Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 


Nếu phải viết dài thì bác viết ra file word, chỉnh sửa đàng hoàng, rồi hãy copy vào diễn đàn :lol:
Cám ơn bạn Nguyen Son, cho nên khi dịch đoạn về Aquaponics trên, tui viết bên Word, xong copy qua.
Thân.

------ 4 minutes:

Theo em nghĩ tại sao ta không chặt 4 góc của bể vuông , có thể tạo 1 lực ly tâm nhỏ cũng làm cho các chất thải gom vào giửa ...các bác thấy sao .
Làm như vậy hay lắm đó bạn binh_dan, sẽ tránh được các "góc chết".
Thân.

------ 8 Giờ 3 minutes:

Cảm ơn bác thuy-canh. Rất hoan nghên các bác ở nước ngoài có kiến thức về nông nghiệp chia sẻ với ace trong nước(đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp phát triển).
Anh em chúng tôi ở nhà sẻ dựa vào kinh nghiệm của các dĩ nhiên không thể bê nguyên si những điều hay ở nước ngoài được( vì nền nông nghiệp của ta còn kém). Chúng tôi sẻ linh động áp dụng từng phần hoặc cải tiến qua đó sẻ dể dàng thành công hơn.
Bạn MrHailua,
Tui đề-nghị, chúng ta nên ý-thức để không làm loãng Chủ-đề hết sức hay của bác botienthi. Cuộc tranh tài đang tiếp diễn, vậy chúng ta chờ. Lý do là tui không có khả-năng tóm gọn ý trình-bày, mà điều bạn nêu ra nó bao quát quá! Tui không ngại nếu phải trình-bày một thời-gian dài, nhưng ngại bạn không có thì giờ theo dõi những bài viết cà-kê dê ngỗng về thủy-sản kết-hợp thủy-canh và cũng kết-hợp nuôì trùn. Về nuôi trùn, tui chỉ dám bổ-túc thêm những điều chưa thấy nói về con trùn, nhưng về cách nuôi thì đã có nhiều bạn trình-bày rồi, nhất là công-ty lớn như Trùn Quế An-Phú.
Vậy đi bạn nhé!
Thân.
 


Last edited:
Theo em nghĩ tại sao ta không chặt 4 góc của bể vuông , có thể tạo 1 lực ly tâm nhỏ cũng làm cho các chất thải gom vào giửa ...các bác thấy sao .

theo tôi nghĩ thì nên đễ lại các góc vuông vì hồ hình vuông chặt đi 4 góc nó sẽ tiến dần đến hình tròn ta cho dòng nước xoay tròn thì tất cả nước trong hồ đều chuyển động không giống ngoài tự nhiên lắm. cá có tập tính sống nước chảy nhưng cũng có lúc nép vào hang hốc để nghĩ ngơi chứ theo nước chảy hoài chắc là ra tới biển luôn. vì vậy các góc vuông này có thể là nơi trú ẩn cho những anh chán nãn với "dòng xoáy cuộc đời" vào đây để nhìn người khác "xoay tròn".
 
Bạn baotoanchemical,
Gặp những góp ý như vầy, trả lời thì mất công, mà không trả lời thì là vết dầu càng ngày càng loang xa. Nè bạn :
- Nhớ đừng nhốt cá nhé!
- Nhớ đừng cho ăn thức ăn công-nghiệp nhé!
- Và nhớ : - Đừng bắt cá bán nhé! Cá ngoài thiên-nhiên đâu có bao giờ muốn vậy đâu?
Giỡn cho vui, bạn có thể phản bác thoãi-mái!
Thân.
 
Tui đề-nghị, chúng ta nên ý-thức để không làm loãng Chủ-đề hết sức hay của bác botienthi. Cuộc tranh tài đang tiếp diễn, vậy chúng ta chờ. Lý do là tui không có khả-năng tóm gọn ý trình-bày, mà điều bạn nêu ra nó bao quát quá! Tui không ngại nếu phải trình-bày một thời-gian dài, nhưng ngại bạn không có thì giờ theo dõi những bài viết cà-kê dê ngỗng về thủy-sản kết-hợp thủy-canh và cũng kết-hợp nuôì trùn. Về nuôi trùn, tui chỉ dám bổ-túc thêm những điều chưa thấy nói về con trùn, nhưng về cách nuôi thì đã có nhiều bạn trình-bày rồi, nhất là công-ty lớn như Trùn Quế An-Phú.
Vậy đi bạn nhé!
Thân.

Vâng! Tôi đắn đo mãi mà chưa dám viết. Nhưng may nhờ bác đã viết giúp rồi.
Chúng ta đang giải "cờ thế" hoặc là đưa ra phương pháp "phá trận". Vậy thì đi theo việc xây dựng cái "sườn" là quan trọng hơn. Chỗ nào có vẻ khó hiểu thì giải thích chi tiết một tý.
Ví dụ trong đánh cờ thì khi kẻ địch khuyết sĩ thì ta phải dùng song xa ép xuống. Nếu không đủ song xa thì phải sử dụng gì... Còn trong binh pháp thì ví dụ như đường hẹp độc đạo thì dễ dùng phục binh. Nguyên tắc giữ nước là kế sâu rễ bền gốc, dưỡng sức dân...V.v...
Không thể nào chỉ dẫn con xe phải đi xuống mấy nước, rẽ ngang mấy nước. Hoặc phục binh thì dùng bao nhiêu quân, hỏa công hay lăn đá... Vì những cái đó tùy tình hình thực tế và khả năng của người chơi.
Với những vấn đề cụ thể (trồng cây đó như thế nào, nuôi con này ra sao thì chúng ta sang các box cụ thể về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản...) vừa dễ tìm, vừa tập trung và kiến thức cũng sâu hơn.
Ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta nên tập trung vào những phương án tổng hợp tạo nên giá trị hiệu quả cao nhất có thể cho mỗi thế đất. Mỗi thế đất có nhiều phương án . Điều kiện của người tham khảo thế nào thì sẽ áp dụng theo phương án tạo hiệu quả cao nhất đối với người đó.
 
ấy ấy ! chuyện "chặt" 4 góc là chuyện nên làm,vì khi ta bơm nước tạo dòng những góc là vật cản làm cho dòng chảy không được thông,lỗi là khi góp ý tôi lại quên hi...hi.
tôi vẩn bảo nguyên ý bể hình vuông để lợi dụng việc liên kết,"bẻ" mấy góc cũng không hề gì .cảm ơn bạn binh_dan đã nhắc nhở.
thân
 
Nay thế cờ của bác botienthi vừa đi được vài nước, dòm qua dòm lại chỉ còn thấy Lão Thủy-canh. Mà lão nầy dõm! Đối với môn Song-thủ Hỗ Bác lại mù tịt. Làm sao đây hở Trời!

Thôi từ từ, để tui tìm cách thử coi!
Thân.

Theo tôi nghĩ thì không cần lo nhiều về điều đó đâu. Vì tôi cho rằng đưa ra một phương án không phải đơn giản nếu không phải đã từng nghiên cứu hay có kinh nghiệm thực tiễn hoặc kiến thức đầy mình.
Có thể rất nhiều cao nhân sắp chuẩn bị đưa ra thế trận "dồn đuổi chúng ta chạy không kịp thở" ấy chứ!
Kính!
 
Vậy tui đi thêm vài nước nha!
- Nuôi cá, lấy chất thãi của cá trồng Rau và nuôi Trùn.
- Rau : cho Thỏ, Gà và chủ Trại xơi.
- Cá : Bán, và Chủ Trại xơi con sống, con chết cho kỳ-đà.
- Cứt cá, cứt kỳ-đà, thỏ, gà... mua thêm cứt bò : nuôi Trùn.
- Trùn : nuôi cá, ếch, gà...
- Phân trùn : bón cho cây trồng đất và... bán.
Hì hì, sau mấy nước nầy thì... tịt ngòi! Không còn nước nào đi nữa! Vậy đi nha!
Thân.
 

Cảm ơn bác thuy-canh. Rất hoan nghên các bác ở nước ngoài có kiến thức về nông nghiệp chia sẻ với ace trong nước(đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp phát triển).
Anh em chúng tôi ở nhà sẻ dựa vào kinh nghiệm của các dĩ nhiên không thể bê nguyên si những điều hay ở nước ngoài được( vì nền nông nghiệp của ta còn kém). Chúng tôi sẻ linh động áp dụng từng phần hoặc cải tiến qua đó sẻ dể dàng thành công hơn.
Bạn MrHailua,
Như đã thưa với bạn trước đây về yêu-cầu của bạn, là tui sẽ tìm cách nào đó đáp-ứng bạn. Nhưng nếu chờ đến lúc có thời-giờ thì coi bộ hơi lâu! Vậy, rảnh lúc nào, nói lúc đó, vậy đi bạn nhé!
Thêm vào với gò bó của thời-gian, chúng ta còn phải tôn-trọng Chủ-đề nầy, vậy chúng ta sẽ trao đổi nhau ở chỗ khác.
Mà tui thì như một con khỉ nhỏ, không ở yên một chỗ nào hết. Bạn biết không, rất nhiều lần mọi người đang bàn ngon trớn, mà góp ý của tui cần phải nói rộng thêm một chút qua một lãnh-vực khác, thế là tui thoãi-mái "chơi" luôn! Chưa hết, mọi người đang bàn tán nghiêm-chỉnh, mà tui lại sợ, rất sợ căng-thẳng, thế là tui pha trò, lảng thế đó mới chết chứ!
Còn nữa, chúng ta sắp sửa trao đổi về những điều không thể sắp vào được lãnh-vực nào hết : Trồng-trọt một chút, chăn nuôi cũng có, linh-tinh cũng không thiếu..! Chưa hết, trong nuôi trồng thì không phải chỉ có một thứ... Mà kiến-thức chúng ta lại hết sức hạn-chế. Vậy nên, chỗ mà tui rất khoái, thích-hợp với tui nhất là khu Thư-giản. Ở đây, chúng ta có thể bàn về bất cứ chuyện trên trời dưới đất nào cũng được, không phải bị gò bó; và như vậy không có gì phải áy-náy.

Vậy nhá, vậy chúng ta xuống khu Thư-giản.
Thân.
 
Chu cha!
Không biết có ai xúi, mà con bé Ngoinhanho lại nhất-định lôi tay tui kéo đi vậy không biết? Mà tui thấy, "con nít" (đừng buồng nha Nhà nhỏ) tụi nó tinh lắm! Mình mà thương nó, nó biết liền, nó "dợt" mình cho mà coi! Thôi kệ!

Trở lại với cái bể nổi của bác botienthi. Tui làm như sau, để tránh chuyện "vở bờ", và cũng để được khô ráo vào mùa mưa dầm :
- Đào xuống 5 tấc, thích-ứng với cỡ bể định làm.
- Vét lòng chão để : chung quanh sâu 5 tấc, nhưng giữa rún sâu 8 tấc.
- Dùng nhiều cây tràm dài 2m, vót nhọn gốc.
- Xóc cây tràm vòng chung quanh thành hố, sâu xuống 5 tấc. Như vậy cây tràm sẽ còn cao 1,5m tính từ đáy vách hố. Nếu khó xóc cọc xuống, bác cho biết, để tui nói cách chúng tôi ở Úc xóc cọc, theo tui là hay).
- Theo tui ước-tính thì khoảng cách giữa các cây tràm 4 tấc là đủ chắc.
- Dùng lưới mắt cáo, bao hết vòng bể, bên trong cọc, và cột vào cọc.
- Dùng dây kẽm 6mm căng vòng ngoài mấy cọc tràm, song-song với mặt đất, cách khoảng 3-4 tấc.
- Khi bơm nước vào trách đừng để tạo bọc hơi. Vậy nên có : 1 người đứng trong và nhiều người đứng trên kéo miệng bạt.
* Nhớ lòng bể hình nón ngữa để dễ làm sạch bể sau nầy.
* Trước tui làm như trên, nhưng dùng mấy ống sắt tròn 40mm. Tui chỉ đóng sơ xuống chừng 1 tấc cho khỏi ngã. Sau đó, khi nước đầy, áp-lực nước đè vào vách bạt, giữ cọc cứng ngắc, muôn nhúc-nhích cũng không thể được.
Bác botienthi thấy sao?
* Cây tràm dùng đóng cọc, độ bền rất khá.
Thân.
 
Last edited:
với nền đất chân bị yếu tôi đã góp ý với botienthi rồi đó anh trung! tuy botienthi báo cho hay đã làm theo tạm ổn nhưng tôi vẩn còn phân vân trình bày lại anh xem về độ an toàn lâu dài.
với thể tích bể 30 m2 ngan 5m dài 6m sau khi đã đánh dấu lòng trong rồi dọn sạch đất con ngan khoảng 6 tất vì bao xi măng dài 8 tất cắt tre dài 1m đóng cừ cách khoảng mổi cây khoảng 2 tất còn lại tre vụn cứ đóng cho chân nền (dậm vá) sau đó chất bao như trên bài nuôi bể nổi.
nếu nền chân đã vững chắc thì tôi tin, chất bao đúng như đã nói trên không cần phải kiềng dây.
sau khi đã trải bạt cột miệng nơi nước thải ta kéo bạt ra điều 4 góc bơm nước vào từ nơi chính miệng ống nước thải đó chỉ cần 1 người nước đến đâu lần cho sát đến đó thế là xong.
thân
 
Anh Vĩnh,
Lúc tui cho nước vào bể, tui đứng trong lòng bể, còn người phụ ở trên. Tui cũng không dè là những nếp nhăn, xéo của tấm bạt bị nước ép, lúc đó tuy nước còn cạn, mà vẫn không kéo tấm bạt xê dịch được chút nào. Hì hì... Có đụng chuyện rồi mới thấy nhiều cái bất ngờ! Thế mới biết, chúng ta không thể đọc một ngàn cuốn sách rồi trở thành chuyên-môn được, còn phải nghe những người đã trãi qua, và trên hết phải chính mình đích-thân trãi qua, bởi :
- Không có gì hơn được kinh-nghiệm.
Anh đồng ý không?
Thân.

------ 4 minutes:

À, còn quên! Tui làm bao nhiêu đó thôi, không có bao cát gì hết. Bể đó sau nẩy em tui dùng chứa nước, 7 năm sau em mới bỏ.
Thân.
 
Last edited:
vâng đúng vậy đó anh trung ! buổi ban đầu tôi cũng gặp cảnh như thế tôi bơm nước từ trên dội xuống 3-4 người lần theo mép nước mà cao su vẩn bị những nếp gấp.sau đó tôi cho nước vào từ đáy nơi lổ thoát nước đó, nước đến đâu tôi lần theo đến đó (chỉ một mình thôi) thế mà vẩn thẳng hơn,thế mới nói ! có làm rồi mới biết còn cách để xếp cho "gọn" 4 góc nữa chứ ! phải xếp nếp gấp xuôi theo dòng nước...
thân
 
Rồi, bây giờ bác botienthi đã có một bể cạn nuôi cá, bể nầy bác đã cho nước đầy vào rồi. Vậy xin góp ý, nuôi cá dĩ-nhiên cần có 1 chỗ nuôi, ở đây là bể cạn, vậy :
- Nước đã bơm vô bể có sẵn-sàng để thả cá chưa? (Làm sạch).
- 1 tuần sau, 10 tuần sau, 20 tuần sau..., tình-trạng trong bể trong bể có 2 thứ nổi bật, khác biệt với lúc ban đầu, chúng song-hành :
(1) - Cá ngày càng lớn, và
(2) - Nước ngày càng dơ.
Với tui thì cái phần (2) là hết sức quan-trọng, nó quyết-định lời-lỗ, nên xin hỏi bác botienthi :
- Những con cờ trong túi bác, riêng chỉ cho phần (2) nầy thôi, bác sẽ đi như thế nào?
Thân.
 
Last edited:
ới anh trung ơi ! con cờ trong tay botienthi đã đi vào thế nước ao bể nổi "cạn" rồi !một thế đi mà theo tôi "ngọt ngào" tuy ở một thế bất khả kháng.con lươn
nói nhỏ botienthi đã mua lươn chưa ? hôm nay tôi đã mua thử được 10 kg lươn (hoang dã ) mổi con kích cở bằng ngón tay út giá 60 ngàn?kg đó.
 
Rồi, bây giờ bác botienthi đã có một bể cạn nuôi cá, bể nầy bác đã cho nước đầy vào rồi. Vậy xin góp ý, nuôi cá dĩ-nhiên cần có 1 chỗ nuôi, ở đây là bể cạn, vậy :
- Nước đã bơm vô bể có sẵn-sàng để thả cá chưa? (Làm sạch).
- 1 tuần sau, 10 tuần sau, 20 tuần sau..., tình-trạng trong bể trong bể có 2 thứ nổi bật, khác biệt với lúc ban đầu, chúng song-hành :
(1) - Cá ngày càng lớn, và
(2) - Nước ngày càng dơ.
Với tui thì cái phần (2) là hết sức quan-trọng, nó quyết-định lời-lỗ, nên xin hỏi bác botienthi :
- Những con cờ trong túi bác, riêng chỉ cho phần (2) nầy thôi, bác sẽ đi như thế nào?
Thân.

Do e ngại "đổ bể" nên tôi chỉ dám nuôi lươn với mức nước không cao lắm : 0.4m thôi. Sau này nếu lươn lớn thì tăng thêm mức nước và thả một ít loại cá khác vào nuôi chơi để có "mồi phong phú" hơn tiếp khách.
Chính vì vậy mà sự tưới nhỏ giọt dùng áp nực nước từ bể không thành. Phải dùng máy bơm tạo áp lực.
Về việc làm sạch bể thì tôi sẽ thả rau muống bè trong bể xem sao. Dưới đáy bỏ thân chuối và bùi nhùi nhựa. Vẫn cho thêm nước bằng cách phun mưa vào riêng một góc. Tuần xả đáy một lần cho đỡ cặn.
Nếu rau muống không ăn thua thì tôi sẽ thả bèo thật dày đặc rồi vớt ra bổ sung hữu cơ cho đất.
Đó là tôi chỉ theo kinh nghiệm ...lý thuyết. Còn kinh nghiệm thực tế thì phải...thực làm đã.
Mong được các bác chỉ bảo. (Chúng ta sang bên "nuôi thủy sản trên bể nổi" để tôi học hỏi đi.)
 
Hì hì, bác botienthi,
Để tui thử đi cờ :
- Bể cạn là một quân cờ.
- Mà quân cờ nầy là Tướng tiên-phong, chém Tướng, đoạt thành, chứ không phải tầm-thường. Tui đạt tên nó là con "Xe".
- 200m2 nuôi Thỏ của Ngoinhanho, hợp thành với bể cạn của bác là một Đôi Xe.
- Lúc tui làm bể cạn của tui, vì là chỗ đất thấp, một trận mưa là nước lên đến mắt cá, tui không thể làm ống thoát ngầm dưới đất, mà làm trũng đáy ở giữa, tại đây tui đặt 1 bơm điện chìm, bơm chạy liên-tục, bơm cặn ra 1 lược cơ-học và sau đó qua một lược sinh-học. Sau đó nước chảy trở lại vào bể (dùng lại).
- Sát vách, tui đặt 2 bơm điện chìm đối nhau, chạy liên-tục. Bơm hút và phun nước tại dưới đáy luôn. Hai bơm nầy ngược chiều nhau, nên tạo dòng xoáy.
- Hai bơm hơi nhỏ, trên trên thành ao, đầu ra của mỗi bơm hơi nầy nối chung với đầu ra của bơm tạo dòng xoáy nằm dưới đáy, để đưa ốc-xy vào nước trong bể.
- Tui nuôi 20 con cá Chép Nhật (cá Koi), mỗi con trên dưới 1,5 ký. Mỗi tuần tui thay 1/3 nước.
- Nhưng với bể của bác, tui cố gắng nuôi 100-200 con cá trên. Mỗi tháng, hay có thể lâu hơn, thay 1/3 nước.
- Nếu là cá rô-phi, tui cố gắng nuôi cho đến lúc thu-hoạch 30ký trở lên (không tính con)/1m3 (không tính m2).
Thưa bác,
Phải nói cho rõ, đây là tui nói theo tưởng-tượng (!!!). Nhưng đây lại không phải là Khu Thư-giản, không thể nói chơi được, mà phải chứng-minh. Dĩ-nhiên bằng phân-giải trừu-tượng, không hề có chút thực-tế nào! Nếu bác thấy có-thể "Đại-xá" cho tui được điểm nầy, tui sẽ trình-bày tiếp. Hì hì...
(À mà nầy, bác có thấy cái con bé Ngoinhanho đâu hôn? Bác réo nó 1 tiếng dùm. Tui nói nãy giờ hao hết 1 lít 200cc nước bọt, mà không được có một ly trà Bào-lộc nào hết, là sao? Hả, hả, hả !!!).
Thân.
 
Hì hì, không thấy ai hết!
May mà tui vừa ở Bếntre lên, có xách theo mấy quài dừa...
Như tui đã thưa, nông trại thu nhỏ (thế cờ) tui muốn thực-hiện có nuôi thủy-sản. Mà :
- Cá làm mồi nuôi trước, để làm thức ăn nuôi cá mắc tiền hơn.
- Trùn : Có nhiều công-dụng. Một trong những công-dụng đó là làm thức ăn nuôi các loài khác.
Hai khâu nầy phải chuẩn-bị trước ít nhất là nửa năm.
Về Trùn, thì bác botienthi đang nuôi, vậy sẽ do bác trình-bày. Tui xin bắt đầu trước với nuôi cá. Do tui muốn đạt năng-xuất tối-đa, tui sẽ áp-dụng kỹ-thuật nuôi cá kết-hợp với thủy-canh. Kỹ-thuật nầy mới, nhưng do bởi :
- Không khó thực-hành.
- Năng-xuất cá được xem là một trong những cách nuôi cao nhất.
- Có thêm được sản-phẩm đi kèm là Rau.
- Tui lại tận-dụng phế-thải để nuôi Trùn (Sẽ thử nuôi thêm Trùn Chỉ nữa).

Dưới đây là cách nuôi trồng kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản. Tui dịch lại. Xin đừng chú-ý câu-cú hay dở, bởi tui chỉ hiểu theo khả-năng thôi.

Aquaponics là k[FONT=&quot]ỹ-thuật [/FONT]k[FONT=&quot]ết-hơp canh-tác Thủy-canh và nuôi Thủy-sản. Gần đây, các cuộc nghiên-cứu sâu rộng đã cho thấy Aquaponics là một kiểu-mẫu canh-tác đem lại nguồn lương-thực đáng kể. Công-bố nầy như một giới-thiệu ngắn về kỹ-thuật trên toàn quốc. Một bản liệt-kê đầy đủ các nguồn cho ngưòi đọc in ra và trang Web-Giáo dục cung-cấp thêm tài-liệu cũng như giúp đở kỹ-thuật xa hơn.[/FONT]

[FONT=&quot]Giới-thiệu[/FONT]
Aquaponics là m[FONT=&quot]ột kỹ-thuật kết-hợp sản-xuất thực-phẩm sinh và thưc-vật đang được tăng thêm nhiều chú-ý.[/FONT]
Đây là m[FONT=&quot]ột kiều mẫu sản-xuất thực-phẩm đáng kể, bởi những điểm hiển-nhiên sau đây :[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT]Ch[FONT=&quot]ất phế-thải của một hệ-thống sinh-vật được dùng làm thức ăn nuôi một hệ-thống sinh-vật khác.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Kết-quả của kết-hơp cá và cây trong đa canh-tác tăng thêm tính đa-dạng và thu-hoạch gấp bội.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Nước được dùng lại qua lược cơ-học, lược sinh-hoc và hồi-lưu.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Lương-thực sản xuất tại chỗ nên tốt cho sức khỏe và cho kinh-tế.[/FONT]
Trong Aquaponics, ch[FONT=&quot]ất thải từ hồ cá được dùng để bón cho các liếp thủy-canh. Điều nầy tốt cho cá, vì củ và rễ cây lâý chất dinh-dưỡng ra khỏi nước. Những chất dinh-dưỡng nầy chính-yếu từ chầt bài-tiết của cá, rong-rêu và thức ăn cá dư-thừa đang hoai. Đây là những chất ô-nhiễm, khi tích-lũy đến mức đủ cao sẽ là chất độc cho cá. Với kỹ-thuật kết-hợp nầy, các chất độc trên trở thành chất dinh-dưỡng nuôi cây. Giai-đoạn nầy là phiên các liếp thủy-canh trở thành những cái lọc sinh-học, lấy ra khỏi nước ammonia, nitrit, nitrate và phosphporus – và rồi nước đó, sau khi đã được làm sach, được đưa trở lại hồ cá. Vi-khuẩn-hóa Nitrit sống trong lược sinh-học hay trong gíá-thể cùng với rễ cây đóng một vai trò quan-trong trong chu-trình-hóa dung-dịch dinh-dưỡng. Không có những sinh-vật li-ti nầy, toàn-thể hệ-thống trở nên vô-dụng.[/FONT]
[FONT=&quot]Nông-dân và nông-gia trồng trong nhà plastic quan-tâm đến Aquaponics vì một vài lý-do :[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT]Ngư[FONT=&quot]ời[/FONT] tr[FONT=&quot]ồng [/FONT]th[FONT=&quot]ủy-canh xem n[/FONT]ư[FONT=&quot]ớc tưới có dinh-dưỡng từ hồ cá nuôi như là nguồn phân hữu-cơ, giúp cho cây mọc.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Người nuôi thủy-sản xem thủy-canh như là một phương-pháp lọc sinh-học hết sức thích-nghi cho việc nuôi thủy-sản hồi-lưu.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Nông-gia trồng trong nhà plastic xem Aquaponics như là một con đường đưa sản-phẩm thủy-canh hữu-cơ vào thị-trường, do bởi tất cả dưỡng-chất đều từ thức ăn nuôi cá, và tất cả đều phải qua tiến-trình lược sinh-học.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thực-phẩm từ nhà plastic - sản-xuất 2 sản-phẩm từ 1 hệ-thống, xứng đáng có chỗ đứng ngoài thị-trường và cũng như được dán nhản xanh (môi-trường sạch).[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Aquaponics có thể sản-xuất rau cải tươi và protein từ cá tại những vùng đất đai không ,trồng-trot được và trên những nông-trại mà nước rất hiếm, do nước của hệ-thống nầy là nước dùng lại, không thay mới.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Aquaponics là một kiểu-mẫu vận-hành để sản-xuất lương-thực đáng kể do kết-hợp trồng thủy-canh và nuôi thủy-sản làm một, chất dinh-dưỡng được tái-sinh kết nối với lược sinh-học.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thêm vào đó là ứng-dụng thương-mại, Aquaponics được giúp đở để huấn-luyện rộng-rãi trong viêc kết-hợp những hệ-thống sinh-học với những chương-trình hướng-nghiệp thủy-sản và những lớp sinh-học ở các trường trung-học.[/FONT]
Cái k[FONT=&quot]ỹ[/FONT]-thu[FONT=&quot]ật liên-đới của Aquaponìcs rất phức-tạp. Nó đòi hỏi khả-năng điều-hành, sản-xuất và đưa ra thị-trường cùng một lúc hai sản-phẩm nông-nghiệp khác nhau. Cho đến thập-niên 1980, hầu-hết cố gắng kết-hợp thủy-canh và thủy-sản có một kết-quả giới-hạn. Tuy-nhiên, những sáng-kiến từ thập-niên nầy đã thay đổi kỹ-thuật Aquaponics thành một hệ-thống sản-xuất lương-thực. Aquaponics tân-tiến ngày nay có thể đạt mức thành-công cao, nhưng nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng về 2 lãnh-vực Thủy-canh và Thủy-sản để điều-hành.[/FONT]
[FONT=&quot]Công-bố nầy giới-thiệu Aquaponics, thành-công của nó trong nhà plastic, và những nguồn tài-liệu chuyên sâu. Nó không cung-cấp chi-tiết các phương-pháp, nhưng nó cung-cấp những chìa khóa chính-yếu của kỹ-thuật và những nghiên-cứu.[/FONT]


[FONT=&quot]* Trong bài có nói đến "nhà plastic". Đó là ở xứ lạnh. Ở xứ lạnh tốn kém rất nhiều để làm ấm cây, ấm cá. Tại nước mình thì ngược lại. Chỉ nội một ưu-điểm nầy thôi cũng đã là một điều tuyệt-vời rồi.[/FONT]
[FONT=&quot]Thân.
[/FONT]
 
Last edited:
Vì muốn giới-thiệu bà con cách nuôi trồng mới, tui không ngại khả-năng không đủ, nên hễ rảnh chút nào dịch thêm chút đó gởi bác botienthi. Bởi tui tin bằng lời rằng bác nói bác không đọc ngoại-ngữ, thôi cứ xin bác lượng-thứ, một vài bà con khác có thể đọc.
Phần giới-thiệu nầy ngắn thôi, để chúng ta có được cái khái-niệm, trước khi bàn tiếp. Bác botienthi sẽ thấy có nhiều khó-khăn, trở ngại khi thực-hiện, nhưng tui lại không, và tui sẽ thưa rõ với bác tại sao không, mà còn là rất dễ, nên lám lắm nữa!
Thân.
****
Aquaponics : Chìa khóa chính-y[FONT=&quot]ếu và những nghiên-cứu[/FONT]
[FONT=&quot]Một nhà đầu tư vào Aquaponics cần phải được huấn-luyện đặc-biệt, khéo léo và khả-năng điều-hành. Dưới đây là những điểm then chốt và những tìm hiểu để những người sắp sửa bước chân vào, lượng gía được sự kết-hợp Thủy-canh với Thủy-sản.[/FONT]
[FONT=&quot]Thủy-canh : [/FONT]
[FONT=&quot]Sản-xuất rau trái trong một môi-trường không đất, ở đó tất cả dinh-dưỡng cung-cấp cho cây đều dưới dạng hòa-tan trong nước. Các hệ-thống dung-dịch thủy-canh xử-dụng kỹ-thuật Màng Dung-Dịch (Nutrient Film Technique – NFT), Dòng Chảy Sâu (Deep Flow Technique), Nhỏ Giọt Hồi-lưu và Không hồi-lưu. [/FONT]
[FONT=&quot]Giá-thể thủy-canh dùng những chất trơ, hữu-cơ trộn nhau được đựng trong túi, trong ống, trong máng, trong rảnh, trên liếp… Giá-thể được dùng là Perlite, Vermiculite, sõi, sạn, cát, đất sét nung nở, mùn tảo, mạt cưa… Thường thì cây được nuôi ăn bằng chất dinh-dưỡng bơm vào dòng nước tưới, trên căn-bản giữ cho rễ ẩm và cung-cấp dinh-dưỡng liên-tục. Chất dinh-dưỡng dùng cho thủy-canh thường được lấy từ các tổng-hợp của các phân bón thương-mại, như calcium nitrate là thứ có độ hòa-tan rất cao trong nước. Tuy vậy, những chất hữu-cơ hòa-tan trong nước như trường-hợp chất thải ra từ việc nuôi cá là một kết-hợp thực-dụng. Những cách pha-chế đặt trên căn-bản các chất hóa-học đưa ra được nồng-độ chính-xác của các thành-phần khoáng-tố. Việc cung-cấp có kiểm-soát dinh-dưỡng và nước cũng như môi-trường được sửa đổi cho phù-hợp khiến thu-hoạch trong nhà plastic thành-công vượt bực.[/FONT]
Ch[FONT=&quot]ất dinh-dưỡng trong chất thải nuôi thủy-sản[/FONT]
[FONT=&quot]Nông-gia trồng trong nhà plastic thường kiểm-soát lượng dinh-dưỡng chính-xác cung cấp cho cây thủy-canh. Nhưng trong Aquaponics, dinh-dưỡng cho cây là từ chất thải nuôi thủy-sản. Chất thải thủy-sản chứa mức-độ hữu-hiệu các chất ammonia, nitrite, nitrate, phosphorus, potassium và những chất thứ-cấp cũng như tế-nguyên đủ để nuôi cây thủy-canh. Dĩ-nhiên là có cây thích-hợp cách trồng nầy nhiều hơn cây khác. Tài-liệu kỹ-thuật về Aquaponics cung-cấp nhiều chi-tiết về dung-dịch dinh-dưỡng thủy-canh đã được phổ-biến, đặc-biệt xem phần nầy ở Bibliography của Tiến-sĩ James Rakocy.[/FONT]

------ 6 Giờ 56 minutes:

[FONT=&quot]Các loại cây thích-ứng với Aquaponics[/FONT]
[FONT=&quot]Chọn những loại cây thích-ứng với thủy-canh dùng chất thải của thủy-sản. Cải, rau thơm và các loại lá xanh (spinach, hẹ, quế, cải xoang nước) có nhu-cầu dinh-dưỡng thấp đến trung-bình nên hoàn-toàn thích-hợp với Aquaponics.[/FONT]
[FONT=&quot]Các loài cây cho trái, tomatoes, ớt bí, ớt, dưa leo đòi hỏi nồng-độ dinh-dưỡng cao, nên chỉ thích-hợp được với một hệ-thống Aquaponics được điều-hành thật đúng để nuôi được thủy-sản với mật-độ thật cao. Các giống cà chua trong nhà plastic thích-hợp với cường-độ ánh-sáng thấp, ẩm-độ cao, khác với giống cà trồng ngoài đồng trống.[/FONT]
[FONT=&quot]Loại cá[/FONT]
[FONT=&quot]Một vài loại cá nước ấm và cá nước lạnh thích-ứng với hệ-thống Aquaponics hồi-lưu như cá rô phi, cá trout, cá perch, cá bass, cá Arctic char. Tuy nhiên, hầu hết các trại Aquaponics ở Bắc Mỹ thì nuôi chủ-yếu cá rô phi. Cá rô phi là loài cá nước nóng lớn mạnh trong bồn nuôi hồi-lưu. Hơn thế, cá rô phi chịu đựng giỏi tình-trạng giao-động môi-trường như pH, nhiệt-độ, dưỡng-khí và tạp-chất trong nước. Cá rô phi cung-cấp thịt trắng, thích-hợp thị-trường địa-phương và bán sĩ. Các tài-liệu về cá rô phi chứa đựng những kỹ-thuật nuôi trồng sâu rộng. Cá chẽm và cá hanh được nuôi bằng Aquaponics hồi-lưu tại Úc.[/FONT]
[FONT=&quot]Các nét đặc-thù của phẩm-chất nước[/FONT]
[FONT=&quot]Cá nuôi trong bồn nước hồi-lưu cần có nước trong tình-trạng tốt. Bộ thử-nghiệm phẩm-chất nước của các gian-hàng thủy-sản phải là dụng-cụ căn-bản. Phẩm-chất nước được xét nghiêm-nhặt bao gồm hàm-lượng dưỡng-khí, các-bon dioxide, ammonia, nitrite, nitrate, chlorine và thêm nhiều chất linh-tinh khác. Mật-độ cá, mức tăng-trưởng,, mức tiêu-thụ thức ăn và môi-trường liên-hệ dao-động có thể khơi-mào một sự thay đổi nhanh chóng phẩm-chất nước; thường-trực kiểm-soát, điều-hòa cách cẩn-trọng phẩm-chất nước là chính-yếu.[/FONT]
[FONT=&quot]Lược sinh-học và cặn-bả lơ-lửng[/FONT]
[FONT=&quot]Phế-thải nuôi thủy-sản gồm các dinh-dưỡng, cặn bả hòa-tan và các phế-phẩm phụ. Một vài hệ-thống Aquaponics có gắn thêm các lược trung-cấp và các hộc đựng để thu gom cặn bả lơ-lửng, như vậy sẽ làm dễ-dàng việc chuyển đổi các phế-phẩm thành bổ-dưỡng chuyển đến cho các liếp thủy-canh. Vài hệ-thống khác, đưa thẳng các chất phế-thải đến các già-thể sõi, sạn ở các liếp thủy-canh. Sõi sạn sẽ tác-dụng như một bộ-phận phản-ứng vi-sinh, cản lại cặn-bả và cung-cấp môi-trường trú-ngụ và sinh-sản cho các vi-khuẩn tiêu-thụ Nitrite để chuyển thành dinh-dưỡng.[/FONT]
[FONT=&quot]Tỷ-lệ kế[/FONT]t-h[FONT=&quot]ợp[/FONT]
[FONT=&quot]Xứng-hợp giữa dung-tích nước trong bồn nuôi cá và dung-tích giá-thể trên liếp thủy-canh gọi là tỷ-lệ kết-hợp hay tỷ-lệ cấu-thành. Với những hệ-thống Aquaponics tiên-khởi, thì tỷ-lệ nầy là 1:1, nhưng bây giờ 1:2 là bình-thường, và tỷ-lệ bồn nước/gía-thề là 1:4 cũng đã được xử-dụng. Tỷ-lệ có khác nhau là tùy theo hệ-thồng Aquaponics (sõi so với bè nổi), giống cá, mật-độ cá, mức độ cho ăn và loại cây trồng. v. v… Ví-dụ như hệ-thống Spareneo trình-bày dưới đây dùng 1 mét khối nước cho 2m khôi giá-thể (sõi hạt đậu). Hơn nữa, nếu hệ-thống dùng liếp cạn dưới 8cm để trồng cải và quế, thì diện-tích phải tăng gấp 4. Tùy theo kiểu của hệ-thống, tỷ-lệ kết-hợp có thể nghiệng về hiệu-xuất tăng thêm hoa màu hay chất đạm thủy-sản. Cái mấu chốt là hình-thể nối 1 bồn cá cho nhiều liếp thủy-canh. Như vậy trong cùng 1 nhà plastic, sẽ có từng nhóm ; 1 bồn cá và nhiều liếp thủy-canh.[/FONT]

------ 2 Giờ 53 minutes:

[FONT=&quot]Thưa,
Là một nông-dân sinh-sống bằng trồng rau bán sỉ cho các chợ, mà phương-pháp trồng là Thủy-canh, tui muốn phổ-biến với bà con phương-pháp "Trồng cây không cần đất" như bà con thấy trước nay. Nhưng hiển-nhiên là chúng ta gặp một trở ngại hết sức lón : Đó là Dung-dịch Dinh-dưỡng! Mà tại VN thì loại phân nầy vừa khó kiếm được phân tốt, vừa quá mắc! Mắc hơn bên Úc chúng tôi nhiều. Do đó, nếu có cách nào đó "không phải bị lệ-thuộc, bị tốn kém với dung-dịch dinh-dưỡng" thì thật là một điều đáng suy nghĩ. Tui đã thử, và vì quan-niệm của tui là khi trao đổi, tui đặt trên căn-bản của sự chân-thành, vậy tui xin nói ngay, tui không dám nói tui sẽ kết-hợp trồng Thủy-canh và nuôi Thủy-sản mà có thể đạt được kết-quả là sẽ thu-hoạch cao nhất cho cả hai Thủy-canh/Thủy-sản, mà tui chỉ tự-tin nói được là : Nếu "hy-sinh phần thu-hoạch Thủy-canh", tức chỉ thu được Rau hạng 2, để "thu tối-đa Thủy-sản" là điều nằm trong tầm tay. Chúng ta sẽ dần-dần nói rõ thêm.

Phế-thải từ cá để trồng rau là nhưng chất dinh-dưỡng hòa-tan, nhưng vẫn còn những phế-thải không thuộc thể lỏng, tức chất cặn. Thưa, rồi quý bạn sẽ thấy các chất cặn nầy không phải là vấn-đề làm bận-tâm, mà lại còn là một chất liệu tốt để nuôi Trùn. Chính cái sản-phẩm giai-đoạn nuôi Trùn nầy, chúng ta sẽ dùng cải-tạo lại đất "bạc màu" của bác botienthi như thế nào. Đó cũng lại là một việc tưởng như không thể, lại là quá dễ-dàng, cũng sẽ được trình-bày chi-tiết sau.
Tui xin trích lại những dòng đáng chú-ý dưới đây, nếu bà con nào chưa thông, xin trao đổi.Nếu tui không giải-đáp nổi, thi đó là tại "ngoài khả-năng của tui", tui tin sẽ có bà con hiểu rõ, đưa tay ra tiếp cứu.
Thân.
*
- [/FONT]Ch[FONT=&quot]ất phế-thải của một hệ-thống sinh-vật được dùng làm thức ăn nuôi một hệ-thống sinh-vật khác.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Kết-quả của kết-hơp cá và cây trong đa canh-tác tăng thêm tính đa-dạng và thu-hoạch gấp bội.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Nước được dùng lại qua lược cơ-học, lược sinh-hoc và hồi-lưu.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Lương-thực sản xuất tại chỗ nên tốt cho sức khỏe và cho kinh-tế.[/FONT]
[FONT=&quot]*
Nông-gia trồng trong nhà plastic thường kiểm-soát lượng dinh-dưỡng chính-xác cung cấp cho cây thủy-canh. Nhưng trong Aquaponics, dinh-dưỡng cho cây là từ chất thải nuôi thủy-sản. Chất thải thủy-sản chứa mức-độ hữu-hiệu các chất ammonia, nitrite, nitrate, phosphorus, potassium và những chất thứ-cấp cũng như tế-nguyên đủ để nuôi cây thủy-canh. [/FONT]
[FONT=&quot]*
- [/FONT][FONT=&quot]Aquaponics có thể sản-xuất rau cải tươi và protein từ cá tại những vùng đất đai không trồng-trot được và trên những nông-trại mà nước rất hiếm, do nước của hệ-thống nầy là nước dùng lại, không thay mới.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Aquaponics là một kiểu-mẫu vận-hành để sản-xuất lương-thực đáng kể do kết-hợp trồng thủy-canh và nuôi thủy-sản làm một, chất dinh-dưỡng được tái-sinh kết nối với lược sinh-học.
*
[/FONT][FONT=&quot]Tùy theo kiểu của hệ-thống, tỷ-lệ kết-hợp có thể nghiệng về hiệu-xuất tăng thêm hoa màu hay chất đạm thủy-sản. [/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Last edited:


Back
Top