Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
Chào Bác Mục Tử.
Cháu cảm ơn bác nhiều.
Chúc Bác buổi tối vui vẻ.
 


dạ cháu cảm ơn bác
cháu chưa hiểu ý của bác ạ...xin bác chỉ rỏ cháu?
cháu cảm ơn bác

Khi thiên nhiên tạo ra…con rắn độc, thì thiên nhiên cũng tạo ra con đại bàng,con Bìm bịp để bắt con rắn ăn thịt
Con chuột…bị con rắn , con mèo..con chim cú ăn
Nếu trong vườn bạn có chim cú.có rắn thì vườn sạch chuột,
nếu trong nhà bạn có mèo..nhà sẽ không có chuột
đấy gọi là thiên địch

Nếu trong sân cỏ của bạn,có 1 cây cỏ gấu ( hương phụ) mọc thì chả bao lâu cỏ gấu sẽ tràn lan và các cây cỏ kiểng sẽ…. không còn chỗ sống..
Đấy gọi là…đối kháng
Và nếu bạn thả vài con ngỗng trong vườn..thì chả còn cây cỏ nào mọc nổi..vì ngỗng sẽ vặt cỏ đến tận gốc..
Cũng gọi là đối kháng

Đất bạn bị PH thấp ? bạn bón vôi để tăng độ PH cho đất phì nhiêu vì vi sinh nảy nở….thì chính vôi cũng đất mất đạm
Cũng gọi là đối kháng

Lợi dụng sự đối kháng và thiên địch..để ứng dụng trong cây trồng..:
Người ta trồng cây vạn thọ…sau đó vùi cây vạn thọ vào gốc cây tiêu hoặc mai vàng…chúng sẽ không bị bịnh tuyến trùng hại rễ
Hoặc trồng cây bộ đậu..các cây bên cạnh sẽ nhờ được vi khuẩn cố định đạm có trong rễ của các cây bộ đậu…để xanh tốt lên mà không cần bón phân

Trong đất chậu rất dễ phát triển các loại nấm độc hại rễ..làm cây chết hoặc èo uột…nhưng nếu bạn cho sẵn vào đất chậu những loại nấm đối kháng lại nấm độc…thì rễ cây của bạn an toàn…do nấm độc không thể vào đất chậu được..
Đó là nấm trichroderma ( có bán ngoài tiệm ) trộn vào đất để bảo vệ rễ và thân lá cành

Có bạn đã xử dụng nấm này phun lên cây lúa cũng có công dụng bảo vệ lúa không bị nấm bịnh khác phá hoại :

..Nói thêm kinh nghiệm làm nấm trico tươi với viên Nano grow của mình, mình thấy sản phẩm này gồm có 5 giòng nấm trico nên khi làm gieo thì chỉ có một hoặc 2 giòng mọc bào tử còn số còn lại không cạnh tranh được nên không phát huy hết lợi điểm của nhiều giòng từ viên thuốc thứ nữa trong đó còn có nhiều loài vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân huy đạm hữu cơ thành đạm có ích nếu mình nuôi trong môi trường là cơm thì các vi khuẩn này không sinh sôi được sẽ rất lãng phí nên pp nấm tươi chỉ áp dụng khi cần diệt mầm bệnh đang xâm hại cây nó sẽ phát huy nhanh giúp ngăn chặn bệnh cấp tốc còn thông thường thì nên phun xịt ngăn ngừa trước để có đầy đủ vi sinh vật trong viên thuốc hay hơn.

Vừa rồi anh mình ở xã Phước Hậu, Long An xịt ngừa trước ruộng lúa nên không bị đạo ôn trong khi các ruộng chung quanh vàng hết lá, bác nào ở miệt Long Khê, Long Hòa, Long Trạch, Phước Hậu thuộc Long an vụ này dính chấu hết đạo ôn .

Vấn đề dùng nấm để bảo vệ cây cối, đối kháng lại nấm bịnh, thì nhiều người dùng rồi, cũng có nhiều bài viết về vấn đề này rồi
 
hổm rày mưa muốn thúi đất , thúi cát luôn ! lại thêm cơn bão số 10 ngoài khơi nước ta nữa !!
- bác Mục ui ! mấy cây mai của em đã có chốt nhỏ bằng cái đầu kim máy may < chứ kg phải kim vá đổ > song song đó cũng có 1 số hoa mai nở và nụ đang ra ! em vẫn 20 ngày bón ít DYNAMIC + NPK khô - 15 ng phun 1 lần 10-30-30+ TE - 5 ng phun 1 lần thuốc diệt bọ trĩ và nấm ....cái đám hoa và nụ kia nên xử lý thế nào để đến tết còn hoa mà chơi hả bác mục ? em tính phun thêm 15ng/ 1 lần agrostim + 10g phân muối ớt pha trong 12 lit nước có được kg bác Mục ? chớ cứ cái đà nở hoa như thế này ....em nghi đến tết chả còn cái hoa nào đón xuân quá bác ui !!!
 
hổm rày mưa muốn thúi đất , thúi cát luôn ! lại thêm cơn bão số 10 ngoài khơi nước ta nữa !!
- bác Mục ui ! mấy cây mai của em đã có chốt nhỏ bằng cái đầu kim máy may < chứ kg phải kim vá đổ > song song đó cũng có 1 số hoa mai nở và nụ đang ra ! em vẫn 20 ngày bón ít DYNAMIC + NPK khô - 15 ng phun 1 lần 10-30-30+ TE - 5 ng phun 1 lần thuốc diệt bọ trĩ và nấm ....cái đám hoa và nụ kia nên xử lý thế nào để đến tết còn hoa mà chơi hả bác mục ? em tính phun thêm 15ng/ 1 lần agrostim + 10g phân muối ớt pha trong 12 lit nước có được kg bác Mục ? chớ cứ cái đà nở hoa như thế này ....em nghi đến tết chả còn cái hoa nào đón xuân quá bác ui !!!

Các nụ đang ra đó mới chắc chắn là nụ mai vừa kịp tết đấy…
Mấy bài trước bác cứ la làng hoài..làm lão mỗ cũng sốt ruột…

Bón phân chăm sóc đúng kiểu của lão đây…mà cây mai không ra nụ mới là chuyện…kì..
Thú thật với bác, có nhiều bác than rằng mai của họ không có nụ, làm sao cho mai kết nụ ?
Đây thực ra là câu hỏi dễ…vì bón phân tưới nước chăm sóc đúng cây ắt phải kết nụ..
Câu hỏi khó nhất đối với tôi là : làm sao cho cây mai vẫn mạnh khỏe mà không kết nụ

Trong tờ báo Hoa Cảnh năm nào….có những cây viết nổi tiếng, đã có những bài viết.muốn đưa ra 1 phong cách chơi mai kiểu mới : chỉ cần cây mai khỏe…không cần nó có bông vào tết
Khó lắm đấy…khi nó khỏe nó phải ra bông nụ…nó yếu nó cũng có nụ nhưng nhỏ thôi…..do yếu nên không nuôi nụ lớn lên được do đó nụ không thể nở thành hoa
Chỉ có cây mai non…đang trong thời kì “xuân hóa” mới không ra nụ thôi…vì nó chưa trưởng thành
Khó nhất và cũng là tiêu chuẩn đúng nhất cho 1 cây mai là :..khỏe mạnh nhiều bông, nở đồng loạt…ít hoặc không có nụ chai…và sau đó tái sinh mạnh mẽ
Để có được điều này..phải là làm tốt nhiều khâu từ chọn giống đến chất trồng bón phân tưới nước ngừa bịnh và xử dụng đúng cách các hoá chất hỗ trợ..không những đúng mà còn phối hợp các khâu này đúng cách nữa

Khó không phải là làm sao cho cây mai …đẹp
Cây nào cũng ẩn chứa trong nó những cái đẹp…nhưng chỉ vì có những cái xấu đã che mất cái đẹp đi..
Nhìn ra cái xấu để lọai bỏ đi…cái đẹp sẽ hiện ra

Do đó trong phong cách chơi kiểng…có 1 phong cách : không chấp nhuận…uốn cành…mà chỉ xử dụng biện phát cắt tỉa để loại bỏ cành xấu ..và cũng cắt tỉa để cành còn lại phải đi theo hướng mình muốn.. kết quả cuối cùng…1 khối lá cành hoàn chỉnh tự nhiên, mà không phải uốn cành nào cả
Đó mới là…cao thủ

song song đó cũng có 1 số hoa mai nở và nụ đang ra ! em vẫn 20 ngày bón ít DYNAMIC + NPK khô - 15 ng phun 1 lần 10-30-30+ TE - 5 ng phun 1 lần thuốc diệt bọ trĩ và nấm ....cái đám hoa và nụ kia nên xử lý thế nào để đến tết còn hoa mà chơi hả bác mục ?

Những cây mai còn trẻ..không giữ được nụ toàn vẹn tới tết đâu..chỉ có mai già mới làm được điều này..
Các cây mai trẻ trong vườn tôi…nở hoa búa xua,nụ còn lại cũng rất nhiều..
Các cây mai già…thì chưa có nụ nào bung nở cả…nó trơ trơ mặc gió mưa

cái đám hoa và nụ kia nên xử lý thế nào để đến tết còn hoa mà chơi hả bác mục ?

cắt bỏ bầu nụ đi trước khi nó bung…thành hoa..
nụ còn lại vẫn còn nhiều mà bác…

....em nghi đến tết chả còn cái hoa nào đón xuân quá bác ui !!!

Bác nên có chí ít cũng 10 cây…thì tết đến chắc chắn có…vài cây “đủ chuẩn” chơi tết..

? em tính phun thêm 15ng/ 1 lần agrostim + 10g phân muối ớt pha trong 12 lit nước có được kg bác Mục ?

Agrostim là phân sinh học…tuyệt đối phải dùng riêng..không được chung vơi bất cứ hóa chất nào…kẻo nó mất công dụng..
Agrostim chỉ được pha chung với ..nước thôi
Phân muối ớt là cloruakali…đây là phân bón gốc…thì chỉ nên bón vào đất thôi
Muốn gia tăng kali cho lá thì phun rootplex . đây là kali dùng riêng cho lá
 
? em tính phun thêm 15ng/ 1 lần agrostim + 10g phân muối ớt pha trong 12 lit nước có được kg bác Mục ?
Agrostim là phân sinh học…tuyệt đối phải dùng riêng..không được chung vơi bất cứ hóa chất nào…kẻo nó mất công dụng..
Agrostim chỉ được pha chung với ..nước thôi
Phân muối ớt là cloruakali…đây là phân bón gốc…thì chỉ nên bón vào đất thôi
Muốn gia tăng kali cho lá thì phun rootplex . đây là kali dùng riêng cho lá


- cám ơn bác Mục ! agrostim em phải phun riêng rùi < 15 ngày/ 1 lần > sau đó 2 ngày hoà 10g muối ớt KALI/ 12 lit nước tưới gốc - phun lá thì hiện đang dùng 10-30-30+TE < 15ngày / 1 lần > bác xem như thế có ổn chưa ? vườn nhỏ nhà em hiện có 11 cây mai , già nhất 6 tuổi - trẻ nhất 3 tuổi !
 
chào bác Mục
cháu có xem các đường link mà bác cung cấp về cách hun trấu… và các hình ảnh cũng trên diễn dàn này, rất chi tiết và rõ ràng.
cháu chuẩn bị hun để đầu năm xài..cháu có một thắc mắc nhỏ là khi bắt đầu hun đến khi kết thúc củi phải cháy liên tục
hay chỉ cháy lúc đầu để nó tự hun nó… nếu cháy liên tục chắc phải thêm củi từ trên ống khói…hi…hi.
 
chào bác Mục
cháu có xem các đường link mà bác cung cấp về cách hun trấu… và các hình ảnh cũng trên diễn dàn này, rất chi tiết và rõ ràng.
cháu chuẩn bị hun để đầu năm xài..cháu có một thắc mắc nhỏ là khi bắt đầu hun đến khi kết thúc củi phải cháy liên tục
hay chỉ cháy lúc đầu để nó tự hun nó… nếu cháy liên tục chắc phải thêm củi từ trên ống khói…hi…hi.

Đúng đấy..chỉ cần 1 số trấu ban đầu cháy..chúng sẽ lan dần cho toàn bộ
Khi bác thấy đống trấu có làn khói mỏng bốc lên…là lúc đó đống trấu đã bén lửa rồi…chúng sẽ tự cháy từ từ hết.củi và ngọn lửa trong thùng lúc này không còn cần thiết nữa
Cẩn thận hơn…bác đổ trấu 1 bên thùng thôi….như vậy ngọn lửa trong thùng vẫn cháy mạnh
vài phút sau, chắc chắn trấu bên ấy đã bén lửa, bác đổ trấu ngập chung quanh luôn. Trấu rất xốp nên sẽ vẫn cung cấp không khí cho ngọn lửa cháy nhỏ

Để chắc chắn bác thiết kế kiểu thùng như sau chắc ăn hơn

Trước tiên các bạn cần có các vật liệu sau:
- Một ống típ fi 90 mm dài 1m.
-5 miếng tôn hình thang có chiều cao là 40 cm, đáy lớn 25cm, đáy nhỏ 6cm.
bước đầu các bạn cho khoan lổ fi 12 hoặc 14 mm từ chân ống típ lên 40 cm, chia đều như trong hình, cũng như 5 miếng tôn cũng khoan như trong hình. sau đó đem hàn lại với nhau như trong hình.

Agriviet.Com-DSC03901.JPG

Agriviet.Com-DSC03898.JPG

Agriviet.Com-DSC03899.JPG

Công đoạn hun trấu:
trước tiên các bạn nhóm lửa cho cháy đều và có ít than nhưng phải có lửa ngọn, sau đó các bạn úp ống hun lên đống lửa như trong hình.

Agriviet.Com-DSC03902.JPG

Agriviet.Com-DSC03903.JPG

Khi úp ống hun lên đống lửa khoảng 3 phút, các bạn đổ trấu vào chung quanh ống hun như trong hình, với loại ống này ta có thể hun mỗi lần từ 5 đến 12 bao trấu (loại bao 50kg đựng gạo) như trong hình với thời gian là 5 giờ là hoàn thành. Với số lượng bao trấu càng nhiều thì thời gian càng kéo dài, nếu muốn hun trên 12 bao các bạn cần khoan lổ fi 14mm và khoan từ chân ống lên khoảng 55 - 60 cm.
Agriviet.Com-DSC03907.JPG

Agriviet.Com-DSC03910.JPG

Agriviet.Com-DSC03911.JPG

Trong thời gian hun trấu nhất là vào thời điểm trấu đã cháy lan ra chung quanh đống trấu hun, khi thấy màu trấu đổi sang màu than tương đối đều các bạn nên cào và trộn cho đều, rồi hun vào trở lại như cũ (thao tác này để tránh hao hụt trấu hun, nếu để lâu ko trộn thì sẽ có một ít thành tro trắng cũng không đáng kể), hoặc chấp nhận hao hụt chút đỉnh thì cứ để như thế cho đến khi cháy đen đều đống trấu thì cho lấy ống hun ra (xem hình).
Agriviet.Com-DSC03914.JPG



Kế đến các bạn san mỏng đống trấu đã hun ra rồi lấy ôzoa tưới đều lên mặt trấu để làm nguội, nhớ kiểm tra cẩn thận nếu không sẽ lại lửa. xem hình các bạn sẽ thấy tro rất đạt không hề nát vở, còn nguyên hình dạng vỏ trấu đã thành than, dùng cho các loại cây cảnh và vườn ươm rất đạt.

Agriviet.Com-DSC03916.JPG



Một ít chia sẽ cùng các bạn trên dđ. Chúc các bạn thành công.

http://agriviet.com/nd/5475-tu-lam-ong-hun-trau-dat-hieu-qua-cao./
 

Last edited by a moderator:
? em tính phun thêm 15ng/ 1 lần agrostim + 10g phân muối ớt pha trong 12 lit nước có được kg bác Mục ?
Agrostim là phân sinh học…tuyệt đối phải dùng riêng..không được chung vơi bất cứ hóa chất nào…kẻo nó mất công dụng..
Agrostim chỉ được pha chung với ..nước thôi
Phân muối ớt là cloruakali…đây là phân bón gốc…thì chỉ nên bón vào đất thôi
Muốn gia tăng kali cho lá thì phun rootplex . đây là kali dùng riêng cho lá


- cám ơn bác Mục ! agrostim em phải phun riêng rùi < 15 ngày/ 1 lần > sau đó 2 ngày hoà 10g muối ớt KALI/ 12 lit nước tưới gốc - phun lá thì hiện đang dùng 10-30-30+TE < 15ngày / 1 lần > bác xem như thế có ổn chưa ? vườn nhỏ nhà em hiện có 11 cây mai , già nhất 6 tuổi - trẻ nhất 3 tuổi !


- bác Mục ui ! còn cách này của em thì sao hả bác Mục ?
 
- bác Mục ui ! còn cách này của em thì sao hả bác Mục ?

Cây của bác đang ra nụ..
bác nên để nó chỗ nào nhiều nắng và nóng..để dễ kết thêm nụ, phân bón dĩ nhiên phải đều rồi..

Trong tình trạng mưa nhiều..nụ khó lớn..do đó khỏang 15 tới 20 ngày phải thêm 1 lần kali…bổ xung như trên là phải rồi

Hãy lưu ý đến lá…đừng để nấm bịnh tàn phá..lá sẽ yếu đi..không đủ khả năng quang hợp..cây sẽ yếu theo và nụ cũng không lớn thêm được
Lá mạnh cây sẽ mạnh, lá yếu cây sẽ yếu theo
Mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần phun thuốc trừ nấm bảo vệ lá

Tùy tình hình lá mà bác bác gia hay giảm phân bón..nhưng dứt khoát không được quá liều…thí dụ như bác thấy nụ nhỏ quá…cần thêm phân bón để nụ lớn nhanh…thì bác không được tăng thêm nồng độ phân..mà chỉ được tăng thêm lần bón…ngĩa là bình thường là 15 ngày 1 lần bón phân loãng..thì bây giờ rút ngắn lại còn 10 ngày 1 lần tưới phân..
Hoặc Chắc ăn nhất là dùng phân sinh học để hỗ trợ thí dụ như dùng agrostim phun tưới thêm 10 ngày 1 lần..
Loại này có khả năng làm cây gia tăng hấp thụ phân thêm 20%, ngĩa là phân bón bình thường..nhưng phun tưới thêm loại này cây sẽ hấp thụ thêm 20% phân nữa mà không cần phải bón phân thêm ( 20% này chính là chất dinh dưỡng có trong agrostim)

Khi thấy nụ đã to (khoảng tháng 10) thì ngưng hoàn toàn agrostim và giảm nồng độ phân bón gốc ½
và bắt đầu dùng Bo Canxi phun cho lá để cây nuôi nụ và tích trữ sức mạnh tốt hơn..

Cây tốt hay xấu là do chính bác thôi…
lão mỗ chỉ hướng dẫn về…nguyên tắc…nhưng thực tế như thế nào thì có chính mình bác biết, do đó chính bác phải tính toán cho ra làm thế nào để cây khỏe mạnh trong tình hình hiện tại của mình
 
Bác Mục Tử cho con hỏi, chuẩn bị wa tháng 9 chế độ bón phân ra sao, có những điều cần lưu ý gì ko ?
Con đang sử dụng agrotim bổ sung thêm, tranh thủ mua thêm agrofeed và thuốc gì cung cấp kali wa lá.
bác hướng dân thêm cách sử dụng agrofeed( hoặc canxi bo)
 
các bác ui cho em hỏi chút : thuốc TOPSIN.M là thuốc diệt bọ trĩ hay diệt nấm vậy ạ ? ở dưới nó có thêm dòng : 70WP - bao bằng bàn tay có nhiều màu sắc - em mua mấy tháng rồi bỏ xó nên quên mất !!!! nay tới đợt cao điểm ngừa bệnh rùi nên mới mò ra em nó ......xin cám ơn các bác !!!


- hình em nó nè , chỉ để chữa bệnh cho cây mà kg biết bịnh gì :

<img src="https://lh6.googleusercontent.com/-5_em2Zd52X8/UkmrQTFbWPI/AAAAAAACsA0/jwYRMqKik5k/Agriviet.Com-Topsin_70WP_100gr.jpg" />
 
Last edited by a moderator:
baychap
các bác ui cho em hỏi chút : thuốc TOPSIN.M là thuốc diệt bọ trĩ hay diệt nấm vậy ạ ? ...

Topsin là thuốc trừ nấm rất thông dụng, ngừa được thán thư.. đốm lá. Vàng lá v..v. nói chung thuốc ngừa được rất nhiều loại bịnh…tuy nhiên vẫn nên có vài loại khác nhau..luân phiên dùng. Cây sẽ an toàn.

Dùng thuốc ngừa nấm..nên pha chung với thuốc trừ sâu, nhện đỏ..để đỡ tốn công phun, khi pha nhớ thêm chất bám dính thì công dụng cao hơn do bám dính trên lá lâu hơn

Thuốc ngừa nấm không nên pha chung với các loại phân bón lá..

Các loại phân bón lá, các chất điều hòa sinh trưởng …kích rễ nên dùng riêng Vì nếu pha chung có thể sẽ thành quá liều do trong phân bón lá , chất kích rễ cũng có chất điều hoa sinh trưởng..
không nên pha chung với chất bám dính…vì sẽ thành giống như keo làm sao lá hấp thụ ?

Các chế phẩm sinh học nên dùng riêng, không được pha chung với bất cứ thứ gì kể cả chất bám dính

Tất cả nên phun lúc chiều tối…khi không khí đã rất mát

Diệt nhện đỏ nên phun lúc chiều khi không còn ánh nắng chiếu vào cây và lúc không khí còn đang nóng…vì lúc này nhện đỏ sinh hoạt rất tấp nập

Diệt bọ trĩ nên phun lúc sáng sớm không có sương bám lá công dụng sẽ cao..
Nếu sáng có sương hoặc nước mưa làm ướt lá thì đành phải phun lúc chiều

Nhiều bạn chỉ chú ý ngừa trị nấm bịnh tích cực trong các tháng đầu và giữa năm vì lúc đó lá còn xanh non…mà lơ là các tháng cuối năm vì cho rằng lá đã già rồi .. sẽ là 1 sai lầm lớn
Vì các tháng cuối năm nếu không ngừa nấm tích cực, nấm bịnh sẽ làm lá già hư nhanh rụng sớm không những thế hại cả nụ đấy.. có những loại nấm làm khô chết cả nụ..( hình như bịnh thán thư ?)
Nụ đã to khi bị nhiễm nấm sẽ khô và teo dần đi..cuối cùng rụng biến mất hoặc khô dính trên cây..như 1 cái vảy
Bịnh khô nụ phải chữa nhiều năm mới hết hoàn toàn đấy
 
Last edited by a moderator:
Hỏi về chất bám dính

Kính gửi Bác Vi!

Bác cho con hỏi về chất bám dính, khi phun thuốc trừ nấm hoặc sâu bệnh thì pha với chất bám dính, trong trường hợp trời có mưa và không mưa thì bao lâu chất bám dính sẽ hết tác dụng ạ. vì con thấy bác nói là nếu pha với phân bón lá chất bám dính sẽ bám chặt, cây không hấp thu phân được, nên con sợ khi phun trừ sâu bệnh có chất bám dính sau đó mình phun phân bón thì chất bám dính sẽ làm cây không hấp thụ được ạ
Cám ơn bác rất nhiều.
 
Kính gửi Bác Vi!

Bác cho con hỏi về chất bám dính, khi phun thuốc trừ nấm hoặc sâu bệnh thì pha với chất bám dính, trong trường hợp trời có mưa và không mưa thì bao lâu chất bám dính sẽ hết tác dụng ạ. vì con thấy bác nói là nếu pha với phân bón lá chất bám dính sẽ bám chặt, cây không hấp thu phân được, nên con sợ khi phun trừ sâu bệnh có chất bám dính sau đó mình phun phân bón thì chất bám dính sẽ làm cây không hấp thụ được ạ
Cám ơn bác rất nhiều.

Tôi không biết nó chế tạo từ cái gì.. phun ra như bụi nước nhưng nó không đọng trên lá từng hột như bụi nước mà loang đều trên mặt lá và bám chặt.
Sự bám dính và loang đều của nó sẽ có công dụng rất tốt để giữ thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu lâu..như vậy tác dụng diệt trừ sẽ được tốt hơn..
Sự hóa keo của nó theo tôi thấy cũng không bền sau những cơn mưa. Mà chỉ chịu đựng tốt với sương đêm thôi..
Ngay cả khi tưới buối sáng có phun mạnh lên lá …nó cũng bị rửa sạch

.... vì con thấy bác nói là nếu pha với phân bón lá chất bám dính sẽ bám chặt, cây không hấp thu phân được, nên con sợ khi phun trừ sâu bệnh có chất bám dính sau đó mình phun phân bón thì chất bám dính sẽ làm cây không hấp thụ được ạ

Vì thế bạn phải xắp xếp 1 lịch như thế nào cho hợp lí..: không dược phun phân bón lá sau khi đã phun thuốc trừ nấm…
Mà dời lại 1 hoặc 2 ngày…vì sau 1 hoặc 2 ngày, tức là sau 2 lần tưới có rửa lá buổi sáng…chất bám dính đã trôi sạch rồi
 
Bác Mục Tử cho con hỏi, chuẩn bị wa tháng 9 chế độ bón phân ra sao, có những điều cần lưu ý gì ko ?
Con đang sử dụng agrotim bổ sung thêm, tranh thủ mua thêm agrofeed và thuốc gì cung cấp kali wa lá.
bác hướng dân thêm cách sử dụng agrofeed( hoặc canxi bo)

Tháng 9 hay 10…không có gì quan trọng, mà quan trọng là tùy tình hình nụ và lá tùy tình hình hiện tại của mình mà gia giảm cách chăm sóc
Thí dụ lá già quá…thì tìm cách trẻ hóa lá 1 phần lại…
Mưa nhiều quá..thì tăng cho chúng 1 lần kali
Mưa ít quá thì cẩn thận xem lại chậu lúc 2 giờ chiều nếu thấy khô rang thì…tưới thêm 1 chút nước…kẻo đến chiều lá héo là…thua luôn
luôn đề phòng nhện đỏ…vì chúng sẽ làm lá già và rụng xuống nhanh chóng
v..v

...Con đang sử dụng agrotim bổ sung thêm, tranh thủ mua thêm agrofeed và thuốc gì cung cấp kali wa lá.

Đừng quá tin tưởng vào 1 sản phẩm đặc chế nào, dù là thuốc tiên cũng chỉ có tính chất hỗ trợ thôi..
quan trọng nhất vẫn là chế độ phân bón ,nước tưới.ngừa nấm bịnh và đầy đủ ánh nắng….túm lại là cây phải khỏe mạnh…thì các chế phẩm khi thêm vào mới phát huy được tác dụng…

Thí dụ : Kali+magie giúp cung cấp kali qua lá, để lá khỏe mà quang hợp tốt trong nắng nhẹ

Cuối năm trời thường nắng nhẹ và se lạnh cả tháng…phun kali+magie sẽ có công dụng cho cây vẫn tiếp tục quang hợp tốt trong thời tiết bất lợi này nhưng điều này chỉ đúng trong trường hợp cây được nắng nhẹ từ sáng tới chiều…
Với các cây chỉ được ½ nắng nhẹ vì sau 1 giờ chiều đã bị tường che mất nắng…thì công dụng chả có bao nhiêu..và khi tết đến các cây này nở hoa không đẹp hoặc nở không được


..bác hướng dân thêm cách sử dụng agrofeed( hoặc canxi bo)

Canxi bo ...cách xử dụng có trong hướng dẫn trên bao bì, nhưng nên dùng với liều lượng ¾ so với hướng dẫn
 
Last edited by a moderator:
cám ơn bác mục rất nhìu ! vì nhờ người mua hộ nên về bỏ luôn trong xó - nay mang em nó ra trừ nấm là OK rùi .......
 


Back
Top