Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi.

Trứng gia cầm là 1 phôi được hình thành ngay trong cơ thể mẹ có n nhiễm sắc thể, khi 2 nhiễm sắc thể của bố và mẹ tập hợp lại, một hợp tử lưỡng bội 2n ra đời (trứng đã thụ tinh).

Vậy ta đã khẳng định được giới tính chưa?

Và ta cũng biết Tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính đó là X & Y
Còn Phôi mang nhiễm sắc thể là X.

Vậy chúng ta muốn chuyển đổi giới tính là ta chuyển đổi giữa X & Y.

Nếu ta nhìn thì liên tưởng giống cái sẽ chiếm ưu thế hơn, vì:
XX x XY
Thì X chiếm 3/4, nhưng thực tế bài toán về giới tính còn nhiều vấn đề phức tạp không dễ gì làm theo ý muốn đối với gia cầm.

Đây là bài toán về giới tính

Thực ra 1 phôi chỉ mang n nhiễm sắc thể là X (đơn bội là 1n)
Còn tinh trùng mỗi con cũng chỉ mang 1n nhiễm sắc thể là Y hoặc X.

Vậy bài toán về giới tính được viết dưới dạng như sau:

XY (tinh trùng) x XX (trứng)

Khi 1 hơp tử ngẫu nhiên được hình thành là XX ( con mái) & XY (con trống)

Vậy tỉ lệ của trống và mái bằng nhau, đây là trên lí thuyết.

Nhưng chủ đề này ta muốn chuyển đổi giữa XX & XY theo ý muốn, có nghĩa là trống nhiều hơn mái hoặc ngược lại.

Còn phôi (trứng) chỉ mang đơn bội nhiễm sác thể là X thì không có tính quyết định đực hay cái.

Và nhiệt độ đã chuyển được giới tính của gia cầm trong khi ấp trứng (phôi) mà tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Về động vật nuôi con bằng sữa thì đã giải quyết được là tinh phân biệt giới tính mà các nước tiên tiến như Mỹ đã làm được. (tinh bò, phôi bò đã thụ thai).

Còn đối với con người của chúng ta, theo tôi nghĩ cũng thực hiện được nhưng bị cấm vì nó thuộc về tính nhân văn và nhân đạo. (mất cân bằng giới tính).

Agriviet.Com-G%25C3%2580_CON....jpg



Câu chuyện sau đây tôi muốn chia sẻ với bạn thuộc về kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi học hỏi và đã thử nghiệm thành công trên gia cầm (gà và vịt), áp dụng cho ra giới tính theo mong muốn.

Đây cũng là 1 Blog chia sẻ chứ chưa được 1 đề tài nào công bố... nên các bạn cứ góp ý, tôi chân thành ghi nhận từ các bạn. Nếu cảm thấy hay thì Like cho tôi nhé.

Vào những năm tôi còn học PT, tình cờ tôi được nghe lõm ông anh rể làm nghề ấp trứng vịt. Lúc đó họ đã nhậu say và 2 thầy trò đã thì thầm cho nhau tôi nghe lõm được.

...... _ Sao tao nói rồi, mày không phơi thêm 30 phút nữa, hình như trứng lần này thiếu nóng nên nở ra mái nhiều hơn trống... Thầy nói.
_ Lần sau em nhớ, hay lần sau ta phơi thêm một ngày nữa...! Trò ý kiến.
_ Không được nó chỉ có 2 ngày đó thì mới có hiệu quả, nếu thêm ngày nữa trứng sẽ sát khó nở... Thầy khuyên trò.
.........
_ Vì nhà ông anh ấp trứng vịt bán, mà lúc đó ấp thủ công bằng trấu và lúa rang. Còn trứng vịt thì được cho vào 1 khăn vuông 20 trứng nên công việc ủ trấu và lúa rang lấy nhiệt để ấp rất khó, nên ấp trứng là 1 nghề gia truyền, còn ai muốn học thì làm công rất lâu (2 năm thí công).

Với việc thành bại là rất quan trọng trong việc lựa trứng, soi trứng để xả và cho ra trứng vịt lộn bán trước khi nở, vì những trứng này bị hụt mỏ hay khèo chân gì đó...để tránh khi nở ra không bán được thì lỗ!

Khi được một mẻ ấp hoàn hảo thì họ cúng tổ và tổ chức ăn uống, tôi là em nên được đi theo bố ăn (ké).!
Cũng phải chứ, tỉ kệ ấp nở quyết định trên 85% là mái và 95% là trống. Vì quê tôi có mùa mưa dân hay mua vài ba chục về thả để cải thiện, thì lúc ấy anh lại ép nhiệt để nở ra toàn là con trống vừa to vừa khỏe nên dễ bán.

Đến mùa Hè thu trời nắng khô hạn ít người mua nuôi, mà ngược lại thì dân nuôi vịt đẻ thì họ đặt lên cả thiên (ngàn con). Lúc này mà ấp ra con trống hết thì chỉ có đi ăn mày và dẹp tiệm..!
Nên bí quyết lấy nhiệt để nở ra con mái 85% là lời rất cao. Vì dân nuôi vịt đẻ mua chăn vào tháng nắng được 4 tháng vào mưa là bắt đầu đẻ, vậy họ chỉ bắt vịt mái thôi.

Tôi suy nghĩ mãi không biết cách nào để ông ta chỉ bí quyết cho, nhưng cuối cũng cũng có cách...vì anh ta là giáo viên dạy cấp 1, mà nghề ấp vịt là tay tái nhưng hái ra tiền và rất bận rộn... Mỗi khi cộng điểm cho học sinh cuối tháng và cuối học kì anh đã nhờ tôi...
và tôi khai thác anh từ đó.

Đến bây giờ thì nó giúp cho tôi đúng nghề, và tôi đã thí nghiệm thành công ấp trứng gia cầm bằng máy ấp.
Tôi sẽ chỉ cho các bạn nào muốn kinh doanh nghề này:

Lấy thời gian ấp nở cho từng loại chia đôi bớt đi 1 ngày, ta tăng nhiệt độ ấp lên 0,3 đến 0,4 độ suốt trong 2 ngày...thì cho ra con trống.
Nếu làm ngược lại thì giảm đi 0,2 độ đến 0,5 độ thì ra con mái nhiều hơn...
Nếu bạn nào nuôi gà chọi thì khi gà mẹ gần ấp ta đem ổ trứng treo lên gần mái tôn cách chừng 0,5 m thì sẽ nở ra gà trống nhiều hơn.
Khi ấp máy 2 ngày tăng nhiệt nhớ để thêm 1 chén nước nhỏ để tăng thêm độ ẩm .


Vậy chứng tỏ gia cầm phân biệt giới tính hình thành trong phôi là do yếu tố nhiệt.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHƯ Ý.
 


Last edited by a moderator:
Cháu chưa đọc bài viết này lần nào vì đây không phải là chủ đề mà cháu thích, nhưng hôm nay rảnh rỗi đọc thấy rất bổ ích. Cám ơn bác Chí nhiều.
Cái bác anhmytran gì đấy rất hay công kích người khác nên bác đừng để ý làm gì. đã là người Việt Nam thì phải tự hào về người Việt Nam, nếu không tự hào về dân tộc mình thì không phải là người Việt Nam nữa nên không cần phải bàn luận cho mệt. Một lần nữa cảm ơn bác nhiều

Em và tôi là người Việt Nam.
Riêng Việt Nam có bản đồ hình chữ S.
Cám ơn em.
 


bài này hay lắm bác Chí, con có Ông anh con bà Dì củng làm nghề ấp trứng vịt sau khi con đọc bài này có gọi điện cho Ổng, ổng nói nếu muốn có nhiều trống thì tăng thêm nhiệt ở 2 ngày giửa chu kì, còn mái thì ngược lại nhưng ổng ko nói là tăng bao nhiêu, qua bài này con biết thêm 1 điều rất hữu ích cho sau này.
Nhưng ko biết cụ thể vì sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến giới tính của phôi nhỉ?
 
bài này hay lắm bác Chí, con có Ông anh con bà Dì củng làm nghề ấp trứng vịt sau khi con đọc bài này có gọi điện cho Ổng, ổng nói nếu muốn có nhiều trống thì tăng thêm nhiệt ở 2 ngày giửa chu kì, còn mái thì ngược lại nhưng ổng ko nói là tăng bao nhiêu, qua bài này con biết thêm 1 điều rất hữu ích cho sau này.
Nhưng ko biết cụ thể vì sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến giới tính của phôi nhỉ?

Cứ đọc, in ra đọc...làm, làm... & làm, chỉ có thế thôi.
Kiểm chứng, kiểm chứng...
Nói ra, chia sẻ với cộng đồng...tuỳ bạn...!
Cám ơn em đã quan tâm.
 
cảm ơn bác!
e biết bác rất buồn chuyện ông anhmytran
Nhưng phương châm của em là học từ 1 "đứa trẻ", học từ 1 "con đĩ",học từ 1 "con chó", học từ thàng "ăn trộm", .....
-đứa trẻ thì quyết tâm đòi cái gì là kiêng nhẫn đòi cho bằng được-> (ba! con muốn mua siêu nhân)...
-con đĩ: làm cho đa số đàn ông thấy hấp dẩn hơn cả vợ mình...--> vậy cô ta có chiêu gì?
-con chó: rất trung thành, cho dù ta đuổi đi nó củng quay về( 3 cái đứa trẻ, con đĩ, con chó: THÍCH HỢP VỚI DÂN KINH DOANH)
-còn thằng ăn trộm: anh này là người rất kiêng nhẫn chờ đợi, biết chọn thời cơ đột nhập hay ra tay đạo chích sao cho người chủ ko phát hiện.( CÁI NÀY THÍCH HỢP VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN TA)---biết chọn thời cơ xuống giống, tái đàn .... để khi thu hoạch hay xuất chuồng đúng dịp và được giá...
.
.
.
Rất mong bác có nhiều bài viết hơn nữa để cho anh em, bà con nông dân học hỏi thêm!
Nguyễn Ngọc -thằng ăn trộm: Chí;509228 đã viết:
Cứ đọc, in ra đọc...làm, làm... & làm, chỉ có thế thôi.
Kiểm chứng, kiểm chứng...
Nói ra, chia sẻ với cộng đồng...tuỳ bạn...!
Cám ơn em đã quan tâm.
 
Cháu có một đề nghị nhỏ thế này nếu bác Chí thấy được thì mong bác Chí thực hiện để nông dân được nhờ.
Bác Chí là bác sĩ nên mong bác Chí mở một topic khám và tư vấn bệnh cho gia súc gia cầm trên diễn đàn này. Mỗi ngày sẽ trả lời các câu hỏi của các thành viên như vậy sẽ tập hợp được trên một bài viết. Chứ có mỗi một bệnh nhỏ mà cũng phải lập một topic thì bất tiện quá
 
Hoan hô bác Chí!

Tôi là người đang có ý định sản xuất gà giống để bán lại cho bà con nuôi gà thịt. Tôi đã bỏ công tìm hiểu khá nhiều thông tin nhưng vẫn còn băn khoăn chưa dám quyết định khởi nghiệp vì mỗi 1 nguyên nhân là không biết làm sao điều chỉnh giới tính trống - mái theo ý mình (vì các lò ấp họ đâu có chịu chỉ cho). Nay đọc được bày viết của bác Chí tôi mừng như bắt được vàng! Cộng với những trau đổi của các chú bác trên diễn đàn thì tôi tin là mình có thể khởi nghiệp được rồi. Xin cảm ơn bác Chí rất nhiều! Nhờ có những người tâm huyết như bác mà nông dân mình mới hy vọng có ngày thoát khỏi kiếp nghèo khổ muôn đời. À, tôi cũng muốn chia sẻ thêm với bác về những bức xúc khi có những kẻ vô tâm cứ suốt ngày đi rình ném đá hay thọc gậy bánh xe người khác thì bác cần gì phải giận cho mệt! Cũng đâu cần phải tự ái mà đóng topic làm ảnh hưởng tới rất rất nhiều người khác đang rất cần những kiến thức tâm huyết của bác. Bởi vì ai ngay ai gian thiết nghỉ tự bà con trên diễn đàn cũng phần nào phân biệt được mà. Nếu đem những kẻ ấy mà so với những người chân chính như bác thì khác gì "hạt cát nằm bên cạnh non cao". Chúc bác luôn vui, khỏe, thành đạt và đầy nhiệt huyết để còn chia sẻ thêm nhiều điều bổ ích để nông dân Việt Nam có thể sánh vai với những tần lớp khác không chỉ ở Việt Nam mà con trên thế giới nữa. Nông dân Việt Nam tiến lên!:2cat:
 
Anh Chí, bài viết rất hay.Em cũng từng nghe lõm được kinh nghiệm đặt ổ đẻ cho gà của người hàng xóm làm nghề nuôi gà đá là muốn có nhiều gà trống hơn thì đặt ổ trên cao,và ngược lại.nhưng vì nghe lõm nên cũng không dám hỏi.Không biết là như vậy có đúng không chời:blink:?dựa vào cơ sở nào mà ông hàng xóm của mình lại nói vậy?:wacko:mặc dù đã làm theo và cũng thấy hay hay.mang thắc mắc lâu lắm rồi hôm nay mới rõ.Cảm ơn anh nhiều nhé.^_^
 
Mình hay vào thủy sản , nay vào đây , đọc một mạch từ đầu , thấy hay và bổ ích , mọi người hãy thử nghiệm và kiểm chứng , xong rồi phát biểu kết quả ra nó răng
cách nầy ấp trứng ngan pháp thì hay lắm nhỉ , vì mọi người chỉ thích ngan đực
rất cảm ơn ông chủ thớt , và anh em tranh luận , mặc dù tôi không chuyên về chăn nuôi thú y

Nhân đây tôi thắc mắc là tại sao con lươn đực lại đẻ được ? miền bắc có con răn mồng lại đẻ ra con ? có loại cá nở ra toàn đực
 
Last edited by a moderator:
em nghe nói ngang pháp nó nhanh lớn và con to lắm phải ko bác? nhất là con trống...
Nếu áp dụng cách của bác Chí thì giải quyết vấn đề con giống và hiệu quả kinh tế nhỉ?
Mình hay vào thủy sản , nay vào đây , đọc một mạch từ đầu , thấy hay và bổ ích , mọi người hãy thử nghiệm và kiểm chứng , xong rồi phát biểu kết quả ra nó răng
cách nầy ấp trứng ngan pháp thì hay lắm nhỉ , vì mọi người chỉ thích ngan đực
rất cảm ơn ông chủ thớt , và anh em tranh luận , mặc dù tôi không chuyên về chăn nuôi thú y

Nhân đây tôi thắc mắc là tại sao con lươn đực lại đẻ được ? miền bắc có con răn mồng lại đẻ ra con ? có loại cá nở ra toàn đực
 
em nghe nói ngang pháp nó nhanh lớn và con to lắm phải ko bác? nhất là con trống...
Nếu áp dụng cách của bác Chí thì giải quyết vấn đề con giống và hiệu quả kinh tế nhỉ?
làm gì có con cá nào nở ra toàn đực vậy bác. con lươn thì bác đọc topic lươn sẽ hiểu vì sao lươn đực đẻ con
còn con rắn mồng đẻ con thì là vì nó là con rắn nước sống ở chỗ sình và nó đẻ con vậy thôi, còn hiểu sâu xa hơn chắc có câu chuyện cổ tích nào đó nói về vấn đề đó
 
Mình hay vào thủy sản , nay vào đây , đọc một mạch từ đầu , thấy hay và bổ ích , mọi người hãy thử nghiệm và kiểm chứng , xong rồi phát biểu kết quả ra nó răng
cách nầy ấp trứng ngan pháp thì hay lắm nhỉ , vì mọi người chỉ thích ngan đực
rất cảm ơn ông chủ thớt , và anh em tranh luận , mặc dù tôi không chuyên về chăn nuôi thú y

Nhân đây tôi thắc mắc là tại sao con lươn đực lại đẻ được ? miền bắc có con răn mồng lại đẻ ra con ? có loại cá nở ra toàn đực

Câu thắc mắc của bạn hoàn toàn có căn cứ:
_ Những loài đẻ trứng thì chịu ảnh hưởng giới tính qua nhiệt, như: Trứng trăn, rắn, cá sấu, ngỗng, ngang, gà, vịt... (ấp nở bên ngoài cơ thể mẹ). Tôi đang nghi vấn 1 số loài đẻ trứng dưới nước: Ếch, Cóc, các loài Ốc...nhưng chưa có ai nghiên cứu thực nghiệm về nó...!
_ Riêng về con lươn thì giới tính của nó là (lưỡng tính). Lúc nhỏ thân mình ngắn 25 cm là lươn cái, nhưng khi lớn lên thân dài hơn 30 cm là biến thành lươn đực...! (Hay là đẻ sạch ruột hết trứng thì biến thành đàn ông có râu chăng...???). Con lươn đực (hết trứng) ko đẻ được...!
_ Sai nhầm là mua lươn to dài trên 30cm mà để giống thì suốt đời sẽ hoá thành lươn cụ_kỵ...chứ ko có thế hệ để nối dõi đó bạn ah...
Thân chào bạn.

--------

làm gì có con cá nào nở ra toàn đực vậy bác. con lươn thì bác đọc topic lươn sẽ hiểu vì sao lươn đực đẻ con
còn con rắn mồng đẻ con thì là vì nó là con rắn nước sống ở chỗ sình và nó đẻ con vậy thôi, còn hiểu sâu xa hơn chắc có câu chuyện cổ tích nào đó nói về vấn đề đó

Nói đến khoa học là vô bờ bến đó chu Vu_Tuan ...ui...
Cá rô đầu vuông (dơn tính)....đó chú...ui. họ nói là có cái lí của họ, còn về áp dụng thì là (bí kíp)....!
 
Last edited by a moderator:
Câu thắc mắc của bạn hoàn toàn có căn cứ:
_ Những loài đẻ trứng thì chịu ảnh hưởng giới tính qua nhiệt, như: Trứng trăn, rắn, cá sấu, ngỗng, ngang, gà, vịt... (ấp nở bên ngoài cơ thể mẹ). Tôi đang nghi vấn 1 số loài đẻ trứng dưới nước: Ếch, Cóc, các loài Ốc...nhưng chưa có ai nghiên cứu thực nghiệm về nó...!
_ Riêng về con lươn thì giới tính của nó là (lưỡng tính). Lúc nhỏ thân mình ngắn 25 cm là lươn cái, nhưng khi lớn lên thân dài hơn 30 cm là biến thành lươn đực...! (Hay là đẻ sạch ruột hết trứng thì biến thành đàn ông có râu chăng...???). Con lươn đực (hết trứng) ko đẻ được...!
_ Sai nhầm là mua lươn to dài trên 30cm mà để giống thì suốt đời sẽ hoá thành lươn cụ_kỵ...chứ ko có thế hệ để nối dõi đó bạn ah...
Thân chào bạn.

--------



Nói đến khoa học là vô bờ bến đó chu Vu_Tuan ...ui...
Cá rô đầu vuông (dơn tính)....đó chú...ui. họ nói là có cái lí của họ, còn về áp dụng thì là (bí kíp)....!
em cảm ơn bác nhưng cá rô đầu vuông là qua xử lý rồi như kiểu cá rô phi đơn tính toàn đực phải ko a
 
Bác Chí ơi!Cha1u có câu hỏi chăng liên quan gì lĩnh vực này mong bác thông cảm dùm, cháu có môt con dê bị bướu cổ. Bác Chí có thể cho cháu biết nguyên nhân và cách điều trị được không ạ?
 
làm gì có con cá nào nở ra toàn đực vậy bác. con lươn thì bác đọc topic lươn sẽ hiểu vì sao lươn đực đẻ con
còn con rắn mồng đẻ con thì là vì nó là con rắn nước sống ở chỗ sình và nó đẻ con vậy thôi, còn hiểu sâu xa hơn chắc có câu chuyện cổ tích nào đó nói về vấn đề đó

Có loại đẻ ra đã là đực rồi đấy
Chính là phương pháp lai xa ,cho ra đời dòng f1 toàn đực ,hoặc không biết dẻ
chúng tôi nuôi mấy năm nay rồi , tuy nhiên giống hơi bị đắt
chính con rô phi đừơng nghiệp là sản phẩm của chuyện đẻ ra đã là đực rồi đấy

-chuyện con rắn mồng đẻ con ? thực ra nó đẻ trứng như các loài rắn khác thôi ,nhưng do đặc điểm loài đó sống trong môi trường ngập nước ,thành ra ông giời cho nó ấp tại bụng luôn
 
Last edited by a moderator:
Bác Chí ơi!Cha1u có câu hỏi chăng liên quan gì lĩnh vực này mong bác thông cảm dùm, cháu có môt con dê bị bướu cổ. Bác Chí có thể cho cháu biết nguyên nhân và cách điều trị được không ạ?

Em ah, phải biết cái bướu đó nằm ở cổ, nhưng nó ở vị trí nào:
_Sâu hay cạn (dưới da hay ở sâu trong bắp cơ, bắp cơ hàm...)???
_ Bướu đó to hay nhỏ...???
_ Bướu đó mềm hay cứng...??? Lấy tay bóp vào...???
_ Cố định 1 chỗ, hay di chuyển qua lại được...khi lấy tay bóp vào...???
Nói rõ những điểm đó thì chú mới tư vấn được...!
***************

* Thường những bướu mổ được là những bướu dưới da, ở bên ngoài ko nằm sâu, ko nằm vào các vùng có mạch máu & dây thần kinh (sợi gân). Còn ngược lại thì không nên mổ...
_ Tốt nhất bạn dùng Ivermectin 0,25% (liều lượng = trọng lượng của dê) tiêm thẳng vào giữa cục Bướu, sau 15-20 ngày bướu tự hóa mủ, bạn lấy mũi dao nhọn (dao mổ) đâm vào cục bướu...mủ tự chảy ra
_Ép lấy hết mủ ra, bơm thuốc sát trùng hay O-xy già rửa sạch ổ viêm rồi bơm Xanh_Methylen vào đó là khỏi ngay.
_ Để chống ấu trùng của ruồi, bạn tiếp tục tiêm 1 mũi Ivermectin nữa là an tâm.
******************************************************************

*Chú Ý: Ko mổ khi cục bướu còn cứng, khi lấy tay bóp vào chưa thấy mềm... nếu mổ sẽ chảy máu nhiều, dễ tái phát, dễ nhiễm trùng.

--------

Có loại đẻ ra đã là đực rồi đấy
Chính là phương pháp lai xa ,cho ra đời dòng f1 toàn đực ,hoặc không biết dẻ
chúng tôi nuôi mấy năm nay rồi , tuy nhiên giống hơi bị đắt
chính con rô phi đừơng nghiệp là sản phẩm của chuyện đẻ ra đã là đực rồi đấy

-chuyện con rắn mồng đẻ con ? thực ra nó đẻ trứng như các loài rắn khác thôi ,nhưng do đặc điểm loài đó sống trong môi trường ngập nước ,thành ra ông giời cho nó ấp tại bụng luôn

Đây là sản phẩm F1 đã được (biệt hóa về giói tính), dù cho chúng có đẻ ra trứng, nhưng trứng đó ko nở được...!
Trong chăn nuôi kinh tế, họ không muốn trứng đó nở ra gây thoái hóa giống, khó kiểm soát, (thả cá 1 lần bắt hết rồi thả đợt khác...)
Sau đây tôi xin ví dụ:

_ Con Ngan (Pháp) hay là con vịt Xiêm cũng được, đem cho lại với con vịt trắng cổ dài (siêu thịt), thế hệ F1 là con Ngang lai...
cho ra sản phẩm thịt nạc nhiều ăn ngon, nhânh lớn hơn con vịt trắng cổ dài siêu thịt...! Vì họ muốn ăn con vịt trắng cổ dài có chất lượng ngon hơn & nhanh lớn hơn, với bộ xương nhỏ hơn...! (Giống như lợn lai 3-4 máu, thì cho thương phẩm tốt, nhưng để giống thì rất xấu).
_ Riêng trường hợp thế hệ F1 của Ngan lai mà để làm giống thì chúng vẫn đẻ bình thường...nhưng ấp ko nở...!
**
Hoặc trường hợp 2:
Con Ngựa cho giao phối với con Cừu sản phẩm cho ra là con "La" (đời F1)
Nhưng con La này có cho giao phối lại với Ngựa hay Cừu...thì mãi...mãi vẫn "vô sinh"...ko cho ra đời F2.
****
Đi sâu vào cái thế giới khoa học mênh mông đó...có nhiều cái rất "bí ẩn khoa học"..
Cám ơn bạn đã quan tâm..
 
Last edited by a moderator:
hi hi. em cứ tưởng trong tự nhiên có con đẻ ra toàn đực. giống kiểu lươn ban đầu toàn cái nữa. rất cảm ơn hai bác a. em lại có thêm được kinh nghiệm trong vấn đề nhìn nhận con giống, riêng con rô phi thì em biết cũng đã lâu rồi vì trước em hay nhập rô bên trung quốc sang thăm quan họ cũng nói thế
 
Chú ơi! mổi cặp bồ câu đẻ ra có khi nào 2 con trống hoặc 2 con mái ko chú?
 
Chú ơi! mổi cặp bồ câu đẻ ra có khi nào 2 con trống hoặc 2 con mái ko chú?

Có đấy cháu ah...
Chú thường thấy nở ra là 2 con mái thì nhiều hơn... nhưng sau rồi chúng cũng tự ghép đôi...
Ở nhà (Đồng Nai) chú nuôi bồ câu thả, chứ ko nuôi nhốt.
Nhiều lúc 1 trống vẫn có 2 mái...nhưng nở ra thường nuôi ko đạt...!
 
Last edited by a moderator:


Back
Top