Đề tài gỗ Sưa theo hướng tốt và xấu?

Minh đã xem về vấn đề gỗ Sưa hiện nay.
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998
Minh cũng có 01 mục mới dành cho bà con mình hiện nay đã và đang trồng gỗ Sưa có nên lo lắng không?
-------------------------------------------
Cảm ơn. Tất cả những thông tin của các Bác
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998.
Thật đáng suy nghĩ là lo lắng. Minh đang dự tính mua giống về trồng 1hecta về sau già ( khoản 20-30 năm sau) để bán dưỡng già, không cần con cháu lo lắng.
Có thể trao đổi về 02 khía cạnh hiện nay:
1/ Thông tin về Đài, Báo cảnh báo đừng nên dẩm vào bước chân củ VD như: Móc Trâu, Móng Bò hoặc là Óc Bưu vàng.
2/ Tại sao thị trường chợ đen các tay thu mua gỗ sưa vẫn cứ thu mua lén lút, chặt phá trộm. Gần nhất là tại Hà Nội xử vừa xong vụ án trộm gỗ sưa tại HÀ NỘI.

Vì vậy? Theo cách suy nghĩ của mọi người như thế nào TỐT HAY XẤU, Ai có thể khẳng định chắc chắn? Xin cảm ơn.
 


Last edited:
"Theo Ths. Từ Vũ, gỗ sưa giá trị nhất phải là gỗ sưa Hải Nam. Gỗ sưa Hải Nam đắt gấp 10 lần gỗ sưa Việt Nam. Năm 2007, giá của gỗ sưa Hải Nam là 9 tỷ đồng đồng/tấn, trong khi đó, gỗ sưa Việt Nam chỉ khoảng 2 tỷ đồng/tấn. Gỗ sưa Việt Nam không có hương thơm, nhưng hoa văn lại rất giống hệt gỗ sưa Hải Nam. Chính vì thế, người Trung Quốc thu mua gỗ sưa Việt Nam để làm giả."
Theo tôi thì giả thiết này có tính thuyết phục nhất cho đến nay. Xin cám ơn bác đã tìm hiểu và post lên cho ae thêm thông tin.
 


Góc nhìn khách quan !

Minh đã xem về vấn đề gỗ Sưa hiện nay. http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998
Minh cũng có 01 mục mới dành cho bà con mình hiện nay đã và đang trồng gỗ Sưa có nên lo lắng không?
-------------------------------------------
Cảm ơn. Tất cả những thông tin của các Bác http://agriviet.com/home/showthread.php?p=54998#post54998. Thật đáng suy nghĩ là lo lắng. Minh đang dự tính mua giống về trồng 1hecta về sau già ( khoản 20-30 năm sau) để bán dưỡng già, không cần con cháu lo lắng.
Có thể trao đổi về 02 khía cạnh hiện nay:
1/ Thông tin về Đài, Báo cảnh báo đừng nên dẩm vào bước chân củ VD như: Móc Trâu, Móng Bò hoặc là Óc Bưu vàng.
2/ Tại sao thị trường chợ đen các tay thu mua gỗ sưa vẫn cứ thu mua lén lút, chặt phá trộm. Gần nhất là tại Hà Nội xử vừa xong vụ án trộm gỗ sưa tại HÀ NỘI.

Vì vậy? Theo cách suy nghĩ của mọi người như thế nào TỐT HAY XẤU, Ai có thể khẳng định chắc chắn? Xin cảm ơn.
-------------------------------------
Có gì không phải, mong Ban Quản trị diển đàn và gia đình Agriviet.com bỏ qua.

Chào bác hoangleminh !
Em có một vài suy nghĩ thế này nếu có gì sai mong Bác và các anh em bỏ qua :
1.Đứng trên quan điểm của một nông dân thì không để đất ngừng đất nghỉ luôn luôn phải canh tác, trồng cây là công việc cả ngàn đời nay chưa bao giờ là sai lẩm cả(vì lợi ích 10 năm trồng cây).
2.Đứng trên quan điểm của một nhà khoa học trồng cây gì? nuôi con gì? thì những cây trồng ấy con vật ấy phải có giá trị thực của nó.
3.Đứng trên quan điểm của nhà doanh nghiệp trồng cây gì ? Đầu vào thế nào( cây giống ,tiền giống). Chăm sóc ra sao( thời gian, tiền công,...). Đầu ra ổn định không ?...
4.Đứng trên quan điểm của nhà nước luôn luôn khuyến khích trồng rừng.
Cây Sưa là loại cây lấy gỗ đặc biệt quý hiếm thuộc nhóm 1A rất cần được bảo tồn trồng mới. Cây Sưa trồng 4-5 năm bắt đầu có lõi, từ 10 năm trở đi lõi đã sử dụng được cho đóng đồ dùng (giá trị thương phẩm),tuổi cây càng lâu thì lõi càng to càng cứng và càng quý.Cây Sưa thuộc họ Đậu (quả giống quả Đậu Ván đốt có mùi rất thối) rất dễ mọc và sinh trưởng, nếu hợp với thổ nhưỡng và được chăm sóc tốt thì lớn rất nhanh.
Như vậy giá trị thực của cây Sưa là gỗ quý nhom1 đóng đồ dùng rất tốt, tốt hơn nhóm 2,3 tốt hơn rất nhiều so với Keo, Thông, Bạch Đàn...Tiền giống bây giờ cũng không đắt nữa, chăm sóc cũng dễ thời gian cũng không lâu (hơn 10 năm). Đầu ra thì phụ thuộc vào chất lượng gỗ rồi (Không nên hy vọng sẽ có giá cao như hiện nay nhưng sẽ không thể rẻ hơn Thông ,keo hay Bạch đàn...)
Trên đây là những suy nghĩ ngắn ngủi của em có gì các bác cứ gop ý nhé!
Em rất hiểu về cây Sưa và kỹ thuật trồng( em trông được 4 năm rồi mà) các bác cần em giúp gì thì alo em rất sẵn lòng giúp : em là Kế Tam Đảo - Vĩnh Phúc. SĐT 0984 635 735
 
Last edited by a moderator:
Muốn chắc trồng xoan bác ạ. Cùng thời gian 6 năm mà 1 ha xoan cho thu hơn 1 tỉ mà keo thu cao lắm cũng kô nổi 200. Em trồng 2 lứa xoan rồi. 1 lứa 10 ha, thu hơn chục. Nếu bác muốn đa cây thì trồng xen xà cừ, mấy cây dó bầu, đến lúc thu hoạch thì bác ăn mỏi răng. 20 năm được 3 lứa, ngót 5 tỉ chứ ít à. Lúc đó khỏi dưỡng già mà là mua nhà lầu, sắm xe hơi rồi, xoan thì kô bao giờ lo đầu ra, lại có thể cải thiện môi trường nữa.
 
Bác Ducanh tính toán cụ thể làm sao mà trồng xoan 1ha cho ra được 1tỷ? Nếu vậy trồng cây này quá tốt. Bác tư vấn cho cụ thể được không? Cám ơn bác
 
chắc các bác ko ai buôn ban lâm sản nên ko biêt đó thôi! Tui đã từng sang trung quốc tim hiểu về các loại lâm sản, trong đó có gỗ sưa. các bác cần chú ý nghiên cứu kỹ nhé:
1/ chắc chắn gỗ sưa ko phải sốt ảo vì hiên nay gỗ sưa rất khan hàng, có bao nhiêu, ở đâu cũng ban được với giá rất cao ( sưa lõi đỏ ). Nếu sốt ảo thì ko bao giờ keo dài đến ngày hôm nay.
2/ ko như "khoai lang nui" hay cỏ nhung, gỗ sưa việt nam có vùng phân bố rất rộng nên người trung quốc ko thể thu gom hết.
3/ vì sao người trung quốc lại bỏ ra số tiền khổng lồ để mua gỗ vụn của việt nam =>gỗ sưa đã đươc nghiên cứu kỹ về giá trị.
4/ ko phải trung quốc ko trồng gỗ sưa mà họ trồng rất nhiều ở các tỉnh phía nam, nguồn hạt sưa chủ yếu lấy từ việt nam.
5/ nguồn cung sẽ khó vuợt cầu vì:
- sưa việt nam được coi là quý nhất các loại sưa ( sau sưa hải nam đã tuyệt chủng ) ko đủ cung cấp giống cho thị trường.
- nhu cầu của người dân ngày càng cao.
6/cây sưa phát triển rất nhanh, khoảng 15 năm có thể khai thác ( trừ các khu vục núi đá cây phát triên rất chẩm ) chi tiết xem tại www.24h / cây sưa.
 
Last edited by a moderator:
Tôi đã từng làm thợ xẻ và thợ mộc ở miền Bắc .
Cây gỗ họ đậu nổi tiếng là gỗ Lim, còn gỗ Lim
nổi tiếng thì ở Thanh Hoá. Gỗ Lim và các loại
Tứ Thiết thì vân gỗ rất xấu . Gỗ vân đẹp ở miền
Bắc thì có gỗ Lát, gỗ Muồng, còn ở miền Nam thì
có gỗ Hương. Nói chung, gỗ cứng thì phải 5 chục
năm mới tốt. Gỗ mềm như gỗ Xoan thì 2 chục năm
là tốt rồi. Gỗ Vàng tâm như gỗ Mít nhà, cũng phải
2 chục năm đến 100 năm mới to. Nói chung, gỗ tốt
ở Việt nam phải từ 50 năm đến 100 năm.
*
Bạn nói gỗ Sưa mọc rất nhanh, như gỗ Xoan chẳng
hạn, thì 15 năm cũng chưa đủ là gỗ quý đâu. Nó có
quý thì cũng chỉ là đua nhau đồn thổi mà nên thôi.
Cứ chặt cây xuống, xẻ ra, đưa cho thợ mộc coi chất
lượng, mới biết giá trị thật của gỗ. Tôi khẳng
định gỗ từ cây 15 tuổi trên trái đất này, chỉ là
gỗ tạm xài được, không thể gọi là gỗ tốt.
 
Tôi đã từng làm thợ xẻ và thợ mộc ở miền Bắc .
Cây gỗ họ đậu nổi tiếng là gỗ Lim, còn gỗ Lim
nổi tiếng thì ở Thanh Hoá. Gỗ Lim và các loại
Tứ Thiết thì vân gỗ rất xấu . Gỗ vân đẹp ở miền
Bắc thì có gỗ Lát, gỗ Muồng, còn ở miền Nam thì
có gỗ Hương. Nói chung, gỗ cứng thì phải 5 chục
năm mới tốt. Gỗ mềm như gỗ Xoan thì 2 chục năm
là tốt rồi. Gỗ Vàng tâm như gỗ Mít nhà, cũng phải
2 chục năm đến 100 năm mới to. Nói chung, gỗ tốt
ở Việt nam phải từ 50 năm đến 100 năm.
*
Bạn nói gỗ Sưa mọc rất nhanh, như gỗ Xoan chẳng
hạn, thì 15 năm cũng chưa đủ là gỗ quý đâu. Nó có
quý thì cũng chỉ là đua nhau đồn thổi mà nên thôi.
Cứ chặt cây xuống, xẻ ra, đưa cho thợ mộc coi chất
lượng, mới biết giá trị thật của gỗ. Tôi khẳng
định gỗ từ cây 15 tuổi trên trái đất này, chỉ là
gỗ tạm xài được, không thể gọi là gỗ tốt.

Gỗ Sưa hiện nay có giá trị kinh tế số 1 trong các loài gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA, Cây Sưa rất chậm lớn người Tàu đang săn lùng để mua nhưng không có hàng.
 
Mấy chục năm trước, tôi làm nghề thợ xẻ, thoáng nhìn
cũng đánh giá được gỗ. Loại đường kính nhỏ nhất mà
Lâm nghiệp khai thác, cũng trên 1 gang tay, và phải
3 khúc gỗ dài 4-5 mét mới được 1 mét khối gỗ.
*
Trong bài báo có hình chụp, đường kính nơi vết cắt
chỉ chừng 1 gang tay, làm sao ra nổi 2 mét khối rưỡi
gỗ? Dù sao, bà con bán được giá tôi cũng mừng, kể cả
tính thành 10 mét thì càng nhiều tiền.
*
20945160-images2060081_sua1_1.jpg

*
101103084910-907-458.jpg

*
101103084910-195-857.jpg

*
Nguồn:
http://www.tin247.com/thuong_vu_go_sua_20%2C5_ty_dung_luat_hay_pham_phap-10-21673176.html
*
 
Mấy chục năm trước, tôi làm nghề thợ xẻ, thoáng nhìn
cũng đánh giá được gỗ. Loại đường kính nhỏ nhất mà
Lâm nghiệp khai thác, cũng trên 1 gang tay, và phải
3 khúc gỗ dài 4-5 mét mới được 1 mét khối gỗ.
*
Trong bài báo có hình chụp, đường kính nơi vết cắt
chỉ chừng 1 gang tay, làm sao ra nổi 2 mét khối rưỡi
gỗ? Dù sao, bà con bán được giá tôi cũng mừng, kể cả
tính thành 10 mét thì càng nhiều tiền.
cây sưa 1m3 thì ko có nhưng cây 0.2m3 thì cung ko hiếm bà con thử tính xem:
2m3 <=> 20tỷ => 0.2m3 <=> 2tỷ.
GIÁ TRỊ CỦA GỖ SƯA LÀ CÓ THỰC, KO THỂ COI THƯỜNG GIÁ TRỊ GỖ SƯA ,
 
Nay xơi cả rễ Sưa luôn

02/12/2010 - 06:38 PM​
Cây sưa ở núi Nùng-Công viên Bách Thảo vô cớ bị cưa rễ
Một cây sưa to nằm trên núi Nùng, ngay giữa công viên Bách Thảo, bỗng nhiên bị cưa mất rễ mà không rõ nguyên nhân. Dù trên thân cây có gắn biển tên là "sưa trắng" nhưng người đứng đầu của Công viên này lại cho rằng đó chỉ là cây xanh bình thường.
Sau khi nhận được tin phản ánh của người dân về 2 cây sưa trong công viên Bách Thảo Hà Nội bị chặt rễ. PV đã có mặt tại hiện trường để tìm hiểu sự việc.


SUA1.jpg
Đoạn rễ cây sưa bị cưa lộ rõ trên mặt đất trước khi bị lấp. (Ảnh: Quang Tùng)

Khi PV có mặt tại địa điểm, cây sưa tại khu vực núi Nùng đã bị chặt rễ, một PV của báo GĐ&XH đưa máy định chụp ảnh gốc sưa, liền bị một số công nhân đang làm việc tại đây đã che máy ảnh. Các công nhân này nói, họ không có nghĩa vụ trả lời về nguyên nhân của việc rễ sưa bị chặt, rồi đã nhanh chóng dùng đất và cỏ lấp lên đoạn rễ sưa đã bị cưa. Trước khi bị lấp, có thể quan sát rõ đoạn rễ cây bị cưa dài khoảng 2m và có đường kính khoảng 30 cm.


sua2.jpg
Dù công viên Bách Thảo không cấm chụp ảnh nhưng các công nhân đang làm việc tại đây đã "ra tay" che máy ảnh của PV

Khi PV và 2 PV của báo GĐ&XH đến phòng làm việc của Giám đốc Công viên Bách Thảo, cùng với sự có mặt của Công an phường Ngọc Hà, thì bà Nguyễn Thị Thạch, Giám đốc công viên cho rằng PV báo GĐ&XH cần phải liên hệ trước với lãnh đạo mới có thể tác nghiệp tại đây. Sau đó, bà Thạch yêu cầu PV ở lại để lập biên bản. Bà Thạch cũng không trả lời rõ ràng với phóng viên về việc cây sưa bị cưa rễ, mà chỉ nói rằng, đó chỉ là một loại cây xanh bình thường (dù trên thân cây có ghi rõ đây là loài sưa trắng - PV)).


sua3.jpg
Rồi ngay sau đó đoạn rễ sưa bị cưa đã được nhanh chóng lấp lại mà không có một lời giải thích rõ ràng của lãnh đạo Công viên Bách Thảo. (Ảnh: Quang Tùng).

Trao đổi với phóng viên, đại diện của Công ty TNHH Nhà nước một Thành viên công viên cây xanh Hà Nội, đơn vị quản lý Công viên Bách Thảo, bà Mai Hương Giang, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, cho biết, hiện vẫn chưa nhận được báo cáo nào về việc 2 cây sưa trong Công viên Bách Thảo bị cưa rễ, nhưng sẽ tiến hành kiểm tra và sớm sẽ có thông tin trả lời cơ quan báo chí.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả về vụ việc “bí ẩn” rễ sưa bị cưa này.


 
Lâu lâu lại có thông tin về Gỗ Sưa.
Và mỗi người có 1 suy nghĩ gì về cây Sưa - có nên trồng hay không???
 
Last edited:
Nhân viên các cấp của công ty có ý che dấu đi chuyện rễ cây bị cưa .
Đó là chuyện thường tình, dễ hiểu . Họ không ăn trộm, nhưng nếu có
chuyện mất trộm, thì họ bị phiền hà . Có thế thôi .
*
Còn về chúng ta, trồng một cây Sưa cho nó có gỗ đường kính 20 centimet
là một thời gian khá dài, không ít hơn 10 năm . Sau thời gian ấy, đã
chắc đây gỗ Sưa còn ở giá cao gấp nhiều lần gỗ khác, mà lúc ấy lại có
gỗ khác đắt gấp mấy gỗ Sưa thì sao? Chắc ăn, thì cứ trồng gỗ Xoan.
*
Còn bạn Nhung Hươu Hương Sơn thì hiểu nhầm bài của tôi . Bài của tôi
nói về khối lượng gỗ Sưa, nhưng bạn lại nói về giá tiền mua bán gỗ
Sưa . Xin nhắc cho bạn biết cách tính mét khối gỗ tròn là Bán kính
nhân Bán kính, nhân với Pi (3,1416), rồi nhân với chiều dài cây gỗ.
Cây gỗ đường kính trung bình 20 phân (ví dụ gốc 25 phân, ngọn 15 phân),
thì bán kính 10 phân, diện tích trung bình là 314 phân vuông, hay
0,03 mét vuông. Nếu khúc gỗ ấy dài 10 mét thì nó được 1/3 mét khối gỗ.
*
 
Thấy các bác bàn luận sôi nổi quá, em xin góp vài lời

Theo quan điểm của em thì nên trồng xen lẫn với những cây ngắn ngaylaf giải pháp thích hợp nhất.
Các bác cứ trồng Sưa, nhưng hãy tìm cây khác cho thu nhập cao trong ngắn hạn là chắc ăn, như Soan chẳng hạn, em ủng hộ quan điểm này.
 
Mình chỉ cần nghe là "mần" liền không cần bàn nhiều lắm! Đừng bao giờ để đất trống, hãy trồng và đôi khi hãy nghĩ cho con cháu mình chứ không phài là mình. Nhà dưới quê mình có những cây sao to mà tuổi của nó hình như là lơn hơn tuổi của ba mình. Với mình giá trị của nó không thể tính bằng giá của nó trên thị trường mà giá trị tinh thần của nó đối với gia đình mình! Mình nghĩ ông nội mình "dám" trồng sao thì không có lý do gì mà mình không trồng sưa...(có lẽ ông nội mình chưa biết tới cây sưa hay không có giống để trồng!).
Mấy cây này ông nội mình trồng lúc mình học cấp 2..
IMG_3974.jpg
 
Last edited:


Back
Top