Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 
Thật tình tôi dốt ngoại ngữ lắm! Cũng có cố học nhưng...không thể nhớ được. Bác dịch những phần trên đối với tôi quả là vô giá!
Tôi đọc và có thắc mắc một số điều mong bác giải đáp:
- Để nước nuôi cá trở thành dung dịch nuôi được rau thì bắt đầu từ giai đoạn sinh trưởng nào của cá. Vì dứt khoát khi cá nhỏ mới thả thì chất thải rất ít không thể đủ dinh dưỡng trồng rau được. Ý tôi muốn hỏi khi nào thì áp dụng được tỷ lệ 1 khối nước : 2 khối giá thể (loại cá nào, bao nhiêu con 1kg, mật độ/m3)?
- Thay vì đưa nước nuôi cá ra liếp thủy canh, tôi có thể trực tiếp dùng mặt bể nuôi cá để trồng rau không? Tất nhiên tôi sẽ phải dành phần diện tích để phun mưa tạo ô xy và tạo dòng chảy trong bể. Điều này liệu có thể tạo môi trường sinh thái tương đối khép kín không? Vì tôi vẫn thay nước (xả bớt cặn đáy ra). Căn này khó có thể thu hồi nuôi trùn quế được, tôi sẽ dùng thử nuôi trùn chỉ theo gợi ý của bác xem sao.
Mong bác cho ý kiến.
 
Baby_plm,
Xin lỗi em, tui nhớ em hỏi là tui xóc cọc như thế nào, nhưng cứ ham vui, thành ra em được... ưu-tiên chót! Giỡn vậy chứ tui không dám có ý đó đâu!
Do bởi ở VN tui có từng xóc cọc. Có khi xóc một mình, có khi kết-hợp chung 2-3 người, nhưng cũng vẫn 1 cách :
- Lắc cọc,
- Nhổ lên,
- Hè nhau xóc mạnh xuống.
Cách mà tui sắp gởi cho em đây, thoáng qua, thì giống cách tui xóc ngày trước phần nào :
- Đó là trọng tâm của "lực" nằm dưới "điểm đóng". Nên có thể không gọi là "đóng" mà là "kéo".
Còn điểm khác, thì có vài điểm khác lận :
- Dĩ-nhiên khác đóng búa. Cho là búa nặng 2kg, thì cũng thua dụng-cụ tụi tui chế đây, nặng 1-ký-lô.
- Cọc xuống không ngay.
- Đầu cọc dễ bị nát hơn.
- Ống nầy nặng 10 ký, khi đưa lên cao, kéo mạnh xuống sẽ trở thành >20 ký cộng với sức nặng của người đóng.
Như vậy trồng 2000 cây cà, cần đóng 100 cây cọc thì một mình tui vừa vác các bó cọc, vừa rãi phân đều ra, vừa đóng thì mất 1 ngày từ sáng đến chiều là xong trên đất sét pha thịt có chút cát, mà phần dưới thì sét nhiều hơn.
Mấy tấm hình tui vẽ gởi em đây, có vẻ mờ quá! Không sao, nếu em muốn xem lại tấm nào, tui sẽ vẽ đậm lại tấm đó gởi em.
Thân.
Xem file đính kèm 3078Xem file đính kèm 3079Xem file đính kèm 3080
pencil.png


------ 2 minutes:

Hì hì, thôi chết rồi!
Mở banh con mắt ra cũng không thấy được gì.
Phải làm lại thôi. Xin lỗi Baby_plm nha! Chịu khó chờ dùm.
Thân.

------ 3 minutes:

lastscan1.jpg
2-1.jpg
3.jpg


------ 1 27 minutes:

Thật tình tôi dốt ngoại ngữ lắm! Cũng có cố học nhưng...không thể nhớ được. Bác dịch những phần trên đối với tôi quả là vô giá!
Tôi đọc và có thắc mắc một số điều mong bác giải đáp:
- Để nước nuôi cá trở thành dung dịch nuôi được rau thì bắt đầu từ giai đoạn sinh trưởng nào của cá. Vì dứt khoát khi cá nhỏ mới thả thì chất thải rất ít không thể đủ dinh dưỡng trồng rau được. Ý tôi muốn hỏi khi nào thì áp dụng được tỷ lệ 1 khối nước : 2 khối giá thể (loại cá nào, bao nhiêu con 1kg, mật độ/m3)?
- Thay vì đưa nước nuôi cá ra liếp thủy canh, tôi có thể trực tiếp dùng mặt bể nuôi cá để trồng rau không? Tất nhiên tôi sẽ phải dành phần diện tích để phun mưa tạo ô xy và tạo dòng chảy trong bể. Điều này liệu có thể tạo môi trường sinh thái tương đối khép kín không? Vì tôi vẫn thay nước (xả bớt cặn đáy ra). Căn này khó có thể thu hồi nuôi trùn quế được, tôi sẽ dùng thử nuôi trùn chỉ theo gợi ý của bác xem sao.
Mong bác cho ý kiến.
Cám ơn bác đã đưa ra 2 ý để anh em mình "8" chơi.
Bắt đầu từ ý thứ 2 của bác trước : - Tạo môi-trường sinh-thái.
Vậy xin góp ý :
- Bác làm đúng đó chứ! Cứ xem trong thiên-nhiên thì một cái ao, hay một cái đìa "tự thanh-lọc" như thế nào?
Ngoài chất cặn bả do các loài thủy-tộc đang sống chung trong ao thải ra, còn có các cặn-bả theo nước mưa tràn vào nữa. Vậy mà thiên-nhiên cũng phân-phối cho vài công-tác-viên làm nhiệm-vụ thanh-lọc nầy : đó là các vi-sinh-vật và các cây thủy-sinh, hay cây trên bờ có rễ ăn lan xuống nước.
Vậy, những điều bác làm là đúng, nhưng nếu mật-độ cá quá nhiều, thì e rằng "quá tãi".

Bây giờ chúng ta trở lại ý thứ nhất. Với ý nầy thì dân nuôi cá kiểng rành 6 câu! Trước tui nuôi cá kiểng, tui cũng làm như họ vậy, tức là biến U-rê, Nitrít trong nước thành Nitrate, vô hại cho cá. Nói là vô hại, chứ nếu nồng-độ Nitrate mà cao quá thì cá cũng bị "ấm đầu" như thường, có khi còn nổ con mắt nữa!
Vậy trong giai-đoạn đầu, cá còn nhỏ, chất thải trong nước chưa nhiều, thì quần-thể vi-sinh trong lược sinh-học sẽ thanh-toán trong chớp mắt. Nói vậy chứ bác cứ đưa cây vào trồng trong liếp thủy-canh. Mấy loại cây như rau Dừa, xoang nước, rau muống, cần nước, rau đắng... là những thứ chỉ cần... hửi hơi phân thôi là chúng cũng lớn, cũng nhảy nhánh.
Còn điều nầy nữa, nếu bác làm 2-3 bể, thì nồng-độ dung-dịch quanh năm sai-biệt không bao nhiêu. Nhưng, ngay từ đầu, chúng ta đã lựa chọn "hy-sinh thủy-canh" cho "thủy-sản lớn mạnh" thì cứ để cho cây "thiếu ăn", miễn chúng làm sạch nước cho cá thì thôi. Phải không nào?
Bể nước 4 cạnh vuông của bác cũng không sao :
- Bác dùng 4 bơm nhỏ ở 4 đáy góc.
Cặn-bả trong bể, bác đã có ống thoát giữa lòng bể, cứ định-kỳ lấy ra. Tui biết cặn nầy kết-hợp với thức ăn xưa nay bác cho Trùn ăn thì tốt chứ không hại gì.
Thân.
 
Last edited:
Cám ơn bác Thủy-canh. Giờ thì em đã hiểu. Cách này của bác rất hay nhưng lại có nhược điểm lớn. Đó là ... chống chỉ định đối với người hơi khiêm tốn chiều cao. Hihi

Bác botienthi cứ mạnh dạn trồng trủy canh ngay trên mặt nước hồ đi. Cho dù bác có xả hết phân cá và thêm nước mới vào thì kiểu gì cũng còn chất dơ lơ lửng trong nước. Mà cái chất dơ này thì cây lại sử dụng rất tốt.
Trồng thủy canh như vậy theo định nghĩa của chúng ta chỉ đơn thuần là nuôi trồng kết hợp để tạo thêm lợi nhuận nhưng với các nhà khoa học thì đó cũng là phương thức xử lý nước thải hết sức hiệu quả và tiết kiệm. Họ không trồng rau để ăn mà trồng những loại cây cho sinh khối mạnh khác. Cty em đã từng thiết kế vài mô hình rồi nên em có thể đảm bảo việc trồng cây trên nước hồ nuôi cá là hiệu quả. Với phương thức này chúng ta vừa có thêm nguồn rau xanh mà vừa đảm bảo nước hồ nuôi được sạch sẽ hơn.
Chỉ có 1 điều bác cần lưu ý là phải tạo khoảng cách giữa các bè nuôi cây để cá và nước còn có ánh sáng.

Nói chơi thôi nhưng giá mà TP cũng áp dụng phương pháp này cho kênh Nhiêu Lộc thì đẹp và hiệu quả biết mấy.

---------------------------------
Bác Thủy-canh cho em thêm vài thắc mắc với.
1> Em tạm hiểu lược cơ học là dùng để phân tách cặn ra khỏi nước thải. Và theo phần bác dịch thì họ sử dụng sỏi làm giá thể để trồng thủy canh. Giá thể sỏi cũng được họ sử dụng như 1 lược cơ học luôn. Còn bác thì lại muốn tách nó ra để nuôi trùn. Em là dân ngoại đạo trong cả 2 vấn đề thủy canh và thủy sản nên em có vài thắc mắc ... hơi tối dạ:
- Nếu chúng ta tách hẳn cặn bả bỏ qua 1 bên để nuôi trùn thì liệu hàm lượng dinh dưỡng còn lại trong nước có đủ để trồng thủy canh không trong khi đã thủy canh ngay trên mặt hồ nuôi?
- Lượng phân cá có đủ nhiều để nuôi trùn không mà phải tốn thêm 1 công đoạn lọc?
2> Lược sinh học ở đây cụ thể là như thế nào vậy bác? Có phải là hệ thống lược theo chuẩn bồn xử lý nước thải sinh học sử dụng vi khuẩn cấy tạo trong môi trường hiếu khí không?
 
Last edited:
Baby_plm nói đúng.
Ở đây chúng tôi có 2 cỡ cọc : 1,5m và 2m.
Nếu cọc 2m, tui đóng xuống 5 tấc thì còn lại 1,5m là chiều để căng dây cho cà dựa vô.
Cọc mà cao cở 3m, thì phải đứng lên ghế hay thang để tròng ống vô.
Tui chưa từng xóc cọc cao hơn, chỉ nhìn thấy bà con ở VN làm. Ở VN có khi xóc nhiều cọc rất dài, có khi nguyên cả cầy tràm. Khi xóc, bà con lắc cho lỏng, nhổ lên, ghim mạnh xuống, "hò", "hự" rất nhịp nhàng... Nhưng tui thì thường khi rất lười những chuyện "có thể tránh được". Mà như là một quy-luật chung, mấy thằng làm biệng thường nghĩ ra nhiều trò. Và cái trò xóc cọc cao cho người "thiếu thước tấc" của tui như sau :
- Không hàn bít đầu ống, mà thay vào
- Hàn 2 cái "khớp niềng" hình bán-nguyệt. Hai khớp nầy ốp vào hai bên thân cọc và siết chặc lại bằng 2 căp bù-lon/con tán.
- Ống sắt đóng cọc sẽ chạy dọc theo thân cây cọc, vả vào niềng sắt.
- Khi cọc đóng xuống được 1 khoảng, mở niềng ra, dời lên vi-trí mới thich-hợp bên trên.

Thứ hai : Chất lơ-lửng trong nước.
Đây là cái mà tui sẽ cố gắng để triệt-tiêu. Bởi chính những chất cặn-bả li-ti lơ-lửng nầy sẽ làm hại hàng "go" nằm sau mang cá. Hàng go nầy tui không biết nó có nhiều nhiệm-vụ lắm không, nhưng một trong những nhiệm-vụ đó là bài-tiết nước tiểu. Nếu bộ-phận nầy bị tổn-thương, thì hệ-thống tiêu-hóa có vấn-đề.
Baby_plm nghĩ tui nói có đúng phần nào hôn?
Thân.
4.jpg


------ 51 minutes:

---------------------------------
Bác Thủy-canh cho em thêm vài thắc mắc với.
1> Em tạm hiểu lược cơ học là dùng để phân tách cặn ra khỏi nước thải. Và theo phần bác dịch thì họ sử dụng sỏi làm giá thể để trồng thủy canh. Giá thể sỏi cũng được họ sử dụng như 1 lược cơ học luôn. Còn bác thì lại muốn tách nó ra để nuôi trùn. Em là dân ngoại đạo trong cả 2 vấn đề thủy canh và thủy sản nên em có vài thắc mắc ... hơi tối dạ:
- Nếu chúng ta tách hẳn cặn bả bỏ qua 1 bên để nuôi trùn thì liệu hàm lượng dinh dưỡng còn lại trong nước có đủ để trồng thủy canh không trong khi đã thủy canh ngay trên mặt hồ nuôi?
- Lượng phân cá có đủ nhiều để nuôi trùn không mà phải tốn thêm 1 công đoạn lọc?
2> Lược sinh học ở đây cụ thể là như thế nào vậy bác? Có phải là hệ thống lược theo chuẩn bồn xử lý nước thải sinh học sử dụng vi khuẩn cấy tạo trong môi trường hiếu khí không? Baby_plm.

(1)- Ngay khi nước bơm ra khỏi bể, nên chận lấy ngay phần cặn. Phần nầy gồm cứt cá và thức ăn dư. Thức ăn dư đáng ngại hơn cứt cá. Khi tích-tụ nhiều thì vi-sinh yếm-khí sẽ hoạt-động và sinh độc-tố, cùng lúc làm nghẹt rễ cây, gây tinh-trạng thiếu ốc-xy vùng rễ.
Em nghĩ thử : Mỗi ngày cho cá ăn 5 kg thức ăn. Cứ cho là sẽ thành thịt cá nuôi 1ky, còn lại 4 ký là cứt và thức ăn dư, phải giải-quyết. Vậy người nuôi cá bể cạn mà không bàn đến chi-tiết nầy, thì không nên nuôi.

Sau khi tách cặn-bả ra khỏi nước, thì dinh-dưỡng cho cây là các chất hòa-tan vẫn còn trong nước. Chúng ta không phải lo. Cho dù có thiếu dinh-dưỡng cho cây, khiến chúng (cây) "nhấm nháp tận-tình" đến cạn sạch, thì nước trở lại bể chính là nước mà người nuôi mong muốn và luôn cố duy-trì.

Phân cá có thể dùng cho cây trong nhà, hay ngoài vườn. Ở đây, chúng ta nuôi cá thương-mại, số phân nầy phải được giải-quyết chỉnh-chu, chứ không thể tùy hứng. Bên cạnh, phân chuồng thỏ đã cung-cấp hàng ngày cho Trùn, thì phân cá là phần bổ-sung. Cứt Thỏ nhiều xơ, nhưng cứt cá nhiều đạm. Mà tỷ-lệ C:N nầy là tỷ-lệ quyết-định của thức ăn tốt nuôi Trùn.

(2)- Lược sinh-học : Đó là nơi vi-sinh sống và bành-trướng thành quần-thể. Ở đây chúng ta nói vi-sinh hiếu-khí. Mà đúng ra, vi-sinh hiếu-khí hay yếm-khí gì thì cũng là một thứ thôi. Tụi nầy nó có 2 cái nón, tùy theo tình-trạng đủ hay thiếu ốc-xy mà chúng đội cái nón thích-hợp lên mà thôi.
Vậy, vi-sinh cũng là sinh-vật, (ở đây chúng ta dùng cái đám "hiếu-khí") nên chúng cũng cần :
- Dưỡng-khí.
- Thức ăn : U-rê, Nitrít trong nước.
- Nhà ở : giá-thể hay bất cứ gì có thể cung-cấp được nhiều diện-tích.
Khi Nitrít đi ngang (theo dòng nước) quần-thể vi-sinh, với sự hiện-diện của ốc-xy, chúng sẽ ăn Nitrít để sinh-sản và nhả ra Nitrate. Nitrate chảy ngang qua khu-vực thủy-canh, rễ cây chộp lấy ngay, bởi đây là thứ thức ăn cho cây dưới dạng "vừa miệng" nhất. Và rồi, nước sau đó chảy vào lại bể, bắt đầu chu-kỳ mới.
Thân.
 
Last edited:
Để nuôi cá kết hợp trồng thủy canh, mình xin gửi cho các bác xem qua đoạn video này : Aquaponics Made Easy.

Đây là CD Video mình vừa ship về từ bên Úc. Vì có dung lượng và thời gian dài, nên mình cắt ra từng đoạn nhỏ.

Cập nhật xong ....


Clip 1

[video=youtube;B49wG9Mh_SY]http://www.youtube.com/watch?v=B49wG9Mh_SY[/video]

Clip 2

[video=youtube;AcNa7-QD-BE]http://www.youtube.com/watch?v=AcNa7-QD-BE[/video]

Clip 3

[video=youtube;CFNKB4WU8Ao]http://www.youtube.com/watch?v=CFNKB4WU8Ao[/video]

Clip 4

[video=youtube;E4JoZ8ZNeb8]http://www.youtube.com/watch?v=E4JoZ8ZNeb8[/video]

Clip 5

[video=youtube;LVdLADwzVOw]http://www.youtube.com/watch?v=LVdLADwzVOw[/video]

Clip 6

[video=youtube;YBCoGPNG-Oc]http://www.youtube.com/watch?v=YBCoGPNG-Oc[/video]

Clip 7

[video=youtube;heYB3Uu1Jw0]http://www.youtube.com/watch?v=heYB3Uu1Jw0[/video]

Clip 8

[video=youtube;o2JSbaLnb4U]http://www.youtube.com/watch?v=o2JSbaLnb4U[/video]

Clip 9

[video=youtube;wFJ35ewJcyA]http://www.youtube.com/watch?v=wFJ35ewJcyA[/video]

Clip 10

[video=youtube;EGcQX0uUf-Q]http://www.youtube.com/watch?v=EGcQX0uUf-Q[/video]
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn cà-rem,
Ông nầy làm bài bản quá hả em? Đẹp, nên phải tốn. Phần chúng ta, chỉ cần đạt được kết-quả, cần làm rộng hơn, lớn hơn nhưng phí-tổn tối-thiểu là chuyện trong tầm tay.
Cà-rem có còn tài-liệu, đưa lên cho bà con xem, để chúng ta xem lối canh-tác nầy có đáng để tìm hiểu, ứng-dụng không. Riêng tui, chẳng những đáng, mà lại còn nên phổ-biến cho bà con.

Miếng đất của bác botienthi (tuy chỉ có) 1500m2 là quá nhỏ đối với một số ít bà con, nhưng đối với đa-số vẫn là rộng (tới) 1500m2(!). Nên tui chọn diện-tích nầy để đi các quân cờ (dĩ-nhiên trong cùng trên miếng đất) :
- Thủy-sản
- Trồng rau
- Chăn nuôi máu lạnh
- Chăn nuôi máu nóng
- Chăn nuôi gia-cầm
- Nuôi Trùn
- Và các loại cây hằng-niên.
Từ-từ, chúng ta sẽ ráng, tùy theo khả-năng, đi thật sâu, thật sát từng nước đi của các quân cờ. Riêng những quân cờ mà tui không chuyên là các loại thú và gia-cầm thì xin được các bạn rành hơn tiếp tay.
Thân.

------ 2 Giờ 35 minutes:

Người Úc nhìn cách nuôi/trồng kết-hợp nầy như thế nào?
- Đó là trồng cây và nuôi cá cùng chung trong một hệ-thống.

Nguyên-tắc căn-bản của Hệ-thống nầy vận-hành ra sao?
1- Cá nuôi và cho ăn trong bể.
2- Cá thải cặn-bả vào trong nước, điều nầy làm nước trở thành độc cho cá.
3- Nước trong bể được bơm qua các liếp trồng.
4 - Vi-khuẩn tốt trong hệ-thống sẽ chuyển biến các phế-thải nầy từ Ammonia thành Nitrate.
5 - Cây hút Nitrate do vi-khuẩn chuyển thành, như là thành-phần thức ăn chánh.
6- Nước sau đó trở thành sạch, chảy trở lại bể, và là nước sạch gần như mới.

Hệ-thống nầy :
- Dùng 1/10 lượng nước trồng theo lối cũ, chính là nhờ đặc-tính hồi lưu.
- Phần lớn nước mất qua cây hô-hấp và một phần nhỏ bốc hơi trên mặt bể.

Không được dùng thuốc diệt côn-trùng cho toàn hệ-thống, bởi như vậy sẽ ảnh-hưởng đến cá. Do đó, hệ-thống kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản nầy vận-hành trên căn-bản "hữu-cơ".
 
Last edited:
góp thêm con ốc

Cám ơn cà-rem,
Ông nầy làm bài bản quá hả em? Đẹp, nên phải tốn. Phần chúng ta, chỉ cần đạt được kết-quả, cần làm rộng hơn, lớn hơn nhưng phí-tổn tối-thiểu là chuyện trong tầm tay.
Cà-rem có còn tài-liệu, đưa lên cho bà con xem, để chúng ta xem lối canh-tác nầy có đáng để tìm hiểu, ứng-dụng không. Riêng tui, chẳng những đáng, mà lại còn nên phổ-biến cho bà con.

Miếng đất của bác botienthi (tuy chỉ có) 1500m2 là quá nhỏ đối với một số ít bà con, nhưng đối với đa-số vẫn là rộng (tới) 1500m2(!). Nên tui chọn diện-tích nầy để đi các quân cờ (dĩ-nhiên trong cùng trên miếng đất) :
- Thủy-sản
- Trồng rau
- Chăn nuôi máu lạnh
- Chăn nuôi máu nóng
- Chăn nuôi gia-cầm
- Nuôi Trùn
- Và các loại cây hằng-niên.
Từ-từ, chúng ta sẽ ráng, tùy theo khả-năng, đi thật sâu, thật sát từng nước đi của các quân cờ. Riêng những quân cờ mà tui không chuyên là các loại thú và gia-cầm thì xin được các bạn rành hơn tiếp tay.
Thân.

------ 2 Giờ 35 minutes:

Người Úc nhìn cách nuôi/trồng kết-hợp nầy như thế nào?
- Đó là trồng cây và nuôi cá cùng chung trong một hệ-thống.

Nguyên-tắc căn-bản của Hệ-thống nầy vận-hành ra sao?
1- Cá nuôi và cho ăn trong bể.
2- Cá thải cặn-bả vào trong nước, điều nầy làm nước trở thành độc cho cá.
3- Nước trong bể được bơm qua các liếp trồng.
4 - Vi-khuẩn tốt trong hệ-thống sẽ chuyển biến các phế-thải nầy từ Ammonia thành Nitrate.
5 - Cây hút Nitrate do vi-khuẩn chuyển thành, như là thành-phần thức ăn chánh.
6- Nước sau đó trở thành sạch, chảy trở lại bể, và là nước sạch gần như mới.

Hệ-thống nầy :
- Dùng 1/10 lượng nước trồng theo lối cũ, chính là nhờ đặc-tính hồi lưu.
- Phần lớn nước mất qua cây hô-hấp và một phần nhỏ bốc hơi trên mặt bể.

Không được dùng thuốc diệt côn-trùng cho toàn hệ-thống, bởi như vậy sẽ ảnh-hưởng đến cá. Do đó, hệ-thống kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản nầy vận-hành trên căn-bản "hữu-cơ".

Kính bẩm các cụ, cô dì chú bác anh chị em,...e tuy chỉ là nông dân trên giấy (vì hem có đất mà đua đòi), đâng tập tành cắp cặp theo học nghề nông, nhưng cũng xin được bon chen góp ý cho cái dụ cặn lắng, cặn lơ lửng và phù du bằng con ốc, trai , hến...hay con, cây gì ăn mấy thứ này có được ko ạ? Nếu có nói bậy mong các bác bỏ quá ạ.
E thấy chủ đề này rất hay và mong nó ngày càng phát triển để e có cơ hội làm nhà nông trên đất thực sự
 
Kính bẩm các cụ, cô dì chú bác anh chị em,...e tuy chỉ là nông dân trên giấy (vì hem có đất mà đua đòi), đâng tập tành cắp cặp theo học nghề nông, nhưng cũng xin được bon chen góp ý cho cái dụ cặn lắng, cặn lơ lửng và phù du bằng con ốc, trai , hến...hay con, cây gì ăn mấy thứ này có được ko ạ? Nếu có nói bậy mong các bác bỏ quá ạ.
E thấy chủ đề này rất hay và mong nó ngày càng phát triển để e có cơ hội làm nhà nông trên đất thực sự
Em bagai,
Ý của em đáng ghi nhận lắm. Vậy em chịu khó theo dõi thêm các phần sau. Sau đó, nếu muốn, chúng ta sẽ thử. Bởi mô-hình mà tui đang trình-bày đây không nhằm để nuôi con gì cá-biệt. Nhưng đây là mô-hình lý-tưởng để loài thủy-tộc sống mạnh, trong đó có nghêu, sò, ốc, hến của em. Mô-hình nầy cũng không chỉ định là ở vùng nào mới nuôi được, bởi môi-trường nuôi là chúng ta tạo cách chủ-động, chứ không phải cứ thả nuôi rồì tùy thuộc vào may rủi cách thụ-động. Bây giờ tui gõ tiếp cho em :

Loại cây nào thường được trồng trong hệ-thống kết-hợp nầy? (Dĩ-nhiên là không giới-hạn) :
* Các loại Rau, gồm :
- Quế,
- Oregano.
- Cần Tàu.
- Thì-là.
- Ngò rí.
- Xả.
- Rau mùi
- Các loại rau thơm.
- ...
* Cây cho trái :
- Cà-chua.
- Nho.
- Dâu Tây.
- Trái Su.
- ...
* Cây cho lá :
- Các loại cải.
- Cần Tây.
- Spinach.
- ...
* Rau đậu ăn trái :
- Đậu Hòa-lan.
- Đậu đủa.
- Đậu rồng.
- Các loại đậu khác : Đậu ván, đậu cô-ve...
- Dưa leo.
- Các loại ớt, kể cả ớt chuông.
* Cây cho củ :
- Su-hào.
- Củ cải trăng, đỏ.
- Cà rốt.
* Cây thích nước :
- Xoang nước.
- Ra muống.
- Cần nước.
- Rau đắng.
- ...
* Cây non :
- Gía.
- Rau mầm.
* Hoa.
 
Hôm qua quả là tôi không được may mắn! Viết bài trình bày kết quả cùng hướng sắp tới xong, mất gần hai tiếng đồng hồ. Chủ quan không lưu copy lại. Bấm gửi một cái và thế là...xong! Bài trôi theo tín hiệu internet bị mất không biết đến phương trời nào. Đến bây giờ mới vào được lại bình thường.

Đối với các bài viết dài, hao tổn chất xám thì bác botienthi nên tập thói quen viết bằng Word (trong Word có chức năng tự động save) rồi post vào khung trả lời nhanh để gửi lên. Hoặc soạn bằng Wordpad cũng được (nhớ bấm save thường xuyên). Nếu lỡ xảy ra cúp điện, mất tín hiệu internet, bị khởi động lại máy, điện yếu... thì rất mắc công. Cho dù viết lại thì cũng mất hứng rồi, ko viết lại y xì như trước được! Em cũng bị mấy lần rồi nên chia sẻ kinh nghiệm với bác Bồ như vậy!
 
Những loại cá thường được nuôi trong hệ-thống kết-hợp tại Úc :
- Silever Perch.
- Jade Perch.
- Cá chẽm.
- Muray Cod.
- Golden Perch.
- Cá Trám.
- Black Bream.
- Australian Bass.
- Yabbie.
- Cá rô-phi.
- Cá vàng.
- Cá Koi.
- Các loại cá kiểng.
- ...

------ 26 minutes:

Khi ứng-dụng hệ-thống kết-hợp nầy, là chúng ta đưa việc Nuôi/Trồng trở lại như tiến-trình sinh-thái ngoài thiên-nhiên, dùng cộng-sinh Cây, Cá và các Vi-khuẩn hữu-ích tạo thành một hệ-thống nuôì trồng cân-bằng.
Một sự hỗ-tương công-sinh xãy ra khi có hai, hay nhiều hơn các loài có sự sống phản-ứng với nhau, theo cái cách loài nầy đem hữu-ích đến cho loài kia : Chúng ta gọi là hỗ-tương nhau, hay "Cộng-Sinh".
Sự cộng-sinh theo cách nuôi trồng nầy là "nhái" hay bắt chước môi-trường tự-nhiên, từ đó chúng ta Nuôi và Trồng chung với nhau và loại trừ được phế-phẩm thải ra. Chính các cặn bả nầy chẳng những làm hại môi-trường, mà trước hết, làm hại vật nuôi, cây trồng, nay, tự chúng chuyển biến lại thành hữu-dụng.

------ 12 minutes:

Cái hệ-thống sinh-thái thu gọn nầy được triển-khai trở thành một hệ-thống Nuôi/Trồng kết-hợp và vận-hành một cách hết sức thành-công. Nó cần chỉ một chút nhỏ bảo-trì (tùy theo mô-hình) để giữ cho nó vận-hành hữu-hiệu.

Nói cách đơn-giản, hệ-thống kết-hợp Nuôi/Trồng là một phương-pháp sản-xuất thực-phẩm, mà Cá và Cây được nuôi và trồng cùng chung trong một hệ-thống; vi-khuẩn hữu-ích và các thành-phần vi-sinh khác trong hệ-thống chuyển biến chất cá phế-thải trở thành chất dinh-dưỡng cho cây. Cây dùng các dinh-dưỡng nầy như thức ăn chính và tiến-trình nầy của cây lọc sạch nước cho cá.
Đây chính là hệ-thống sản-xuất thực-phẩm đặt trên căn-bản sinh-thái, chính-xác như ngoài thiên-nhiên.

------ 1 46 minutes:

Trong những vùng đất không được tốt, thiếu nước, lại không gần ao hồ, sông rạch hay biển thì phương-pháp nuôi kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản cung-cấp được nguồn cá tươi tại chỗ. Vật-liệu để thiết-lập hệ-thống nuôi kết-hợp nầy luôn có sẵn, không kén. Không có chuyện "Đúng" hay "Sai", "Tốt" hay "Xấu" khi ứng-dụng kết-hợp nầy, miễn sao nó thành-công trong việc cung-cấp thực-phẩm sạch, rẻ và trường-kỳ. Như vậy quả là độc-đáo! Bằng như không được vậy, chúng ta sẽ tìm ra nguyên-do để chỉnh-đốn. Đây là một việc hết sức giản-dị. Tôi tin-tưởng mạnh-mẽ rằng bất cứ ai, Nam hay Nữ đều cũng có thể vận-hành thành-công một hệ-thống kết-hợp nầy tại chính khu đất của họ.

Kết-hợp nuôi/trồng Cây/Cá không phải là một khoa-học phức-tạp, nhưng một vài nguyên-tắc căn-bản cần được hiểu và làm theo.
 
Last edited:
Để bà con chưa từng nuôi thủy-sản, hay trồng thủy-canh làm quen dần, tui sẽ cố giải-thích từ căn-bản những sự-kiện liên-hệ về kỹ-thuật mà tiếng Anh gọi là Aquaponics nầy. Đó là kết-hợp của Aqua trong Aquaculture (nuôi Thủy-sản) và Ponics trong Hydroponics (trồng Thủy-canh).

Aquaponics là một hệ-thống nuôi/trồng, trong đó Cây và Cá được nuôi trồng chung trong một hệ-thống kêt-hợp, tạo thành một tương-quan cộng-sinh giữa Cá và Cây. Cộng-sinh xãy ra khi có hơn 2 thành-phần trong hệ-thống tương-tác với nhau theo cái cách mà cả hai cùng có lợi.

Hiện-tượng cộng-sinh nầy xãy ra giữa 3 thành-phần kết-thành một hệ-thống Aquaponics, dùng :
- Cá.
- Cây, và
- Quần-thể vi-khuẩn lành mạnh.
Cả 3 thành-phần trên phải có mặt và cùng hoạt-động (Cá ăn và bài-tiết; Vi-khuẩn biến chất thải thành phân; Cây hút chất bài-tiết do vi-khuẩn biến thành phân để tăng-trưởng và trả nước sạch lại cho bồn cá) như mỗi mắt xích trong một sợi dây xích. Không "mắt xích" nào quan-trọng hơn mắt xích nào. Tất cả đều hoạt-động bình thường, tạo nên một hệ-thống Aquaponics thành-công.

------ 5 minutes:

CCyVi-sinh.jpg


------ 26 minutes:

Chúng ta thấy :
- Bể cá (hay nuôi bất cứ loài thủy-tộc nào) : Sẽ được cho ăn hàng ngày. Cá bài-tiết cho ra Ammonia và các cặn bả khác.
- Dưới đáy bể cá có Van xả dơ.
- Hình giữa là lược : Bên trên là miếng Mốp lược cặn, bên dưới là lược sinh-học. Đây là nơi quần-thể vi-sinh bành-trướng mật-độ, chuyển-hóa Ammonia và Nitrites thành Nitrates.
- Bìa phải là hệ-thống Thủy-canh. Hệ-thống nầy dễ-dàng ứng-dụng các cách trồng : Màng Dung-dịch (Nutrient Film Technique - NFT), Dòng Chảy Sâu (Deep Flow Technique), hay Giá-thể.
- Nước sau khi được cây của hệ-thống thủy-canh hút sạch dinh-dưỡng, trở nên sạch, và được cho chảy vào lại bể thủy-sản, lại bắt đầu chu-trình mới.
 
Last edited:
Bác botienthi,
Tiếng là tui đang "đi cờ" cho khoảnh đất 1500m2 của bác, nhưng tui biết rõ là tui không đang "giải thế cờ" nào hết. Mục-đích mà tui nhắm vào, khiến tui cặm-cụi gõ bài tại Topic nầy nó nằm ở chỗ khác, nó nhỏ bé hơn, nhắm vào một số bà con ít đất, kém tài-chánh hơn. Vậy nên tui có điều cần phải thưa ngay với bác :
Do bởi :
- Tui không có ý dùng bài nầy để dự thi.
- Mà có muốn dự thi cũng không được, bởi nó sẽ dài ngoằng.
- Để những bài "cà kê, dê ngỗng" của tui ở đây, nó sẽ cản trở các bài dự thi.
Nên xin bác dời nó qua chỗ khác dùm (tui không biết cách làm, thiệt là tệ!). Như vậy, tách mấy bài dông-dài của tui ra, thì bà con nào :
- Rảnh : ghé xem.
- Không rảnh : khỏi mất công tốn thì giờ.
Cám ơn bác nhiều lắm!
Thân.



------ 1 33 minutes:

Hệ-thống Aquaponics sẽ không hữu-dụng nếu hai hệ-thống Thủy-sản và Thủy-canh hoạt-động riêng rẻ, độc-lập. Nói rõ hơn, là nếu bên trổng thủy-canh vẫn trồng như được trình-bày trong Topic "Thủy-canh - Trồng cây không cần đất" và bên Thủy-sản vẫn nuôi cá như trong bể nổi của bác botienthi thì vẫn tốt, vẫn kết-quả, nhưng không phải là Aquaponics, vì không kết-hợp hai hệ-thống trên làm một, nên sự liên-đới, hỗ-tương không hề có.

Cá nuôi trong bể, có vấn-đề về nước do cặn-bả ngày càng tích-lũy, Ngay cả những chất ít tác-dụng xấu như Nitrate, đến một lúc nào đó sẽ trở thành độc cho cá. Nên hệ-thống nuôi cá độc-lập nầy cần có :
- Lược cơ-học : Lọc cặn.
- Lược sinh-học : Biến Ammonia và Nitrite thành Nitrate.
- Và định-kỳ thay nước, ít nhất 10% 1 lần/ngày.
Như vậy, nước dơ thay ra sẽ làm ô-nhiễm môi-trường; và cần nước sạch để bồi-hoàn, trên căn-bản hàng ngày.

------ 49 minutes:

Thủy-canh, trồng cây dùng khoáng-tố (chất hóa-học) mà không cần đất. Khi dung-dịch dinh-dưỡng cần thay thế, thường thì người ta xả thẳng ra ngoài đất. Về điểm nầy, cả hai phương-pháp thủy-canh và thủy-sản giống nhau : ô-nhiễm môi-trường, nếu không có biện-pháp xử-lý đúng đắn. Các chất phế-thải tống thẳng ra môi-trường, hòa vào sông rạch tạo nên hiện-tượng rong-rêu "bùng nổ".

Aquaponics tập-chú vào 2 vấn-nạn nầy và chuyển chúng trở thành hữu-ích, bởi chất cặn-bả hòa-tan trong nước nuôi cá sẽ được dùng để trồng cây, thay-thế dung-dịch dinh-dưỡng bằng hóa-chất trong hệ-thống thủy-canh.. Như vậy, vấn-đề ô-nhiễm sẽ rất ít, và có thể nói hầu như triệt-tiêu, do bởi cặn bả ở thể đặc được cản lại do lược cơ-học sẽ được dùng nuôi Trùn.

Do bởi một hệ-thống Aquaponics là một hệ-thống Nuôi/Trồng luân-lưu, hoàn toàn kín nên dưới điều-kiện hoạt-động bình thường, bạn sẽ không thải ra môi-trường bất cứ chất thải nào. Lượng nước nhỏ mà bạn cần để bồi-hoàn cho hệ-thống bởi nước bị mất do bốc hơi từ mặt bể cá và từ hô-hấp của cây.
 
Last edited:
Đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ thấy thương Lệnh Hồ Xung. Mới "lao lực, mất sức" chút đỉnh mà được giang hồ ưu ái ùn ùn "tẩm bổ" linh đơn, diệu dược và cả ... thuốc độc. Báo hại anh chàng mặt mày méo mó, lúc đỏ lúc xanh.
Chuyện ngày nay...
Bác botienthi vừa ra lời hiệu triệu, giờ chắc đang gồng mình vì sắp "tẩu hỏa nhập ma".
Nhiều ý kiến quá hay, quá tuyệt!
Đọc như vừa bắt được vàng... Sướng rơn!
.........
Nhưng sướng xong thì thấy lo lo. Một thế cờ với 32 quân cờ thì đâu còn là "thế" cờ nữa!
Đó là một ván cờ. Là công việc của một-tập-đoàn-kinh-tế nông nghiệp đa-ngành-nghề chứ đâu còn của một cá nhân, 1500m2 và 30 triệu.

Tôi ngu muội, lo chuyện vớ vẩn không đâu. Nhưng nhớ đến nhận xét (Việt Nam, trang trại thì ít mà vườn tạp thì nhiều) của người nước ngoài thì nghe đau nhói.
............
Quay lại với thế cờ của bác botienthi.
Nếu đã có nhiều quân cờ trong tay, sao ta không chia thành nhiều phân thế. Mỗi phân thế là một mô hình kết hợp "ăn chắc mặc bền".
Chúng ta bày ra 8, 9 thế thì thể nào bác botienthi cũng có được ... thế thứ 10 của riêng bác ấy mà thôi.
 
.........
Nhưng sướng xong thì thấy lo lo. Một thế cờ với 32 quân cờ thì đâu còn là "thế" cờ nữa!
Đó là một ván cờ. Là công việc của một-tập-đoàn-kinh-tế nông nghiệp đa-ngành-nghề chứ đâu còn của một cá nhân, 1500m2 và 30 triệu.

............

Chúng ta bày ra 8, 9 thế thì thể nào bác botienthi cũng có được ... thế thứ 10 của riêng bác ấy mà thôi.

Theo thiển ý của tôi thì bản thân đồng vốn 30 triệu nó đã tạo ra một "thế" rồi. Và nó phải "thi thố" trong phạm vi 1500m2 với một lao động chính nữa, hơn nữa lao động đó lại không phải chuyên gia nông nghiệp mà chỉ mới là a ma tơ thôi.
Còn nếu gọi là có đủ bàn cờ thì phải là chuyên gia và vốn cực lớn. Lúc đó diện tích không còn là vấn đề nữa.

Đưa ra các cách phá thế ở đây không phải chỉ "cho tôi" mà còn cho nhiều người có điều kiện tương tự. Áp dụng cách nào hoặc kết hợp "sáng chế" ra thế nào khác nữa thì tùy nhận thức , điều kiện riêng mỗi người.
Miễn sao họ thấy những bài trên diễn đàn này có ích là tôi thấy sung sướng lắm rồi!

------ 7 minutes:

Bác botienthi,

- Tui không có ý dùng bài nầy để dự thi.
- Mà có muốn dự thi cũng không được, bởi nó sẽ dài ngoằng.
- Để những bài "cà kê, dê ngỗng" của tui ở đây, nó sẽ cản trở các bài dự thi.
Nên xin bác dời nó qua chỗ khác dùm (tui không biết cách làm, thiệt là tệ!).



Hì hì...! Hạ thủ bất hườn.
Tôi xin phép cứ để đây cho đến khi trưởng BTC nguyenhungdung có ý kiến.
Vì dẫu sao mọi người cũng đang xem liên mạch ở đây. Đọc những bài này của bác thì dù ai cũng không thể bảo là "tốn thời gian vô ích" được!
Kính!
 
Last edited:
Hì hì,
Khi nói "Bàn cờ", "Quân cờ" chỉ là dùng biểu-tượng, để tượng trưng cho một miếng đất, cho một chuồng thỏ, chuồng gà, chuồng kỳ-đà...
Miếng đất thì chỉ có một, mà chuồng thì nhiều, nhiều hơn mấy thứ vừa kể trên. Có thể thêm chuồng bồ câu, chuồng heo, chuồng cá, à không, bể cá... và chuyện của chúng ta là sắp xếp, nuôi trồng cách nào cho :

" Trong tính toán kinh tế trang trại, người nào tính được thật lý tưởng công thức : phế phẩm của quy trình này là nguyên liệu của quy trình kia thì người đó sẽ có cơ hội thành công cao nhất và có lợi thế cạnh tranh tốt nhất.
" (nguyenhungdung).

Tui lại mạn-phép xin bổ-túc :
"Và ở mỗi quy-trình, chúng ta cố-gắng đạt năng-xuất cao nhất".

Vậy chúng ta có quyền đánh đấm tự-do vào cái bao cát, vào cái trụ Bongo màu xanh trên.
Đúng không nào?
Thân.
 
Cái khác biệt lớn nhất giữa hai cách trồng thủy-canh (trồng độc-lập và trồng kết-hợp với Thủy-sản) đó là : dung-dịch dinh-dưỡng.
* Thủy-canh thuần-túy :
- Dùng khoáng-tố (hóa-chất) đưa vào hệ-thống làm chất dinh-dưỡng cho cây, và
- Toàn hệ-thống tiệt-trùng.

* Thủy-canh kết-hợp :
- Chất dinh-dưỡng cho cây có sẵn trong hệ-thống, do từ cặn bả nuôi thủy-sản. (Không tốn kém, miễn-phí! Hì hì!).
- Không thể tiệt-trùng theo kiểu Thủy-canh (hydroponics), bởi như vậy sẽ giết sạch các loài vi-sinh hữu-ích trong hệ-thống. Mà vi-sinh chính là thành-tố then chốt, quyết-định sự thành-công của toàn hệ-thống kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản.

------ 4 Giờ 38 minutes:

Đây là những khác biệt chánh giữa Aquaponics (kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản) và Hydroponics (chuyên biệt Thủy-canh) :
- Cấu-trúc, thiết-bị của hệ-thống Thủy-canh giữ nguyên, chỉ đơn-giản nối với hệ-thống Thủy-sản.
- Nguồn dịnh-dưỡng của Thủy-canh chuyên-biệt và Thủy-canh/Thủy-sản kết-hợp khác nhau : Thủy-canh chuyên-biệt cần đưa hóa-chất vào; Thủy-canh kết-hợp Thủy-sản thì không cần, dinh-dưỡng lấy từ các chất thải nuôi Thủy-sản.
- Hóa-chất không thể đưa vào hệ-thống kết-hợp, bởi sẽ làm hại cá.
- Thuốc diệt côn-trùng có thể dùng trong Thủy-canh chuyên-biệt, nhưng không thể dùng trong Thủy-canh/Thủy-sản kết-hợp. Bởi sẽ làm chết vi-sinh và làm hại cá. Chỉ có thể dùng các biện-pháp sinh-học.
- Vi-sinh không đóng vai trò gì trong Thủy-canh chuyên-biệt. Bởi hệ-thống nầy gần như vô-trùng.
- Hệ-thống sản-xuất nghiêng ưu-tiên về phần cá, để chắc-chắn rằng chúng thật sạch.
- Dinh-dưỡng trong nước không thể ngay tức thì thay đổi bằng cách thêm hóa-chất. Điều-chỉnh bằng cách : Thêm cá, hoặc bớt cây.

------ 4 Giờ 50 minutes:

Các thiết-bị của Thủy-sản khi đưa vào kết-hợp với Thủy-canh cũng không thay đổi nhiều. Trong thực-tế vận-hành Thủy-sản kết-hợp không khác nuôi Thủy-sản bình thường, ngoại trừ :
- Không tống nước dơ ra môi-trường chung quanh.
- Không đưa vào hệ-thống một vài chất để làm dinh-dưỡng hay chữa trị cho cây, vì sẽ hại cho cá.
- Không dùng một vài phương-pháp trị cho cá vì sẽ hại cho cây, và ngược lại.
* Chỉ có một khác biệt chánh là những chất nào được thêm vào để kiểm-soát độ pH, một cách cẩn-thận để chắc-chắn rằng sẽ không tác-dụng ngược cho cây.

Những hiểu biết nầy chính là cái mà người ta đã phải tiêu-tốn hàng triệu đôla, với số hời-gian tìm tòi nghiên-cứu không đếm được để giờ đây cung-hiến cho chúng ta được thụ-hưởng :
- Làm thế nào để nuôi cá nhốt được khỏe, tăng-trưởng mạnh, trong những khoảng nhốt hẹp, trái ngược lại với nuôi cá nhốt theo cách nuôi thông-thường.
 
Last edited:
Tại sao "Cá/Cây" kết-hợp?
Nuôi Thủy-sản và trồng Thủy-canh kết-hợp chung trong một hệ-thống có thể được thực-hiện trên căn-bản hữu-cơ, không những đem thực-phẩm lành, sạch đến cho bạn, cho gia-đình bạn mà còn trên quy-mô thương-mại nữa. Điều đặc-biệt dễ trông thấy nhất của phương-pháp nuôi/trồng nầy là hoàn-toàn không dùng thuốc diệt côn-trùng.

Những nhà nuôi trồng bằng phương-pháp kết-hợp nầy xin chính-quyền Úc chứng-nhận sản-phẩm do phương-pháp nầy sản-xuất là Sản-phẩm Hữu-cơ (cho đến lúc các bạn đọc đang đọc những dòng nầy đây, yêu-cầu nầy vẫn chưa được chính-quyền chấp-nhận. Hì hì!) bởi kết-quả có được do :
- Các tác-động bên trong hệ-thống giữa Cá, Cây và Vi-sinh mà không có yếu-tố bên ngoài.
- Không dùng phân bón.
- Không dùng hóa-chất.
- Không dùng thuốc diệt côn-trùng,
đã khiến phương-pháp nuôi Cá và trồng Cây kết-hợp trở nên một hệ-thống "Vận-hành một cách Hữu-cơ". Cây, Cá và Vi-sinh chung tay, góp phần vào, đem lợi-nhuận cho toàn hệ-thống :
- Cá cung-cấp dinh-dưỡng
- Vi-sinh biến chất dinh-dưỡng thành hữu-dụng cho Cây.
Tiến-trình nầy xoay chuyển thành một vòng tròn, một chu-kỳ kín, đưa đến kết-quả :
- Giảm phí-tổn : Không tốn phân cho cây.
- Tăng năng-xuất : Mật-độ cá nuôi ít nhất gấp đôi cách nuôi truyền-thống.
- Rất ít tốn nước.
Nhưng cũng có điểm bất lợi : Phải tốn điện chạy bơm 24/24.
 

Nhưng cũng có điểm bất lợi : Phải tốn điện chạy bơm 24/24.


Đây là điểm cốt yếu của vấn đề, vì với điều kiện của Việt Nam hiện tại nếu phải chạy bơm 24/24 e rằng không khả thi do: Giá điện cao, ngành nước và điện ở Việt Nam ta luôn dẫn đầu trong việc đoạt "cúp".
Nếu trang trại nào có thể chủ động tạo được nguồn điện rẻ tiền luôn sẳng có thì có thể tính đến mô hình này.!
 
Đúng như vậy đó Thuấn, Nếu không có : - Một máy phát điện dự-phòng : chạy bằng nhiên-liệu, bằng gío, bằng nước hay chạy bằng Biogas. - Hoặc dãy bình Ac-quy với một bộ-phận biến điện ra 2 chiều (inverter), để phòng những lúc cúp điện, thì trăm phần trăm là hệ-thống nầy không nên nghĩ tới. Cho nên : - Điểm bất-lợi là phải tốn điện chạy bơm 24/24 giờ,l à điều mà tui đã dự-phòng, và đã đến lúc tui nói ra điều tui muốn nói : Kể từ sau dòng nầy cho đến hết phần trình-bày của tui về nuôi thủy-sản thì do bởi lúc nào cũng cần điện. Nên tui xin hỏi ý bà con : - Có nên tiếp-tục? Hay qua mục khác? Phần nầy ngay đây tạm ngưng, chờ bà con quyết-định. Thân.

------ 5 minutes:

Xin bà con ai biết chỉ giúp : - Tui thường cố gắng hết sức, viết cho bà dễ đọc bằng cách ngắt câu và xuống hàng... nhưng khi đưa lên thì đa-số bài được nén cục lại. Chính tui là người viết, mà đọc lại tui còn thở dài! Bà con có biết cách nào tránh không? Thân.
 
Last edited:
Back
Top