Đề tài gỗ Sưa theo hướng tốt và xấu?

Minh đã xem về vấn đề gỗ Sưa hiện nay.
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998
Minh cũng có 01 mục mới dành cho bà con mình hiện nay đã và đang trồng gỗ Sưa có nên lo lắng không?
-------------------------------------------
Cảm ơn. Tất cả những thông tin của các Bác
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998.
Thật đáng suy nghĩ là lo lắng. Minh đang dự tính mua giống về trồng 1hecta về sau già ( khoản 20-30 năm sau) để bán dưỡng già, không cần con cháu lo lắng.
Có thể trao đổi về 02 khía cạnh hiện nay:
1/ Thông tin về Đài, Báo cảnh báo đừng nên dẩm vào bước chân củ VD như: Móc Trâu, Móng Bò hoặc là Óc Bưu vàng.
2/ Tại sao thị trường chợ đen các tay thu mua gỗ sưa vẫn cứ thu mua lén lút, chặt phá trộm. Gần nhất là tại Hà Nội xử vừa xong vụ án trộm gỗ sưa tại HÀ NỘI.

Vì vậy? Theo cách suy nghĩ của mọi người như thế nào TỐT HAY XẤU, Ai có thể khẳng định chắc chắn? Xin cảm ơn.
 


Last edited:
trường hợp "trồng Sưa" của pác thì khả quan rồi...vì pác trồng chỉ dùng để "dưỡng già" chứ đâu có lo về kinh tế hiện tại chứ...
 
Minh đã xem về vấn đề gỗ Sưa hiện nay. http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998
Minh cũng có 01 mục mới dành cho bà con mình hiện nay đã và đang trồng gỗ Sưa có nên lo lắng không?
-------------------------------------------
Cảm ơn. Tất cả những thông tin của các Bác http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998. Thật đáng suy nghĩ là lo lắng. Minh đang dự tính mua giống về trồng 1hecta về sau già ( khoản 20-30 năm sau) để bán dưỡng già, không cần con cháu lo lắng.
Có thể trao đổi về 02 khía cạnh hiện nay:
1/ Thông tin về Đài, Báo cảnh báo đừng nên dẩm vào bước chân củ VD như: Móc Trâu, Móng Bò hoặc là Óc Bưu vàng.
2/ Tại sao thị trường chợ đen các tay thu mua gỗ sưa vẫn cứ thu mua lén lút, chặt phá trộm. Gần nhất là tại Hà Nội xử vừa xong vụ án trộm gỗ sưa tại HÀ NỘI.

Vì vậy? Theo cách suy nghĩ của mọi người như thế nào TỐT HAY XẤU, Ai có thể khẳng định chắc chắn? Xin cảm ơn.
-------------------------------------
Có gì không phải, mong Ban Quản trị diển đàn và gia đình Agriviet.com bỏ qua.

có vài vấn đề bạn cần suy nghĩ:
- Cây sưa phải 100 năm mới cho thu hoạch có gỗ tốt!Mà liệu cơn sốt gỗ sưa còn kéo dài dc bao lâu?
- Nếu cây sưa vẫn sốt dài dài thì cứ cho 30 năm dc thu hoạch đi.Riêng công bạn bỏ ra bảo vệ vườn sưa đã quá tiền bán gỗ rồi.Vả lại chẳng may có thằng nào ghen tức nó vào nó hạ1 lúc vài chục cây hoặc khi cây to nó trộm chỉ 1 cây cũng đủ vỡ tim mà chết chứ nói gì dưỡng già!
 
Bác leminh lo xa quá . 20-30 năm nữa mới tính thu hoạch sưa để tận hưởng tuổi già e rằng luc đó răng rụng hết --> Tận hưởng cháo loãng là chính ^ _^
Theo nuoide nghĩ thế này: Ko biết bọn TQ mua về làm gì . Nếu mua vè chủ yếu để đóng tủ như trong phóng sự đã trích . Chẳng lẽ bọn tàu khựa nó ko biết trồng rừng. Đừng nói là 20 năm . Nếu thật sự kinh tế kiểu lấy gỗ 5 năm thôi bọn tàu nó trồng sạch . Đâu đến dân ta trồng . Suy ra 20 năm nữa rừng sưa của bác chủ yếu dùng vào việc đóng đồ gia dụng như bao loại gỗ khác mà thôi

Nếu là em thì em ko trồng sưa " một loại cây chưa rõ lắm về công dụng" cứ trồng mấy loại như Keo cho chắc củ . Bèo nhèo lắm bán cho nhà máy giấy hoặc băm răm xuất khẩu ... Với 20 năm bác có thể xoay vòng được 3 vụ

Và tất nhiên chỉ cần 1 vụ thôi . Bác có thể tận hưởng thành quả trồng rừng của mình . Lúc bác 40 tuổi bác còn hưởng thụ được cuộc sống : Đi đây đi đó ,du lịch ,mua sắm ,xây biệt thự ,sắm xe hơi ....60 -70 tuổi gân nhão nhoét rồi còn bay nhảy được nữa đâu...

Vài lời thiển cận mong bác bỏ qua
 
Bác leminh lo xa quá . 20-30 năm nữa mới tính thu hoạch sưa để tận hưởng tuổi già e rằng luc đó răng rụng hết --> Tận hưởng cháo loãng là chính ^ _^
...
Nếu là em thì em ko trồng sưa " một loại cây chưa rõ lắm về công dụng" cứ trồng mấy loại như Keo cho chắc củ . Bèo nhèo lắm bán cho nhà máy giấy hoặc băm răm xuất khẩu ... Với 20 năm bác có thể xoay vòng được 3 vụ

Và tất nhiên chỉ cần 1 vụ thôi . Bác có thể tận hưởng thành quả trồng rừng của mình . Lúc bác 40 tuổi bác còn hưởng thụ được cuộc sống : Đi đây đi đó ,du lịch ,mua sắm ,xây biệt thự ,sắm xe hơi ....60 -70 tuổi gân nhão nhoét rồi còn bay nhảy được nữa đâu...

Vài lời thiển cận mong bác bỏ qua
Tui thấy hướng tốt là mình có được nhiều thông tin từ nhiều phía để có thể đưa ra hướng đi cho riêng mình.
Nếu bác nghĩ có người tung chiêu phá giá thì bác cũng có thể nghĩ đến có người tung hư chiêu để mọi người nản chí (biết đâu có nhiều người sau khi biết như thế lại phá bỏ rừng sưa trồng lại cây ngắn ngày??!!).
Hoàn cảnh kinh tế, điều kiện thiên nhiên, kế hoạch đầu tư, thông tin,...mỗi người mỗi khác mới là quan trọng.
Chúc các bác thành công!
 
Vấn đề là thời gian . Cuộc đời của một con người ngắn ngủi lắm ... Đầu tư đến 20 sau mới thu hoạch thì nản quá
 
Theo nuoide nghĩ thế này: Ko biết bọn TQ mua về làm gì . Nếu mua vè chủ yếu để đóng tủ như trong phóng sự đã trích . Chẳng lẽ bọn tàu khựa nó ko biết trồng rừng. Đừng nói là 20 năm . Nếu thật sự kinh tế kiểu lấy gỗ 5 năm thôi bọn tàu nó trồng sạch . Đâu đến dân ta trồng . Suy ra 20 năm nữa rừng sưa của bác chủ yếu dùng vào việc đóng đồ gia dụng như bao loại gỗ khác mà thôi

Tôi nghĩ cũng lại cái trò tạo cơn sốt ảo của bọn TQ, như điều, móng bò, rắn... Bình mới rượu cũ.
 

Hiện tượng trái đất nóng lên, thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục trong những năm gần đây đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của nhân loại. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho cuộc sống của con người. Trong đó, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng có một vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra một môi trường trong lành, ổn định cuộc sống của người dân.
Trồng rừng trước tiên góp phần phủ xanh đồi trọc, góp phần làm tăng diện tích rừng , giảm lượng khí CO2, ngăn chặn lũ quét, chống xói mòn đất, tạo môi trường xanh tại Việt Nam. Và cũng sẽ làm nâng cao nhận thức của người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân.
Trồng rừng trước là góp phần bảo vệ môi sinh môi trường, mai này lấy gỗ làm nhà, đóng hàng mộc, đóng ....
 
Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích mọi người cùng tham gia trồng & bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lợi ích của nó thì bác Tranvi đã nêu. Lợi ích cho Nhà nước cũng là lợi ích của cá nhân, mà lúc nào Nhà cũng đứng trước Nước (Nhà nước).
 
Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích mọi người cùng tham gia trồng & bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lợi ích của nó thì bác Tranvi đã nêu. Lợi ích cho Nhà nước cũng là lợi ích của cá nhân, mà lúc nào Nhà cũng đứng trước Nước (Nhà nước).
Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đông Nhân Dân... (cái gì cũng của rân hết,nhưng..)Ngân Hàng Nhà Nước. he he
 
Xin cảm ơn những lời chân thành của các Bác.
Minh thấy 1 số ý kiến cần suy nghĩ nếu trồng với số lượng nhiều:
1/ Chẳng lẽ bọn tàu khựa nó ko biết trồng rừng. Đừng nói là 20 năm . Nếu thật sự kinh tế kiểu lấy gỗ 5 năm thôi bọn tàu nó trồng sạch . Đâu đến dân ta trồng . Suy ra 20 năm nữa rừng sưa của bác chủ yếu dùng vào việc đóng đồ gia dụng như bao loại gỗ khác mà thôi.
2/ Nếu cây sưa vẫn sốt dài dài thì cứ cho 30 năm dc thu hoạch đi. Riêng công bạn bỏ ra bảo vệ vườn sưa đã quá tiền bán gỗ rồi.Vả lại chẳng may có thằng nào ghen tức nó vào nó hạ 1 lúc vài chục cây hoặc khi cây to nó trộm chỉ 1 cây cũng đủ vỡ tim mà chết chứ nói gì dưỡng già!
3/ Hiện tượng trái đất nóng lên, thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục trong những năm gần đây đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của nhân loại. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho cuộc sống của con người. Trong đó, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng có một vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra một môi trường trong lành, ổn định cuộc sống của người dân.
Trồng rừng trước tiên góp phần phủ xanh đồi trọc, góp phần làm tăng diện tích rừng , giảm lượng khí CO2, ngăn chặn lũ quét, chống xói mòn đất, tạo môi trường xanh tại Việt Nam. Và cũng sẽ làm nâng cao nhận thức của người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân.
Trồng rừng trước là góp phần bảo vệ môi sinh môi trường, mai này lấy gỗ làm nhà, đóng hàng mộc, đóng ....

-----------------------------------
Sau khi suy nghĩ những ý kiến của các Bác. Minh có thể rút ra một số ý như sau:
* Nhược điểm:
1/ Nếu giá như hiện nay thì người Trung Quốc chắc chắn sẽ trồng đến vài chục năm sau họ sẽ không mua gỗ Sưa của mình nữa.
2/ Vấn đề bảo vệ thì chi phí thêm cần bảo vệ.
3/ Cây chậm phát triển từ 10 - 20 mới thu hoạch được.
* Ưu điểm:
1/ Giá cả có thể nói là Siêu Siêu lợi nhuận.
2/ Ít tốn công chăm sóc.
3/ Trồng rừng cải tạo môi trường.
=====================
Vì vậy, khi sản xuất kinh doanh thì phải có thị trường ổn định và chằc chắn.
Nên qua ý kiến cùa các Bác có lẻ Minh vẫn bỏ vốn tiến hành trồng Cây gỗ Sưa này với hình thức xen canh với cây trồng khác như: Xen canh với cây Chùm ngây hoặc cây Ca cao.
" Đoàn kết là sức mạnh, Hãy giúp nhau làm giàu, Giàu rồi làm từ thiện"
====================
Vậy theo ý kiến của các Bác như thế nào ạ?
 
Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích mọi người cùng tham gia trồng & bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lợi ích của nó thì bác Tranvi đã nêu. Lợi ích cho Nhà nước cũng là lợi ích của cá nhân, mà lúc nào Nhà cũng đứng trước Nước (Nhà nước).

Thế mua xổ số thì sao bác?Ích Nước_Lợi Nhà???Hiiiii
 
-Xổ số KT mà "Ích nước lợi nhà" gì? Không tạo ra của cải cho xã hội, nhân dân mà!
-Các bác đâu cần giàu mới làm từ thiện được? 500đ cho đứa bé ăn xin cũng là từ thiện đó thôi!
-Trồng trọt tạo ra sản phẩm vừa phù hợp với xu thế ăn uống "sạch", vừa bảo vệ môi trường, vừa hợp với lẽ đạo "0 sát sanh", vừa...
Vài hàng đóng góp...
 
Trồng cây cho 30 năm sau theo tôi thì cây gió bầu để lấy trầm có lẻ là lựa chọn đúng nhất các bác ạ.tại vì:

1. trầm hương là hương liệu có thể nói là số một mà chúng ta đã biết rõ công dụng và giá trị.

2. cây gỗ Sưa hiện nay mình chưa biết công dụng làm gì thì khó chắc về sau nó cũng có giá cao như bây giờ.

Thân.
 
Nông dân muốn làm giàu khó quá các bác nhỉ. Hướng đi không chắc chắn tý nào. Lúc nào cũng phụ thuộc vào thị trường. Nhà nước mình có chính sách bao tiêu sản phẩm thì hay biết mấy đê bà con không phập phồng lo sợ về giá ăn ngủ không yên giấc
 
Last edited:
Theo tui thấy thì nếu quan niệm trồng cây để làm giàu nhanh chóng thì mới vỡ mộng!
Còn nếu suy nghĩ sâu sắc hơn thì trồng cây gì cũng mang lại lợi ích (có lẽ trừ cây cần sa- thuốc lá!!).
Chúc các bác luôn vững tin và thành công!
 
Theo tui thấy thì nếu quan niệm trồng cây để làm giàu nhanh chóng thì mới vỡ mộng!
Còn nếu suy nghĩ sâu sắc hơn thì trồng cây gì cũng mang lại lợi ích (có lẽ trừ cây cần sa- thuốc lá!!).
Chúc các bác luôn vững tin và thành công!
---------------------------
Đúng là trồng cây gì cũng có lợi ích, không có lợi vào việc này thì cũng lợi vào việc khác. Nhưng trồng cây gì bán kiếm tiền nhiều nhất trong những cây trồng ( trừ những cây pháp luật không cho phép). Thật là khó quá.
 
Cái này mới lụm được

Gần đây, báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin vụ kiện hi hữu. Bà Lưu, đã bỏ ra số tiền 850 vạn tệ (tương đương 24 tỷ đồng) để mua một chiếc giường cùng một số phụ kiện đi theo bằng gỗ sưa. Bà này kiện người bán hàng ta toà vì cho rằng, đã lừa bán cho bà chiếc giường làm bằng gỗ sưa Việt Nam chứ không phải gỗ sưa Hải Nam.

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][URL="http://forum.vietyo.com/topic/gia-tri-cua-go-xua-50775.html"][/FONT][/URL][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Anh Đinh Văn Tuyến, Trưởng Công an xã Thi Sơn chỉ vết đánh dấu vào thân cây sưa của lâm tặc. [/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Phải nói là rất đáng xấu hổ khi một nhóm nhà khoa học sang tận Trung Quốc tìm hiểu về gỗ sưa, nhằm đưa ra thông tin chính thức về công dụng của loại gỗ này, nhằm định hướng dư luận, song kết quả gần như thất bại hoàn toàn. Câu hỏi, người Trung Quốc thu mua loại gỗ này để làm gì lại càng chìm vào bí ẩn, huyễn hoặc.

Để tìm hiểu về công dụng gỗ sưa và trả lời câu hỏi, người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì, tôi đã nhờ hai người bạn Trung Quốc tra cứu, tìm hiểu, phiên dịch từ các tài liệu ở Trung Quốc. Hai người bạn này là Từ Vũ, Thạc sĩ truyền thông, Đại học Truyền thông Trung Quốc, hiện đang làm việc ở Đài Truyền hình Thiên Tân và Thạc sĩ văn hoá Đông Nam Á Đặng Vân (Deng Yun). Thạc sĩ Đặng Vân là người có 2 năm du học ở Việt Nam, học thêm chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Theo Ths. Đặng Vân, loại gỗ quý nhất với người Trung Quốc là gỗ sưa Hải Nam, có tên khoa học là Dalbergia odorifera T.chen, dịch ra tiếng Việt là hoàng hoa lê. Về chất lượng, đây là loại gỗ rất tốt, bền, không mối mọt, không biến hình, độ ổn định cao, nên rất thích hợp làm đồ đạc sử dụng trong gia đình.

Về hình thức, loại gỗ này có màu vàng kim, ôn nhuận, tâm gỗ có màu hồng đỏ, đặc biệt, vân gỗ không theo quy tắc nào, có lúc có hình hồ ly, có khi có hình người già, có khi lại ra hình một mái tóc dài. Nhìn các loại hình thù trên vân gỗ sưa, người ta thường liên tưởng đến những con quỷ mặt người đầy sức mạnh, ma lực, hấp dẫn.

Trong hai cuốn sách “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” viết rằng, gỗ sưa của người Giao Chỉ, gọi là hoàng hoa lê, là loại gỗ tốt nhất (sách sử khẳng định gỗ sưa Giao Chỉ tốt nhất, còn hiện nay thì lại cho rằng gỗ sưa Hải Nam mới tốt). Gỗ đỏ mà tinh tế, sắc đỏ tím, hương dịu nhẹ, vân gỗ như mặt quỷ. Loại gỗ này thường được làm bàn ghế, giường tủ và những đồ dùng hàng ngày của vua chúa và những gia đình quyền quý. Làm đồ gia dụng, các thợ mộc phải biết tận dụng sắc màu đỏ tía quyền quý và vân gỗ kỳ lạ của nó.

Từ thời Đường, loại gỗ này đã được vua chúa ưa chuộng, làm đủ các loại giường, tủ, bàn ghế. Thời đó, ngoài vàng bạc châu báu thì vùng đất Giao Chỉ thường cống nạp cho triều đình gỗ hoàng hoa lê. Chiêm Thành, Chân Lạp cũng thường cống nạp cho triều Đường loại gỗ này.

Từ điển Baike (từ điển tra cứu lớn của Trung Quốc) viết, sưa đỏ là loại cây điển hình ở Việt Nam. Với người Trung Quốc, đây là loại cây mới, vì không có tên quốc tế chính thức. Theo thường lệ, để đặt tên cho một loại cây, loại cây đó phải có mẫu ở vườn thực vật Hoàng gia Anh quốc. Cây này không có tên trong Vườn thực vật hoàng gia Anh, nên không biết gọi thế nào. Người Trung Quốc tạm gọi nó là tử đàn hoặc Việt Nam đàn.

Người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm đồ gia dụng. Nơi chế tác gỗ sưa nổi tiếng nhất là Tô Châu. Tại vùng này, nghề mộc đã tạo ra một trường phái gọi là “đồ gia dụng kiểu Tô Châu”, chỉ làm bằng gỗ sưa. Theo cuốn từ điển này, gỗ sưa được dùng nhiều trong các gia đình quyền quý thời Minh, Thanh.
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Cuốn “Trung dược đại từ điển” viết rằng, gỗ sưa có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống cao huyết áp, bệnh đường ruột. Cuốn “Bản thảo cương mục” thì liệt kê tác dụng của gỗ sưa: nhuận khí, không độc, có thể cầm máu, chữa bệnh tim. Từ Hải (cuốn từ điển lớn nhất Trung Quốc) ghi: gỗ sưa có tác dục hoạt huyết, giảm đau.

Các sách này cũng nói rằng, gỗ sưa chỉ dùng phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng, nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến.

Tuy nhiên, theo báo chí Trung Quốc, người buôn bán gỗ sưa thường nhấn mạnh rằng, gỗ sưa có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh nan y, thậm chí trị được “bệnh âm” khi sử dụng đồ dùng gỗ sưa, nhằm nâng cao tính huyền bí và giá trị của nó. Khoa học hiện đại của Trung Quốc đã khẳng định gỗ sưa không hề có tác dụng chữa bệnh.

Theo Ths. Từ Vũ, gỗ sưa giá trị nhất phải là gỗ sưa Hải Nam. Gỗ sưa Hải Nam đắt gấp 10 lần gỗ sưa Việt Nam. Năm 2007, giá của gỗ sưa Hải Nam là 9 tỷ đồng đồng/tấn, trong khi đó, gỗ sưa Việt Nam chỉ khoảng 2 tỷ đồng/tấn. Gỗ sưa Việt Nam không có hương thơm, nhưng hoa văn lại rất giống hệt gỗ sưa Hải Nam. Chính vì thế, người Trung Quốc thu mua gỗ sưa Việt Nam để làm giả. Thậm chí, họ làm giả đổ cổ của vua chúa, sẽ bán được với giá trên trời.
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Thế nên, mới có chuyện, gần đây báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin vụ kiện hi hữu. Bà Lưu, đã bỏ ra số tiền 850 vạn tệ (tương đương 24 tỷ đồng) để mua một chiếc giường cùng một số phụ kiện đi theo bằng gỗ sưa. Bà này kiện người bán hàng ra toà vì cho rằng, đã lừa bán cho bà chiếc giường làm bằng gỗ sưa Việt Nam chứ không phải gỗ sưa Hải Nam.

Vụ kiện kéo dài từ năm 2008 đến nay, song vẫn chưa ngã ngũ, vì Trung Quốc chưa đủ trình độ xác định đâu là sản phẩm từ gỗ sưa Việt Nam, đâu là sản phẩm làm từ gỗ sưa Hải Nam. Hơn nữa, trong các tiêu chuẩn về gỗ đỏ của Trung Quốc, đã chia thành 8 loại, 33 chủng, song vẫn không đề cập gì đến gỗ sưa Việt Nam, để có thể đưa ra căn cứ so sánh.

Theo Ths. Từ Vũ, sở dĩ gỗ sưa đỏ ở Trung Quốc đắt như vậy, là vì, loại gỗ này thường được vua chúa, quan lại ngày xưa ưa chuộng. Chỉ những người có công lao lớn, được phong tước, mới được thưởng đồ làm từ gỗ này. Do đó, trong tâm thức người Trung Quốc, sản phẩm từ gỗ này sẽ nâng cao vị thế cho chủ nhân.

Chính vì lẽ đó, những người giàu Trung Quốc ráo riết săn lùng các sản phẩm gỗ sưa đỏ Hải Nam. Tuy nhiên, để có được một cây sưa, phải mất hàng trăm năm, mà nguồn gỗ sưa Hải Nam đã cạn kiệt, nên thương lái chuyển sang tìm kiếm gỗ sưa ở Việt Nam và đã tạo ra cơn sốt gỗ sưa kinh khủng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Trên Tinh Hoa Thời Báo, có đăng quảng cáo rất nhiều loại gỗ sưa, cả của Việt Nam và Hải Nam. Vào mục rao vặt của tờ báo này, ngày 15-3-2010, có thể biết rõ giá trị của các sản phẩm từ gỗ sưa. Chiếc ấm pha trà, bé bằng nắm tay, làm từ gỗ sưa Việt Nam có giá 6 triệu đồng, bình đựng trà 10 triệu đồng… Thật choáng váng khi 2 chiếc ghế mảnh khảnh bằng gỗ sưa đỏ Hải Nam, niên đại thời Thanh, có giá tới 480 vạn tệ, tương đương 14 tỷ đồng.

Sau thời gian thị trường Trung Quốc náo loạn vì các sản phẩm từ gỗ sưa, giờ họ nhận ra rằng, các sản phẩm gỗ sưa có mặt ở Trung Quốc chủ yếu đến từ Việt Nam, chứ không phải gỗ sưa xịn Hải Nam. Chính vì thế, thời điểm này, cơn sốt gỗ sưa đã tạm lắng. Giá gỗ sưa đã rẻ hơn thời điểm đỉnh cao năm 2007 rất nhiều.
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
 


Back
Top