Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi.

Trứng gia cầm là 1 phôi được hình thành ngay trong cơ thể mẹ có n nhiễm sắc thể, khi 2 nhiễm sắc thể của bố và mẹ tập hợp lại, một hợp tử lưỡng bội 2n ra đời (trứng đã thụ tinh).

Vậy ta đã khẳng định được giới tính chưa?

Và ta cũng biết Tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính đó là X & Y
Còn Phôi mang nhiễm sắc thể là X.

Vậy chúng ta muốn chuyển đổi giới tính là ta chuyển đổi giữa X & Y.

Nếu ta nhìn thì liên tưởng giống cái sẽ chiếm ưu thế hơn, vì:
XX x XY
Thì X chiếm 3/4, nhưng thực tế bài toán về giới tính còn nhiều vấn đề phức tạp không dễ gì làm theo ý muốn đối với gia cầm.

Đây là bài toán về giới tính

Thực ra 1 phôi chỉ mang n nhiễm sắc thể là X (đơn bội là 1n)
Còn tinh trùng mỗi con cũng chỉ mang 1n nhiễm sắc thể là Y hoặc X.

Vậy bài toán về giới tính được viết dưới dạng như sau:

XY (tinh trùng) x XX (trứng)

Khi 1 hơp tử ngẫu nhiên được hình thành là XX ( con mái) & XY (con trống)

Vậy tỉ lệ của trống và mái bằng nhau, đây là trên lí thuyết.

Nhưng chủ đề này ta muốn chuyển đổi giữa XX & XY theo ý muốn, có nghĩa là trống nhiều hơn mái hoặc ngược lại.

Còn phôi (trứng) chỉ mang đơn bội nhiễm sác thể là X thì không có tính quyết định đực hay cái.

Và nhiệt độ đã chuyển được giới tính của gia cầm trong khi ấp trứng (phôi) mà tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Về động vật nuôi con bằng sữa thì đã giải quyết được là tinh phân biệt giới tính mà các nước tiên tiến như Mỹ đã làm được. (tinh bò, phôi bò đã thụ thai).

Còn đối với con người của chúng ta, theo tôi nghĩ cũng thực hiện được nhưng bị cấm vì nó thuộc về tính nhân văn và nhân đạo. (mất cân bằng giới tính).

Agriviet.Com-G%25C3%2580_CON....jpg



Câu chuyện sau đây tôi muốn chia sẻ với bạn thuộc về kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi học hỏi và đã thử nghiệm thành công trên gia cầm (gà và vịt), áp dụng cho ra giới tính theo mong muốn.

Đây cũng là 1 Blog chia sẻ chứ chưa được 1 đề tài nào công bố... nên các bạn cứ góp ý, tôi chân thành ghi nhận từ các bạn. Nếu cảm thấy hay thì Like cho tôi nhé.

Vào những năm tôi còn học PT, tình cờ tôi được nghe lõm ông anh rể làm nghề ấp trứng vịt. Lúc đó họ đã nhậu say và 2 thầy trò đã thì thầm cho nhau tôi nghe lõm được.

...... _ Sao tao nói rồi, mày không phơi thêm 30 phút nữa, hình như trứng lần này thiếu nóng nên nở ra mái nhiều hơn trống... Thầy nói.
_ Lần sau em nhớ, hay lần sau ta phơi thêm một ngày nữa...! Trò ý kiến.
_ Không được nó chỉ có 2 ngày đó thì mới có hiệu quả, nếu thêm ngày nữa trứng sẽ sát khó nở... Thầy khuyên trò.
.........
_ Vì nhà ông anh ấp trứng vịt bán, mà lúc đó ấp thủ công bằng trấu và lúa rang. Còn trứng vịt thì được cho vào 1 khăn vuông 20 trứng nên công việc ủ trấu và lúa rang lấy nhiệt để ấp rất khó, nên ấp trứng là 1 nghề gia truyền, còn ai muốn học thì làm công rất lâu (2 năm thí công).

Với việc thành bại là rất quan trọng trong việc lựa trứng, soi trứng để xả và cho ra trứng vịt lộn bán trước khi nở, vì những trứng này bị hụt mỏ hay khèo chân gì đó...để tránh khi nở ra không bán được thì lỗ!

Khi được một mẻ ấp hoàn hảo thì họ cúng tổ và tổ chức ăn uống, tôi là em nên được đi theo bố ăn (ké).!
Cũng phải chứ, tỉ kệ ấp nở quyết định trên 85% là mái và 95% là trống. Vì quê tôi có mùa mưa dân hay mua vài ba chục về thả để cải thiện, thì lúc ấy anh lại ép nhiệt để nở ra toàn là con trống vừa to vừa khỏe nên dễ bán.

Đến mùa Hè thu trời nắng khô hạn ít người mua nuôi, mà ngược lại thì dân nuôi vịt đẻ thì họ đặt lên cả thiên (ngàn con). Lúc này mà ấp ra con trống hết thì chỉ có đi ăn mày và dẹp tiệm..!
Nên bí quyết lấy nhiệt để nở ra con mái 85% là lời rất cao. Vì dân nuôi vịt đẻ mua chăn vào tháng nắng được 4 tháng vào mưa là bắt đầu đẻ, vậy họ chỉ bắt vịt mái thôi.

Tôi suy nghĩ mãi không biết cách nào để ông ta chỉ bí quyết cho, nhưng cuối cũng cũng có cách...vì anh ta là giáo viên dạy cấp 1, mà nghề ấp vịt là tay tái nhưng hái ra tiền và rất bận rộn... Mỗi khi cộng điểm cho học sinh cuối tháng và cuối học kì anh đã nhờ tôi...
và tôi khai thác anh từ đó.

Đến bây giờ thì nó giúp cho tôi đúng nghề, và tôi đã thí nghiệm thành công ấp trứng gia cầm bằng máy ấp.
Tôi sẽ chỉ cho các bạn nào muốn kinh doanh nghề này:

Lấy thời gian ấp nở cho từng loại chia đôi bớt đi 1 ngày, ta tăng nhiệt độ ấp lên 0,3 đến 0,4 độ suốt trong 2 ngày...thì cho ra con trống.
Nếu làm ngược lại thì giảm đi 0,2 độ đến 0,5 độ thì ra con mái nhiều hơn...
Nếu bạn nào nuôi gà chọi thì khi gà mẹ gần ấp ta đem ổ trứng treo lên gần mái tôn cách chừng 0,5 m thì sẽ nở ra gà trống nhiều hơn.
Khi ấp máy 2 ngày tăng nhiệt nhớ để thêm 1 chén nước nhỏ để tăng thêm độ ẩm .


Vậy chứng tỏ gia cầm phân biệt giới tính hình thành trong phôi là do yếu tố nhiệt.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHƯ Ý.
 


Last edited by a moderator:
rất cám ơn anh chí về sự đóng góp bổ ích cho agriviet nói chung và hội chăn nuôi gà nói riêng, đã lâu rồi không online nhưng giờ quay lại thấy rất phấn khởi vì sự đóng góp của anh thank...
 


Cho em hỏi chút xíu là khi em đọc bài viết về "Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi" và tìm hiểu quy trình ấp trứng vịt (gà Tây) thì được biết như sau:

Nhiệt độ ấp:
1 - 7 : 36.5
8 - 15 : 37.5 - 38
16 - 20 : 37.8
21 - 25 : 38
25 - 28 : 36.5 - 37

Vậy cho em hỏi là nếu quyết định ra trống (hoặc mái) thì chính xác nhiệt độ trên em cần tăng đến bao nhiêu vào ngày 13 - 14 của quá trình ấp? Vì em thấy nhiệt độ nằm trong khoảng từ 37.5 đến 38. Vậy thì bình thường mình sẽ để khoảng bao nhiêu?

Nhiệt độ cố định như trong khoảng 1 - 7, 16 - 20 và 21 - 25 thì không có gì để nói. Tuy nhiên nhiệt độ giao động như 8 - 15 và 25 - 28 thì thật tình em cũng không biết để sao nữa.

Ai có kinh nghiệm ấp trứng rồi thì xin hướng dẫn giúp em tí xíu. Tại máy ấp thì chỉ cho nạp 1 con số chính xác thôi. Chứ nó không cho để 2 mốc như vậy trên máy.
 
Cho em hỏi chút xíu là khi em đọc bài viết về "Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi" và tìm hiểu quy trình ấp trứng vịt (gà Tây) thì được biết như sau:

Nhiệt độ ấp:
1 - 7 : 36.5
8 - 15 : 37.5 - 38
16 - 20 : 37.8
21 - 25 : 38
25 - 28 : 36.5 - 37

Vậy cho em hỏi là nếu quyết định ra trống (hoặc mái) thì chính xác nhiệt độ trên em cần tăng đến bao nhiêu vào ngày 13 - 14 của quá trình ấp? Vì em thấy nhiệt độ nằm trong khoảng từ 37.5 đến 38. Vậy thì bình thường mình sẽ để khoảng bao nhiêu?

Nhiệt độ cố định như trong khoảng 1 - 7, 16 - 20 và 21 - 25 thì không có gì để nói. Tuy nhiên nhiệt độ giao động như 8 - 15 và 25 - 28 thì thật tình em cũng không biết để sao nữa.

Ai có kinh nghiệm ấp trứng rồi thì xin hướng dẫn giúp em tí xíu. Tại máy ấp thì chỉ cho nạp 1 con số chính xác thôi. Chứ nó không cho để 2 mốc như vậy trên máy.
Cố gắng đọc kĩ...tìm ra được cái cần tìm...mới thấy (hay, dỡ)...ngọc hay cát, đều phơi bày rồi bạn ah...có nhiều thành viên đã thành công rồi, bạn chưa đọc kĩ mà hỏi thẳng như vậy là bạn muốn đến đích sớm hơn mọi người là ko hay...!
Chúc thành công.
 
tôi không có chuyên môn nên không dám đưa ra ý kiến nào cả
qua bài viết của anh chí, tôi thấy có phần xát thực và cám ơn anh đã chia sẽ
qua thưc tế trong quá trình ấp trứng ,tôi có gặp phải sự cố tương tự như bài viết của anh chí, kết quả thu được trống chiếm tỷ lệ cao hơn mái so với các kỳ ấp trước
nên tôi có thể nói rằng nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự thay đổi giới tính của gia cầm
 
tôi không có chuyên môn nên không dám đưa ra ý kiến nào cả
qua bài viết của anh chí, tôi thấy có phần xát thực và cám ơn anh đã chia sẽ
qua thưc tế trong quá trình ấp trứng ,tôi có gặp phải sự cố tương tự như bài viết của anh chí, kết quả thu được trống chiếm tỷ lệ cao hơn mái so với các kỳ ấp trước
nên tôi có thể nói rằng nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự thay đổi giới tính của gia cầm
Nhưng để giải thích đc là rất khó :(
 
vâng...đó là sự thật.không phải tôi a dua theo anh chí đâu nhé, mà đó là trường hợp may mắn gặp phải,tôi cũng không có kiến thức chuyên môn sâu nên cũng không biết lí giải thế nào cho đúng
những lần sau thử lại cũng thu được kết quả tương tự,cứ thế mà làm khi chuẩn bị giống cho dịp tết
 

vâng...đó là sự thật.không phải tôi a dua theo anh chí đâu nhé, mà đó là trường hợp may mắn gặp phải,tôi cũng không có kiến thức chuyên môn sâu nên cũng không biết lí giải thế nào cho đúng
những lần sau thử lại cũng thu được kết quả tương tự,cứ thế mà làm khi chuẩn bị giống cho dịp tết
Bác hok hiểu ý e rồi. Ý e là thực tế nó như thế nhưng mình chưa có giải thích đc cho cộng đồng hiểu :(
 
không sao tôi hiểu "..vì đây là sự chia sẽ mà.tôi đã làm trước đây 5 năm khi còn chưa tham gia diễn đàn cơ mà
cũng không hiểu nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự thay đổi giới tính như vậy ,chỉ thấy tỉ lệ trống khác biệt so với các lần nỡ trước mà thôi,nhiều khi trong cái rũi lại có cái may,đâu thiếu gì chuyện các nhà khoa học phát hiện những nguyên lí trong cái tình cờ và may mắn như ông arcimet chẳng hạn,ông ta giải thích được mình thì không"
 
Nhậu đê hoangha ơi... chú mua cặp khác tặng ....em...!!!!
Kaka...ko xong rồi, tình hình là cặp bồ câu Bê Đê chính xác là 2 con trống như chú nói, nó bắt cặp với 1 con mái khác( chuyện tình tay 3), 2 con trống mà bắt cặp 1 con mái chú à! đẻ 2 trứng mà nở 1 con, 1 con con mà 3 con kia nuôi...con thấy vậy con nhốt 1 trống 1 mái vào lồng giờ nó đẻ tiếp 2 trứng rùi, còn em trống kia kịp thời tán đổ 1 em mái khác roài....keke.
 
Kaka...ko xong rồi, tình hình là cặp bồ câu Bê Đê chính xác là 2 con trống như chú nói, nó bắt cặp với 1 con mái khác( chuyện tình tay 3), 2 con trống mà bắt cặp 1 con mái chú à! đẻ 2 trứng mà nở 1 con, 1 con con mà 3 con kia nuôi...con thấy vậy con nhốt 1 trống 1 mái vào lồng giờ nó đẻ tiếp 2 trứng rùi, còn em trống kia kịp thời tán đổ 1 em mái khác roài....keke.
Thế là ổn rồi...chứ cuộc tình tay 3 (2 trống 1 mái), mà chú trống kia chưa có mái là phá hư tổ...vì chú trống thua cuộc ko dễ gì bỏ qua...!!!
Bồ câu nó cũng gen lắm đấy...!
Chú nuôi BC gần 20 năm, cặp nào ra 2 mái thì im xui. Còn cặp nào ra 2 trống thì "gù" gáy suốt ngày & đi o gái phá phách lung tung, phá luôn nhà hàng xóm đến khi tìm được vợ...mới yên...!
Chúc mừng 2 chúng nó....!
không sao tôi hiểu "..vì đây là sự chia sẽ mà.tôi đã làm trước đây 5 năm khi còn chưa tham gia diễn đàn cơ mà
cũng không hiểu nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự thay đổi giới tính như vậy ,chỉ thấy tỉ lệ trống khác biệt so với các lần nỡ trước mà thôi,nhiều khi trong cái rũi lại có cái may,đâu thiếu gì chuyện các nhà khoa học phát hiện những nguyên lí trong cái tình cờ và may mắn như ông arcimet chẳng hạn,ông ta giải thích được mình thì không"
Nếu ở người mà điều khiển giới tính được (áp dụng nhiệt) thì VN &TQ có loạn thôi...!
Vì lúc đó toàn là "đực rựa" lấy đâu ra "cái rựa" hả bác...!
Tôi cố ý viết bài này là để giúp Nông dân chúng ta áp dụng thực tế trong cuộc sống, vì con trống nuôi nhanh lớn, trọng lượng thịt nhiều...& thiến đi thì ăn rất ngon...! & ra nhiều mái là để làm giống khi cần thiết,....chứ gà con hay vịt con nở ra không như ý muốn là lỗ cho nhà ấp trứng...!
 
Thế là ổn rồi...chứ cuộc tình tay 3 (2 trống 1 mái), mà chú trống kia chưa có mái là phá hư tổ...vì chú trống thua cuộc ko dễ gì bỏ qua...!!!
Bồ câu nó cũng gen lắm đấy...!
Chú nuôi BC gần 20 năm, cặp nào ra 2 mái thì im xui. Còn cặp nào ra 2 trống thì "gù" gáy suốt ngày & đi o gái phá phách lung tung, phá luôn nhà hàng xóm đến khi tìm được vợ...mới yên...!
Chúc mừng 2 chúng nó....!
COn nhốt 1 cặp vô lồng rồi, mới đẻ lại 2 trứng...còn con trống kia tán đổ em khác rồi, mấy hôm nay đang loay hoay làm tổ ở bên ngoài.....
kaka...cuối cùng êm xuôi cả rồi..
 
COn nhốt 1 cặp vô lồng rồi, mới đẻ lại 2 trứng...còn con trống kia tán đổ em khác rồi, mấy hôm nay đang loay hoay làm tổ ở bên ngoài.....
kaka...cuối cùng êm xuôi cả rồi..
Cháu cho chú xin số phon của cháu, chú có chuyện muốn liên lạc với cháu đây...?
 
Chú Chí ơi cháu đã đọc được bài của chú là chuyển đổi giới tính gia cầm, cháu về hí hửng quá áp dụng ngay 3 ổ gà chọi chú ạ. cháu cũng cho cách ngói khoảng 50cm, mỗi ổ 11 quả, khi gà nở thì bị sát chú ạ, điều quan trọng là tỷ lệ con đực đạt dưới 40% thôi chú ạ, vẫn như cho ấp bình thường chú ạ, chú ơi có phải còn bí quyết khác không ạ, chú mách cháu với ạ.
 
Chú Chí ơi cháu đã đọc được bài của chú là chuyển đổi giới tính gia cầm, cháu về hí hửng quá áp dụng ngay 3 ổ gà chọi chú ạ. cháu cũng cho cách ngói khoảng 50cm, mỗi ổ 11 quả, khi gà nở thì bị sát chú ạ, điều quan trọng là tỷ lệ con đực đạt dưới 40% thôi chú ạ, vẫn như cho ấp bình thường chú ạ, chú ơi có phải còn bí quyết khác không ạ, chú mách cháu với ạ.
Em đọc kĩ bài viết của anh chứ....ở giai đoạn nào cần tăng nhiệt...& tăng bao nhiêu ngày, rồi đưa nó về với trạng thái nhiệt bình thường. Chứ treo ổ trứng sát với mái ngói suốt cả chu kì ấp thì tiêu rồi...
 
bác Nguyễn Ngọc Trí cần xem lại những gì mình viết đi nhé tôi đọc mấy trang đầu đã thấy bác viết sai rồi mà bác cứ kiên định với ý kiến mình hoài. Ở gà con trống có bộ nhiễm sắc thể gới tính là XX, con mái có bộ nhiễm sắc thể là XY. Ngay từ lý luận lý thuyết bác đã sai rồi vậy mà con giải thích với biện luận nữa. Chịu bác thật
 
Từ lâu tôi bỏ không phá anh Chí ở mục này,
nhưng bà con cứ mê tín anh Chí mà lao đầu
vào chỗ chết.

Anh Chí bị nhiều người phản đối, đang chết
đuối, vớ được cọng rơm trôi lều bều, rằng
có một bài báo nước ngoài cũng có ý kiến
như thế. Bởi thế, anh Chí mới trở lại hùng
dũng mà to miệng. Cái bài báo ấy, nếu có,
cũng chỉ là một thằng dốt và điên viết ra
thôi. Có phải cứ bài báo tiếng Anh thì đều
là bài hay bài tốt đâu hở bà con?

Tôi xin nhắc nhở bà con rằng, ngày nay trên
thế giới nuôi gà, chưa ai điều khiển được
hay làm ảnh hưởng được tỷ lệ trống mái trong
khi ấp cả. Các trại gà ấp, đều phải thuê người
với giá cao để chọn gà con trống mái loại ra
và nghiền hàng triệu con ra như cháo để làm
thức ăn gia súc. Đó là những nước nuôi gà giỏi,
có máy ấp lớn, kỹ thuật cao, như nước Mỹ. Còn
bà con ta chỉ có máy ấp nhỏ xíu, nhiệt độ và
độ ẩm lên xuống tự do, tỷ lệ gà nở thấp, tỷ
lệ gà con khỏe cũng thấp, thì làm sao có thể
điều khiển được ấp ra gà trống mái theo ý muốn?

Gà Việt Nam ấp trong chuồng vào mùa bức, tỷ
lệ nở còn thấp, có thể hởng cả ổ, trong khi
cũng con gà mái ấy ấp vào mùa rét, thì nở hết
và con đều khỏe mạnh, chóng lớn. Thế mà anh
Chí lại xui bà con cho ổ gà gần mái tôn? Thật
may mà tỷ lệ nở còn được 40% chứ không ung hết.
Có lẽ anh Chí chưa từng trông thấy gà ấp đứng
cao lên trên trứng để khỏi nóng quá? Nó còn
chạy ra khỏi ổ để trứng mát nữa kia. Thế thì
làm sao trứng nóng như anh mong muốn để nở
ra nhiều gà trống đựoc?
 
Cháu thấy chú Chí nói như "Nếu bạn nào nuôi gà chọi thì khi gà mẹ gần ấp ta đem ổ trứng treo lên gần mái tôn cách chừng 0,5 m thì sẽ nở ra gà trống nhiều hơn".
nhưng cháu áp dụng không được cháu không được hiểu lắm mong chú chỉ bảo cho cháu thêm ạ, cháu cám ơn chú
 


Back
Top