở, loại trừ các nụ thành thục sớm này bằng cách …cắt bỏ nó đi….sẽ mọc nụ khác vừa kịp tết
Con nhớ ko lầm Bác có hướng dẫn dùng Agrotim từ tháng 1-6, từ tháng 7trở đi cho cây theo nhịp tự nhiên.
Có thể sau 2 năm,nó đã thay đổi do khí hậu, thời tiết ngày nay ko còn như trước.
Con dự định sử dụng agrotim cho mai thêm vài lần nữa( còn nửa hộp luôn)
Còn phân cá alatka, supper thrive sử dụng luân phiên với agrotim được ko ?
Ko biết dịp lễ này Bác sắp xếp cho con 1 buổi được ghé tham quan và học hỏi vườn Bác nha
 
Cần giúp đỡ

Kính gởi bác Dovanlo và các anh chị trên diễn đàn. Cháu là dân TP không có tí ti nào kinh nghiệm về cây cảnh, tết vừa rồi có người cho cháu 2 chậu mai vàng cho rất nhiều hoa dịp tết, sau tết cháu giữ lại và chăm sóc theo các bài hướng dẫn trên diễn đàn, cây vẫn xanh tốt. Thế nhưng vài tháng gần đây lá hay bị xoăn giống như lượn sóng 2 bên mép lá, thêm nữa khi cây ra lá non vài ngày thường bị như hình sau (vì cháu không biết diễn tả như thê nào) rồi đen dần. Mong bác và các anh chị giúp đỡ cách xử lý, cháu xin cảm ơn.

lh6.googleusercontent.com/-968r9VyRzJU/UiKmdIHHD_I/AAAAAAACmNM/TQAH26ZONog/Agriviet.Com-IMG_0367.JPG

lh4.googleusercontent.com/-qKfCe4tCkwo/UiKmpHZFTXI/AAAAAAACmNU/Y45bNXEeMaQ/Agriviet.Com-IMG_0368.JPG

Vì là thành viên mới nên cháu chưa được phép post hình, nhờ bác và các anh chị giúp cháu úp 2 hình trên. Cảm ơn rất nhiều.
 
Back
Top