CÓ THỂ NUÔI VỖ BÉO ỐC ĐẮNG RẠ THƯƠNG PHẨM ĐỂ LÀM KINH TẾ
Kinh nghiệm Kỹ thuật nuôi : Ốc Đắng, Ốc Rạ, Tép Ruộng hiệu quả kinh tế của người dân Thái Lan để tăng thêm thu nhập.
Người Nông Dân Thái Lan dù thu nhập trung bình cao, nhưng họ vẫn nuôi ốc Đắng, Tép Rong, Tép Ruộng rất phổ biến.
+ Tạm Bỏ con Tôm mà nên Ôm con Tép :
Lý do là tại sao nên tạm bỏ con Tôm ở miền Tây, là vì giá thức ăn công nghiệp càng lúc càng tăng cao nên con tôm dễ bị đội giá thành trong khi nhiều nước khác xuất khẩu tôm với giá rất cạnh tranh hơn giá của Việt Nam. Cho nên có thể cùng nuôi Tép cùng con Ốc Đắng. Ốc Đắng loại to là Ốc Rạ có thể xuất khẩu sang Đài Loan Trụng Quốc nữa. Trong tương lai sau năm 2.018 là có thể có một vài công ty cổ phần có doanh số năm từ 500 tỷ trở lên nếu như không khéo cầm cự nổi từ sau năm 2.018 này là rất nguy cơ bị phá sản.
Tình trạng có thể dễ bị thua lỗ và phá sản của một số công ty cổ phần xuất khẩu tôm tại Việt Nam, bao gồm cả những công ty lớn như ở Minh Hải (Cà Mau), là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, cả trong và ngoài nước. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
1. Áp lực giá tôm trên thị trường thế giới
Cạnh tranh toàn cầu: Giá tôm trên thị trường thế giới đã giảm mạnh trong những năm gần đây do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Ecuador, và Indonesia. Các nước này áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với tôm Việt Nam.
Nguồn cung vượt cầu: Từ năm 2018, sản lượng tôm trên toàn cầu tăng vượt mức tiêu thụ, khiến giá giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của các công ty xuất khẩu tôm tại Việt Nam.
2. Chi phí sản xuất trong nước cao.
Giá thành sản xuất cao: Nuôi tôm tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thức ăn nhập khẩu và thuốc thủy sản, làm đội chi phí sản xuất so với các nước khác.
Dịch bệnh: Các vùng nuôi tôm lớn ở Việt Nam, đặc biệt tại Minh Hải, thường xuyên bị dịch bệnh như đốm trắng và EMS, làm giảm năng suất. Điều này khiến doanh nghiệp phải tăng chi phí để khắc phục hoặc tái đầu tư, dẫn đến thua lỗ.
3. Khủng hoảng tài chính nội bộ doanh nghiệp.
Vay nợ quá mức: Nhiều công ty cổ phần xuất khẩu tôm đã vay vốn lớn từ ngân hàng để mở rộng sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ từ năm 2018, họ có thể không đủ khả năng trả nợ, dẫn đến tình trạng mất thanh khoản.
Quản lý yếu kém: Một số công ty thiếu chiến lược quản trị rủi ro tài chính, không tối ưu hóa dòng tiền, dẫn đến thâm hụt nặng nề khi giá tôm giảm.
4. Rào cản thương mại quốc tế
Thuế chống bán phá giá: Một số thị trường lớn như Mỹ và EU áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam, khiến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp suy giảm.
Yêu cầu chất lượng cao: Các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, quy trình truy xuất nguồn gốc, và vấn đề môi trường, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ.
5. Ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và thiên tai.
Thiếu nước ngọt: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung sản xuất tôm lớn nhất, đang chịu ảnh hưởng từ xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt, làm giảm năng suất nuôi trồng.
Thiên tai: Mưa bão và thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến môi trường nước, làm tăng rủi ro dịch bệnh.
Hậu quả và ảnh hưởng lâu dài
Tình hình dễ bị phá sản doanh nghiệp lớn: Nhất những Công ty xuất khẩu tôm lớn nhất ở Minh Hải cũng có thể bị phá sản là sẽ gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và người nuôi tôm bị kéo theo khó khăn.
Mất niềm tin của nhà đầu tư: Nên phải vay tiền ngân hàng thêm nên càng nguy cơ. Tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới sự phá sản khiến ngành xuất khẩu tôm mất điểm trong mắt các ngân hàng và nhà đầu tư, dẫn đến khó huy động vốn trong tương lai.
Ảnh hưởng đến giá tôm toàn cầu: Dù Việt Nam là một trong những nhà cung cấp tôm lớn, sự suy giảm sản lượng của các doanh nghiệp lớn có thể khiến nguồn cung giảm nhẹ và góp phần giữ giá ổn định trong trung hạn.
Nếu như tình trạng trên xảy ra thì tạm áp dụng giải pháp đề xuất cho ngành tôm Việt Nam.
1. Tái cấu trúc tài chính: Cắt giảm chi phí, tối ưu hóa dòng tiền, và hạn chế vay nợ lớn.
2. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, sử dụng thức ăn và thuốc thủy sản nội địa để giảm chi phí.
3. Phát triển thị trường mới: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào các thị trường lớn như Mỹ hoặc EU.
4. Đầu tư bền vững: Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để đối phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh.
Ngành tôm cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người nuôi để vượt qua giai đoạn khó khăn này tạm thời để được ổn định tốt đẹp hơn là sẽ Nuôi Tép Đồng mà miền Bắc gọi là Tôm Đồng Ruộng.
Cho nên bà con nào đang nuôi tôm ở miền Tây với số vốn từ 2 - 5 tỷ trở lại là nên chuyên sang nuôi con tép đồng và ốc Đắng để phục vụ thị trường trong nước là rất an toàn.
Nếu như bà con có diện tích mặt nước ao ruộng chừng 10 Ha đang nuôi Tôm nhưng đồng vốn phần đông là vay ngân hàng, vốn tự có chỉ 2 - 5 tỷ đồng thì nên "Tạm bỏ con Tôm mà ôm con Tép" theo mô hình "Chiến lược nuôi 4 con Thủy Sản Nước Ngọt ( gồm Ốc, Tép, Cá và Cua) của anh Bùi Quang Võ ở thành phố Vĩnh Long" khuyến nghị từ năm là :
Lúc giá tép đồng rất rẻ thì bà con nên thu mua tép nhỏ để nuôi có thể thu mua tép này làm con giống, vận chuyển nên có sục khí Oxy.
Sau khi nuôi tiếp từ 2 - 3 tháng là tuyển tép lớn ra bán.
Tốt nhất là thời gian đầu không nên bán Tép với số lượng nhiều, chỉ bán một ít thôi, vì tép đã lớn nên dành cho sinh sản con giống. Nuôi tép đồng gần như không rủi so với nuôi những loại Tôm khác nha bà con.
NUÔI ỐC ĐẮNG RẠ THƯƠNG PHẨM ĐỂ LÀM KINH TẾ.
Trích từ nguồn : "Những Mô hình Đơn Giản để Cải thiện đời sống Nông Thôn". Tạm gọi là Kỹ thuật Chiến lược đơn giản cho người dân Việt Nam với "Kỹ thuật Nuôi Nối Sinh khối liên hoàn" của anh Bùi Quang Võ ở Tp. Vĩnh Long đã nghiên cứu phổ biến một mô hình TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG cho con Ốc Sạch Thương Phẩm, đơn giản nhưng hiệu quả Kinh tế rất cao có tính Chiến lược để giúp nhiều bà con mình được sớm Thoát Nghèo. Cảm ơn Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho phổ biến một mô hình chiến lược đầy tiềm năng phát triển và phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế mới trong tình hình giá cả thức ăn chăn nuôi nói chung đã tăng cao.
NUÔI ỐC ĐẮNG CHO KẾT QUẢ NGỌT.
+ Ốc Đắng, ốc Vặn, có tên khoa học là Ellamya Chinensis,
+ Hình thái to lớn nhất gọi là Ốc Rạ, ốc Ruộng, tên khoa học là Bellamya chinensis, Cipangopalndina Cathayensis, có thể lớn bằng quả trứng gà ta, ốc Cái sống được 5 năm, ốc Đực sống được 3 năm.
+ Năm nay là 2.018, hy vọng sau 1 năm nữa, tức khoảng năm 2.019 là sẽ có một số nơi ở vùng sâu, miền núi ở miền Bắc sẽ phát triển nuôi các loại ốc này cùng con Tép để làm Kinh tế với hiệu quả cao.
+ Thông thường là người dân ở miền Bắc thì rất nhạy bén áp dụng những mô hình phát triển kinh tế mới rất mạnh dạn hơn người dân ở miền trong thì giờ nên nuôi ốc Ruộng rất phù hợp khi giá thức ăn chăn nuôi đã tăng rất cao. Ta có thể - TỰ TẠO RA CON GIỐNG DỄ DÀNG
- TỰ TẠO RA THỨC ĂN CHĂN NUÔI
+ Khi phổ biến áp dụng mô hình này thì theo quan điểm chủ trương của anh Bùi Quang Võ là chúng ta nên đặc biệt quan tâm đến đời sống sản xuất của các đồng bào người Dân Tộc Thiểu số ở khắp cả nước, nhất là miền núi, vùng sâu có các đồng bào dân tộc : Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai, Lô Lô,Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm ... Các dân tộc sống ở miền núi và vùng sâu núi đồi có thu nhập thấp.
1. Chăm
2. Pu Péo
3. Ra Glai
4. Raglai
5. Chơ Ro
6. Cờ Lao
7. Bru-Vân Kiều
8. Khơ Mú
9. Raglai Pacó
10. Xơ Đăng
11. Chơ Bù
12. Chru
13. Gie Triêng
14. Hrê
15. M'nông
16. Tà Ôi
17. X'đăng
18. Xê Đăng
19. Xơ Đăng
20. Ê Đê
21. Chơ Ro
22. Dân Lạch - người Cơ tu
23. Ba Na
24. Cơ Ho
25. Chơ Ro
26. Raglay
27. Ragliềng
28. Hà Chăm
29. Chăm Hà Tiên
30. Chăm Hkông
31. Nùng
+ Đặc biệt là nên quan tâm đên những khu vực có nhiều PHÂN TRÂU BÒ như ở BÌNH THUẬN, NINH THUẬN, QUẢNG NGÃI, QUẢNG NAM, PHÚ YÊN...
+ GIỐNG ỐC RẠ ỐC RUỘNG CÓ NHIỀU Ở CÁC TỈNH :
1. HÀ GIANG
2. CAO BẰNG
3. LÀO CAI
4. LAI CHÂU
5. YÊN BÁI ( ở Nà Hẩu - Văn Yên)
6. BẮC KẠN
7. TUYÊN QUANG
8. LẠNG SƠN
9. BẮC GIANG
10. QUẢNG NINH
11. ĐIỆN BIÊN
12. HÒA BÌNH
13. THANH HÓA
14. NGHỆ AN
15. HÀ TĨNH
16. PHÚ THỌ
17. THÁI NGUYÊN
18. QUẢNG NAM
19. QUẢNG NGẢI
Ở các huyện ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam). Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Tây Giang, Nam Giang. Vành đai vườn quốc gia Cúc Phương chạy dọc các xã Thành Lâm, Thành Yên, Thành Mỹ, Thạch Lâm của huyện Thạch Thành là có nhiều ốc đá nhất. Ốc đá ở Suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, thường gọi là ốc đá và ốc thuốc
+ Đặc biệt là ở các địa phương trên có sẵn giống ốc RẠ, ốc Ruộng.
+ Các địa phương trên có thể cải thiện đời sống kinh tế cho nông dân, là có thể thành lập các Tổ Sản xuất, các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Chuyên Trồng Bắp, Trồng Cỏ ủ chua để Nuôi Trâu Bò với mục đích chính là để lấy phân Nuôi Ốc Rạ Thương Phẩm như LÀM THỨC ĂN và để cung cấp Đạm cho Chăn Nuôi.
Như nuôi Tôm, Cá Bóng Dừa, cá Tầm .. để giúp cho người Dân Tộc có thể thu nhập thêm 1 tháng ít nhất cũng được 4 - 6 triệu đồng để cải thiện đời sống.
+ Nơi có nuôi nhiều Trâu Bò nên tạo GIÁ TRỊ GIA TĂNG bằng cách dùng Phân để nuôi lại con ốc Rạ, ốc Ruộng.
+ Lấy Phân trâu bò để nuôi ốc Ruộng cho Sinh Sản để Bán ốc Giống để làm thu nhập chính, chứ không phải là từ việc bán Trâu Bò.
+ Tổ chức đi thu mua Phân Trâu Bò từ xa để cung cấp cho các người nuôi ốc.
+ Có thể chỉ cần 1.000m2 ao ruộng có tạo đủ giá thể là có thể nuôi VỖ BÉO và ỐC SINH SẢN với sản lượng từ 4 - 5 tấn ỐC RẠ THƯƠNG PHẨM và ỐC CON trong 1 năm. Chỉ cần bán ra 30.000 đ/1 kg là 1 tấn sẽ được 30 triệu. Chúng ta hạch toán Kinh tế thử xem. Nếu 4 tấn sẽ được 120 triệu. Nếu 5 tấn sẽ được 150 triệu.
j
Chúng ta Nuôi Ốc Rạ, Ốc Đắng sinh sản sẽ cho Kết Quả Ngọt Bùi.
Nếu như nuôi theo Công nghệ thì 1.000m2 trong 1 năm cũng có thể đạt sản lượng từ 5 - 8 tấn ốc Rạ Thương Phẩm.
Nuôi theo Kỹ thuật Công nghệ Nuôi Nối Liên hoàn.
NUÔI NỐI LÀ SAU KHI THU HOẠCH MỘT SỐ ỐC ĐẠT YÊU CẦU LÀ THẢ NỐI TIẾP ỐC NHỎ VÀO.
Nuôi ốc đắng thương phẩm bằng công nghệ Nuôi Nối liên hoàn là một phương thức nuôi ốc Đắng, ốc Rạ tiên tiến thường sử dụng hệ thống hồ nuôi đặc biệt để tạo điều kiện sống tốt cho ốc đắng. Hồ nuôi có nhiều tầng giá thể cho ốc ở và đeo bám. Đảm bảo sự lưu thông nước và cung cấp nguồn Oxy tốt cho ốc.
2. Xử lý nước: Hệ thống nuôi liên hoàn thường sử dụng công nghệ xử lý nước để loại bỏ chất thải và tăng cường chất lượng nước, nước có men Vi Sinh EM giúp hệ tiêu hóa của ốc, đảm bảo môi trường sống tốt cho ốc đắng.
3. Quản lý và điều khiển tự động: Nuôi ốc đắng bằng công nghệ nuôi liên hoàn thường sử dụng hệ thống quản lý và điều khiển tự động, giúp điều chỉnh nhiệt độ, nồng độ muối, lưu lượng nước và quản lý môi trường nuôi một cách chính xác và hiệu quả.
4. Tối ưu hóa sử dụng không gian: Công nghệ nuôi liên hoàn giúp tối ưu hóa sử dụng không gian bằng cách xây dựng hồ nuôi đa tầng hoặc sử dụng các công nghệ nuôi, làm giá thể là vĩ gỗ ván, nhựa, lá dừa, tận dụng vật liệu có ở địa phương.
5. Tăng hiệu suất: Nuôi ốc Đắng, ốc Rạ sinh sản bằng công nghệ nuôi liên hoàn có thể thả ốc nhỏ vô hồ nuôi hàng tuần và tuần nào cũng có ốc lớn để thu hoạch, tăng hiệu suất sản xuất, giúp ốc tăng trưởng nhanh và đạt đủ kích thước để thu hoạch trong một thời gian ngắn.
6. Kiểm soát bệnh tật: Công nghệ nuôi liên hoàn cũng tạo điều kiện tốt để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật trong quá trình nuôi, giúp giảm rủi ro mất mát do bệnh tật.
7. Tối ưu hóa thức ăn: Công nghệ nuôi liên hoàn cũng có thể tối ưu hóa thức ăn cho ốc đắng bằng cách sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên và công nghệ nuôi phù du và tảo hiện đại.
Thông qua công nghệ nuôi Nối liên hoàn, nuôi ốc thương phẩm có thể đạt hiệu suất cao hơn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, triển khai công nghệ nuôi liên hoàn yêu cầu các kỹ thuật và kiến thức cụ thể. Do đó, tìm hiểu và tham khảo từ các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi ốc đắng liên hoàn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cơ bạn.
( Chủ yếu là tạo nguồn thức ăn, cung cấp đủ Oxy, sử dụng men vi sinh E.M, tạo dòng nước chảy chậm, kiểm tra chất lượng nước, vệ sinh ... Nuôi ốc liên hoàn là phải thả thêm ốc nhỏ vào hàng tháng để tháng nào ta cũng đều có Ốc thu hoạch)
Nếu như thả giống ốc cỡ đầu đũa thì sau 4 - 6 tháng sẽ được chuyển sang vào giai đoạn Kỹ thuật "Công nghệ nuôi nối tiếp ", nghĩa là vừa bắt ốc lớn ra một số vừa thả ốc nhỏ bù vô là vừa thu hoạch được ốc ngay trong 1 ngày thả giống, và cứ thế vừa thả giống vừa được thu hoạch nối tiếp.
Ví dụ : 1 tuần thả giống 1 lần là cũng có thể đủ ốc thương phẩm cung cấp cho cả tuần cho thị trường.
Nuôi theo Công nghệ thì mỗi 1 tháng phải thả thêm ốc nhỏ vào nối tiếp, ít nhất là 1 lần, hoặc ngày nào có ốc nhỏ là thả vô nuôi, thì sau 3 - 4 tháng là bất cứ ngày nào ta cũng có Ốc Thương Phẩm.
Trường hợp chúng ta chỉ có giống nhỏ như đầu đũa thì sau 4 - 6 tháng sẽ có ốc Thương phẩm. Nếu như ốc con được nuôi đến 8 - 10 tháng trở lên, đến tối đa là sau 12 tháng là ốc rất to và mỗi tháng thả vào 1 Tấn ốc nhỏ là tuyển được được ít nhất là từ 4 - 5 Tấn ốc thương phẩm.
Ví dụ : 2.000 m2 ao ruộng là 1 tháng có thể thu hoạch được 1.000 kg ốc Thương phẩm, giả sử chỉ cần bán ra 30.000 đ/kg là cũng được 30 triệu là bình thường.
Trước tiên là bạn nào có suy nghĩ là ốc này ngoài tự nhiên có rất nhiều và cũng rẻ thì nuôi làm gì ! Lưu ý là nội dung chính của bài này là Đề cập đến Nuôi Vỗ Béo Ốc Thương phẩm. Nên các bạn nào có tầm nhìn kinh tế như người Thái Lan thì sẽ có một suy nghĩ đúng hơn, như là :
- Dễ tìm bắt con ốc giống ở mọi nơi ở Việt Nam nên không cần mua.
- Không tốn hoặc ít tốn tiền mua thức ăn cho ốc
- Dễ đạt sản lượng thu hoạch cao với diện tích nuôi nhỏ.
- Nuôi được nhiều ốc lớn loại ốc thương phẩm có giá trị cao hơn ốc ở ngoài sông suối.
- Ốc nuôi lớn thương phẩm bán được giá cao hơn ốc kích thước nhỏ
- Gần như hiếm khi ốc bị bệnh
- Thức ăn từ phân bón, lục bình, rau mát, cây Môn, rơm rạ, cỏ khô, lá chuối khô, lá khô..
- Cuối cùng có thể tận dụng những nơi nuôi trồng có nước, như nuôi trên ruộng lúa, sông, kênh, suối là
- Công chăm sóc ít. nhưng dễ có thu nhập cao ổn định.
Các bạn ở nông thôn không có nhiều đất đai, ao hồ để chăn nuôi, trồng trọt nên bạn khó có thu nhập ổn định. Bạn nào có cảnh gia đình lại neo đơn, không muốn rời quê để đi đến xứ người làm thuê thì mô hình này có thể giúp các bạn tự kiếm tiền 1 tháng được khoảng từ 6.000.000 Đ đến 10.000.000 Đ là một đều rất bình thường.
Hoặc có thể chỉ cho người nhà của mình ở quê làm thêm cho vui theo kiểu làm như chơi mà được ăn Thiệt kiểu Thái Lan. Về vốn cho quy mô nhỏ ban thì tầm 5 - 10 triệu trở lại. Chủ yếu là lưới nilon, nhánh chà cây, lá dừa để nuôi mà thôi. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhé.
Có lẻ đây là một nghiên cứu đầu tiên về mô hình nuôi ốc Đắng hiệu quả ở Thái Lan để áp dụng nuôi ốc Rạ vào nước Việt Nam do anh Bùi Quang Võ ở Tp Vĩnh Long đã khởi xướng nghiên cứu và đã thực hiện mô hình ở Việt Nam từ năm 2.012. Nguyên là trong những dịp đi về Miền Nam Thái Lan vào năm 2.012, thì tình cờ thấy nông dân Thái Lan bán những con ốc Đắng rất to. Qua tìm hiểu thì mới biết ốc được nông dân nuôi vỗ béo ở gần đó, nên đoàn đến tận nơi nuôi ốc để tham quan tự học hỏi mô hình này.
Sau khi về Việt Nam là cho thực hiện vài mô hình nhỏ đã được áp dụng thử nghiệm từ năm 2.012 - 2.018 ở Việt Nam là rất thành công. Về cơ bản con giống dễ tìm, ít tốn tiền mua thức ăn, ốc ít bị bệnh, có sẵn thị trường tiêu thụ.
Hiện tại sản lượng ốc tự nhiên có kích cở lớn là rất ít nên giá tương đối cao. Gần đây là thương lái từ những huyện giáp biên giới ở An Giang và Đồng Tháp để thu mua mỗi ngày cả chục tấn ốc Đắng đủ cở. Riêng những con ốc lớn là thường có nguồn gốc chủ yếu từ biên giới giáp Campuchia, từ những nơi có nuôi nhiều cá và ếch, như huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp, ốc được chở ốc đi nhiều tỉnh khác, đặc biệt là về TP Hồ Chí Minh và ra cả miền Trung, chủ yếu là đến những địa phương phát triển mạnh về du lịch có thu hút nhiều khách đến tham quan, ăn uống.
Chúng tôi nay tạm biên tập sơ lược từ tư liệu của anh Bùi Quang Võ để phổ biến lại cho nhanh, nhằm giúp các bà con ở khắp mọi miền ở Việt Nam tham khảo mà mạnh dạn áp dụng. Bài có thể có chút sai sót do biên tập, mong bà con cảm thông.
Hiện nay thì ở Thái Lan việc nuôi Ốc Đắng ( Tiếng Thái gọi là Ốc Cây Dừa Cạn, Vỏ Đắng, Ngao Đắng) rất phổ biến. Ốc Đắng là món ăn truyền thống phổ đặc biệt của người Thái Lan. Họ đã biến những dòng sông ao hồ trống, ven sông, ven suối nước đã trở thành những nơi nuôi ốc để có thu nhập tốt mà ít phải tốn nhiều thời gian chăm sóc và ít hoặc không cần cho ăn.
Việc nuôi ốc Đắng và những giống ốc tương cận khác tựa như ốc Đắng như ốc Rạ là dễ thực hiện.
Giống lý tưởng nhất là Ốc Rạ có sẵn ở các tỉnh Miền Bắc giáp biên giới Trung Quốc.
+ Tốt Nhất là những giống ốc lớn nhanh và có kích thích lớn nhất như là Ốc Rạ hay có ở một số tỉnh ở biên giới ở miền Bắc. Đời sống trung bình của ốc Đực là 3 năm, ốc Cái là 5 năm, con to nhất là bằng ngón chân cái.
+ Tốt Trung Bình là ốc Đắng thường có ở miền Tây, sống được 2 năm
+ Cuối cùng là ốc Vặn tựa con ốc Đắng nhưng vỏ có gân nhỏ ..
Nói chung là nuôi những giống ốc nào dễ tìm được ở địa phương.
Con giống có thể tự tìm ngoài tự nhiên rất dễ tìm không cần mua. Nếu có mua ốc thì cũng rất rẻ bởi vì do ốc khai thác từ tự nhiên thì những con ốc không đồng đều và thường có nhiều ốc nhỏ nên 1Kg ở chợ quê vào tháng 6, 7 và 8 là do ốc có con nên ốc kém ngon, lúc này là giá rất rẻ chỉ 10.000 Đ - 12.000 Đ.
Riêng ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp, các kênh sông Đồng Tháp Mười thì mùa ốc sinh sản vào tháng 6, 7 và 8 có nhiều ốc nhỏ thường dùng cho Vịt đẻ ăn, giá chỉ khoảng 2.000 đ - 3.000đ/ kg.
Ốc lớn nhỏ thì 1Kg ở chợ nông thôn ngoài 3 tháng trên là từ 15.000 Đ - 20.000 Đ. Có thời điểm ở Hà Nội là giá của ỐC THƯƠNG PHẨM là 60.000 Đ đến 80.000 Đ trở lên cũng có.
Cho nên chúng ta có nuôi nhiều ở vùng sâu, vùng xa rồi chuyển ốc đến những vùng dân cư đô thị để bỏ mối với số lượng hoặc bán lẻ để có giá tốt nhất.
Trường hợp không mua bán thì mô hình này sẽ giúp bà con mình có những con ốc to ngon thường xuyên để cải thiện giúp bữa ăn có thêm chất đạm, can xi và đãi đằng cho khách đến nhà chơi hoặc làm quà biếu cho người thân bạn bè cũng rất ý nghĩa.
Như chúng ta đã biết, trên thị trường thường bán ốc Đắng được khai thác ngoài tự nhiên và thường là con ốc có kích thước lớn tương đối ít và phần đông là ốc cở trung trung và nhiều con ốc nhỏ xíu. Người bán nếu tuyển ốc to lớn ra bán riêng thì sẽ có giá cao hơn, thông thường giá ở Cần Thơ, Vĩnh Long trung bình là 25.000 Đ/Kg, Ốc nhỏ trung bình giá 15.000 Đ/Kg. Ốc lên bàn ăn thì 1 đĩa khoảng 400 gr - 500 gr giá bèo lắm cũng 25.000 Đ - 30.000 đ, nghĩa là ốc đã luộc chín cũng 50.000 - 60.000 Đ/Kg. Nhiều quán rất thích bán ốc này vì dễ mua với số lượng lớn gần như có quanh năm.
Miền Trung có làm du lịch mạnh như Đà Nẳng thì có con ốc Đắng, ốc Đá, ốc Suối nhưng không đủ cung cấp cho thị trường, nên con ốc Đắng chủ yếu được mua từ miền Nam để bán lại trong những mùa du lịch 25.000 Đ/Kg - 40.000 Đ/Kg mà vẫn không đủ ốc để bán, khi ốc hiếm thì 50.000 - 60.000 Đ/ Kg.
Như trình bày bên trên, hiện nay do thị trường ít có bán ốc Đắng ốc Rạ to lớn, nên chúng ta dụng chỗ này mà nên thu mua ốc nhỏ để nuôi dưỡng, vỗ béo cho nó lớn thêm để bán cho có giá. Nhất là được bán tới những ở địa phương phát triển du lịch trong xu hướng du khách thích ăn món ăn dân giả như cua ốc.
Theo tình hình sản xuất khó khăn về đồng vốn và sự cạnh tranh thì mô hình này sẽ giúp bà con nuôi được ốc Đắng cùng con tép cũng được hiệu quả kinh tế rất cao nếu sản xuất quy mô cùng hệ thống phân phối Ốc xịn của mình.
Mô hình này có thể nuôi Ốc Đắng, Ốc Bưu, Ốc Vặn, Ốc Quắn, Ốc Dạ, Ốc Rạ, Ốc Ruộng, Cá, Ếch, Tép Rong, Tép Mòng, Tép Ruộng .. trong AO NUÔI CÁ ẾCH
Nếu nuôi ốc trong ao hồ thì chỉ cần làm cho nước có màu xanh nhiều tảo, phù du để cho ốc ăn. Các bạn xem hình ảnh tham khảo.
Người Thái họ thích nuôi ốc và tép trong mùng lưới (cái Vèo) đặt trong ao nuôi cá, nuôi ếch. Vì Ốc, Tép không có tranh thức ăn với cá, ếch. Họ xem đây là việc nên làm để có thêm thu nhập.
Những lưới mùng này bà con mình có nơi gọi là cái Vèo. Cái này có thể nuôi Ốc Đắng, Ốc Bưu, Cá, Ếch, Tép rong, Tép Mòng. Tép Ruộng rất hiệu quả … Nếu nuôi ốc trong ao hồ thì chỉ cần làm cho nước có màu xanh nhiều tảo, phù du để cho ốc ăn. Các bạn xem ảnh tham khảo rồi sáng tạo thêm.
Chỉ cần sáng tạo và chịu khó một chút thì các bạn cũng có thể tự làm việc cho mình theo gởi ý này là có thể kiếm tối thiểu 1 ngày là 200.000 Đ – 300.000 Đ là chuyện bình thường. Như vậy mỗi tháng có cơ hội thu nhập tối thiểu cũng được từ 6.000.000 Đ đến 10.000.000 Đ.
Bài viết này có thể hữu ích cho một số người lớn tuổi ở nông thôn và một số bạn thật sự không muốn rời quê nhà để hạn chế xa cha xa mẹ, xa vợ, xa chồng và xa con cái. Tuy ở quê nhà ít có ruộng đất mà vẫn có thu nhập tốt để cân đối tài chính ổn định cho gia đình rất hiệu quả.
MÔ HÌNH NUÔI ỐC ĐẮNG, ỐC RẠ ĐƠN GIẢN.
(Mô Hình này cũng có thể nuôi Ốc Vặn, ốc Xoắn, ốc Quắn, ốc Đá, ốc Suối, ốc Rạ, ốc Ruộng thương phẩm.
Chúng ta có thể nuôi ốc ven sông, kênh rạch, ven con suối nước, tận dụng trong những hồ ao có sẳn hoặc làm bờ bao cho ruộng để nuôi ốc. Mực nước yêu cầu với sâu từ 0,8 m - 1,4 m. Trường hợp nếu có sẳn hồ xi măng tròn nhỏ có độ sâu 0,6 m là được. (nước không bị nóng quá là được). Đường kính của hồ tròn khoảng 1,2 m - 1,5m. Hồ tròn giúp chúng ta dễ di chuyển các hồ khi cần thiết.
Trường hợp bạn muốn hồ xi măng này nhẹ hơn thì có thể pha 1 xô xi măng tươi theo mác bê tông cùng 1 sô hạt mốp xốp, hoặc 1 xô mốp xốp đựng cơm, hoặc vỏ trấu đã được ngâm nước từ 12 tiếng - 24 tiếng. Có thể trộn với tỷ lệ 1:1. Nghĩa là 1 phần hạt mốp xốp với 1 phần bê tông xi măng tươi đã trộn với cát. Hoặc là 1 phần hạt mốp xốp hoặc vỏ trấu với 2 phần bê tông xi măng.
Riêng trường hợp pha vỏ trấu thì cần tráng thêm 1 lớp xi măng mỏng bên trong hồ để lấp kín chỗ những vỏ trấu lồi ra và giúp nước không bị rò rỉ.
Nếu nuôi trong những hồ xi măng nhỏ hình tròn có lỗ thoát nước và cao có thể từ 0,6 - 0,8 m, phía trên mặt nước có thả bèo tây, lục bình làm giá thể cho ốc đeo bám tìm thức ăn. Ngoài ra bèo tây, lục bình còn giúp nước lâu dơ và lớp mát hồ nước. Phía dưới đáy hồ xi măng nên rãi một lớp đất mỏng khoảng 5 - 7 cm sẽ giúp nước lâu bị dơ.
Trường hợp nuôi Ốc Đắng trong ao, hồ, ruộng, đầm, hồ xi măng thì cần thiết gây màu Xanh Lục cho nước. Màu nước càng Xanh tức là số lượng Tảo xanh trong nước rất nhiều sẽ là nguồn thức ăn lý tưởng cho Ốc.
Cách gây màu nước Xanh trong ao nuôi Ốc Đắng hiệu quả nhất, tảo phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho Ốc Đắng sinh trưởng nhanh chóng. Vì thế muốn nuôi Ốc Đắng tốt và hiệu quả, thì trước tiên bà con cần phải gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho Ốc Đắng. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu đến bà con cách gây màu nước Xanh lục trong ao nuôi Ốc Đắng
Lưu ý : Nếu hồ xi măng còn mới thì chúng ta phải đổ nước sạch vào hồ cho đầy, đồng thời chẻ cắt lát mỏng thân cây chuối để bỏ vào hồ xi măng ngâm 3 tuần trở lên để giúp khử chất xi măng nhanh để ốc không bị chết.
Bồn nước này có thể thả thêm bèo để nuôi Tép Rong, Tép Ruộng.
Gây tạo màu nước Xanh của Tảo trong ao nuôi Ốc Đắng có vai trò rất quan trọng cho quá trình nuôi Ốc Đắng, bởi màu nước có nhiều Tảo Xanh sẽ quyết định tỷ lệ sống của Ốc Đắng trong tháng nuôi Ốc Đắng đầu tiên cũng như là tốc độ tăng trưởng và phát triển đồng đều của Ốc Đắng. Do vậy, bà con cần chú ý đến gây màu nước xanh trong ao nuôi trước khi thả Ốc.
Trồng nhiều cây Môn nước để làm thức ăn cho Ốc.
Nơi nào ít có phân Trâu Bò thì cũng nên trồng nhiều Môn với diện tích từ 1/3 - 2/3 so với diện tích ao ruộng. Khi Môn đã phát triển tốt là có thể cắt nhiều cọng môn già để cho ốc ăn. Cọng và lá môn vừa làm GIÁ THỂ vừa thành thức ăn cho Ốc nên sẽ ít tốn tiền mua phân trâu bò.
Nên Tạo Giá thể cho Ốc đeo bám để kiếm thức ăn trong nước.
+ Cần tạo nhiều giá thể, như trồng nhiều cây Thủy Sinh, Cho Rau Muống Ruộng bò dài khắp ao ruộng. Hoặc để chà nhánh cây nhỏ, tàu lá dừa, rổ nhựa, thùng nhựa đựng trái cây, thùng mốp xốp, vỏ bao xi măng .. Để ốc có môi trường đeo bám vào đó mà bò đi kiếm ăn trên bề mặt giá thể.
+ Trường hợp nuôi sinh khối theo công nghệ thì cần phải làm đủ giá thể để có thể thả 0,5 kg - 1kg ốc nhỏ từ 0,5 - 1 phân trong 1 m2 với mực nước cao 7 - 8 tất. Ví dụ 1.000 m2 là có thể thả 5 tấn đến 10 tấn ốc, nếu như 1 tháng tuyển ốc 1 lần. Mỗi lần tuyển ra 3 kg ốc to là sẽ thả vào thêm 2 kg ốc nhỏ.
Nếu như đủ thức ăn thì 1.000 m2 thì 1 tháng có thể thu hoạch được từ 400kg đến 1.000 kg ốc Thương phẩm, 1 kg ốc có khoảng 45 - 60k con, thì trung cũng kiếm được từ 10 triệu trở lên.
Nuôi công nghệ sinh khối là phải sục khí, kiểm pH, tạo dòng chảy .. kiểm tra chất lượng nước hàng ngày.
Hệ thống nước tuần hoàn
Nơi không có nước thiên nhiên nên giá 1m3 có thể đắt tiền.. thì chúng ta nên sử dụng "Hệ thống nước tuần hoàn" để xử lý nước thải thành nước sạch để thay nước cho ốc.
Giá thể giúp cho ốc Bám vào, đối với trường hợp nuôi ốc đắng trong ao hồ rộng rãi.
Vật liệu làm giá thể lý tưởng nhất và dễ tìm là những Tàu lá dừa. Nếu nuôi ốc trực tiếp trong những ao hồ rộng rãi hay nuôi ốc trong túi lưới thì chúng ta có thể dùng tàu lá dừa tươi hay khô gì cũng được.
Ngoài ra các bạn có thể sáng tạo làm giá thể bằng ni lon, bao xi măng, bao phân bón, nẹp tre nứa, xẻ mỏng gỗ mỏng từ 3 - 5 ly. Nếu chúng ta nuôi túi lưới thì nên dùng tàu lá dừa tươi hoặc khô để bỏ vào bao lưới.
Giá thể đối với trường hợp nuôi ốc đắng trong hồ xi măng nhỏ.
Trường hợp nuôi ốc Đắng trong những hồ xi măng nhỏ thì nên dùng tàu là dừa đã khô để tráng thối nước. Ngoài tàu dừa ra, chúng ta cũng cần thả bèo tây để bộ rễ bèo tây sẽ là giá thể cho ốc bám vào tìm thức ăn, đồng thời bào tây cũng góp phần hấp thu Nitrat trong nước để giúp ốc phát triển tốt.
THẢ ỐC GIỐNG VÀ THU HOẠCH.
Trường hợp nuôi ngoài ruộng, ao hồ có đủ thức ăn, nhiều giá thể cho ốc bám thì thả trung bình 0,5 - 1 kg ốc nhỏ hay 150 - 200 con, tối đa là 500 con cho 1 m2. Nói chung là nên cung cấp thức ăn và sục Khí cho ốc thì ruộng 1.000 m2 có thể thả từ 500 đến 2.000 kg ốc nhỏ.
Cách thả ốc giống xuống nước : Nên cho ốc tự trên cao mà bò xuống nước từ từ để ốc không bị sốc nước lạ.
Đối với ốc bắt tự nhiên, sau khi bắt về không nên thả một lượt xuống ao mà nên đặt ốc gần mé ao rồi tưới nước lên để ốc tự bò xuống như vậy tỷ lệ sống cao hơn.
Mùa mưa nhiều ốc đắng nhưng không ngon vì ốc đắng đẻ vào mùa mưa nên ruột teo nhỏ. Mùa này ngoài tự nhiên có rất nhiều ốc con nên bà con nên thanh thủ thu gom về nuôi.
Còn cuối mùa nắng ốc đắng mang trứng luộc ăn nghe sực sực, người ta cũng chê. Ốc đắng ngon nhất, mập nhất là bắt vào tháng ba là ta nên thu hoạch.
Trường hợp nuôi trong ao hồ ít nhiều thức ăn, có nhiều giá thể cho ốc bám thì thả trung bình 3 - 5 kg ốc nhỏ cho 1 m2. Ruộng 1.000 m2 thả 3.000 kg - 5.000Kg ốc nhỏ.
Cứ 1 Kg ốc giống nuôi 4 tháng với thức ăn đầy đủ thì sẽ thu được từ 3kg đến 4kg ốc thịt. Nên 1.000 m2 có thể thả tối đa 5 tấn ốc giống, sau 4 tháng sẽ thu được từ 15 tấn - 20 tấn. Tăng trưởng trừ ốc giống sẽ thu được từ 12 tấn đến 20 tấn ốc. Nếu tuyển chỉ toàn ốc thương phẩm là được từ 6 tấn đến 10 tấn ốc.
Chúng ta nên nuôi theo kiểu Sinh Khối, nghĩa là nuôi công nghiệp sẽ đạt sản lượng gấp 10 lần nuôi tự nhiên, nghĩa là phải tạo dòng chảy, bón dinh dưỡng vào nước, lọc nước, thay nước. THỨC ĂN CHO ỐC
Hàng ngày không cần cho ốc ăn
Lý do là Ốc Đắng, Ốc Rạ thường chỉ cần ăn rong rêu nhỏ, phù du, chất hữu cơ đang phân hủy, bã hữu cơ bám vào các vật có trong nước và ăn tảo sợi phát triển trên vỏ của ốc khác, và tảo xanh lơ lững trong nước, ăn những thức ăn tiềm năng sẵn có.
Chất nhờn của ốc cũng là một chất giúp tảo sợi phát triển. Đây là một sự cộng sinh tuyệt vời.
Nói chung là để có thức ăn dồi dào thì chỉ cần tạo môi trường cho phù du, rong, tảo xanh phát triển dưới dạng lơ lửng và làm "Thực vật Biểu Sinh" được bám trên các giá thể để làm thức ăn cho ốc.
Trong thiên nhiên thì ốc phát triển lớn nhanh trong những vùng có Màu Nước Xanh, nước xả từ nơi nuôi tôm cá ếch, nuôi thủy sản
Để tạo thức ăn cho ốc thì ta cần tạo Màu Nước Xanh để hàng ngày ốc tự lấy thức ăn trong nước nên ta không cần cho ăn thêm gì hết.
Cách gây tạo màu Nước Xanh, Màu Trà bằng chất Vô Cơ :
+ Sử dụng phân hóa học như Ure Phosphate ( N-P-K = 16:2:0);
Ure (N2H4CO); hay super phosphate ( N-P-K = 16: 16: 16).
Trong đó Ure Phosphate là tốt nhất. Lượng bón 4-5 kg/1.000m2 ( bón trong 20 - 25 ngày ), bón liên tục trong 4-5 ngày, sau khi tảo phát triển tốt thì tiến hành thả Ốc Đắng giống xuống.
+ Khi màu nước ổn định, tảo phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho Ốc Đắng sinh trưởng nhanh chóng, mang lại hiệu quả cho ao nuôi Ốc Đắng, vì thế bà con phải nuôi màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho Ốc Đắng.
Gây màu Xanh cho nước bằng chất Hữu Cơ bằng Cám gạo, phân xanh, Bột Đậu Nành:
+ Phân xanh, cám gạo, bột đậu nành khi bón vào ao sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo. Thông thường khi rải với mật độ 2,5 - 5 kg/100m2/ ngày thì tảo sẽ bùng phát sau 4 - 5 ngày.
Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai rất tốt.
Bà con không nên sử dụng phân chuồng chưa ủ kỹ, vì phân gà và các loại phân này nếu như chưa ủ thì nó dễ mang theo vi khuẩn gây bệnh.
+ Ngoài ra, có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh Bac-Up của Nuôi Ốc Đắng an toàn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio và cải thiện điều kiện môi trường, ao nuôi bằng cách giảm nồng độ khí độc NH3/NO2, ổn định màu nước.
Trong quá trình nuôi Ốc bà con nên thường xuyên kiểm tra theo dõi màu nước trong ao để kịp thời xử lý và gây màu nước ổn định tạo điều kiện cho Ốc nuôi phát triển tốt nhất, từ đi mang lại năng suất cao. Bài viết trên đây Nuôi Ốc Đắng, Ốc Rạ an toàn đã chia sẻ đến bà con cách gây màu nước trong ao nuôi Ốc. Mong rằng nuôi Ốc Đắng, Ốc Rạ sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao.
Người Thái họ phổ biến nuôi Ốc và Tép trong mùng lưới đặt trong ao nuôi cá, nuôi ếch.
Người Thái họ phổ biến nuôi Ốc và Tép trong vèo lưới đặt trong ao nuôi tôm cá.
Mô Hình này cũng có thể nuôc lồng ghép Ốc Bưu Đen thương phẩm.
Người Thái họ phổ biến nuôi Ốc và Tép trong mùng vèo lưới đặt trong ao nuôi tôm cá, Ếch. Có một số loại cá không chịu nước quá Xanh, nhưng ngược lại thì con Ốc Đắng rất hợp với nước màu Xanh. Trường hợp nuôi Ốc Đắng trong hồ ao nuôi Cá thì chỉ cần tăng thêm lượng Oxy.
Người Thái họ phổ biến nuôi Ốc và Tép trong mùng lưới đặt trong ao nuôi tôm tép cá ếch..
Người Thái họ phổ biến nuôi Ốc và Tép trong mùng lưới đặt trong ao nuôi tôm cá.
Người Thái họ phổ biến nuôi Ốc và Tép trong mùng lưới đặt trong ao nuôi tôm cá.
Các bạn xem ảnh tham khảo rồi sáng tạo thêm tùy theo những điều kiện thuận lợi riêng của mình để khai thác hợp lý những môi trường sống chung quanh mình để cùng nhau cải thiện đời sống kinh tế mà an cư lạc nghiệp.
Gợi ý Nuôi Trùn Quế bằng Lục Bình rồi dùng phân trùn để bón cho ao nuôi ốc.
+ Hoặc lấy lá Lục Bình + Rau mát tươi đem ủ cho thành màu vàng để thả vô nước cho ốc ăn.
+ Hoặc thả rơm rạ cỏ khô vô nước để làm giá thế và làm thức ăn.
+ Trường hợp nơi nào có nhiều lục bình là chúng ta cũng có thể dùng :
1. Lục Bình tươi : dùng 70% lục bình + 30% phân bò đã hoai để nuôi Trùn Quế.
Lục Bình có thể để tươi phía dưới rồi rãi phân trâu bò phía trên theo tỷ lệ như trên. Sau 1 tuần là rãi Trùn Sinh Khối F2 lên trên.
2. Lục Bình ủ : băm nhỏ lục bình với độ dài 2 - 5 phân rồi nén chặt và trộn 1 chút vi sinh EM vào bao đựng phân, cột miệng bao rồi phơi nắng 1 tuần rồi lấy ra để nguội mới cho trùn ăn. Trường hợp có phân trâu bò thì trộn 30% phân bò với 70% lục bình ủ. Sau đó dùng phân trùn để bón, còn trùn Quế dùng chăn nuôi.
Đây là một mô hình lý tưởng để tạo giá trị gia tăng cho con ốc Đắng, Ốc Vặn, Ốc Quắn, Ốc Ruộng để giúp một số bà con có thu nhập ổn định để thoát nghèo.
Chúc các bạn sẽ được thành công với hiệu quả tốt đẹp nhất.
Cách tìm con giống ốc Đắng nhanh chóng, đơn giản nhưng hiệu quả, thì xin mời các bạn xem tiếp bài Tuyệt chiêu bắt ốc đắng độc đáo để bạn theo cách này mà bắt được con giống để mang về nuôi tiếp cho lớn thêm để bán được giá
Tuyệt chiêu bắt ốc đắng độc đáo
Bạn làm theo cách này sẽ bắt được nhiều con giống để mang về nuôi.
Một lão nông ở Đồng Tháp có thể kiếm cả triệu mỗi ngày nhờ vào tuyệt chiêu bắt ốc đắng độc đáo.
Bí kíp bắt ốc độc đáo này giúp gia đình ông Hiếu có nguồn thu nhập ổn định. Ở vùng sông nước miền Tây, không ai mà không biết đến ốc đắng. Ốc đắng đã trở thành món ăn đặc sản của vùng ĐBSCL từ lâu. Ốc đắng thường sinh sản quanh năm, người nông dân nơi đây.
Ảnh phía dưới là ông Nguyễn Văn Hiếu, ngụ xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Một lần tình cờ, ông Hiếu thấy bao xi măng dưới sông có ốc bám vào.
Sau 1 ngày, ốc sẽ bám vào bao xi măng.
Sau đó, ông Hiếu đã dùng các vỏ bao xi măng được rửa sạch, cột vào gạch ống và thả dài theo các đoạn kênh, rạch...
Qua nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng cách bắt ốc đắng gần như độc nhất vô nhị đã ra đời. Chỉ với vài miếng bao xi măng cắt nhỏ, một đoạn dây và mấy viên gạch ống, mỗi ngày lão nông này có thể kiếm khoảng 100 kg ốc.
Lúc này chỉ cần vớt lên và nhặt ốc vào ghe. Với giá bán ốc đắng trên dưới 10.000 đồng/kg, mỗi ngày ông Hiếu có thể kiếm khoảng trên dưới 1 triệu đồng/ngày.
Bí kíp tuy đơn giản nhưng đã giúp gia đình ông Hiếu ổn định kinh tế.
1 ngày ông Hiếu có thể bắt được cả trăm kg ốc.
Bắt ốc xưa nay được xem là nghề tay trái của bà con ở nông thôn miền Tây khi nông nhàn. Tuy nhiên, với ông Hiếu, hiện nghề “làm chơi ăn thiệt” này có thể giúp gia đình ông có nguồn thu tương đối ổn định, cải thiện thu nhập cho gia đình..
KINH NGHIỆM NHÂN GIỐNG ỐC ĐẮNG NÓI CHUNG.
Ốc Đắng thường sinh sản tập trung vào mùa mưa trong tháng 6-7 ( những tháng này nên để lại ốc trưởng thành để cho đẻ mà nhân giống.)
Vào mùa khô, ốc thường vùi dưới mặt đất 5 – 20cm; khi có nước ngập thì trồi lên sinh sống và phát triển ở môi trường nước. ốc ăn tạp, thức ăn là sinh vật phù du, rêu, rau xanh, cám gạo, nội tạng gia súc, gia cầm và cả phân trâu – bò. ốc cái thường lớn hơn ốc đực. ốc cái có 2 râu duỗi thẳng ra phía trước, ốc đực có râu bên phải cuộn về bên trái. ốc đẻ nhiều lần ở nhiệt độ thích hợp, sinh sản tập trung vào tháng 6-7 khi nhiệt độ nước 20-25ºC và điều kiện sống phù hợp.
Phương pháp nhân giống Ốc Đắng, Ốc Rạ
Có thể để ốc trưởng thành làm thành Ốc Bố Mẹ trong dụng cụ bao lưới, lưới mùng, vèo, ao xi măng để cho ốc đẻ để nhân giống. Ngoài ra có thể cho ốc đẻ ở ao đất, đáy có bùn mềm, nhiều mùn hữu cơ, mực nước trung bình 0,5m và tốt nhất là nước có dòng chảy nhẹ. Ao được bón lót bằng phân chuồng, phân gà, phân trâu – bò trộn lẫn với rơm rạ khô băm nhỏ (tỷ lệ 1/3). Bón phân cho ao nuôi trước khi thả ốc bố mẹ 3 ngày.
Nếu như nuôi theo kiểu có cung cấp thức ăn cho ốc thì mật độ thả là 150 -200 con, nhiều là 500 co/m2 ao ruộng, tỷ lệ ốc đực – cái 1/1, hoặc thả ngẫu nhiên mà không cần theo tỷ lệ.
Trường hợp nuôi theo công nghệ thì số lượng thả ốc giống có thể tăng lên gấp 5 - 10 lần số lượng trên.
Nên thả ốc vào ao trước mùa sinh sản của ốc. Sau 10 – 15 ngày kể từ ngày thả ốc bố mẹ, có thể bắt ốc con để nuôi riêng. ốc giống có thể bắt ngoài tự nhiên về nuôi. Cần làm nhẹ nhàng, tránh ốc bể vỏ, chết.
Phân loại kích cỡ Ốc :
Có thể nuôi thí nghiệm từ ốc con mới đẻ cho tới 12 tháng. Cứ sau 1 tháng là cân ốc 1 lần là 100 con ốc rồi tính trọng lượng trung bình của 1 con là bao gr. Rồi ta đặt Size 1 là là bằng bao nhiêu gr. Và ta cứ cân như thế trong 12 tháng.
Như vậy ta lựa vào trọng lượng trung bình để phân ra 12 kích cỡ. Như ốc mới đẻ được đặt là :
+ Size 1 là cỡ nhỏ nhất :
Ốc con mới đẻ và ốc 30 ngày tuổi.
+ Size 12 là cỡ lớn nhất ( trọng lượng trung bình của ốc được 12 tháng ). Đây chỉ là gợi ý, nhưng các bạn có thể làm theo cách riêng của mình.
Tóm lại là nuôi ốc Thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro thấp, đầu ra tương đối ổn định.
Đây có thể là cơ hội để người dân phát triển và nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu vật nuôi phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thành công từ mô hình nuôi ốc này không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội.
Từ Diễn đàn Bộ Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi xin Kính chúc các bạn được thành công tốt đẹp.
Tư liệu tham khảo thêm
Ngạc nhiên trước cách người Thái làm nông nghiệp.
Phim tư liệu này do Đài truyền hình Vĩnh Long của quê tôi kết hợp với Trung tâm BSA thực hiện từ ngày 22-27/11/2017, Trung tâm BSA cũng là đơn vị tổ chức cuộc thi DAKN NN (Dự Án Khởi Nghiệp Nông Nghiệp) đã có một chương trình tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tại Thái Lan.
Đây là hoạt động dành cho các cá nhân xuất sắc tại cuộc thli DAKN NN lần 3 nhằm mục đích tạo cơ hội cho các nhà khởi nghiệp trẻ đam mê nông nghiệp được trực tiếp học hỏi và trao đổi về cách làm nông nghiệp tại đất nước đi đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực này. Trong 6 ngày thăm, làm việc, cũng như đi qua nhiều địa điểm như: thủ đô Băng Cốc, tỉnh Chiang Mai, tỉnh Samut Songkhram… các cá nhân khởi nghiệp đã có được cho mình những ấn tượng gì về cách thức người Thái làm nông nghiệp? chuyến đi có giúp các chủ dự án khởi nghiệp hình thành thêm ý tưởng, cơ hội mới?
Trong Phim tư liệu có đề cập đến chợ đầu mối nông sản Pak KlongTalaad Thai, nên chúng tôi cũng chia sẻ thêm về chợ này như sau :
Từ Pattaya, chúng tôi ngược về Bang Cốc, quãng đường 160 km, nhưng chiếc xe Toyota 14 chỗ ngồi nuốt đường ngon lành. Đây là chiếc xe ga tốc độ của nó có thể đạt đến 130/giờ. Giao thông của Thái Lan tốt nên khoảng cách cũng không là gì cả. Trước khi đến Bang Cốc chúng tôi vào chợ Pak Klong Talaad Thai cách thủ đô Bangkok khoảng 40 km. Talaad Thai là chợ đầu mối trung tâm buôn bán hàng nông sản lớn nhất của Thái Lan.
Trong chợ đầu mối Talaad Thai có chợ hoa quả, rau xanh, chợ hoa. Mỗi chợ có 6 nhà mái vòm, tổng diện tích 32 ha. Giữa các khu chợ là khoảng trống dành chứa xe, sức chứa trên 20 nghìn chiếc. Từ Talaad Thai các loại rau củ quả, hoa tươi được đóng thùng chuyển đi 76 tỉnh thành của Tháilan và xuất khẩu.
Bước chân vào chợ Talaad Thai không cảm giác thấy mùi ung ủng, không lấm láp chân tay, nông sản Tháilan qủa vô cùng phong phú và nhiều loại rau quả chúng tôi không biết được tên gọi.
Đường đi lối lại trong chợ rộng rãi do đó đội quân xe đẩy ra vào rất thuận lợi. Những chiếc xe đẩy có chiếc dài hơn 2 m được thiết kế để tận dụng vận chuyển tối đa. Tại chợ rau quả xe ô tô vào tận trong chợ để giao hàng. Được biết Bangkok có đến 10 chợ đầu mối nông sản tương tự Talaad Thai.
Từ năm 2006, Bộ NN và HTX Thái Lan dựa trên nguyên tắc cơ bản của GlobalGAP đã xây dựng và đưa ra chương trình ThaiGAP để đảm bảo cung ứng cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, các sản phẩm trái cây an toàn, có thể truy nguyên nguồn gốc.
Bài có liên quan: Hình ảnh Nuôi Ốc Đắng ở Thái Lan
File đính kèm
Last edited: