Thảo luận Làm hệ thống tưới. Dễ như tinh!(cập nhật thường xuyên)

Agriviet.Com-Pgun_2.jpg


+Hiện nay, có nhiều người (kể cả báo, đài) cố tình hay vô tình dùng sai từ "phát minh, sáng chế" và "thiết kế". Sáng chế là tìm ra nguyên lý mới, phương pháp mới mà thế giới và trong nước chưa từng có, chưa từng làm chứ không phải vận dụng những kiến thức đã có để "độ" ra cái này cái nọ rồi tự nhận mình là "nhà sáng chế". Còn phát minh thì ở tâm cao hơn, như nhà bác học Einstein phát minh ra thuyết tương đối.
+Kể từ ngày thành lập Cục sở hữu trí tuệ đến nay, Việt Nam chỉ có hơn ngàn bằng sáng chế, trong khi cả nước có hơn 20 ngàn tiến sĩ và trên 9 ngàn giáo sư...Trên đài THVN có hẳn chương trình "nhà sáng chế". Đài THQG có nên cố tình nhầm lẫn như vậy không?
+Từ thiết kế cũng bị lạm dụng nhiều. Một nông dân dùng bút bi vẽ hình dạng ngôi nhà trên giấy học trò cho thợ xây rồi bảo: nhà này do tôi tự thiết kế đấy! Thậm chí hai chú lính của tôi, làm việc đến gần 5 giờ chiều, một chú bảo::mày về "thiết kế" bửa nhậu đi! tao làm xong về sau...
+Vậy, thiết kế đúng nghĩa phải như thế nào? Đó là thực hiện các bước sau đây:
-Bước 1: Khảo sát, đo đạc, thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan đến khu vực, lĩnh vực cần thiết kế.
-Bước 2: Xác định nhu cầu (hoặc yêu cầu); tức là trả lời câu hỏi: thiết kế để đạt mục đích gì?
-Bước 3: Lập bản vẽ, dùng các công thức chuyên ngành để tính toán các thông số theo mục tiêu đã định.
-Bước 4: Lên bảng chiết tính vật liệu, nhân công, máy để đưa ra con số chính xác tổng giá trị đầu tư cho công trình...
+Bước 4: thi công công trình trên cơ sở thiết kế hoàn thành...
Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các bước thiết kế và thi công hệ thống tưới phun và tưới nhỏ giọt. Do cần viết tỉ mỉ, dễ hiểu nên tôi sẽ không trình bày những khái niệm chuyên ngành (đương lượng, lưu lượng dọc đường vv) hoặc bỏ qua 1 số công đoạn cần sử dụng những công thức loằng nhoằng (ví dụ: tính hao tổn áp lực đường ống). Bù lại, tôi sẽ trình bày cách làm ước lượng hoặc làm theo kinh nghiệm. Do không có thời gian nên rảnh lúc nào tôi sẽ cập nhật bài viết tới đó...Các bạn nào quan tâm thì chịu khó theo dõi!
Bước 1: Khảo sát khu tưới:
+Đo đạc khu đất:

Công việc đầu tiên là bạn phải đo đạc khu tưới để biết chính xác chiều dài mỗi cạnh của khu đất, hình dạng, đọ chênh cao và tổng diện tích khu tưới.
-Nếu khu đất của bạn gần đúng là hình chữ nhật hoặc hình vuông và bạn không có phương tiện, máy móc nào để đo thì đơn giản là dùng thước dây kéo đo chiều dài từng cạnh của thửa đất.
-Nếu khu đất của bạn có hình đa giác thì ngoài việc đo đạc các cạnh còn phải đo các góc phẳng. Cách nhanh và tương đối chính xác là dùng máy định vị cầm tay bấm đo tọa độ các góc và đưa vào máy vi tính để lập bản vẽ. Máy định vị cầm tay hiện nay khá phổ biến và rẻ như điện thoại di động, các cơ quan tài nguyên môi trường, nông lâm nghiệp và tư nhân có nhiều. Bạn có thể nhờ người quen đo giúp.
-Nếu không thể mượn ai đo giúp bằng máy định vị cầm tay, bạn ra tiệm bán văn phòng phẩm mua cái thước dây, một thước kẻ ly, một thước đo độ (dụng cụ học tập dùng cho học sinh) về đo. Cách đo như sau:
-Đo chiều dài các cạnh bằng thước dây: cần 2 người kéo dây để đo và ghi giá trị đo được vào sơ đồ thửa đất.
-Đo góc phẳng (là góc kẹp giữa 2 cạnh). Đóng 1 cây cọc ngay góc đất, căng thước dây theo 2 cạnh, dùng thước đo độ áp vào sao cho một phương của thước dây (cạnh thửa đất) trùng với cạnh 0 độ của thước đo độ; phương còn lại áp vào cạnh thứ hai của thửa đất và đọc được giá trị (độ) của góc phẳng, ghi giá trị đo được vào sơ đồ.
Cach làm "dã chiến" này chỉ cho ra kết quả gần đúng nhưng nó giúp các bạn ở vùng sâu vùng xa "chửa cháy" khi không có thiết bị đo đạc. Việc đo góc phẳng bằng thước đo độ, học sinh cấp 1, cấp 2 đều "rành 6 câu". Nếu bạn không làm được, có thể nhờ chúng đo vẽ giúp!
Vẽ khu đất ra giấy:
Nếu đo khu đất bằng máy định vị cầm tay sẽ rất nhanh, dữ liệu từ máy định vị sẽ chuyển vào máy vi tính tự động:
Agriviet.Com-DU_LIEU_THO.JPG

(Dữ liệu thô sau khi đo bằng máy định vị, chưa xử lý)
Sau khi xử lý bằng phân mềm chuyên dùng trên máy vi tính, dữ liệu sẽ như sau:
Agriviet.Com-DU_LIEU_DA_XU_LY.jpg

Trong trường hợp bạn không có dụng cụ đo đạc nên phải đo chiều dài cạnh miếng đất bằng thước dây và đo góc đất bằng thước đo độ, vẽ lên giấy hình dạng của khu đất ta sẽ thiết kế hệ thống tưới (ghi chiều dài mỗi cạnh ra giấy):
Agriviet.Com-ve_ra_giay.jpg


+Cách vẽ khu đất ra giấy:
-Bạn dùng thước chia vạch đến mm, vẽ từng chiều dài cạnh thửa đất, cứ 1 mét đo được trên thực địa, bạn vẽ lên giấy bằng 1mm (hoặc 1 cm cũng được).
-Góc giữa hai cạnh, ta dùng thước đo độ để vẽ lại cho đúng với giá trị của góc đó (ví dụ là 32 độ tại thực địa thì trên giấy cũng vẽ 32 độ)
+Nói chung, cách đo đạc và vẽ một khu đất ra giấy là như vậy. Nhưng để đơn giản giúp mọi người dễ hiểu, tôi chọn trường hợp đơn giản nhất để làm ví dụ. Đây là khu tưới của anh Phan Quốc Việt, là thành viên trên diễn đàn này, có nick là nguoitramlang, nhờ tôi thiết kế giúp hệ thống tưới cho cây tiêu. Dữ liệu anh Việt đưa ra như sau:
Agriviet.Com-viet.jpg

Căn cứ dữ liệu anh Việt cung cấp, có thể vẽ ra giấy khu đất nhà anh như sau:
Agriviet.Com-so_do_anh_viet.jpg

Ghi chú: Các dấu chấm trong khu đất tượng trưng cho các cây tiêu trong vườn, cây cách cây 2,5 mét; hàng cách hàng 2,5 mét
+Thu thập các dữ liệu liên quan:
Các dữ liệu cần thu thập gồm:
-Hình dạng khu đất, chiều dài các cạnh của khu đất. tính ra chu vi và diện tích khu đất. Loại đất (sét, cát pha vv...) độ đá lẫn, cỏ dại (các thông tin này để tính công, vì phải đào rảnh chôn ống); chiều dài từ nguồn nước đến vườn, chiều dài các hàng cây.
-Loài cây trồng, năm tuổi, khoảng cách trồng, số cây thực trồng, nhu cầu về nước (và cả phân bón, thuốc trừ sâu- nếu muốn bón phân và thuốc trừ sâu theo nước-tìm thông tin trên mạng).
-Nguồn nước tưới (từ sông, suối, ao hồ, giếng khoan (đào), khoảng cách từ nơi lấy nước đến khu tưới; máy bơm hiện sử dụng (máy nỗ, bơm điện, công suất, lưu lượng thât...)
Tất cả các dữ liệu thu thập, nếu được thì ghi chú vào bản vẽ
-Bước 2: Xác định nhu cầu và phương thức tưới:
Mỗi loại cây có nhu cầu về nước và dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, cần quan tâm là nước tưới vào phải ngấm xuống chóp rể của cây. Theo nghiên cứu, tán lá (ở trên) xòe ra tới đâu thì chóp rể (dưới đất) lan theo tới đó. Cây đã trưởng thành cần nhiều nước hơn cây mới trồng, còn non.
Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây và tuổi cây để chọn lượng nước tưới cho cây/ mỗi lần tưới. Có những loài cây trồng như rau, cỏ sân bóng hoặc cây cần rửa tán, phun mát tán (thanh long) nên chọn phương thức tưới phun tia (bét tưới giá rẻ, còn gọi là bét bọ, không quay để phân biệt với tưới phun mưa-dùng bét quay, hoặc tưới phun bằng súng bắn nước).
-Theo tôi, tưới cây ăn trái, cây công nghiệp, bầu bí vv, nếu được nên chọn phương thức tưới nhỏ giọt, vì phương pháp tưới nhỏ giọt không tốn nhiều công tưới, rất tiết kiệm và quan trọng là làm cho năng suất tăng rất cao, vì lúc nào cây cũng được cung cấp dinh dưỡng và nước. Nếu biết cách làm thì hệ thống tưới nhỏ giọt là siêu rẻ (sẽ trình bày ở phần sau).
Nói chung nên chọn phương thức tưới mỗi lần một ít nước và tăng số lần tưới lên. Theo đó, nên chọn lượng nước từ 3-10 lít/lần tưới và 1-2 ngày tưới/1 lần đối với phương pháp tưới phun; và lượng nước tưới từ 5-10 lít/ngày đêm đối với tưới nhỏ giọt, đi đôi với việc tưới nước, cần bón phân và thuốc trừ sâu theo nước.
-Việc chọn lượng nước cho mỗi lần tưới càng ít, giá thành xây lắp hệ thống tưới càng thấp và ngược lại. Trường hợp cây lớn lên, cần nhiều nước hơn thì chỉ cần tăng thời gian tưới lên cho đến khi chủ vườn thấy đạt yêu cầu là ổn!
-Bước 3: Lập bản vẽ, tính toán các thông số thiết kế:
(Từ phần này trở đi sẽ khó dần, do đó, bạn nào quan tâm nên cập nhật thường xuyên, nếu có phần nào không hiểu thì "còm" bên dưới để hỏi thêm ở phần đó;, không nên "dồn cục" đến cuối bài mới hỏi sẽ rất khó trả lời phù hợp, vì bài viết dài, không thể "lăn" lên trên để thảo luận-thank!)
+Các phương pháp bố trí "bộ khung" của hệ thống tưới:
Việc bố trí bộ khung của hệ thống tưới rất quan trọng. Nếu biết cách bố trí thì áp suất trong toàn hệ thống sẽ được cân bằng, lưu lượng nước cấp cho từ cây trồng gần bằng nhau; ngược lại, nếu bố trí sai sẽ bị tình trạng cây thì nhận nhiều nước, cây thì ít nước, thậm chí có cây không nhận được giọt nước nào.Có các loại mạng cấp nước sau:
+Mạng cụt:
Mạng cụt loại 1:

Agriviet.Com-mangcut_1.jpg

Trên đường ống chính đi ngang, người ta bố trí các đường ống nhánh nối (dùng T) thẳng góc với ống chính. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Từ các đường ống nhánh, nối các đường ống cấp vào ống nhánh để cấp nước cho từng cây trồng.
Nhận xét: Mạng cụt loại 1 rẻ tiền (ít tốn ống+công) nhưng không cân bằng được áp suất trong toàn hệ thống. Những cây ở gần ống chính nhận được nhiều nước hơn các cây ở xa.
Ứng dụng: Trong ngành cấp nước sinh hoạt, người ta dùng mạng cụt loại cấp nước từ ống chính vào các đường hẽm (đi ống nhánh) rồi cấp vào từng hộ (nhờ ống cấp). Đối với cây trồng, có thể áp dụng mạng này nếu số lượng cây ít (cây cảnh trước sân nhà vv)
Mạng cụt loại 2:
Agriviet.Com-mangcut2.jpg

Đường ống chính (thẳng đứng) nối (chữ thập hoặc nối bằng chữ T) vào 2 ống nhánh. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Bố trí các ống thứ cấp đi song song, nối vào 2 ống nhánh. Nối các ống cấp vào 2 ống thứ cấp để dẫn nước đến từng cây trồng.
+Nhận xét: Áp suất trong hệ thống cân bằng hơn so với mạng cụt loại 1, nhưng chưa hoàn hảo. Các cây trồng ở giữa 2 ống nhánh (xa ống chính) sẽ nhận lưu lượng ít hơn.
Ứng dụng: Các vườn cây nhỏ (vài trăm cây), chiều rộng của vườn nhỏ dùng mạng này để tiết kiệm chi phí.
+Mạng vòng:
Agriviet.Com-mangvong.jpg


Mạng vòng có đường ống bao lô khép kín đi vòng quanh thửa đất (gọi vui là ống bao cấp!)
Đường ống chính đi xuyên giữa đường ống bao lô và nối (cấp nước) vào 2 ống nhánh, rồi nối vào 2 điểm giữa của ống bao lô, từ đó đưa nước vào đường ống thứ cấp và ống cấp để tưới cho cây trồng:
Nhận xét: Mạng vòng, tuy đắt tiền (tốn nhiều ống); nhưng đây là mạng giúp cân bằng áp suất trong toàn hệ thống tốt nhất. Các khu tưới lớn hay nhỏ, dùng mạng vòng đều tối ưu, kể cả các khu đất có địa hình chênh cao. Do đó, khuyến cáo bà con dùng mạng này, còn mạng cụt chỉ nên ứng dụng khi "làm cho vui" (tưới cây cảnh, tưới hoa, cây trồng ít vv,...)
+Lập bản vẽ :
Để tiện cho việc thiết kế, tính toán về sau, ta cần lên bản vẽ chi tiết.
Trở lại với vườn tiêu nhà anh Việt, tôi lên bản vẽ như sau:
Agriviet.Com-vuon_tieu_anh_viet.JPG


Từ ranh khu đất, tôi chừa 2 mét làm đường đi, còn lại bố trí trồng cây.
Tổng số hàng cây là 47 hàng; tổng số cây thực trồng là 437 cây.
Hệ thống tưới dử dụng mạng vòng. Ống chính (đường đậm nhất) từ hồ chứa đi vào giữa vườn, chia làm hai (ống nhánh), nối vào 2 cạnh ngắn của ống bao lô.
Các ống thứ cấp (màu xanh) bố trí song song với cạnh ngắn của khu vườn. Chú ý: ống nhánh đi vào giữa 2 hàng cây, từ đó cấp vào cho cây trong 2 hàng. Như vậy, cứ 1 hàng có đi ống thì chừa 1 hàng (không đi ống), chứ không phải giữa mỗi hàng cây có 1 ống thứ cấp.
Như vậy, từ việc lập bản vẽ, ta tính được 1 số thông số và ghi chú vào bản vẽ.
Tiếp theo, ta sẽ tính đường kính của các loại ống: Lý thuyết tính đường kính ống như sau:
Agriviet.Com-tinh_duong_kinh_ong.jpg

Các công thức trên đây rất quan trọng, vì vậy các bạn cần hiểu rõ về thực chất.
Để đi vào cụ thể, chúng ta sẽ thiết kế vườn tiêu nhà anh Việt với hai phương thức: tưới nhỏ giọt và tưới phun tia:
+Thiết kế hệ thống tưới phun tia:
-Khu vườn của anh Việt có 437 cây tiêu, tôi giả thuyết anh Việt muốn làm hệ thống tưới phun tia có 2 bét tưới dưới gốc, và muốn mỗi lần tưới, một trụ tiêu nhận được 10 lít nước với thời gian cho mỗi lần tưới là 15 phút.
-Từ yêu cầu trên, ta tính ra lưu lượng cho toàn hệ thống:
10 lít /trụ x437 trụ =4.370 lít/ 1 lần tưới. quy ra bằng 4,37 m3/lần tưới/toàn vườn.
-Vì mỗi phút có 60 giây nên 15 phút tưới bằng 900 giây. Tính ra lưu lượng yêu cầu:Q=4,37/900=0,004856 m3/giây.
-Từ lưu lượng toàn hệ thống, tính ra tiết diện ống chính:
Agriviet.Com-tinh_D_ong_chinh.jpg

Ghi chú:Vận tốc trong ống được tính theo quy phạm quốc gia, đối với trường hợp cấp nước tưới là 2m/giây, bạn cứ lấy tham số này mà tính.
Ống chính tính toán có đường kính 55 mm, nhưng trên thị trường không có ống kích thước này; hơn nữa để bù hao hụt do ma sát trên đường ống, ta chọn D=60 mm.
+Tính D ống bao lô (theo kinh nghiệm): Vì ống chính =60 mm, đến ống bao lô nó chia làm đôi, nên kích thước ống bao lô phải xác định sao cho tổng tiết diện = tiết diện ống 60. Làm bài toán nghịch (tính tiết diện ống 50 chia 2 để có tiết diện ống nhánh-từ đó tính ra D ống nhánh), dễ dàng tính được ống bao lô có D=42 cm. Tính lại coi:
-Tiết diện ống 60 mm=30(mm)x30(mm)x3,1416=2827 mm2
-Tiết diện 2 ống 42= 21(mm)x21(mm)x3,1416x2=2,770 mm2
Hai thông số chênh lệch chút ít, chấp nhận được.
-Tính D ống thứ cấp:
Mỗi ống thứ cấp sẽ cấp nước cho 2 hàng tiêu, đếm trong bản vẽ, mỗi hàng có 23 trụ, 2 hàng có 46 trụ tiêu.
46 trụ x 10 lít/15 phút, tính ra lưu lượng yêu cầu=0,46/900=0,000511 m3/giây.
Áp vào công thức như trường hợp tính D ống chính, ta tính ra D thứ cấp=0,018043=18 mm.
Trên thị trường không bán ống 18mm, vậy nên nếu bạn giàu thì chọn Dtc=21 mm; nếu bạn nghèo thì tiết kiệm bớt, chọn D=16 mm cũng được.
-Tính D ống cấp: Mỗi ống cấp cấp nước cho 1 trụ tiêu, với yêu cầu 10 lít/15 phút. Bạn có thể tự tính ra như làm bài tập nhỏ. Vì D ống cấp nhỏ nên nếu giàu có bạn dùng D=16mm (vì ống nhựa bền hơn), nếu tiết kiệm, bạn chọn D=4,5mm (loại ống PE mềm nhựa nguyên sinh, chôn dưới đất được)
Agriviet.Com-l%25C4%2583%25CC%2581p_%25C3%25B4%25CC%2581ng_%25C4%2591en.jpg



+Tính nguồn nước (khả năng cung cấp nước)
Giả thiết anh Việt muốn 2 ngày tưới 1 lần thì mỗi tháng tưới 15 lần, 6 tháng mùa khô phải tưới 90 lần x4,37 m3=394 m3.
+Tính toán nguồn nước cấp:
Nếu gần vườn có sông suối, nước chảy quanh năm thì khỏi bàn, nhưng nếu phải làm hồ chứa (không có nước cấp vào) thì kích thước hồ-> thể tích hồ phải chứa được khoảng 1.000 m3 (theo kinh nghiệm để đảm bảo nước tưới+ nước bốc hơi+hao hụt khác).
Nếu dùng giếng đào giếng khoan thì thì bơm thử (với máy bơm hiện có) trong 1 giờ được bao nhiêu khối nước (bằng cách bơm vào thùng phuy và đếm giây); và bơm cả ngày xem thử giếng có bị hụt nước hay không? Từ đó tính được khả nắng cung cấp nguồn nước. Trong thiết kế, việc tính khả năng cấp nước của nguồn phải làm trước, nếu không đáp ứng đủ, có thể "bóp" lượng nước cho mỗi lần tưới và tăng số lần tưới lên.
+Chọn máy bơm:
Lưu lượng yêu cầu tưới cho cả vườn/ 1 lần tưới là Q=0,004856 m3/s. Vì 1 giờ =3.600 giây, nên lưu lượng yêu cầu quy giờ =0,004856x3600=17,5 m3/h.
Với lưu lượng này, nên chọn máy bơm 1,5-2 HP cho lưu lượng từ 18-30 m3/h (ghi trên nhãn). Nhưng chỉ có cách làm thực nghiệm mới biết lưu lượng thực của máy bơm.
+Ghi chú:
Cũng với hệ thống tưới phun tia, bạn có thể bố trí vừa tưới trên ngọn, vừa tưới dưới gốc bằng cách đi 2 ống cùng lúc; một ống có ống cấp dẫn vào gốc, một ống có ống tưới dẫn lên ngọn;mỗi ống đều có van riêng. Làm như vậy, bạn có thể tưới cùng lúc cả trên ngọn lẫn dưới gốc, hoặc khóa van dưới gốc để chỉ phun trên ngọn (phun thuốc trừ sâu)
+Nếu bạn dùng hệ thống tưới phun tia để tưới rau,cỏ ; việc thiết kế cũng giống như trên, chỉ khác là thay vì để bét tưới dưới gốc, ta đưa bét tưới lên cao, tầm 2 mét-2,5 mét nhờ giá đở (cây chống), và chỉ sử dụng 1 bét bọ trên đầu trụ. Mật độ bố trí từng trụ phun tùy thuộc chiều rộng luống rau; nếu mật độ trụ tưới càng thưa cần đưa bét tưới lên cao hơn. Nếu bạn muốn tia nước phun ra mịn (sương) thì sử dụng máy bơm có công suất lớn.
+Làm bộ lọc cho hệ thống tưới phun:
Bét tưới (bét bọ) có D từ 1 đến 1,5 mm, nhiều phụ kiện khác (T trắng 5mm, ống PE,,,) cũng có đường kính rất nhỏ; do đó, nếu không làm bộ lọc gắn vào đầu "bin", hệ thống sẽ bị ngẹt "rác", bị tắc ngẽn khi hoạt động.
Hiện nay trên thị trường có bán ống cứng đã cắt nhiều khe nhỏ (cở 0,1 mm) dùng làm bộ lọc
Agriviet.Com-ong_loc.jpg

Các khe cắt đứt cả ống tròn và rất gần nhau, nhưng nhờ cấu tạo có các đường "gân" bên trong nên ống PVC không bị cắt vụn:
Agriviet.Com-dau_ong_loc.jpg

Do có nhiều "khe hở nên chỗ rỗng để nước có thể hút từ ao, hồ vào máy bơm.
Bạn mua ống lọc này (đường kính ống lọc bằng đường kính ống hút máy bơm, mỗi ống dài 2m) về chế tạo bộ lọc gắn vào chỗ đầu "bin" của bơm nước, cách làm như hình dưới đây:
Agriviet.Com-bo_loc2.jpg

Hình trên mô tả bộc lọc có 6 ống lọc. Nói chung, càng nhiều ống lọc càng tốt (đầu nước vào không bị cản trở, đở tốn công làm vệ sinh bộ lọc)
Nếu đặt bộ lọc vào giếng hẹp, bạn có thể "chế" lại bộ lọc chữ thập (dùng tứ thông thay cho ống thẳng)
Trường hợp chỗ bạn không có bán ống lọc, bạn mua lưới muỗi i nox và dây t nox cở 3-5mm về chế bộ lọc (như cái lờ bắt cá). bọc quanh đầu "bin" cũng được.
Bộ lọc dùng cho hệ thống tưới phun khác với bộ lọc dùng cho hệ thốg ntưới nhỏ giọt (sẽ trình bày ở phần "thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt:-sẽ cập nhật kỳ sau.
+Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt.
-Tổng quan về hệ thống tưới nhỏ giọt:

Con gái tôi học lớp 12, vừa rồi cô giáo dạy sinh chia lớp thành nhóm 3 người, mỗi nhóm phải tự tìm ra đề tài liên quan đến sinh học để thực hành, quay video, chụp ảnh và trình bày trước lớp. Các cháu cầu cứu, tôi hướng dẫn các cháu làm đề tài hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới rau. Mô hình như sau:
-Một cái can 20 lít đựng đầy nước, biểu hiện cho bồn chứa nước hoặc hồ, giếng (nguồn cấp nước).
Agriviet.Com-can_2.jpg

Dưới đấy can khoan lổ, gắn khâu nối, dây đên 5mm dẫn nước (ống chính)
Agriviet.Com-g%25C4%2583%25CC%2581n_%25C3%25B4%25CC%2581ng.jpg

+Trên đường dẫn ống ra "vườn" rau có 1 cây đu đủ và 1 dây mướp, nên các cháu bắt T trắng 5mm, chia nhánh gắn bét nhỏ giọt để 2 cây "ăn ké"
Agriviet.Com-chu_t.jpg

Agriviet.Com-tuoimuop.jpg


Ống dẫn được đưa đến "vườn rau", làm 1 mạng vòng, gắn 8 bét nhỏ giọt để tưới
rau:
Đến đây, có lẽ tôi đưa vào quá nhiều hình ảnh, vượt quá yêu cầu mà trang web cho phép nên tôi không thể chèn thêm hình ảnh và công thức vào bài viết. Đành phải "ăn chay" vậy!
Hệ thống tưới nhỏ giọt có cấu tạo và cách tính giống như hệ thống tưới phun tia, tuy nhiên, do ở hệ thống tưới nhỏ giọt, lưu lượng yêu cầu thấp hơn nhiều so với hệ thống tưới phun tia. và do đó, vận tốc nước chảy trong ống cũng thấp hơn nhiều; từ những lý do này, đường kính ống lắp đặt cho hệ thống tưới nhỏ giọt cũng nhỏ hơn rất nhiều, làm cho giá thành tưới nhỏ giọt trở nên siêu rẻ.
+Trở lại với vườn tiêu nói trên, chúng ta cùng thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt thay cho hệ thống tưới phun tia:
-Sơ đồ cấu tạo: mạng vòng như hệ thống tưới phun tia. Chỉ khác là ta thay bét tưới phun tia bằng bét tưới nhỏ giọt (giá mua bằng nhau, khoảng 300 đ/cái)
-Tính đường kính ống chính:
Giả thiết anh Việt muốn mỗi trụ tiêu nhận được 10 lít nước/ngày đêm (24 giờ); tổng lưu lượng yêu cầu sẽ là: 4,37 m3/86.400 giây=0,0000505787 m3/s.
Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, vận tốc nước chảy trong ốgn nhỏ, thường chọn=0,3 m/giây. Thay vào công thức tính như trường hợp tưới phun tia, ta sẽ tính được đường kính ống chính chỉ bằng 14,65 mm, do đó có thể chọn ống chính là 16mm hoặc 21mm. Điều này lý giải lý do vì sao hệ thống tưới Israel, người ta toàn đi ống 16, dù khu tưới có kích thước rất rộng.
Ống chính tính ra chỉ 16mm, các ống nhánh, ống cấp còn nhỏ hơn nữa, nhưng trên thị trường không bán ống PVC có D<16mm, do vậy, bạn chỉ có cách chọn D=16mm, hoặc dùng ống đen PE 4,5mm, Thường ta dùng ống 16mm cho ống nhánh và ống thứ cấp, còn ống cấp dùng ống 4,5mm.Ống nhỏ nên giá thành hệ thống tưới nhỏ giọt thấp hơn hệ thống tưới phun tia rất nhiều!
+Dự toán chi phí:
Bạn đã có tổng chiều dài các loại ống PVC, lấy tổng chiều dài chia cho 4 (mỗi cây ống PVC dài 4m) sẽ có số lượng (cây) ống cần mua cho mỗi loại đường kính tương ứng. Riêng ống đen 4,5 mm thì tính theo định mức: 1 kg=32 mét.Lên bản dự toán và xin báo giá ở cửa hàng lắp vào, sẽ có tổng giá triị vật tư cần mua.

bạn có mô hình cho mình tham khảo với, mình cũng dự kiến làm hệ thống tưới cho 1ha bưởi
Mình tải lên một bản thiết kế và tính toán hệ thống tưới mẫu (tải về file nén kèm theo bên dưới) để các bạn tham khảo; hiện mỗi ngày có cả trăm người gửi email để xin thiết kế mẫu. Trả lời không xiết!
 

File đính kèm

  • BAN VE THIET KE.rar
    118.4 KB · Lượt xem: 1.356
  • BANG TINH TOAN.rar
    132 KB · Lượt xem: 1.226
Last edited by a moderator:
T
chau da doc het.hai tu (kham phuc)
cung may chau cung co ty kn ve voi va thiet ke.vuon nha chac la ok .chi co dieu o hai duong &ha noi ko biet cho nao ban may cai bec phun va ong 4.5mm ma gia re nhu cua bac tien thoi...
bac nao biet chi rum nhe!
thank ca nha!
chuc cac bac lam an phat tai!
E thấy bên hưng yên có bán béc bọ bảo bình giá rẻ đấy bác cả ống pe loại tb nữa còn đây pe5ly thì có ở hn cũng bán nhưng họ đòi 50k/kg họ có cả đầu nối và tê 5 ly nữa.nhưng hôm trc e có hỏi trg tmpcm thì họ bán dao động từ 32-45k/kg vaf béc bọ trong đó cũng rẻ hơn ngoài bắc,ko biết do ngoài bắc ko bán dc hàng hay sao mà giá lúc nào cũng cao hơn trong nam ko biết nữa
 
A
Cháu làm như chú nói mà ko thấy bài đó ạ. Cháu đang phân vân nên dùng hệ thống phun mưa hay tưới nhỏ giọt. Mong các chú giúp đỡ
Muốn tưới nhỏ giọt thì phải nước trong, con nước sông hồ thì bó tay
Và mua bét tốt chứ bét made in vn thì tệ kinh khủng, đúng là hàng vn chất lượng ....
 
H
E thấy bên hưng yên có bán béc bọ bảo bình giá rẻ đấy bác cả ống pe loại tb nữa còn đây pe5ly thì có ở hn cũng bán nhưng họ đòi 50k/kg họ có cả đầu nối và tê 5 ly nữa.nhưng hôm trc e có hỏi trg tmpcm thì họ bán dao động từ 32-45k/kg vaf béc bọ trong đó cũng rẻ hơn ngoài bắc,ko biết do ngoài bắc ko bán dc hàng hay sao mà giá lúc nào cũng cao hơn trong nam ko biết nữa
ban cho dia chi cua hang di.thang nao mh cung sang lay thuoc bvtv.thank ban nhieu nhe
bac tien!
chau thay khi phun thuoc bvtv con lai mot luong nam trong duong ong rat lang phi.
co the dung may nen khi day day tiep duoc ko a.chau ko co dk de thu.chau cung biet la khi sd vay co mot so voi het khi xe thoat ra gay ton hao nhung co the day tung hang mot de lam dach duong ong.
commen: cung co the bac da thu roi.day chi la tran tro ma cac nha vuon gap phai bac a...mong bachoan thien nhe!
 
H
Bạn muốn trao đổi vấn đề gì, cứ đưa thẳng vào diễn đàn này để mọi người cùng tham khảo và thảo luận chung...
Anh Tiến cho em hỏi 1 chút.
em đang có diện tích khoảng 2ha làm rau sạch. em đang tính làm hệ thống tưới phun mưa. hiện trạng em có 3 cái giếng khoan sẵn. bác cho em hỏi nếu với 3 cái giếng đó, sử dụng hệ thống tưới phun mưa. em cần sử dụng loại bơm nào cho hợp lý. lúc đâu em tính mua bồn chứa khoảng 20000m3. nhưng em thấy nó không khả thi. vì bồn để giữa đồng, với thời tiết ở Miền Nam nắng nóng như vậy. nhiệt độ nước trong bồn cao quá tưới cho rau lại thành rau luộc. Em mong chờ sự cố vấn của anh. Cảm ơn anh Tiến nhiều
 
H
Ban quền gì chứ. úi trời xem cái béc phun được bao xa rồi canh khoảng cách đăt béc cho phù hợp. tùy theo nước manh hay yêu mà mổi lần tưới mở được mấy béc để thiết kế đường ống và vạn cho hơp lý. trước mình cung làm tưới tiêu. cafe giờ đang tưới rau. béc tưới cafe và tiêu hay cây lâu nam thì dùng béc to. phun xa đở chi phí vô đường ống . còn loại tưới rau thì dùng loại nhỏ cho giot nước nhỏ không làm dập lá ..... hiiii....
 
G
Em mới ngâm cú chủ đề này nén nhiều quá đọc ko sễ. Xin hỏi bà con có ai thiết kế tươi nhỏ giọt cho cỏ voi chưa? Tư vấn em với nha!
 
H
cái này vẽ bằng phần mềm gì vậy bác
Đọc từ đầu đến cuối hình như còn một vấn đề quan trọng chưa thấy nói, đó là nhu cầu nước tưới từng loại cây như thế nào, AI CÓ CAO KIẾN KHÔNG Ạ,
Cái này vẽ bằng Autocad bạn ạ. Mình biết tí autocad thì vẽ thôi, banjnk biết thì lấy bút chì vẽ trên giấy ok mà.
Tính nhu cầu nước của cây trồng thì dùng phần mềm CropWat, nếu k thì cứ làm theo kinh nghiệm, nhiều ít hơn chút cũng k ảnh hưởng nhiều.
 
N
chú cho con xin tài liệu với
mail của con là kimlong691@gmail.com
xin cám ơn chú trước
cho mình hỏi bạn đã nhận đc file của bác tiến chưa. gia đình mình cũng có vườn cam cũng có địa hình đồi dốc như vậy nên mình muốn hỏi bạn có thể gui cho mình xin file của bác ây có đc ko.
mình xin cảm ơn trước email của mình tranthenam1235@gmail.com
 
T
Agriviet.Com-Pgun_2.jpg


+Hiện nay, có nhiều người (kể cả báo, đài) cố tình hay vô tình dùng sai từ "phát minh, sáng chế" và "thiết kế". Sáng chế là tìm ra nguyên lý mới, phương pháp mới mà thế giới và trong nước chưa từng có, chưa từng làm chứ không phải vận dụng những kiến thức đã có để "độ" ra cái này cái nọ rồi tự nhận mình là "nhà sáng chế". Còn phát minh thì ở tâm cao hơn, như nhà bác học Einstein phát minh ra thuyết tương đối.
+Kể từ ngày thành lập Cục sở hữu trí tuệ đến nay, Việt Nam chỉ có hơn ngàn bằng sáng chế, trong khi cả nước có hơn 20 ngàn tiến sĩ và trên 9 ngàn giáo sư...Trên đài THVN có hẳn chương trình "nhà sáng chế". Đài THQG có nên cố tình nhầm lẫn như vậy không?
+Từ thiết kế cũng bị lạm dụng nhiều. Một nông dân dùng bút bi vẽ hình dạng ngôi nhà trên giấy học trò cho thợ xây rồi bảo: nhà này do tôi tự thiết kế đấy! Thậm chí hai chú lính của tôi, làm việc đến gần 5 giờ chiều, một chú bảo::mày về "thiết kế" bửa nhậu đi! tao làm xong về sau...
+Vậy, thiết kế đúng nghĩa phải như thế nào? Đó là thực hiện các bước sau đây:
-Bước 1: Khảo sát, đo đạc, thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan đến khu vực, lĩnh vực cần thiết kế.
-Bước 2: Xác định nhu cầu (hoặc yêu cầu); tức là trả lời câu hỏi: thiết kế để đạt mục đích gì?
-Bước 3: Lập bản vẽ, dùng các công thức chuyên ngành để tính toán các thông số theo mục tiêu đã định.
-Bước 4: Lên bảng chiết tính vật liệu, nhân công, máy để đưa ra con số chính xác tổng giá trị đầu tư cho công trình...
+Bước 4: thi công công trình trên cơ sở thiết kế hoàn thành...
Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các bước thiết kế và thi công hệ thống tưới phun và tưới nhỏ giọt. Do cần viết tỉ mỉ, dễ hiểu nên tôi sẽ không trình bày những khái niệm chuyên ngành (đương lượng, lưu lượng dọc đường vv) hoặc bỏ qua 1 số công đoạn cần sử dụng những công thức loằng nhoằng (ví dụ: tính hao tổn áp lực đường ống). Bù lại, tôi sẽ trình bày cách làm ước lượng hoặc làm theo kinh nghiệm. Do không có thời gian nên rảnh lúc nào tôi sẽ cập nhật bài viết tới đó...Các bạn nào quan tâm thì chịu khó theo dõi!
Bước 1: Khảo sát khu tưới:
+Đo đạc khu đất:

Công việc đầu tiên là bạn phải đo đạc khu tưới để biết chính xác chiều dài mỗi cạnh của khu đất, hình dạng, đọ chênh cao và tổng diện tích khu tưới.
-Nếu khu đất của bạn gần đúng là hình chữ nhật hoặc hình vuông và bạn không có phương tiện, máy móc nào để đo thì đơn giản là dùng thước dây kéo đo chiều dài từng cạnh của thửa đất.
-Nếu khu đất của bạn có hình đa giác thì ngoài việc đo đạc các cạnh còn phải đo các góc phẳng. Cách nhanh và tương đối chính xác là dùng máy định vị cầm tay bấm đo tọa độ các góc và đưa vào máy vi tính để lập bản vẽ. Máy định vị cầm tay hiện nay khá phổ biến và rẻ như điện thoại di động, các cơ quan tài nguyên môi trường, nông lâm nghiệp và tư nhân có nhiều. Bạn có thể nhờ người quen đo giúp.
-Nếu không thể mượn ai đo giúp bằng máy định vị cầm tay, bạn ra tiệm bán văn phòng phẩm mua cái thước dây, một thước kẻ ly, một thước đo độ (dụng cụ học tập dùng cho học sinh) về đo. Cách đo như sau:
-Đo chiều dài các cạnh bằng thước dây: cần 2 người kéo dây để đo và ghi giá trị đo được vào sơ đồ thửa đất.
-Đo góc phẳng (là góc kẹp giữa 2 cạnh). Đóng 1 cây cọc ngay góc đất, căng thước dây theo 2 cạnh, dùng thước đo độ áp vào sao cho một phương của thước dây (cạnh thửa đất) trùng với cạnh 0 độ của thước đo độ; phương còn lại áp vào cạnh thứ hai của thửa đất và đọc được giá trị (độ) của góc phẳng, ghi giá trị đo được vào sơ đồ.
Cach làm "dã chiến" này chỉ cho ra kết quả gần đúng nhưng nó giúp các bạn ở vùng sâu vùng xa "chửa cháy" khi không có thiết bị đo đạc. Việc đo góc phẳng bằng thước đo độ, học sinh cấp 1, cấp 2 đều "rành 6 câu". Nếu bạn không làm được, có thể nhờ chúng đo vẽ giúp!
Vẽ khu đất ra giấy:
Nếu đo khu đất bằng máy định vị cầm tay sẽ rất nhanh, dữ liệu từ máy định vị sẽ chuyển vào máy vi tính tự động:
Agriviet.Com-DU_LIEU_THO.JPG

(Dữ liệu thô sau khi đo bằng máy định vị, chưa xử lý)
Sau khi xử lý bằng phân mềm chuyên dùng trên máy vi tính, dữ liệu sẽ như sau:
Agriviet.Com-DU_LIEU_DA_XU_LY.jpg

Trong trường hợp bạn không có dụng cụ đo đạc nên phải đo chiều dài cạnh miếng đất bằng thước dây và đo góc đất bằng thước đo độ, vẽ lên giấy hình dạng của khu đất ta sẽ thiết kế hệ thống tưới (ghi chiều dài mỗi cạnh ra giấy):
Agriviet.Com-ve_ra_giay.jpg


+Cách vẽ khu đất ra giấy:
-Bạn dùng thước chia vạch đến mm, vẽ từng chiều dài cạnh thửa đất, cứ 1 mét đo được trên thực địa, bạn vẽ lên giấy bằng 1mm (hoặc 1 cm cũng được).
-Góc giữa hai cạnh, ta dùng thước đo độ để vẽ lại cho đúng với giá trị của góc đó (ví dụ là 32 độ tại thực địa thì trên giấy cũng vẽ 32 độ)
+Nói chung, cách đo đạc và vẽ một khu đất ra giấy là như vậy. Nhưng để đơn giản giúp mọi người dễ hiểu, tôi chọn trường hợp đơn giản nhất để làm ví dụ. Đây là khu tưới của anh Phan Quốc Việt, là thành viên trên diễn đàn này, có nick là nguoitramlang, nhờ tôi thiết kế giúp hệ thống tưới cho cây tiêu. Dữ liệu anh Việt đưa ra như sau:
Agriviet.Com-viet.jpg

Căn cứ dữ liệu anh Việt cung cấp, có thể vẽ ra giấy khu đất nhà anh như sau:
Agriviet.Com-so_do_anh_viet.jpg

Ghi chú: Các dấu chấm trong khu đất tượng trưng cho các cây tiêu trong vườn, cây cách cây 2,5 mét; hàng cách hàng 2,5 mét
+Thu thập các dữ liệu liên quan:
Các dữ liệu cần thu thập gồm:
-Hình dạng khu đất, chiều dài các cạnh của khu đất. tính ra chu vi và diện tích khu đất. Loại đất (sét, cát pha vv...) độ đá lẫn, cỏ dại (các thông tin này để tính công, vì phải đào rảnh chôn ống); chiều dài từ nguồn nước đến vườn, chiều dài các hàng cây.
-Loài cây trồng, năm tuổi, khoảng cách trồng, số cây thực trồng, nhu cầu về nước (và cả phân bón, thuốc trừ sâu- nếu muốn bón phân và thuốc trừ sâu theo nước-tìm thông tin trên mạng).
-Nguồn nước tưới (từ sông, suối, ao hồ, giếng khoan (đào), khoảng cách từ nơi lấy nước đến khu tưới; máy bơm hiện sử dụng (máy nỗ, bơm điện, công suất, lưu lượng thât...)
Tất cả các dữ liệu thu thập, nếu được thì ghi chú vào bản vẽ
-Bước 2: Xác định nhu cầu và phương thức tưới:
Mỗi loại cây có nhu cầu về nước và dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, cần quan tâm là nước tưới vào phải ngấm xuống chóp rể của cây. Theo nghiên cứu, tán lá (ở trên) xòe ra tới đâu thì chóp rể (dưới đất) lan theo tới đó. Cây đã trưởng thành cần nhiều nước hơn cây mới trồng, còn non.
Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây và tuổi cây để chọn lượng nước tưới cho cây/ mỗi lần tưới. Có những loài cây trồng như rau, cỏ sân bóng hoặc cây cần rửa tán, phun mát tán (thanh long) nên chọn phương thức tưới phun tia (bét tưới giá rẻ, còn gọi là bét bọ, không quay để phân biệt với tưới phun mưa-dùng bét quay, hoặc tưới phun bằng súng bắn nước).
-Theo tôi, tưới cây ăn trái, cây công nghiệp, bầu bí vv, nếu được nên chọn phương thức tưới nhỏ giọt, vì phương pháp tưới nhỏ giọt không tốn nhiều công tưới, rất tiết kiệm và quan trọng là làm cho năng suất tăng rất cao, vì lúc nào cây cũng được cung cấp dinh dưỡng và nước. Nếu biết cách làm thì hệ thống tưới nhỏ giọt là siêu rẻ (sẽ trình bày ở phần sau).
Nói chung nên chọn phương thức tưới mỗi lần một ít nước và tăng số lần tưới lên. Theo đó, nên chọn lượng nước từ 3-10 lít/lần tưới và 1-2 ngày tưới/1 lần đối với phương pháp tưới phun; và lượng nước tưới từ 5-10 lít/ngày đêm đối với tưới nhỏ giọt, đi đôi với việc tưới nước, cần bón phân và thuốc trừ sâu theo nước.
-Việc chọn lượng nước cho mỗi lần tưới càng ít, giá thành xây lắp hệ thống tưới càng thấp và ngược lại. Trường hợp cây lớn lên, cần nhiều nước hơn thì chỉ cần tăng thời gian tưới lên cho đến khi chủ vườn thấy đạt yêu cầu là ổn!
-Bước 3: Lập bản vẽ, tính toán các thông số thiết kế:
(Từ phần này trở đi sẽ khó dần, do đó, bạn nào quan tâm nên cập nhật thường xuyên, nếu có phần nào không hiểu thì "còm" bên dưới để hỏi thêm ở phần đó;, không nên "dồn cục" đến cuối bài mới hỏi sẽ rất khó trả lời phù hợp, vì bài viết dài, không thể "lăn" lên trên để thảo luận-thank!)
+Các phương pháp bố trí "bộ khung" của hệ thống tưới:
Việc bố trí bộ khung của hệ thống tưới rất quan trọng. Nếu biết cách bố trí thì áp suất trong toàn hệ thống sẽ được cân bằng, lưu lượng nước cấp cho từ cây trồng gần bằng nhau; ngược lại, nếu bố trí sai sẽ bị tình trạng cây thì nhận nhiều nước, cây thì ít nước, thậm chí có cây không nhận được giọt nước nào.Có các loại mạng cấp nước sau:
+Mạng cụt:
Mạng cụt loại 1:

Agriviet.Com-mangcut_1.jpg

Trên đường ống chính đi ngang, người ta bố trí các đường ống nhánh nối (dùng T) thẳng góc với ống chính. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Từ các đường ống nhánh, nối các đường ống cấp vào ống nhánh để cấp nước cho từng cây trồng.
Nhận xét: Mạng cụt loại 1 rẻ tiền (ít tốn ống+công) nhưng không cân bằng được áp suất trong toàn hệ thống. Những cây ở gần ống chính nhận được nhiều nước hơn các cây ở xa.
Ứng dụng: Trong ngành cấp nước sinh hoạt, người ta dùng mạng cụt loại cấp nước từ ống chính vào các đường hẽm (đi ống nhánh) rồi cấp vào từng hộ (nhờ ống cấp). Đối với cây trồng, có thể áp dụng mạng này nếu số lượng cây ít (cây cảnh trước sân nhà vv)
Mạng cụt loại 2:
Agriviet.Com-mangcut2.jpg

Đường ống chính (thẳng đứng) nối (chữ thập hoặc nối bằng chữ T) vào 2 ống nhánh. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Bố trí các ống thứ cấp đi song song, nối vào 2 ống nhánh. Nối các ống cấp vào 2 ống thứ cấp để dẫn nước đến từng cây trồng.
+Nhận xét: Áp suất trong hệ thống cân bằng hơn so với mạng cụt loại 1, nhưng chưa hoàn hảo. Các cây trồng ở giữa 2 ống nhánh (xa ống chính) sẽ nhận lưu lượng ít hơn.
Ứng dụng: Các vườn cây nhỏ (vài trăm cây), chiều rộng của vườn nhỏ dùng mạng này để tiết kiệm chi phí.
+Mạng vòng:
Agriviet.Com-mangvong.jpg


Mạng vòng có đường ống bao lô khép kín đi vòng quanh thửa đất (gọi vui là ống bao cấp!)
Đường ống chính đi xuyên giữa đường ống bao lô và nối (cấp nước) vào 2 ống nhánh, rồi nối vào 2 điểm giữa của ống bao lô, từ đó đưa nước vào đường ống thứ cấp và ống cấp để tưới cho cây trồng:
Nhận xét: Mạng vòng, tuy đắt tiền (tốn nhiều ống); nhưng đây là mạng giúp cân bằng áp suất trong toàn hệ thống tốt nhất. Các khu tưới lớn hay nhỏ, dùng mạng vòng đều tối ưu, kể cả các khu đất có địa hình chênh cao. Do đó, khuyến cáo bà con dùng mạng này, còn mạng cụt chỉ nên ứng dụng khi "làm cho vui" (tưới cây cảnh, tưới hoa, cây trồng ít vv,...)
+Lập bản vẽ :
Để tiện cho việc thiết kế, tính toán về sau, ta cần lên bản vẽ chi tiết.
Trở lại với vườn tiêu nhà anh Việt, tôi lên bản vẽ như sau:
Agriviet.Com-vuon_tieu_anh_viet.JPG


Từ ranh khu đất, tôi chừa 2 mét làm đường đi, còn lại bố trí trồng cây.
Tổng số hàng cây là 47 hàng; tổng số cây thực trồng là 437 cây.
Hệ thống tưới dử dụng mạng vòng. Ống chính (đường đậm nhất) từ hồ chứa đi vào giữa vườn, chia làm hai (ống nhánh), nối vào 2 cạnh ngắn của ống bao lô.
Các ống thứ cấp (màu xanh) bố trí song song với cạnh ngắn của khu vườn. Chú ý: ống nhánh đi vào giữa 2 hàng cây, từ đó cấp vào cho cây trong 2 hàng. Như vậy, cứ 1 hàng có đi ống thì chừa 1 hàng (không đi ống), chứ không phải giữa mỗi hàng cây có 1 ống thứ cấp.
Như vậy, từ việc lập bản vẽ, ta tính được 1 số thông số và ghi chú vào bản vẽ.
Tiếp theo, ta sẽ tính đường kính của các loại ống: Lý thuyết tính đường kính ống như sau:
Agriviet.Com-tinh_duong_kinh_ong.jpg

Các công thức trên đây rất quan trọng, vì vậy các bạn cần hiểu rõ về thực chất.
Để đi vào cụ thể, chúng ta sẽ thiết kế vườn tiêu nhà anh Việt với hai phương thức: tưới nhỏ giọt và tưới phun tia:
+Thiết kế hệ thống tưới phun tia:
-Khu vườn của anh Việt có 437 cây tiêu, tôi giả thuyết anh Việt muốn làm hệ thống tưới phun tia có 2 bét tưới dưới gốc, và muốn mỗi lần tưới, một trụ tiêu nhận được 10 lít nước với thời gian cho mỗi lần tưới là 15 phút.
-Từ yêu cầu trên, ta tính ra lưu lượng cho toàn hệ thống:
10 lít /trụ x437 trụ =4.370 lít/ 1 lần tưới. quy ra bằng 4,37 m3/lần tưới/toàn vườn.
-Vì mỗi phút có 60 giây nên 15 phút tưới bằng 900 giây. Tính ra lưu lượng yêu cầu:Q=4,37/900=0,004856 m3/giây.
-Từ lưu lượng toàn hệ thống, tính ra tiết diện ống chính:
Agriviet.Com-tinh_D_ong_chinh.jpg

Ghi chú:Vận tốc trong ống được tính theo quy phạm quốc gia, đối với trường hợp cấp nước tưới là 2m/giây, bạn cứ lấy tham số này mà tính.
Ống chính tính toán có đường kính 55 mm, nhưng trên thị trường không có ống kích thước này; hơn nữa để bù hao hụt do ma sát trên đường ống, ta chọn D=60 mm.
+Tính D ống bao lô (theo kinh nghiệm): Vì ống chính =60 mm, đến ống bao lô nó chia làm đôi, nên kích thước ống bao lô phải xác định sao cho tổng tiết diện = tiết diện ống 60. Làm bài toán nghịch (tính tiết diện ống 50 chia 2 để có tiết diện ống nhánh-từ đó tính ra D ống nhánh), dễ dàng tính được ống bao lô có D=42 cm. Tính lại coi:
-Tiết diện ống 60 mm=30(mm)x30(mm)x3,1416=2827 mm2
-Tiết diện 2 ống 42= 21(mm)x21(mm)x3,1416x2=2,770 mm2
Hai thông số chênh lệch chút ít, chấp nhận được.
-Tính D ống thứ cấp:
Mỗi ống thứ cấp sẽ cấp nước cho 2 hàng tiêu, đếm trong bản vẽ, mỗi hàng có 23 trụ, 2 hàng có 46 trụ tiêu.
46 trụ x 10 lít/15 phút, tính ra lưu lượng yêu cầu=0,46/900=0,000511 m3/giây.
Áp vào công thức như trường hợp tính D ống chính, ta tính ra D thứ cấp=0,018043=18 mm.
Trên thị trường không bán ống 18mm, vậy nên nếu bạn giàu thì chọn Dtc=21 mm; nếu bạn nghèo thì tiết kiệm bớt, chọn D=16 mm cũng được.
-Tính D ống cấp: Mỗi ống cấp cấp nước cho 1 trụ tiêu, với yêu cầu 10 lít/15 phút. Bạn có thể tự tính ra như làm bài tập nhỏ. Vì D ống cấp nhỏ nên nếu giàu có bạn dùng D=16mm (vì ống nhựa bền hơn), nếu tiết kiệm, bạn chọn D=4,5mm (loại ống PE mềm nhựa nguyên sinh, chôn dưới đất được)
Agriviet.Com-l%25C4%2583%25CC%2581p_%25C3%25B4%25CC%2581ng_%25C4%2591en.jpg



+Tính nguồn nước (khả năng cung cấp nước)
Giả thiết anh Việt muốn 2 ngày tưới 1 lần thì mỗi tháng tưới 15 lần, 6 tháng mùa khô phải tưới 90 lần x4,37 m3=394 m3.
+Tính toán nguồn nước cấp:
Nếu gần vườn có sông suối, nước chảy quanh năm thì khỏi bàn, nhưng nếu phải làm hồ chứa (không có nước cấp vào) thì kích thước hồ-> thể tích hồ phải chứa được khoảng 1.000 m3 (theo kinh nghiệm để đảm bảo nước tưới+ nước bốc hơi+hao hụt khác).
Nếu dùng giếng đào giếng khoan thì thì bơm thử (với máy bơm hiện có) trong 1 giờ được bao nhiêu khối nước (bằng cách bơm vào thùng phuy và đếm giây); và bơm cả ngày xem thử giếng có bị hụt nước hay không? Từ đó tính được khả nắng cung cấp nguồn nước. Trong thiết kế, việc tính khả năng cấp nước của nguồn phải làm trước, nếu không đáp ứng đủ, có thể "bóp" lượng nước cho mỗi lần tưới và tăng số lần tưới lên.
+Chọn máy bơm:
Lưu lượng yêu cầu tưới cho cả vườn/ 1 lần tưới là Q=0,004856 m3/s. Vì 1 giờ =3.600 giây, nên lưu lượng yêu cầu quy giờ =0,004856x3600=17,5 m3/h.
Với lưu lượng này, nên chọn máy bơm 1,5-2 HP cho lưu lượng từ 18-30 m3/h (ghi trên nhãn). Nhưng chỉ có cách làm thực nghiệm mới biết lưu lượng thực của máy bơm.
+Ghi chú:
Cũng với hệ thống tưới phun tia, bạn có thể bố trí vừa tưới trên ngọn, vừa tưới dưới gốc bằng cách đi 2 ống cùng lúc; một ống có ống cấp dẫn vào gốc, một ống có ống tưới dẫn lên ngọn;mỗi ống đều có van riêng. Làm như vậy, bạn có thể tưới cùng lúc cả trên ngọn lẫn dưới gốc, hoặc khóa van dưới gốc để chỉ phun trên ngọn (phun thuốc trừ sâu)
+Nếu bạn dùng hệ thống tưới phun tia để tưới rau,cỏ ; việc thiết kế cũng giống như trên, chỉ khác là thay vì để bét tưới dưới gốc, ta đưa bét tưới lên cao, tầm 2 mét-2,5 mét nhờ giá đở (cây chống), và chỉ sử dụng 1 bét bọ trên đầu trụ. Mật độ bố trí từng trụ phun tùy thuộc chiều rộng luống rau; nếu mật độ trụ tưới càng thưa cần đưa bét tưới lên cao hơn. Nếu bạn muốn tia nước phun ra mịn (sương) thì sử dụng máy bơm có công suất lớn.
+Làm bộ lọc cho hệ thống tưới phun:
Bét tưới (bét bọ) có D từ 1 đến 1,5 mm, nhiều phụ kiện khác (T trắng 5mm, ống PE,,,) cũng có đường kính rất nhỏ; do đó, nếu không làm bộ lọc gắn vào đầu "bin", hệ thống sẽ bị ngẹt "rác", bị tắc ngẽn khi hoạt động.
Hiện nay trên thị trường có bán ống cứng đã cắt nhiều khe nhỏ (cở 0,1 mm) dùng làm bộ lọc
Agriviet.Com-ong_loc.jpg

Các khe cắt đứt cả ống tròn và rất gần nhau, nhưng nhờ cấu tạo có các đường "gân" bên trong nên ống PVC không bị cắt vụn:
Agriviet.Com-dau_ong_loc.jpg

Do có nhiều "khe hở nên chỗ rỗng để nước có thể hút từ ao, hồ vào máy bơm.
Bạn mua ống lọc này (đường kính ống lọc bằng đường kính ống hút máy bơm, mỗi ống dài 2m) về chế tạo bộ lọc gắn vào chỗ đầu "bin" của bơm nước, cách làm như hình dưới đây:
Agriviet.Com-bo_loc2.jpg

Hình trên mô tả bộc lọc có 6 ống lọc. Nói chung, càng nhiều ống lọc càng tốt (đầu nước vào không bị cản trở, đở tốn công làm vệ sinh bộ lọc)
Nếu đặt bộ lọc vào giếng hẹp, bạn có thể "chế" lại bộ lọc chữ thập (dùng tứ thông thay cho ống thẳng)
Trường hợp chỗ bạn không có bán ống lọc, bạn mua lưới muỗi i nox và dây t nox cở 3-5mm về chế bộ lọc (như cái lờ bắt cá). bọc quanh đầu "bin" cũng được.
Bộ lọc dùng cho hệ thống tưới phun khác với bộ lọc dùng cho hệ thốg ntưới nhỏ giọt (sẽ trình bày ở phần "thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt:-sẽ cập nhật kỳ sau.
+Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt.
-Tổng quan về hệ thống tưới nhỏ giọt:

Con gái tôi học lớp 12, vừa rồi cô giáo dạy sinh chia lớp thành nhóm 3 người, mỗi nhóm phải tự tìm ra đề tài liên quan đến sinh học để thực hành, quay video, chụp ảnh và trình bày trước lớp. Các cháu cầu cứu, tôi hướng dẫn các cháu làm đề tài hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới rau. Mô hình như sau:
-Một cái can 20 lít đựng đầy nước, biểu hiện cho bồn chứa nước hoặc hồ, giếng (nguồn cấp nước).
Agriviet.Com-can_2.jpg

Dưới đấy can khoan lổ, gắn khâu nối, dây đên 5mm dẫn nước (ống chính)
Agriviet.Com-g%25C4%2583%25CC%2581n_%25C3%25B4%25CC%2581ng.jpg

+Trên đường dẫn ống ra "vườn" rau có 1 cây đu đủ và 1 dây mướp, nên các cháu bắt T trắng 5mm, chia nhánh gắn bét nhỏ giọt để 2 cây "ăn ké"
Agriviet.Com-chu_t.jpg

Agriviet.Com-tuoimuop.jpg


Ống dẫn được đưa đến "vườn rau", làm 1 mạng vòng, gắn 8 bét nhỏ giọt để tưới
rau:
Đến đây, có lẽ tôi đưa vào quá nhiều hình ảnh, vượt quá yêu cầu mà trang web cho phép nên tôi không thể chèn thêm hình ảnh và công thức vào bài viết. Đành phải "ăn chay" vậy!
Hệ thống tưới nhỏ giọt có cấu tạo và cách tính giống như hệ thống tưới phun tia, tuy nhiên, do ở hệ thống tưới nhỏ giọt, lưu lượng yêu cầu thấp hơn nhiều so với hệ thống tưới phun tia. và do đó, vận tốc nước chảy trong ống cũng thấp hơn nhiều; từ những lý do này, đường kính ống lắp đặt cho hệ thống tưới nhỏ giọt cũng nhỏ hơn rất nhiều, làm cho giá thành tưới nhỏ giọt trở nên siêu rẻ.
+Trở lại với vườn tiêu nói trên, chúng ta cùng thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt thay cho hệ thống tưới phun tia:
-Sơ đồ cấu tạo: mạng vòng như hệ thống tưới phun tia. Chỉ khác là ta thay bét tưới phun tia bằng bét tưới nhỏ giọt (giá mua bằng nhau, khoảng 300 đ/cái)
-Tính đường kính ống chính:
Giả thiết anh Việt muốn mỗi trụ tiêu nhận được 10 lít nước/ngày đêm (24 giờ); tổng lưu lượng yêu cầu sẽ là: 4,37 m3/86.400 giây=0,0000505787 m3/s.
Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, vận tốc nước chảy trong ốgn nhỏ, thường chọn=0,3 m/giây. Thay vào công thức tính như trường hợp tưới phun tia, ta sẽ tính được đường kính ống chính chỉ bằng 14,65 mm, do đó có thể chọn ống chính là 16mm hoặc 21mm. Điều này lý giải lý do vì sao hệ thống tưới Israel, người ta toàn đi ống 16, dù khu tưới có kích thước rất rộng.
Ống chính tính ra chỉ 16mm, các ống nhánh, ống cấp còn nhỏ hơn nữa, nhưng trên thị trường không bán ống PVC có D<16mm, do vậy, bạn chỉ có cách chọn D=16mm, hoặc dùng ống đen PE 4,5mm, Thường ta dùng ống 16mm cho ống nhánh và ống thứ cấp, còn ống cấp dùng ống 4,5mm.Ống nhỏ nên giá thành hệ thống tưới nhỏ giọt thấp hơn hệ thống tưới phun tia rất nhiều!
+Dự toán chi phí:
Bạn đã có tổng chiều dài các loại ống PVC, lấy tổng chiều dài chia cho 4 (mỗi cây ống PVC dài 4m) sẽ có số lượng (cây) ống cần mua cho mỗi loại đường kính tương ứng. Riêng ống đen 4,5 mm thì tính theo định mức: 1 kg=32 mét.Lên bản dự toán và xin báo giá ở cửa hàng lắp vào, sẽ có tổng giá triị vật tư cần mua.


Mình tải lên một bản thiết kế và tính toán hệ thống tưới mẫu (tải về file nén kèm theo bên dưới) để các bạn tham khảo; hiện mỗi ngày có cả trăm người gửi email để xin thiết kế mẫu. Trả lời không xiết!
 
T
cảm ơn bác rất nhiều. bài viết hay và ý nghĩa lắm ạ
Agriviet.Com-Pgun_2.jpg


+Hiện nay, có nhiều người (kể cả báo, đài) cố tình hay vô tình dùng sai từ "phát minh, sáng chế" và "thiết kế". Sáng chế là tìm ra nguyên lý mới, phương pháp mới mà thế giới và trong nước chưa từng có, chưa từng làm chứ không phải vận dụng những kiến thức đã có để "độ" ra cái này cái nọ rồi tự nhận mình là "nhà sáng chế". Còn phát minh thì ở tâm cao hơn, như nhà bác học Einstein phát minh ra thuyết tương đối.
+Kể từ ngày thành lập Cục sở hữu trí tuệ đến nay, Việt Nam chỉ có hơn ngàn bằng sáng chế, trong khi cả nước có hơn 20 ngàn tiến sĩ và trên 9 ngàn giáo sư...Trên đài THVN có hẳn chương trình "nhà sáng chế". Đài THQG có nên cố tình nhầm lẫn như vậy không?
+Từ thiết kế cũng bị lạm dụng nhiều. Một nông dân dùng bút bi vẽ hình dạng ngôi nhà trên giấy học trò cho thợ xây rồi bảo: nhà này do tôi tự thiết kế đấy! Thậm chí hai chú lính của tôi, làm việc đến gần 5 giờ chiều, một chú bảo::mày về "thiết kế" bửa nhậu đi! tao làm xong về sau...
+Vậy, thiết kế đúng nghĩa phải như thế nào? Đó là thực hiện các bước sau đây:
-Bước 1: Khảo sát, đo đạc, thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan đến khu vực, lĩnh vực cần thiết kế.
-Bước 2: Xác định nhu cầu (hoặc yêu cầu); tức là trả lời câu hỏi: thiết kế để đạt mục đích gì?
-Bước 3: Lập bản vẽ, dùng các công thức chuyên ngành để tính toán các thông số theo mục tiêu đã định.
-Bước 4: Lên bảng chiết tính vật liệu, nhân công, máy để đưa ra con số chính xác tổng giá trị đầu tư cho công trình...
+Bước 4: thi công công trình trên cơ sở thiết kế hoàn thành...
Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các bước thiết kế và thi công hệ thống tưới phun và tưới nhỏ giọt. Do cần viết tỉ mỉ, dễ hiểu nên tôi sẽ không trình bày những khái niệm chuyên ngành (đương lượng, lưu lượng dọc đường vv) hoặc bỏ qua 1 số công đoạn cần sử dụng những công thức loằng nhoằng (ví dụ: tính hao tổn áp lực đường ống). Bù lại, tôi sẽ trình bày cách làm ước lượng hoặc làm theo kinh nghiệm. Do không có thời gian nên rảnh lúc nào tôi sẽ cập nhật bài viết tới đó...Các bạn nào quan tâm thì chịu khó theo dõi!
Bước 1: Khảo sát khu tưới:
+Đo đạc khu đất:

Công việc đầu tiên là bạn phải đo đạc khu tưới để biết chính xác chiều dài mỗi cạnh của khu đất, hình dạng, đọ chênh cao và tổng diện tích khu tưới.
-Nếu khu đất của bạn gần đúng là hình chữ nhật hoặc hình vuông và bạn không có phương tiện, máy móc nào để đo thì đơn giản là dùng thước dây kéo đo chiều dài từng cạnh của thửa đất.
-Nếu khu đất của bạn có hình đa giác thì ngoài việc đo đạc các cạnh còn phải đo các góc phẳng. Cách nhanh và tương đối chính xác là dùng máy định vị cầm tay bấm đo tọa độ các góc và đưa vào máy vi tính để lập bản vẽ. Máy định vị cầm tay hiện nay khá phổ biến và rẻ như điện thoại di động, các cơ quan tài nguyên môi trường, nông lâm nghiệp và tư nhân có nhiều. Bạn có thể nhờ người quen đo giúp.
-Nếu không thể mượn ai đo giúp bằng máy định vị cầm tay, bạn ra tiệm bán văn phòng phẩm mua cái thước dây, một thước kẻ ly, một thước đo độ (dụng cụ học tập dùng cho học sinh) về đo. Cách đo như sau:
-Đo chiều dài các cạnh bằng thước dây: cần 2 người kéo dây để đo và ghi giá trị đo được vào sơ đồ thửa đất.
-Đo góc phẳng (là góc kẹp giữa 2 cạnh). Đóng 1 cây cọc ngay góc đất, căng thước dây theo 2 cạnh, dùng thước đo độ áp vào sao cho một phương của thước dây (cạnh thửa đất) trùng với cạnh 0 độ của thước đo độ; phương còn lại áp vào cạnh thứ hai của thửa đất và đọc được giá trị (độ) của góc phẳng, ghi giá trị đo được vào sơ đồ.
Cach làm "dã chiến" này chỉ cho ra kết quả gần đúng nhưng nó giúp các bạn ở vùng sâu vùng xa "chửa cháy" khi không có thiết bị đo đạc. Việc đo góc phẳng bằng thước đo độ, học sinh cấp 1, cấp 2 đều "rành 6 câu". Nếu bạn không làm được, có thể nhờ chúng đo vẽ giúp!
Vẽ khu đất ra giấy:
Nếu đo khu đất bằng máy định vị cầm tay sẽ rất nhanh, dữ liệu từ máy định vị sẽ chuyển vào máy vi tính tự động:
Agriviet.Com-DU_LIEU_THO.JPG

(Dữ liệu thô sau khi đo bằng máy định vị, chưa xử lý)
Sau khi xử lý bằng phân mềm chuyên dùng trên máy vi tính, dữ liệu sẽ như sau:
Agriviet.Com-DU_LIEU_DA_XU_LY.jpg

Trong trường hợp bạn không có dụng cụ đo đạc nên phải đo chiều dài cạnh miếng đất bằng thước dây và đo góc đất bằng thước đo độ, vẽ lên giấy hình dạng của khu đất ta sẽ thiết kế hệ thống tưới (ghi chiều dài mỗi cạnh ra giấy):
Agriviet.Com-ve_ra_giay.jpg


+Cách vẽ khu đất ra giấy:
-Bạn dùng thước chia vạch đến mm, vẽ từng chiều dài cạnh thửa đất, cứ 1 mét đo được trên thực địa, bạn vẽ lên giấy bằng 1mm (hoặc 1 cm cũng được).
-Góc giữa hai cạnh, ta dùng thước đo độ để vẽ lại cho đúng với giá trị của góc đó (ví dụ là 32 độ tại thực địa thì trên giấy cũng vẽ 32 độ)
+Nói chung, cách đo đạc và vẽ một khu đất ra giấy là như vậy. Nhưng để đơn giản giúp mọi người dễ hiểu, tôi chọn trường hợp đơn giản nhất để làm ví dụ. Đây là khu tưới của anh Phan Quốc Việt, là thành viên trên diễn đàn này, có nick là nguoitramlang, nhờ tôi thiết kế giúp hệ thống tưới cho cây tiêu. Dữ liệu anh Việt đưa ra như sau:
Agriviet.Com-viet.jpg

Căn cứ dữ liệu anh Việt cung cấp, có thể vẽ ra giấy khu đất nhà anh như sau:
Agriviet.Com-so_do_anh_viet.jpg

Ghi chú: Các dấu chấm trong khu đất tượng trưng cho các cây tiêu trong vườn, cây cách cây 2,5 mét; hàng cách hàng 2,5 mét
+Thu thập các dữ liệu liên quan:
Các dữ liệu cần thu thập gồm:
-Hình dạng khu đất, chiều dài các cạnh của khu đất. tính ra chu vi và diện tích khu đất. Loại đất (sét, cát pha vv...) độ đá lẫn, cỏ dại (các thông tin này để tính công, vì phải đào rảnh chôn ống); chiều dài từ nguồn nước đến vườn, chiều dài các hàng cây.
-Loài cây trồng, năm tuổi, khoảng cách trồng, số cây thực trồng, nhu cầu về nước (và cả phân bón, thuốc trừ sâu- nếu muốn bón phân và thuốc trừ sâu theo nước-tìm thông tin trên mạng).
-Nguồn nước tưới (từ sông, suối, ao hồ, giếng khoan (đào), khoảng cách từ nơi lấy nước đến khu tưới; máy bơm hiện sử dụng (máy nỗ, bơm điện, công suất, lưu lượng thât...)
Tất cả các dữ liệu thu thập, nếu được thì ghi chú vào bản vẽ
-Bước 2: Xác định nhu cầu và phương thức tưới:
Mỗi loại cây có nhu cầu về nước và dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, cần quan tâm là nước tưới vào phải ngấm xuống chóp rể của cây. Theo nghiên cứu, tán lá (ở trên) xòe ra tới đâu thì chóp rể (dưới đất) lan theo tới đó. Cây đã trưởng thành cần nhiều nước hơn cây mới trồng, còn non.
Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây và tuổi cây để chọn lượng nước tưới cho cây/ mỗi lần tưới. Có những loài cây trồng như rau, cỏ sân bóng hoặc cây cần rửa tán, phun mát tán (thanh long) nên chọn phương thức tưới phun tia (bét tưới giá rẻ, còn gọi là bét bọ, không quay để phân biệt với tưới phun mưa-dùng bét quay, hoặc tưới phun bằng súng bắn nước).
-Theo tôi, tưới cây ăn trái, cây công nghiệp, bầu bí vv, nếu được nên chọn phương thức tưới nhỏ giọt, vì phương pháp tưới nhỏ giọt không tốn nhiều công tưới, rất tiết kiệm và quan trọng là làm cho năng suất tăng rất cao, vì lúc nào cây cũng được cung cấp dinh dưỡng và nước. Nếu biết cách làm thì hệ thống tưới nhỏ giọt là siêu rẻ (sẽ trình bày ở phần sau).
Nói chung nên chọn phương thức tưới mỗi lần một ít nước và tăng số lần tưới lên. Theo đó, nên chọn lượng nước từ 3-10 lít/lần tưới và 1-2 ngày tưới/1 lần đối với phương pháp tưới phun; và lượng nước tưới từ 5-10 lít/ngày đêm đối với tưới nhỏ giọt, đi đôi với việc tưới nước, cần bón phân và thuốc trừ sâu theo nước.
-Việc chọn lượng nước cho mỗi lần tưới càng ít, giá thành xây lắp hệ thống tưới càng thấp và ngược lại. Trường hợp cây lớn lên, cần nhiều nước hơn thì chỉ cần tăng thời gian tưới lên cho đến khi chủ vườn thấy đạt yêu cầu là ổn!
-Bước 3: Lập bản vẽ, tính toán các thông số thiết kế:
(Từ phần này trở đi sẽ khó dần, do đó, bạn nào quan tâm nên cập nhật thường xuyên, nếu có phần nào không hiểu thì "còm" bên dưới để hỏi thêm ở phần đó;, không nên "dồn cục" đến cuối bài mới hỏi sẽ rất khó trả lời phù hợp, vì bài viết dài, không thể "lăn" lên trên để thảo luận-thank!)
+Các phương pháp bố trí "bộ khung" của hệ thống tưới:
Việc bố trí bộ khung của hệ thống tưới rất quan trọng. Nếu biết cách bố trí thì áp suất trong toàn hệ thống sẽ được cân bằng, lưu lượng nước cấp cho từ cây trồng gần bằng nhau; ngược lại, nếu bố trí sai sẽ bị tình trạng cây thì nhận nhiều nước, cây thì ít nước, thậm chí có cây không nhận được giọt nước nào.Có các loại mạng cấp nước sau:
+Mạng cụt:
Mạng cụt loại 1:

Agriviet.Com-mangcut_1.jpg

Trên đường ống chính đi ngang, người ta bố trí các đường ống nhánh nối (dùng T) thẳng góc với ống chính. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Từ các đường ống nhánh, nối các đường ống cấp vào ống nhánh để cấp nước cho từng cây trồng.
Nhận xét: Mạng cụt loại 1 rẻ tiền (ít tốn ống+công) nhưng không cân bằng được áp suất trong toàn hệ thống. Những cây ở gần ống chính nhận được nhiều nước hơn các cây ở xa.
Ứng dụng: Trong ngành cấp nước sinh hoạt, người ta dùng mạng cụt loại cấp nước từ ống chính vào các đường hẽm (đi ống nhánh) rồi cấp vào từng hộ (nhờ ống cấp). Đối với cây trồng, có thể áp dụng mạng này nếu số lượng cây ít (cây cảnh trước sân nhà vv)
Mạng cụt loại 2:
Agriviet.Com-mangcut2.jpg

Đường ống chính (thẳng đứng) nối (chữ thập hoặc nối bằng chữ T) vào 2 ống nhánh. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Bố trí các ống thứ cấp đi song song, nối vào 2 ống nhánh. Nối các ống cấp vào 2 ống thứ cấp để dẫn nước đến từng cây trồng.
+Nhận xét: Áp suất trong hệ thống cân bằng hơn so với mạng cụt loại 1, nhưng chưa hoàn hảo. Các cây trồng ở giữa 2 ống nhánh (xa ống chính) sẽ nhận lưu lượng ít hơn.
Ứng dụng: Các vườn cây nhỏ (vài trăm cây), chiều rộng của vườn nhỏ dùng mạng này để tiết kiệm chi phí.
+Mạng vòng:
Agriviet.Com-mangvong.jpg


Mạng vòng có đường ống bao lô khép kín đi vòng quanh thửa đất (gọi vui là ống bao cấp!)
Đường ống chính đi xuyên giữa đường ống bao lô và nối (cấp nước) vào 2 ống nhánh, rồi nối vào 2 điểm giữa của ống bao lô, từ đó đưa nước vào đường ống thứ cấp và ống cấp để tưới cho cây trồng:
Nhận xét: Mạng vòng, tuy đắt tiền (tốn nhiều ống); nhưng đây là mạng giúp cân bằng áp suất trong toàn hệ thống tốt nhất. Các khu tưới lớn hay nhỏ, dùng mạng vòng đều tối ưu, kể cả các khu đất có địa hình chênh cao. Do đó, khuyến cáo bà con dùng mạng này, còn mạng cụt chỉ nên ứng dụng khi "làm cho vui" (tưới cây cảnh, tưới hoa, cây trồng ít vv,...)
+Lập bản vẽ :
Để tiện cho việc thiết kế, tính toán về sau, ta cần lên bản vẽ chi tiết.
Trở lại với vườn tiêu nhà anh Việt, tôi lên bản vẽ như sau:
Agriviet.Com-vuon_tieu_anh_viet.JPG


Từ ranh khu đất, tôi chừa 2 mét làm đường đi, còn lại bố trí trồng cây.
Tổng số hàng cây là 47 hàng; tổng số cây thực trồng là 437 cây.
Hệ thống tưới dử dụng mạng vòng. Ống chính (đường đậm nhất) từ hồ chứa đi vào giữa vườn, chia làm hai (ống nhánh), nối vào 2 cạnh ngắn của ống bao lô.
Các ống thứ cấp (màu xanh) bố trí song song với cạnh ngắn của khu vườn. Chú ý: ống nhánh đi vào giữa 2 hàng cây, từ đó cấp vào cho cây trong 2 hàng. Như vậy, cứ 1 hàng có đi ống thì chừa 1 hàng (không đi ống), chứ không phải giữa mỗi hàng cây có 1 ống thứ cấp.
Như vậy, từ việc lập bản vẽ, ta tính được 1 số thông số và ghi chú vào bản vẽ.
Tiếp theo, ta sẽ tính đường kính của các loại ống: Lý thuyết tính đường kính ống như sau:
Agriviet.Com-tinh_duong_kinh_ong.jpg

Các công thức trên đây rất quan trọng, vì vậy các bạn cần hiểu rõ về thực chất.
Để đi vào cụ thể, chúng ta sẽ thiết kế vườn tiêu nhà anh Việt với hai phương thức: tưới nhỏ giọt và tưới phun tia:
+Thiết kế hệ thống tưới phun tia:
-Khu vườn của anh Việt có 437 cây tiêu, tôi giả thuyết anh Việt muốn làm hệ thống tưới phun tia có 2 bét tưới dưới gốc, và muốn mỗi lần tưới, một trụ tiêu nhận được 10 lít nước với thời gian cho mỗi lần tưới là 15 phút.
-Từ yêu cầu trên, ta tính ra lưu lượng cho toàn hệ thống:
10 lít /trụ x437 trụ =4.370 lít/ 1 lần tưới. quy ra bằng 4,37 m3/lần tưới/toàn vườn.
-Vì mỗi phút có 60 giây nên 15 phút tưới bằng 900 giây. Tính ra lưu lượng yêu cầu:Q=4,37/900=0,004856 m3/giây.
-Từ lưu lượng toàn hệ thống, tính ra tiết diện ống chính:
Agriviet.Com-tinh_D_ong_chinh.jpg

Ghi chú:Vận tốc trong ống được tính theo quy phạm quốc gia, đối với trường hợp cấp nước tưới là 2m/giây, bạn cứ lấy tham số này mà tính.
Ống chính tính toán có đường kính 55 mm, nhưng trên thị trường không có ống kích thước này; hơn nữa để bù hao hụt do ma sát trên đường ống, ta chọn D=60 mm.
+Tính D ống bao lô (theo kinh nghiệm): Vì ống chính =60 mm, đến ống bao lô nó chia làm đôi, nên kích thước ống bao lô phải xác định sao cho tổng tiết diện = tiết diện ống 60. Làm bài toán nghịch (tính tiết diện ống 50 chia 2 để có tiết diện ống nhánh-từ đó tính ra D ống nhánh), dễ dàng tính được ống bao lô có D=42 cm. Tính lại coi:
-Tiết diện ống 60 mm=30(mm)x30(mm)x3,1416=2827 mm2
-Tiết diện 2 ống 42= 21(mm)x21(mm)x3,1416x2=2,770 mm2
Hai thông số chênh lệch chút ít, chấp nhận được.
-Tính D ống thứ cấp:
Mỗi ống thứ cấp sẽ cấp nước cho 2 hàng tiêu, đếm trong bản vẽ, mỗi hàng có 23 trụ, 2 hàng có 46 trụ tiêu.
46 trụ x 10 lít/15 phút, tính ra lưu lượng yêu cầu=0,46/900=0,000511 m3/giây.
Áp vào công thức như trường hợp tính D ống chính, ta tính ra D thứ cấp=0,018043=18 mm.
Trên thị trường không bán ống 18mm, vậy nên nếu bạn giàu thì chọn Dtc=21 mm; nếu bạn nghèo thì tiết kiệm bớt, chọn D=16 mm cũng được.
-Tính D ống cấp: Mỗi ống cấp cấp nước cho 1 trụ tiêu, với yêu cầu 10 lít/15 phút. Bạn có thể tự tính ra như làm bài tập nhỏ. Vì D ống cấp nhỏ nên nếu giàu có bạn dùng D=16mm (vì ống nhựa bền hơn), nếu tiết kiệm, bạn chọn D=4,5mm (loại ống PE mềm nhựa nguyên sinh, chôn dưới đất được)
Agriviet.Com-l%25C4%2583%25CC%2581p_%25C3%25B4%25CC%2581ng_%25C4%2591en.jpg



+Tính nguồn nước (khả năng cung cấp nước)
Giả thiết anh Việt muốn 2 ngày tưới 1 lần thì mỗi tháng tưới 15 lần, 6 tháng mùa khô phải tưới 90 lần x4,37 m3=394 m3.
+Tính toán nguồn nước cấp:
Nếu gần vườn có sông suối, nước chảy quanh năm thì khỏi bàn, nhưng nếu phải làm hồ chứa (không có nước cấp vào) thì kích thước hồ-> thể tích hồ phải chứa được khoảng 1.000 m3 (theo kinh nghiệm để đảm bảo nước tưới+ nước bốc hơi+hao hụt khác).
Nếu dùng giếng đào giếng khoan thì thì bơm thử (với máy bơm hiện có) trong 1 giờ được bao nhiêu khối nước (bằng cách bơm vào thùng phuy và đếm giây); và bơm cả ngày xem thử giếng có bị hụt nước hay không? Từ đó tính được khả nắng cung cấp nguồn nước. Trong thiết kế, việc tính khả năng cấp nước của nguồn phải làm trước, nếu không đáp ứng đủ, có thể "bóp" lượng nước cho mỗi lần tưới và tăng số lần tưới lên.
+Chọn máy bơm:
Lưu lượng yêu cầu tưới cho cả vườn/ 1 lần tưới là Q=0,004856 m3/s. Vì 1 giờ =3.600 giây, nên lưu lượng yêu cầu quy giờ =0,004856x3600=17,5 m3/h.
Với lưu lượng này, nên chọn máy bơm 1,5-2 HP cho lưu lượng từ 18-30 m3/h (ghi trên nhãn). Nhưng chỉ có cách làm thực nghiệm mới biết lưu lượng thực của máy bơm.
+Ghi chú:
Cũng với hệ thống tưới phun tia, bạn có thể bố trí vừa tưới trên ngọn, vừa tưới dưới gốc bằng cách đi 2 ống cùng lúc; một ống có ống cấp dẫn vào gốc, một ống có ống tưới dẫn lên ngọn;mỗi ống đều có van riêng. Làm như vậy, bạn có thể tưới cùng lúc cả trên ngọn lẫn dưới gốc, hoặc khóa van dưới gốc để chỉ phun trên ngọn (phun thuốc trừ sâu)
+Nếu bạn dùng hệ thống tưới phun tia để tưới rau,cỏ ; việc thiết kế cũng giống như trên, chỉ khác là thay vì để bét tưới dưới gốc, ta đưa bét tưới lên cao, tầm 2 mét-2,5 mét nhờ giá đở (cây chống), và chỉ sử dụng 1 bét bọ trên đầu trụ. Mật độ bố trí từng trụ phun tùy thuộc chiều rộng luống rau; nếu mật độ trụ tưới càng thưa cần đưa bét tưới lên cao hơn. Nếu bạn muốn tia nước phun ra mịn (sương) thì sử dụng máy bơm có công suất lớn.
+Làm bộ lọc cho hệ thống tưới phun:
Bét tưới (bét bọ) có D từ 1 đến 1,5 mm, nhiều phụ kiện khác (T trắng 5mm, ống PE,,,) cũng có đường kính rất nhỏ; do đó, nếu không làm bộ lọc gắn vào đầu "bin", hệ thống sẽ bị ngẹt "rác", bị tắc ngẽn khi hoạt động.
Hiện nay trên thị trường có bán ống cứng đã cắt nhiều khe nhỏ (cở 0,1 mm) dùng làm bộ lọc
Agriviet.Com-ong_loc.jpg

Các khe cắt đứt cả ống tròn và rất gần nhau, nhưng nhờ cấu tạo có các đường "gân" bên trong nên ống PVC không bị cắt vụn:
Agriviet.Com-dau_ong_loc.jpg

Do có nhiều "khe hở nên chỗ rỗng để nước có thể hút từ ao, hồ vào máy bơm.
Bạn mua ống lọc này (đường kính ống lọc bằng đường kính ống hút máy bơm, mỗi ống dài 2m) về chế tạo bộ lọc gắn vào chỗ đầu "bin" của bơm nước, cách làm như hình dưới đây:
Agriviet.Com-bo_loc2.jpg

Hình trên mô tả bộc lọc có 6 ống lọc. Nói chung, càng nhiều ống lọc càng tốt (đầu nước vào không bị cản trở, đở tốn công làm vệ sinh bộ lọc)
Nếu đặt bộ lọc vào giếng hẹp, bạn có thể "chế" lại bộ lọc chữ thập (dùng tứ thông thay cho ống thẳng)
Trường hợp chỗ bạn không có bán ống lọc, bạn mua lưới muỗi i nox và dây t nox cở 3-5mm về chế bộ lọc (như cái lờ bắt cá). bọc quanh đầu "bin" cũng được.
Bộ lọc dùng cho hệ thống tưới phun khác với bộ lọc dùng cho hệ thốg ntưới nhỏ giọt (sẽ trình bày ở phần "thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt:-sẽ cập nhật kỳ sau.
+Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt.
-Tổng quan về hệ thống tưới nhỏ giọt:

Con gái tôi học lớp 12, vừa rồi cô giáo dạy sinh chia lớp thành nhóm 3 người, mỗi nhóm phải tự tìm ra đề tài liên quan đến sinh học để thực hành, quay video, chụp ảnh và trình bày trước lớp. Các cháu cầu cứu, tôi hướng dẫn các cháu làm đề tài hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới rau. Mô hình như sau:
-Một cái can 20 lít đựng đầy nước, biểu hiện cho bồn chứa nước hoặc hồ, giếng (nguồn cấp nước).
Agriviet.Com-can_2.jpg

Dưới đấy can khoan lổ, gắn khâu nối, dây đên 5mm dẫn nước (ống chính)
Agriviet.Com-g%25C4%2583%25CC%2581n_%25C3%25B4%25CC%2581ng.jpg

+Trên đường dẫn ống ra "vườn" rau có 1 cây đu đủ và 1 dây mướp, nên các cháu bắt T trắng 5mm, chia nhánh gắn bét nhỏ giọt để 2 cây "ăn ké"
Agriviet.Com-chu_t.jpg

Agriviet.Com-tuoimuop.jpg


Ống dẫn được đưa đến "vườn rau", làm 1 mạng vòng, gắn 8 bét nhỏ giọt để tưới
rau:
Đến đây, có lẽ tôi đưa vào quá nhiều hình ảnh, vượt quá yêu cầu mà trang web cho phép nên tôi không thể chèn thêm hình ảnh và công thức vào bài viết. Đành phải "ăn chay" vậy!
Hệ thống tưới nhỏ giọt có cấu tạo và cách tính giống như hệ thống tưới phun tia, tuy nhiên, do ở hệ thống tưới nhỏ giọt, lưu lượng yêu cầu thấp hơn nhiều so với hệ thống tưới phun tia. và do đó, vận tốc nước chảy trong ống cũng thấp hơn nhiều; từ những lý do này, đường kính ống lắp đặt cho hệ thống tưới nhỏ giọt cũng nhỏ hơn rất nhiều, làm cho giá thành tưới nhỏ giọt trở nên siêu rẻ.
+Trở lại với vườn tiêu nói trên, chúng ta cùng thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt thay cho hệ thống tưới phun tia:
-Sơ đồ cấu tạo: mạng vòng như hệ thống tưới phun tia. Chỉ khác là ta thay bét tưới phun tia bằng bét tưới nhỏ giọt (giá mua bằng nhau, khoảng 300 đ/cái)
-Tính đường kính ống chính:
Giả thiết anh Việt muốn mỗi trụ tiêu nhận được 10 lít nước/ngày đêm (24 giờ); tổng lưu lượng yêu cầu sẽ là: 4,37 m3/86.400 giây=0,0000505787 m3/s.
Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, vận tốc nước chảy trong ốgn nhỏ, thường chọn=0,3 m/giây. Thay vào công thức tính như trường hợp tưới phun tia, ta sẽ tính được đường kính ống chính chỉ bằng 14,65 mm, do đó có thể chọn ống chính là 16mm hoặc 21mm. Điều này lý giải lý do vì sao hệ thống tưới Israel, người ta toàn đi ống 16, dù khu tưới có kích thước rất rộng.
Ống chính tính ra chỉ 16mm, các ống nhánh, ống cấp còn nhỏ hơn nữa, nhưng trên thị trường không bán ống PVC có D<16mm, do vậy, bạn chỉ có cách chọn D=16mm, hoặc dùng ống đen PE 4,5mm, Thường ta dùng ống 16mm cho ống nhánh và ống thứ cấp, còn ống cấp dùng ống 4,5mm.Ống nhỏ nên giá thành hệ thống tưới nhỏ giọt thấp hơn hệ thống tưới phun tia rất nhiều!
+Dự toán chi phí:
Bạn đã có tổng chiều dài các loại ống PVC, lấy tổng chiều dài chia cho 4 (mỗi cây ống PVC dài 4m) sẽ có số lượng (cây) ống cần mua cho mỗi loại đường kính tương ứng. Riêng ống đen 4,5 mm thì tính theo định mức: 1 kg=32 mét.Lên bản dự toán và xin báo giá ở cửa hàng lắp vào, sẽ có tổng giá triị vật tư cần mua.


Mình tải lên một bản thiết kế và tính toán hệ thống tưới mẫu (tải về file nén kèm theo bên dưới) để các bạn tham khảo; hiện mỗi ngày có cả trăm người gửi email để xin thiết kế mẫu. Trả lời không xiết![/QUOTE]
 
H
Cám ơn bác!
Bác giải thích giúp em: "dây tưới phun mưa" nghĩa là sao ạ!

---------------------------------------------------------

Em đang cân nhắc 2 phương án (để tưới mít và cỏ trồng giữa các hàng mít):

1. Béc đập quay, R 10-20m.
Nhược: cần áp suất cao (tốn điện), phải bố trí cao (phải cao hơn ngọn mít!)

2. Béc con bọ kiểu Úc. Lắp trên cọc cao 2,5m.
Nhược: số lượng nhiều quá # 2200 cái/ 2,5ha.
Bác đã lắp béc Úc chưa? Em đang phân vân khong biết béc Úc phun tối đa bán kính bao nhiêu mét. Hệ thống bơm và ống thì em không lo vì em dùng bơm 8KW ba pha khỏe lắm, chỉ sợ vỡ ống thôi. Không biết béc Úc có phun được bán kính 2m không ạ?
 
Rất cám ơn anh VoDinhTien !

1 topic thú vị và chất lượng, chỉ có điều chỉ nên áp dụng 50% những gì anh viết. Bởi nếu nhiều hơn thì chỉ có dập mặt.

Haclong !
 
T
Bác Tiến ơi cho em hỏi còn loại bét nào phun bán kính nhỏ khoảng 50cm trở lại không vậy. Loại bét lục giác lỗ rộng này nó phun bán kính lớn quá, nó phun hết ra ngoài.(em tưới Thanh Long, gắn mỗi trụ một béc trên đỉnh trụ.)

Cảm ơn bạn. Áp lực nước và đường ống thì ok rồi, nước phun ở các điểm tương đối đều. Chỉ có điều chưa hài lòng với loại béc lục giác lỗ rộng này thôi. Vì nó phun bán kính lớn hơn nhu cầu (tán cây khoảng 1,2m-1,5m). Bạn biết loại bét bọ giá rẻ nào phun gọn hơn không.
Bạn làm hệ thống tưới cho 1000 trụ thanh long hết chi phí khoảng bao nhiêu?
 
Anh Tiến cho em hỏi 1 chút.
em đang có diện tích khoảng 2ha làm rau sạch. em đang tính làm hệ thống tưới phun mưa. hiện trạng em có 3 cái giếng khoan sẵn. bác cho em hỏi nếu với 3 cái giếng đó, sử dụng hệ thống tưới phun mưa. em cần sử dụng loại bơm nào cho hợp lý. lúc đâu em tính mua bồn chứa khoảng 20000m3. nhưng em thấy nó không khả thi. vì bồn để giữa đồng, với thời tiết ở Miền Nam nắng nóng như vậy. nhiệt độ nước trong bồn cao quá tưới cho rau lại thành rau luộc. Em mong chờ sự cố vấn của anh. Cảm ơn anh Tiến nhiều
Không cần dùng bồn chứ, nhưng với quy mô 2 ha rau, cần thiết kế cẩn thận, nếu không sẽ phải sửa chửa rất tốn kém
 
T
+Thật ra thì chả có gì bí mật; nhưng tài liệu tôi đã gửi cho 1 số bạn qua email mà không đưa công khai vào bài này, lý do là những người yêu thích hệ thống tưới mới xin tài liệu và điều quan trọng là tôi đang lập hồ sơ đăng ký bản quyền (kiểu dáng công nghiệp) và đang thuê công ty chuyên làm khuôn mẫu để chế tạo hàng loạt loại béc đó nhằm mục đích kinh doanh.
+Trong tài liệu tôi đã gởi cho các bạn, có thể "chế" tí xíu để có chức năng2 trong 1 (béc)-Vừa tưới nhỏ giọt, vừa tưới phun. Bạn nào làm hệ thống tưới mà thấy nước ra ở các béc không đều thì có thể tạm "chế" như thế cho lượng nước cân bằng ở các béc tưới. Còn cái béc tôi sắp làm (đang thử nghiệm) có tới 3 chức năng: tưới phun, tưới nhỏ giọt và tưới phun sương...
+Vậy, bạn nào chưa có file, mong thông cảm. Bạn nào có file cũng nên tôn trọng tôi, không nên phổ biến rộng, vì trong thực tế, tình trạng tranh chấp ý tưởng=bản quyền rất phức tạp. Thank!
Chú Tiến ơi cháu muốn lắp hệ thống tưới theo kiểu mới của chú cho 5hecta tiêu, cà phê và bơ, lúc nào Chú thử nghiệm thành công cháu có thể đến xem trực tiếp và mua béc của chú về cháu áp dụng cho vườn nhà cháu được không ạ? ở chỗ cháu chưa ai làm HTT nhỏ giọt, phun mua, phun suong nên cháu ko biết hình dung như thế nào,cháu chỉ thấy béc to tưới cà phê thôi ạ.
 
BrFpbM.jpg

Hiện chú đang chỉnh sửa khuôn mẫu, thử nghiệm để hoàn chỉnh béc tưới, chưa bán ra thị trường.Hinh trên là tưới "lai" giữa phum mưa và phun sương cho cây thanh long.Cách này vùng tưới rộng, tưới cho cây trồng chính và cả cây trồng xen "ăn ké" trong giai đoạn đầu...
 
Last edited:
T
Rất cám ơn anh VoDinhTien !

1 topic thú vị và chất lượng, chỉ có điều chỉ nên áp dụng 50% những gì anh viết. Bởi nếu nhiều hơn thì chỉ có dập mặt.

Haclong !
Nếu bạn biết hay giỏi hơn sao bạn ko chia sẻ?hay là bạn đợi người khác viết da song nhẩy vào theo kiểu trọc ngoáy
BrFpbM.jpg

Hiện chú đang chỉnh sửa khuôn mẫu, thử nghiệm để hoàn chỉnh béc tưới, chưa bán ra thị trường.Hinh trên là tưới "lai" giữa phum mưa và phun sương cho cây thanh long.Cách này vùng tưới rộng, tưới cho cây trồng chính và cả cây trồng xen "ăn ké" trong giai đoạn đầu...
Chú tiến cho cháu hỏi chút là có thể dùng béc 8 tia để tưới dưới gốc thanh long đc ko ạh,với mỗi gốc 2 béc thì có phù hợp dc ko chú? Vì béc 8 tia điều chỉnh dc lưu lượng nước da
 
Đượ
Nếu bạn biết hay giỏi hơn sao bạn ko chia sẻ?hay là bạn đợi người khác viết da song nhẩy vào theo kiểu trọc ngoáy

Chú tiến cho cháu hỏi chút là có thể dùng béc 8 tia để tưới dưới gốc thanh long đc ko ạh,với mỗi gốc 2 béc thì có phù hợp dc ko chú? Vì béc 8 tia điều chỉnh dc lưu lượng nước da
Được, nhưng giá béc 8 tia giá khá cạo Tai sao không kàm cách khác?
 
Back
Top