ếch giống bao nhiu 1 con

  • Thread starter thienkiet
  • Ngày gửi
T

thienkiet

Guest
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân:
- Địa chỉ: tâyninh
- Tel, Fax: ::: FaX 01264386126
- email: vuanhkiet2005
================================
em ở tây ninh câ`n mua ếch giống, ko biết anh (chị) bán bao nhiu 1kg va ếch giống na`o tốt . va` mi`nh có thể cu`ng hợp tác va` phát triền .em co thể la` nha` phân phối ếch ở tây ninh cho anh chị , em chân tha`nh cảm ơn
 


Last edited by a moderator:
Tây Ninh bạn đến huyện Bến Cầu, ngay bùng binh (vòng xoay) huyện bạn hỏi chổ nuôi ếch, người ta chỉ cho. Chổ nào nuôi và bán con giống nhiều lắm
 
rắn ráo trâu có nơi còn gọi là rắn long thừa và nhiều tên gọi khác nửa.Tôi gửi bạn 1 ít kinh nghiệm của tôi bạn đọc nha,nếu cần gì thêm thì gọi cho tôi , sdt của tôi 0907938476,tôi sẽ trao đổi tận tình với bạn ,mong được nhiều thành viên có sở thích nuôi loại rắn này ,để chúng ta trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi ,mai này được thành công mỷ mản hơn

RẮN LONG THỪA

<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Tôi XUÂN VŨ là một nông dân nghèo sống ở kv2 thị trấn đông thành huyện đúc huệ tỉnh long an .Với sự đam mê và yêu thích con rắn nên tôi đã đến với con rắn long thừa đã trên mười năm .Rắn long thừa còn có nhiều tên gọi khác nhau theo từng địa phương chúng sống như hổ trâu,hổ hèo,hổ vện,ráo trâu …Là loài rắn sống trên cạn không có nọc độc, chiều dài thân có con dài đến 4 mét nặng tới 12 kg ,nhưng ta thường gặp với trọng lượng 1,5kg đến 2 kg thôi
Tôi đã nuôi sinh trưởng và sinh sản thành công loài rắn này
Thật ra chúng rất dể nuôi ,nếu mình biết 1 vài đặc tính của nó ,là thú hoang dã mới được thuần dưởng nên ít nhiều trong chăn nuôi còn gặp rất nhiều trở ngại ,sau đây là 1 số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ thời gian thăng trầm với loại rắn này .Nay tôi đã có trong tay vài trăm con rắn bố mẹ, và mổi năm xuất bán trên 10 ngàn con giống 1 ngày tuổi
Nuôi nhốt có nhiều cách nuôi
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Nuôi trong chuồng,lồng,và nuôi bán hoang dã
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Chuồng tận dụng chuồng heo củ ,trên lợp lưới sắt và bên trong làm một ngăn gác cho rắn trèo lên nằm nghỉ ,6m2 chuồng có thể nuôi được 30con
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Lồng ,hình chử nhựt dài 2m,ngan 1m,cao1m có thể nuôi từ 10 đến 15 con ,trong lồng có 1 ngăn gácđể chúng nghỉ ngơi ,mán ăn ,nước uống đầy đủ ,lồng đóng bằng gổ tốt nhất
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]--> Còn 1 cách nuôi nửa khá đặc biệt và tốn nhiều công suất nhưng đem lại hiệu quả rất cao ,nuôi 1 con /1 hầm ,xây hộc bằng xi măng dài 90cm,ngan 40cm,cao25cm ,âm xuống đất trên có 1 lổ để cho thức ăn và nước cho rắn uống ,cách nuôi này làm cho con rắn ít hoạt động ,mau lớn và kiểm tra dể dàng
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Nuôi bán hoang dã ,xây tường rào xunh quanh cao 2m có gờ ra 30cm để chặn những con quá dài bò thoát ra ,đụng vào gờ tol không thoát được ,trồng cây cỏ ,tạo môi trừơng thiên nhiên ,có 1 hồ nước ,cho rắn và ếch nhái uống tụ do .Trong chuồng lợp 1 mái nhà sàn được phủ kín bằng là dừa nước để cho mát mẻ là nơi trú ẩn và đẻ trứng ,nếu trời nắng nóng thì rắn nằm dưới nền nhà sàn ,còn mưa nước thì leo lên sàn
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]--> Nói chung nuôi kiếu nào cũng tốt ,nhưng phải thoát mát là được ,ở miền nam không cần tránh rét ,chỉ lo cho thóang mát mà thôi ,nhiệt độ xuống 25 độ rắn không ăn trên 35 độ rắn bịnh và chết .Nhiệt độ tốt cho rắn là 30 -32 độ
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Rắn nuôi 12 tháng tuổi nếu nuôi tốt có thể sinh sản .lứa đầu đẻ từ 7 đến 12 trứng một năm nuôi tốt đẻ 3 lần ,những con lâu năm lớn để tới 30 trứng 1 lần
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Âp trứng tùy theo cách ấp ,ấp hầm đất 60 nở ,ấp thùng ,lu 70 ngày nở ,ấp ủ cát +đất+lá mục 90 ngày nở .
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->Rắn để từ tháng 6 âl đến tháng 11âl ,tập trung vào tháng 9 và tháng 10 âl
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]--> Con mới nở cho uống nước tự do ,khoản 7 ngày là lột da lần đầu tiên
rồi mới cho ăn ,thức ăn là nhái ,cóc ếnh con …
Thức ăn là ếch, nhái ,cóc ,chim ,chuột ,gà,vịt,động vật nhỏ…Cứ 4 kg thức cho ra 1 kg rắn ,ba ngày cho ăn 1 lần ,tránh đút nhét làm cho rắn quá no
Hiện nay giá 1 con giống mới nở là 80.000d ,nuôi tốt 1 năm có thẻ đạt từ 1,5kg đến 2kg/con ,giá rắn thương phẩm hiện này là 480.000d /1kg tại miền nam ,ngoài bắc cao hơn nhiều
---------------
Chưa chắc còn sống con nào......., mà vội hỏi đực cái, nếu vào mùa sinh sản con trưởng thành trên lưng con rắn đực có 1 lằn chỉ chạy dài từ 1/2 thân xuống tận chót đuôi, nhìn kỷ hoặc sờ tay vào mới biết, còn đầu to, nhỏ, hình tròn,hình bầu dục là những yếu tố phụ. Góc đuôi gần hậu môn phình to, bóp loài ra 2 gai sinh dục đấy là điểm chính trong phân biệt rắn đực và cái
---------------
Nếu bác quan sát kỹ thì bác chỉ cần quan sát đuôi là đủ rồi. Đuôi rắn ráo trâu cái rất dài, nhọn, giống như đầu kim may vậy đó. Còn, rắn ráo trâu đực có đuôi không dài lắm, kết thúc đuôi là hình cầu tròn, không nhọn như đầu kim may. Nếu bác chắc chắn hơn hình ở con rắn ráo trâu cái có 1 lỗi ở gần cuối đuôi là âm đạo. Thân.
 
Last edited by a moderator:
Tiêu chảy, Sên: Do nguồn thức ăn
- Viêm phổi: Do nhiệt độ
---------------
Ngoài ra còn một nguyên nhân rất quan trọng nữa mà bà con nuôi rắn mình hiện nay ít quan tâm đến đó là vấn đề: CẬN HUYẾT
Một bầy rắn bố mẹ thuần chủng sẽ cho ra bầy con rất khỏe mạnh, nhưng từ lứa sau F2, F3, F4... do nhận thức và trình độ hiểu biết của bà con nông dân mình còn thấp nên hay để xảy ra giao phối Cận Huyết. Chính vì vậy mà rắn con khi nở ra rất yếu và thường hay mắc bệnh.
Cách phòng tránh tốt nhất để không xảy ra Cận Huyết là bà con mình nên tìm đổi con giống đực (hoặc cái) từ những nguồn rắn khác nhau
 
Last edited by a moderator:
vấn đề giao phối cận huyết thì giải quyết cũng không khó......chỉ cần trao đổi rắn giữa các trại thì sẽ giảm được tình trạng đó........quan trọng là họ có chịu trao đổi ko thôi.......thanks
---------------
ủa bài này đăng để hỏi mua ếch mà.........đem rắn vào đây chi..........chúng oánh àhh
 
Last edited by a moderator:
Thiện Thạch áp dụng phương pháp nuôi giòi trên sàn xi măng học hỏi từ Sơn Đông, nhưng cô thấy hiệu quả không cao vì tốn diện tích mà sản phẩm thu được lại ít. Cô nghĩ ra cách nuôi giòi trong nồi sành, nồi chồng lên nhau, vừa không tốn diện tích vừa có năng suất cao gấp mấy chục lần. Thiện Thạch cũng thay nguyên liệu dùng để nuôi giòi từ cám lúa mạch là thứ rất đắt sang dùng cám lợn vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm...
---------------
[FONT=Tahoma,Arial,Verdana]Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<SUP>3</SUP> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.
[/FONT]
[FONT=Tahoma,Arial,Verdana](Bài viết của [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Th.S Triệu Minh Đức - ĐH Thành Tây)[/FONT] [/FONT]
[FONT=Tahoma,Arial,Verdana]

Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…<O:p></O:p>
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<SUP>3</SUP> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.<O:p></O:p>
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.<O:p></O:p>
1. Lựa chọn thức ăn nuôi dòi<O:p></O:p>
Cách phối chế: tốt nhất là kết hợp phân gà với phân lợn. Dùng phân trâu bò kém hiệu quả. Có 3 cách thức phối chế:<O:p></O:p>
-Phân lợn, gà mỗi loại 50%, thêm chút ít nước, độ ẩm 80%.<O:p></O:p>
-Phân lợn 1 phần, phân gà 2 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.<O:p></O:p>
-Phân lợn 2 phần, phân gà 1 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.<O:p></O:p>
2. Kỹ thuật nuôi dòi<O:p></O:p>
a. Dùng chậu nhựa: <O:p></O:p>
Mỗi chậu nhựa sản xuất 1-1,5kg dòi, có thể nuôi 50-75 con rùa cá sấu. Sử dụng nội tạng động vật, chuột chết, đặt vào nơi có nhiều ruồi, nhặng để nhử chúng đến đẻ trứng. Thu trứng dòi vào sáng và tối, đưa trứng vào chậu nhựa đường kính 60cm, hoặc thùng nhựa đường kính 30cm, cho thêm chút ít rượu vào chậu, giữ độ ẩm, đậy nắp, sau 2-3 ngày sẽ có dòi. Cách làm này có thể làm ngoài trời, không cần giống. Thức ăn nuôi dòi, từ ít đến nhiều, sử dụng phân gà, lợn trộn theo tỉ lệ 1/1 cho vào chậu. Một chậu nhựa đường kính 60cm, cho 1kg phân, cho thêm 100cc nước đường có 3% rượu (hoặc nước dỉ đường), sau 4-5 ngày là có dòi. Khi thu dòi, cho nước vào chậu dùng gậy đập nhẹ vào chậu, dòi sống sẽ nổi lên mặt nước, dùng vợt vớt ra rửa sạch, khử trùng rồi đem nuôi. Nước bã cho vào bồn khí sinh học hoặc hố phân để phân huỷ. Cũng có thể sử dụng nước bã này đưa vào ao để nuôi rùa, ba ba, lươn, cá…<O:p></O:p>
b. Nuôi trên đất ngoài trời: <O:p></O:p>
Là cách nuôi phù hợp phương thức nuôi quy mô lớn.<O:p></O:p>
-Chọn nơi nuôi: chọn nơi đất bằng phẳng xa nhà, gần trại chăn nuôi, diện tích khoảng 4m<SUP>2</SUP>.<O:p></O:p>
-Làm lồng nuôi: dùng cọc sắt hoặc gỗ để làm lồng nuôi, cao 50cm, phía trên lồng và 2 bên có lớp các tông để che nắng. Xung quanh lồng có 1 lớp vải nhựa che phủ để giữ nhiệt, giữ ẩm. Lồng có kích cỡ nhỏ, có thể di chuyển.<O:p></O:p>
-Trên lớp đất phẳng được rải phân gà trộn phân lợn theo tỉ lệ 1/1. Cho thêm nước, đảm bảo độ ẩm phân, giữ lớp phân tơi xốp, dầy 5-10cm. Sau đó đậy lồng lên lớp đất đã rải phân, dỡ vải nhựa 2 bên, trên lớp phân rải bỏ thêm vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi.<O:p></O:p>
-Sau khi rải phân, giữ phân đủ ẩm, để ruồi đẻ trứng và nở. Với phân gà chỉ cần giữ ẩm là được, nhưng nếu dùng phân lợn thì cho thêm nước amôniac 0,03% để nhử ruồi đến đẻ trứng. Sau ngày đầu tiên ruồi đẻ trứng, bỏ vải nhựa xung quanh lồng, nén nhẹ lớp phân, để trứng ruồi nở. Sau 8-12 giờ, trứng ruồi sẽ nở. Sau khi trứng nở, không được để đọng nước. Sau khi nở 6-9 ngày, có thể thu dòi. Phải đảm bảo không để dòi hoá nhộng. Do dòi sợ nắng, khi thu dòi, rỡ chụp lồng, để ánh nắng chiếu thẳng vào lớp phân, dòi sẽ chui xuống đáy, sau đó gạt lớp phân phía trên, rồi gom phân và dòi ở phía dưới, có thể thu được dòi, phân còn lại sẽ bổ sung phân tươi rồi san ra tiếp tục nuôi dòi đợt sau. <O:p></O:p>
c. Cách nuôi trong chậu ven ao: <O:p></O:p>
Dùng 1 chậu đường kính 40cm treo trên mặt ao nuôi rùa đặt cách nhau 1-2m. Chậu đặt cách mặt nước 20cm. Cho phân vào chậu, trộn chút ít nước amoniac, trên đó bỏ vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi đẻ trứng. Ruồi nhặng sẽ kéo nhau vào đẻ, chỉ sau 7 ngày là có dòi bò ra trong chậu. Khi đó, đổ lớp phân có dòi xuống ao để rùa ăn. <O:p></O:p>
Cách làm này rất đơn giản, cứ 2 kg phân thu được 500g dòi. Cần lưu ý, chậu không sâu quá, khoảng 10-15cm, nên dùng chậu nhựa, đáy có 2-3 lỗ thoát nước để không đọng nước khi gặp mưa. Khi cho phân vào chậu, dùng giấy các tông che 3/4 chậu, còn chừa lại 1/4 để nhử ruồi, nhặng. Việc che nắng còn có lợi cho sinh trưởng của ruồi. Trong quá trình nuôi, phải giữ độ ẩm vừa phải.<O:p></O:p>
d. Nuôi trên giá đặt trong nhà<O:p></O:p>
Cách nuôi này phù hợp phương thức nuôi trang trại lớn. Cấu trúc giá nuôi đảm bảo tự động tách dòi, giảm nhân công, thao tác thuận tiện, quản lý dễ.<O:p></O:p>
-Làm nhà nuôi dòi: sử dụng nhà cũ, kho cũ, xa dân cư, gần chuồng trại, để tiện lấy phân tươi. Một gian rộng 30-50m<SUP>2</SUP>, có cửa kính hoặc lưới thép. Xung quanh gian nhà có rãnh ngăn kiến.<O:p></O:p>
-Giá nuôi dòi: trong gian phòng làm giá phẳng xây bằng gạch rộng 1,5m<SUP>2</SUP>, cao 30cm. Trên giá phẳng có xây gờ xung quanh, cao 10cm, xung quanh giá có rãnh rộng 3cm, sâu 2cm để thu dòi. Trên giá phẳng dùng xi măng láng mặt trơn nhẵn. Ở 2 góc hai bên có lỗ thu dòi, đường kính 3cm, phía dưới lỗ này có đặt bình hứng dòi.<O:p></O:p>
-Cho ăn, nhử dòi và thu dòi: phân tươi (lợn và gà) được sử dụng tương tự các cách làm trên. Phân được trộn nước, rải thành đống nuôi dòi ở giữa, phía trong dầy 15cm, xung quanh 3-4cm. Trên giá có bỏ chuột chết, nội tạng động vật khoảng 500g. Sau khi đưa trứng vào 4-5 ngày là có dòi. Khi dòi trưởng thành sẽ tự động bò ra khỏi đống phân, tìm nơi để hoá nhộng. Chúng sẽ bò tập kết vào rãnh rồi rơi xuống bình hứng dòi. Vào mùa hè mỗi ngày đổi bình hứng dòi 2 lần, dòi tươi lấy ra, rửa bằng KMnO<SUB>4</SUB> 0,1% trong 3 phút có thể để nuôi.<O:p></O:p>
-Đổi thức ăn: lần cho ăn đầu tiên sau khi gây nuôi 5 ngày là có dòi. Khi đó, thức ăn ở phía trên vẫn chưa sử dụng, phía dưới cũng sử dụng chưa hết. Do đó, sau khi thu dòi lần 1 cho thêm 40% thức ăn mới trộn vào thức ăn cũ, rồi gây dòi lần 2. Lần 3 thêm 50% thức ăn mới, những lần sau đó bổ sung thức ăn mới theo tỉ lệ cao hơn và vẫn tận dụng thức ăn cũ.<O:p></O:p>
Trường Đại học Thành Tây đã phối hợp với một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất dòi làm thức ăn cao đạm, rẻ tiền để nuôi rùa, ba ba, tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật để chuyển giao cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho nông dân.
[/FONT]

<!-- / message --><!-- edit note --><HR style="COLOR: #e1e1e1" SIZE=1>thay đổi nội dung bởi: Trường Giang, 08-30-2010
 
Last edited by a moderator:


Back
Top