Thảo luận Làm hệ thống tưới. Dễ như tinh!(cập nhật thường xuyên)

Agriviet.Com-Pgun_2.jpg


+Hiện nay, có nhiều người (kể cả báo, đài) cố tình hay vô tình dùng sai từ "phát minh, sáng chế" và "thiết kế". Sáng chế là tìm ra nguyên lý mới, phương pháp mới mà thế giới và trong nước chưa từng có, chưa từng làm chứ không phải vận dụng những kiến thức đã có để "độ" ra cái này cái nọ rồi tự nhận mình là "nhà sáng chế". Còn phát minh thì ở tâm cao hơn, như nhà bác học Einstein phát minh ra thuyết tương đối.
+Kể từ ngày thành lập Cục sở hữu trí tuệ đến nay, Việt Nam chỉ có hơn ngàn bằng sáng chế, trong khi cả nước có hơn 20 ngàn tiến sĩ và trên 9 ngàn giáo sư...Trên đài THVN có hẳn chương trình "nhà sáng chế". Đài THQG có nên cố tình nhầm lẫn như vậy không?
+Từ thiết kế cũng bị lạm dụng nhiều. Một nông dân dùng bút bi vẽ hình dạng ngôi nhà trên giấy học trò cho thợ xây rồi bảo: nhà này do tôi tự thiết kế đấy! Thậm chí hai chú lính của tôi, làm việc đến gần 5 giờ chiều, một chú bảo::mày về "thiết kế" bửa nhậu đi! tao làm xong về sau...
+Vậy, thiết kế đúng nghĩa phải như thế nào? Đó là thực hiện các bước sau đây:
-Bước 1: Khảo sát, đo đạc, thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan đến khu vực, lĩnh vực cần thiết kế.
-Bước 2: Xác định nhu cầu (hoặc yêu cầu); tức là trả lời câu hỏi: thiết kế để đạt mục đích gì?
-Bước 3: Lập bản vẽ, dùng các công thức chuyên ngành để tính toán các thông số theo mục tiêu đã định.
-Bước 4: Lên bảng chiết tính vật liệu, nhân công, máy để đưa ra con số chính xác tổng giá trị đầu tư cho công trình...
+Bước 4: thi công công trình trên cơ sở thiết kế hoàn thành...
Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các bước thiết kế và thi công hệ thống tưới phun và tưới nhỏ giọt. Do cần viết tỉ mỉ, dễ hiểu nên tôi sẽ không trình bày những khái niệm chuyên ngành (đương lượng, lưu lượng dọc đường vv) hoặc bỏ qua 1 số công đoạn cần sử dụng những công thức loằng nhoằng (ví dụ: tính hao tổn áp lực đường ống). Bù lại, tôi sẽ trình bày cách làm ước lượng hoặc làm theo kinh nghiệm. Do không có thời gian nên rảnh lúc nào tôi sẽ cập nhật bài viết tới đó...Các bạn nào quan tâm thì chịu khó theo dõi!
Bước 1: Khảo sát khu tưới:
+Đo đạc khu đất:

Công việc đầu tiên là bạn phải đo đạc khu tưới để biết chính xác chiều dài mỗi cạnh của khu đất, hình dạng, đọ chênh cao và tổng diện tích khu tưới.
-Nếu khu đất của bạn gần đúng là hình chữ nhật hoặc hình vuông và bạn không có phương tiện, máy móc nào để đo thì đơn giản là dùng thước dây kéo đo chiều dài từng cạnh của thửa đất.
-Nếu khu đất của bạn có hình đa giác thì ngoài việc đo đạc các cạnh còn phải đo các góc phẳng. Cách nhanh và tương đối chính xác là dùng máy định vị cầm tay bấm đo tọa độ các góc và đưa vào máy vi tính để lập bản vẽ. Máy định vị cầm tay hiện nay khá phổ biến và rẻ như điện thoại di động, các cơ quan tài nguyên môi trường, nông lâm nghiệp và tư nhân có nhiều. Bạn có thể nhờ người quen đo giúp.
-Nếu không thể mượn ai đo giúp bằng máy định vị cầm tay, bạn ra tiệm bán văn phòng phẩm mua cái thước dây, một thước kẻ ly, một thước đo độ (dụng cụ học tập dùng cho học sinh) về đo. Cách đo như sau:
-Đo chiều dài các cạnh bằng thước dây: cần 2 người kéo dây để đo và ghi giá trị đo được vào sơ đồ thửa đất.
-Đo góc phẳng (là góc kẹp giữa 2 cạnh). Đóng 1 cây cọc ngay góc đất, căng thước dây theo 2 cạnh, dùng thước đo độ áp vào sao cho một phương của thước dây (cạnh thửa đất) trùng với cạnh 0 độ của thước đo độ; phương còn lại áp vào cạnh thứ hai của thửa đất và đọc được giá trị (độ) của góc phẳng, ghi giá trị đo được vào sơ đồ.
Cach làm "dã chiến" này chỉ cho ra kết quả gần đúng nhưng nó giúp các bạn ở vùng sâu vùng xa "chửa cháy" khi không có thiết bị đo đạc. Việc đo góc phẳng bằng thước đo độ, học sinh cấp 1, cấp 2 đều "rành 6 câu". Nếu bạn không làm được, có thể nhờ chúng đo vẽ giúp!
Vẽ khu đất ra giấy:
Nếu đo khu đất bằng máy định vị cầm tay sẽ rất nhanh, dữ liệu từ máy định vị sẽ chuyển vào máy vi tính tự động:
Agriviet.Com-DU_LIEU_THO.JPG

(Dữ liệu thô sau khi đo bằng máy định vị, chưa xử lý)
Sau khi xử lý bằng phân mềm chuyên dùng trên máy vi tính, dữ liệu sẽ như sau:
Agriviet.Com-DU_LIEU_DA_XU_LY.jpg

Trong trường hợp bạn không có dụng cụ đo đạc nên phải đo chiều dài cạnh miếng đất bằng thước dây và đo góc đất bằng thước đo độ, vẽ lên giấy hình dạng của khu đất ta sẽ thiết kế hệ thống tưới (ghi chiều dài mỗi cạnh ra giấy):
Agriviet.Com-ve_ra_giay.jpg


+Cách vẽ khu đất ra giấy:
-Bạn dùng thước chia vạch đến mm, vẽ từng chiều dài cạnh thửa đất, cứ 1 mét đo được trên thực địa, bạn vẽ lên giấy bằng 1mm (hoặc 1 cm cũng được).
-Góc giữa hai cạnh, ta dùng thước đo độ để vẽ lại cho đúng với giá trị của góc đó (ví dụ là 32 độ tại thực địa thì trên giấy cũng vẽ 32 độ)
+Nói chung, cách đo đạc và vẽ một khu đất ra giấy là như vậy. Nhưng để đơn giản giúp mọi người dễ hiểu, tôi chọn trường hợp đơn giản nhất để làm ví dụ. Đây là khu tưới của anh Phan Quốc Việt, là thành viên trên diễn đàn này, có nick là nguoitramlang, nhờ tôi thiết kế giúp hệ thống tưới cho cây tiêu. Dữ liệu anh Việt đưa ra như sau:
Agriviet.Com-viet.jpg

Căn cứ dữ liệu anh Việt cung cấp, có thể vẽ ra giấy khu đất nhà anh như sau:
Agriviet.Com-so_do_anh_viet.jpg

Ghi chú: Các dấu chấm trong khu đất tượng trưng cho các cây tiêu trong vườn, cây cách cây 2,5 mét; hàng cách hàng 2,5 mét
+Thu thập các dữ liệu liên quan:
Các dữ liệu cần thu thập gồm:
-Hình dạng khu đất, chiều dài các cạnh của khu đất. tính ra chu vi và diện tích khu đất. Loại đất (sét, cát pha vv...) độ đá lẫn, cỏ dại (các thông tin này để tính công, vì phải đào rảnh chôn ống); chiều dài từ nguồn nước đến vườn, chiều dài các hàng cây.
-Loài cây trồng, năm tuổi, khoảng cách trồng, số cây thực trồng, nhu cầu về nước (và cả phân bón, thuốc trừ sâu- nếu muốn bón phân và thuốc trừ sâu theo nước-tìm thông tin trên mạng).
-Nguồn nước tưới (từ sông, suối, ao hồ, giếng khoan (đào), khoảng cách từ nơi lấy nước đến khu tưới; máy bơm hiện sử dụng (máy nỗ, bơm điện, công suất, lưu lượng thât...)
Tất cả các dữ liệu thu thập, nếu được thì ghi chú vào bản vẽ
-Bước 2: Xác định nhu cầu và phương thức tưới:
Mỗi loại cây có nhu cầu về nước và dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, cần quan tâm là nước tưới vào phải ngấm xuống chóp rể của cây. Theo nghiên cứu, tán lá (ở trên) xòe ra tới đâu thì chóp rể (dưới đất) lan theo tới đó. Cây đã trưởng thành cần nhiều nước hơn cây mới trồng, còn non.
Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây và tuổi cây để chọn lượng nước tưới cho cây/ mỗi lần tưới. Có những loài cây trồng như rau, cỏ sân bóng hoặc cây cần rửa tán, phun mát tán (thanh long) nên chọn phương thức tưới phun tia (bét tưới giá rẻ, còn gọi là bét bọ, không quay để phân biệt với tưới phun mưa-dùng bét quay, hoặc tưới phun bằng súng bắn nước).
-Theo tôi, tưới cây ăn trái, cây công nghiệp, bầu bí vv, nếu được nên chọn phương thức tưới nhỏ giọt, vì phương pháp tưới nhỏ giọt không tốn nhiều công tưới, rất tiết kiệm và quan trọng là làm cho năng suất tăng rất cao, vì lúc nào cây cũng được cung cấp dinh dưỡng và nước. Nếu biết cách làm thì hệ thống tưới nhỏ giọt là siêu rẻ (sẽ trình bày ở phần sau).
Nói chung nên chọn phương thức tưới mỗi lần một ít nước và tăng số lần tưới lên. Theo đó, nên chọn lượng nước từ 3-10 lít/lần tưới và 1-2 ngày tưới/1 lần đối với phương pháp tưới phun; và lượng nước tưới từ 5-10 lít/ngày đêm đối với tưới nhỏ giọt, đi đôi với việc tưới nước, cần bón phân và thuốc trừ sâu theo nước.
-Việc chọn lượng nước cho mỗi lần tưới càng ít, giá thành xây lắp hệ thống tưới càng thấp và ngược lại. Trường hợp cây lớn lên, cần nhiều nước hơn thì chỉ cần tăng thời gian tưới lên cho đến khi chủ vườn thấy đạt yêu cầu là ổn!
-Bước 3: Lập bản vẽ, tính toán các thông số thiết kế:
(Từ phần này trở đi sẽ khó dần, do đó, bạn nào quan tâm nên cập nhật thường xuyên, nếu có phần nào không hiểu thì "còm" bên dưới để hỏi thêm ở phần đó;, không nên "dồn cục" đến cuối bài mới hỏi sẽ rất khó trả lời phù hợp, vì bài viết dài, không thể "lăn" lên trên để thảo luận-thank!)
+Các phương pháp bố trí "bộ khung" của hệ thống tưới:
Việc bố trí bộ khung của hệ thống tưới rất quan trọng. Nếu biết cách bố trí thì áp suất trong toàn hệ thống sẽ được cân bằng, lưu lượng nước cấp cho từ cây trồng gần bằng nhau; ngược lại, nếu bố trí sai sẽ bị tình trạng cây thì nhận nhiều nước, cây thì ít nước, thậm chí có cây không nhận được giọt nước nào.Có các loại mạng cấp nước sau:
+Mạng cụt:
Mạng cụt loại 1:

Agriviet.Com-mangcut_1.jpg

Trên đường ống chính đi ngang, người ta bố trí các đường ống nhánh nối (dùng T) thẳng góc với ống chính. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Từ các đường ống nhánh, nối các đường ống cấp vào ống nhánh để cấp nước cho từng cây trồng.
Nhận xét: Mạng cụt loại 1 rẻ tiền (ít tốn ống+công) nhưng không cân bằng được áp suất trong toàn hệ thống. Những cây ở gần ống chính nhận được nhiều nước hơn các cây ở xa.
Ứng dụng: Trong ngành cấp nước sinh hoạt, người ta dùng mạng cụt loại cấp nước từ ống chính vào các đường hẽm (đi ống nhánh) rồi cấp vào từng hộ (nhờ ống cấp). Đối với cây trồng, có thể áp dụng mạng này nếu số lượng cây ít (cây cảnh trước sân nhà vv)
Mạng cụt loại 2:
Agriviet.Com-mangcut2.jpg

Đường ống chính (thẳng đứng) nối (chữ thập hoặc nối bằng chữ T) vào 2 ống nhánh. Cuối các ống nhánh, dùng nút BIT để bịt lại.
Bố trí các ống thứ cấp đi song song, nối vào 2 ống nhánh. Nối các ống cấp vào 2 ống thứ cấp để dẫn nước đến từng cây trồng.
+Nhận xét: Áp suất trong hệ thống cân bằng hơn so với mạng cụt loại 1, nhưng chưa hoàn hảo. Các cây trồng ở giữa 2 ống nhánh (xa ống chính) sẽ nhận lưu lượng ít hơn.
Ứng dụng: Các vườn cây nhỏ (vài trăm cây), chiều rộng của vườn nhỏ dùng mạng này để tiết kiệm chi phí.
+Mạng vòng:
Agriviet.Com-mangvong.jpg


Mạng vòng có đường ống bao lô khép kín đi vòng quanh thửa đất (gọi vui là ống bao cấp!)
Đường ống chính đi xuyên giữa đường ống bao lô và nối (cấp nước) vào 2 ống nhánh, rồi nối vào 2 điểm giữa của ống bao lô, từ đó đưa nước vào đường ống thứ cấp và ống cấp để tưới cho cây trồng:
Nhận xét: Mạng vòng, tuy đắt tiền (tốn nhiều ống); nhưng đây là mạng giúp cân bằng áp suất trong toàn hệ thống tốt nhất. Các khu tưới lớn hay nhỏ, dùng mạng vòng đều tối ưu, kể cả các khu đất có địa hình chênh cao. Do đó, khuyến cáo bà con dùng mạng này, còn mạng cụt chỉ nên ứng dụng khi "làm cho vui" (tưới cây cảnh, tưới hoa, cây trồng ít vv,...)
+Lập bản vẽ :
Để tiện cho việc thiết kế, tính toán về sau, ta cần lên bản vẽ chi tiết.
Trở lại với vườn tiêu nhà anh Việt, tôi lên bản vẽ như sau:
Agriviet.Com-vuon_tieu_anh_viet.JPG


Từ ranh khu đất, tôi chừa 2 mét làm đường đi, còn lại bố trí trồng cây.
Tổng số hàng cây là 47 hàng; tổng số cây thực trồng là 437 cây.
Hệ thống tưới dử dụng mạng vòng. Ống chính (đường đậm nhất) từ hồ chứa đi vào giữa vườn, chia làm hai (ống nhánh), nối vào 2 cạnh ngắn của ống bao lô.
Các ống thứ cấp (màu xanh) bố trí song song với cạnh ngắn của khu vườn. Chú ý: ống nhánh đi vào giữa 2 hàng cây, từ đó cấp vào cho cây trong 2 hàng. Như vậy, cứ 1 hàng có đi ống thì chừa 1 hàng (không đi ống), chứ không phải giữa mỗi hàng cây có 1 ống thứ cấp.
Như vậy, từ việc lập bản vẽ, ta tính được 1 số thông số và ghi chú vào bản vẽ.
Tiếp theo, ta sẽ tính đường kính của các loại ống: Lý thuyết tính đường kính ống như sau:
Agriviet.Com-tinh_duong_kinh_ong.jpg

Các công thức trên đây rất quan trọng, vì vậy các bạn cần hiểu rõ về thực chất.
Để đi vào cụ thể, chúng ta sẽ thiết kế vườn tiêu nhà anh Việt với hai phương thức: tưới nhỏ giọt và tưới phun tia:
+Thiết kế hệ thống tưới phun tia:
-Khu vườn của anh Việt có 437 cây tiêu, tôi giả thuyết anh Việt muốn làm hệ thống tưới phun tia có 2 bét tưới dưới gốc, và muốn mỗi lần tưới, một trụ tiêu nhận được 10 lít nước với thời gian cho mỗi lần tưới là 15 phút.
-Từ yêu cầu trên, ta tính ra lưu lượng cho toàn hệ thống:
10 lít /trụ x437 trụ =4.370 lít/ 1 lần tưới. quy ra bằng 4,37 m3/lần tưới/toàn vườn.
-Vì mỗi phút có 60 giây nên 15 phút tưới bằng 900 giây. Tính ra lưu lượng yêu cầu:Q=4,37/900=0,004856 m3/giây.
-Từ lưu lượng toàn hệ thống, tính ra tiết diện ống chính:
Agriviet.Com-tinh_D_ong_chinh.jpg

Ghi chú:Vận tốc trong ống được tính theo quy phạm quốc gia, đối với trường hợp cấp nước tưới là 2m/giây, bạn cứ lấy tham số này mà tính.
Ống chính tính toán có đường kính 55 mm, nhưng trên thị trường không có ống kích thước này; hơn nữa để bù hao hụt do ma sát trên đường ống, ta chọn D=60 mm.
+Tính D ống bao lô (theo kinh nghiệm): Vì ống chính =60 mm, đến ống bao lô nó chia làm đôi, nên kích thước ống bao lô phải xác định sao cho tổng tiết diện = tiết diện ống 60. Làm bài toán nghịch (tính tiết diện ống 50 chia 2 để có tiết diện ống nhánh-từ đó tính ra D ống nhánh), dễ dàng tính được ống bao lô có D=42 cm. Tính lại coi:
-Tiết diện ống 60 mm=30(mm)x30(mm)x3,1416=2827 mm2
-Tiết diện 2 ống 42= 21(mm)x21(mm)x3,1416x2=2,770 mm2
Hai thông số chênh lệch chút ít, chấp nhận được.
-Tính D ống thứ cấp:
Mỗi ống thứ cấp sẽ cấp nước cho 2 hàng tiêu, đếm trong bản vẽ, mỗi hàng có 23 trụ, 2 hàng có 46 trụ tiêu.
46 trụ x 10 lít/15 phút, tính ra lưu lượng yêu cầu=0,46/900=0,000511 m3/giây.
Áp vào công thức như trường hợp tính D ống chính, ta tính ra D thứ cấp=0,018043=18 mm.
Trên thị trường không bán ống 18mm, vậy nên nếu bạn giàu thì chọn Dtc=21 mm; nếu bạn nghèo thì tiết kiệm bớt, chọn D=16 mm cũng được.
-Tính D ống cấp: Mỗi ống cấp cấp nước cho 1 trụ tiêu, với yêu cầu 10 lít/15 phút. Bạn có thể tự tính ra như làm bài tập nhỏ. Vì D ống cấp nhỏ nên nếu giàu có bạn dùng D=16mm (vì ống nhựa bền hơn), nếu tiết kiệm, bạn chọn D=4,5mm (loại ống PE mềm nhựa nguyên sinh, chôn dưới đất được)
Agriviet.Com-l%25C4%2583%25CC%2581p_%25C3%25B4%25CC%2581ng_%25C4%2591en.jpg



+Tính nguồn nước (khả năng cung cấp nước)
Giả thiết anh Việt muốn 2 ngày tưới 1 lần thì mỗi tháng tưới 15 lần, 6 tháng mùa khô phải tưới 90 lần x4,37 m3=394 m3.
+Tính toán nguồn nước cấp:
Nếu gần vườn có sông suối, nước chảy quanh năm thì khỏi bàn, nhưng nếu phải làm hồ chứa (không có nước cấp vào) thì kích thước hồ-> thể tích hồ phải chứa được khoảng 1.000 m3 (theo kinh nghiệm để đảm bảo nước tưới+ nước bốc hơi+hao hụt khác).
Nếu dùng giếng đào giếng khoan thì thì bơm thử (với máy bơm hiện có) trong 1 giờ được bao nhiêu khối nước (bằng cách bơm vào thùng phuy và đếm giây); và bơm cả ngày xem thử giếng có bị hụt nước hay không? Từ đó tính được khả nắng cung cấp nguồn nước. Trong thiết kế, việc tính khả năng cấp nước của nguồn phải làm trước, nếu không đáp ứng đủ, có thể "bóp" lượng nước cho mỗi lần tưới và tăng số lần tưới lên.
+Chọn máy bơm:
Lưu lượng yêu cầu tưới cho cả vườn/ 1 lần tưới là Q=0,004856 m3/s. Vì 1 giờ =3.600 giây, nên lưu lượng yêu cầu quy giờ =0,004856x3600=17,5 m3/h.
Với lưu lượng này, nên chọn máy bơm 1,5-2 HP cho lưu lượng từ 18-30 m3/h (ghi trên nhãn). Nhưng chỉ có cách làm thực nghiệm mới biết lưu lượng thực của máy bơm.
+Ghi chú:
Cũng với hệ thống tưới phun tia, bạn có thể bố trí vừa tưới trên ngọn, vừa tưới dưới gốc bằng cách đi 2 ống cùng lúc; một ống có ống cấp dẫn vào gốc, một ống có ống tưới dẫn lên ngọn;mỗi ống đều có van riêng. Làm như vậy, bạn có thể tưới cùng lúc cả trên ngọn lẫn dưới gốc, hoặc khóa van dưới gốc để chỉ phun trên ngọn (phun thuốc trừ sâu)
+Nếu bạn dùng hệ thống tưới phun tia để tưới rau,cỏ ; việc thiết kế cũng giống như trên, chỉ khác là thay vì để bét tưới dưới gốc, ta đưa bét tưới lên cao, tầm 2 mét-2,5 mét nhờ giá đở (cây chống), và chỉ sử dụng 1 bét bọ trên đầu trụ. Mật độ bố trí từng trụ phun tùy thuộc chiều rộng luống rau; nếu mật độ trụ tưới càng thưa cần đưa bét tưới lên cao hơn. Nếu bạn muốn tia nước phun ra mịn (sương) thì sử dụng máy bơm có công suất lớn.
+Làm bộ lọc cho hệ thống tưới phun:
Bét tưới (bét bọ) có D từ 1 đến 1,5 mm, nhiều phụ kiện khác (T trắng 5mm, ống PE,,,) cũng có đường kính rất nhỏ; do đó, nếu không làm bộ lọc gắn vào đầu "bin", hệ thống sẽ bị ngẹt "rác", bị tắc ngẽn khi hoạt động.
Hiện nay trên thị trường có bán ống cứng đã cắt nhiều khe nhỏ (cở 0,1 mm) dùng làm bộ lọc
Agriviet.Com-ong_loc.jpg

Các khe cắt đứt cả ống tròn và rất gần nhau, nhưng nhờ cấu tạo có các đường "gân" bên trong nên ống PVC không bị cắt vụn:
Agriviet.Com-dau_ong_loc.jpg

Do có nhiều "khe hở nên chỗ rỗng để nước có thể hút từ ao, hồ vào máy bơm.
Bạn mua ống lọc này (đường kính ống lọc bằng đường kính ống hút máy bơm, mỗi ống dài 2m) về chế tạo bộ lọc gắn vào chỗ đầu "bin" của bơm nước, cách làm như hình dưới đây:
Agriviet.Com-bo_loc2.jpg

Hình trên mô tả bộc lọc có 6 ống lọc. Nói chung, càng nhiều ống lọc càng tốt (đầu nước vào không bị cản trở, đở tốn công làm vệ sinh bộ lọc)
Nếu đặt bộ lọc vào giếng hẹp, bạn có thể "chế" lại bộ lọc chữ thập (dùng tứ thông thay cho ống thẳng)
Trường hợp chỗ bạn không có bán ống lọc, bạn mua lưới muỗi i nox và dây t nox cở 3-5mm về chế bộ lọc (như cái lờ bắt cá). bọc quanh đầu "bin" cũng được.
Bộ lọc dùng cho hệ thống tưới phun khác với bộ lọc dùng cho hệ thốg ntưới nhỏ giọt (sẽ trình bày ở phần "thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt:-sẽ cập nhật kỳ sau.
+Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt.
-Tổng quan về hệ thống tưới nhỏ giọt:

Con gái tôi học lớp 12, vừa rồi cô giáo dạy sinh chia lớp thành nhóm 3 người, mỗi nhóm phải tự tìm ra đề tài liên quan đến sinh học để thực hành, quay video, chụp ảnh và trình bày trước lớp. Các cháu cầu cứu, tôi hướng dẫn các cháu làm đề tài hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới rau. Mô hình như sau:
-Một cái can 20 lít đựng đầy nước, biểu hiện cho bồn chứa nước hoặc hồ, giếng (nguồn cấp nước).
Agriviet.Com-can_2.jpg

Dưới đấy can khoan lổ, gắn khâu nối, dây đên 5mm dẫn nước (ống chính)
Agriviet.Com-g%25C4%2583%25CC%2581n_%25C3%25B4%25CC%2581ng.jpg

+Trên đường dẫn ống ra "vườn" rau có 1 cây đu đủ và 1 dây mướp, nên các cháu bắt T trắng 5mm, chia nhánh gắn bét nhỏ giọt để 2 cây "ăn ké"
Agriviet.Com-chu_t.jpg

Agriviet.Com-tuoimuop.jpg


Ống dẫn được đưa đến "vườn rau", làm 1 mạng vòng, gắn 8 bét nhỏ giọt để tưới
rau:
Đến đây, có lẽ tôi đưa vào quá nhiều hình ảnh, vượt quá yêu cầu mà trang web cho phép nên tôi không thể chèn thêm hình ảnh và công thức vào bài viết. Đành phải "ăn chay" vậy!
Hệ thống tưới nhỏ giọt có cấu tạo và cách tính giống như hệ thống tưới phun tia, tuy nhiên, do ở hệ thống tưới nhỏ giọt, lưu lượng yêu cầu thấp hơn nhiều so với hệ thống tưới phun tia. và do đó, vận tốc nước chảy trong ống cũng thấp hơn nhiều; từ những lý do này, đường kính ống lắp đặt cho hệ thống tưới nhỏ giọt cũng nhỏ hơn rất nhiều, làm cho giá thành tưới nhỏ giọt trở nên siêu rẻ.
+Trở lại với vườn tiêu nói trên, chúng ta cùng thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt thay cho hệ thống tưới phun tia:
-Sơ đồ cấu tạo: mạng vòng như hệ thống tưới phun tia. Chỉ khác là ta thay bét tưới phun tia bằng bét tưới nhỏ giọt (giá mua bằng nhau, khoảng 300 đ/cái)
-Tính đường kính ống chính:
Giả thiết anh Việt muốn mỗi trụ tiêu nhận được 10 lít nước/ngày đêm (24 giờ); tổng lưu lượng yêu cầu sẽ là: 4,37 m3/86.400 giây=0,0000505787 m3/s.
Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, vận tốc nước chảy trong ốgn nhỏ, thường chọn=0,3 m/giây. Thay vào công thức tính như trường hợp tưới phun tia, ta sẽ tính được đường kính ống chính chỉ bằng 14,65 mm, do đó có thể chọn ống chính là 16mm hoặc 21mm. Điều này lý giải lý do vì sao hệ thống tưới Israel, người ta toàn đi ống 16, dù khu tưới có kích thước rất rộng.
Ống chính tính ra chỉ 16mm, các ống nhánh, ống cấp còn nhỏ hơn nữa, nhưng trên thị trường không bán ống PVC có D<16mm, do vậy, bạn chỉ có cách chọn D=16mm, hoặc dùng ống đen PE 4,5mm, Thường ta dùng ống 16mm cho ống nhánh và ống thứ cấp, còn ống cấp dùng ống 4,5mm.Ống nhỏ nên giá thành hệ thống tưới nhỏ giọt thấp hơn hệ thống tưới phun tia rất nhiều!
+Dự toán chi phí:
Bạn đã có tổng chiều dài các loại ống PVC, lấy tổng chiều dài chia cho 4 (mỗi cây ống PVC dài 4m) sẽ có số lượng (cây) ống cần mua cho mỗi loại đường kính tương ứng. Riêng ống đen 4,5 mm thì tính theo định mức: 1 kg=32 mét.Lên bản dự toán và xin báo giá ở cửa hàng lắp vào, sẽ có tổng giá triị vật tư cần mua.

bạn có mô hình cho mình tham khảo với, mình cũng dự kiến làm hệ thống tưới cho 1ha bưởi
Mình tải lên một bản thiết kế và tính toán hệ thống tưới mẫu (tải về file nén kèm theo bên dưới) để các bạn tham khảo; hiện mỗi ngày có cả trăm người gửi email để xin thiết kế mẫu. Trả lời không xiết!
 

File đính kèm

  • BAN VE THIET KE.rar
    118.4 KB · Lượt xem: 1.356
  • BANG TINH TOAN.rar
    132 KB · Lượt xem: 1.226
Last edited by a moderator:
Nhìn vào hình là biết bơm nước không đủ lưu lượng, dù bạn dùng bơm 3 HP nhưng có thể bạn mua phải bơm nhái, thiếu cuộn đồng trong lõi. Để khắc phục cho tia nước có độ "sương" hơn, cần làm các việc sau:
-Dùng vật chứa đã biết dung tích bơm thử và tính thời gian để đo lưu lượng rồi đối chiếu với thông số ghi trên nhãn máy xem có đúng không (cũng có thể chạy 1 giờ xem bơm nước tiêu thụ bao nhiêu điện năng).
-Nếu máy bơm phát lưu lượng 30 m3/h thì bảo đảm độ sương như phun thuốc sâu khi chạy 400 béc tưới. Nếu không đủ 30 m3/giờ thì bơm không đúng (ăn gian chất lượng) nhưng ta không thể trả lại được, đành phải mua thêm 1 cái bơm nữa để lắp nối tiếp với nhau nhằm tăng lưu lượng nước lên, áp suất trên mỗi đầu béc mạnh mới đủ độ sương.
-Nếu muốn độ sương đẹp hơn nữa thì dùng béc Úc (nhập từ Úc,khoảng 1.000 đ/cái)
Em dùng máy này đây bác, mua 3,7tr. Em thử giảm 300 béc rồi 200 béc cũng không khác mấy. Em tháo béc ra nước ở đầu dây đen nó ra mạnh lắm, phun xa tầm 2-3m. Còn trong ảnh là bán kính phun lớn quá nên em phải để béc nghiêng cho kẹt bớt vào trong tán.
Bác ơi còn cái béc của Úc đó nó phun có tròn và gọn không vậy ? Còn phun giọt mịn hay không cũng được.
xK70GO.jpg
 
Em dùng máy này đây bác, mua 3,7tr. Em thử giảm 300 béc rồi 200 béc cũng khác mấy. Còn trong ảnh là bán kính phun lớn quá nên em phải để béc nghiêng cho kẹt bớt vào trong tán.
Bác ơi còn cái béc của Úc đó nó phun có tròn và gọn không vậy ? Còn phun giọt mịn hay không cũng được.
xK70GO.jpg
+Bạn thư đo lưu lượng xem cái máy của bạn có phải là máy đểu không? Bây giờ máy bơm cũng như phân bón, chúng nó làm đểu, nhái nhãn hiệu nhiều lắm...
+Cái béc Úc phun sương hơn béc VN, nhưng nó cũng tỏa bán kính phun xòe rộng như béc VN, muốn giảm bán kính phun lại, chỉ có cách là dùng dũa để dũa cho cái hình nón trên đầu bét vun hơn và nhỏ lại (Hiện nó phun theo góc 45 độ là góc tối ưu- vì ai cũng mong muốn bán kính phun càng rộng càng tốt). Nếu ta dũa cho nó phun góc 60 độ trở lên thì nó phun lên cao hơn, nhưng bán kính phun giảm lại. Tôi đã làm thử rồi, nhưng dũa thù công thì tốn công lắm
+Chính vì điều này nên vườn thanh long của tôi, tôi làm 2 béc phun dưới gốc và 1 béc phun trên ngọn; cái béc trên ngọn lâu lâu mới dùng, để rửa lá và làm mát cho thanh long, còn dưới gốc mới tưới thường xuyên hàng ngày
 
Vậy là

Vậy là cái của cụ phải giải quyết 2 vấn đề, cái làm phun đúng phạm vi thì đơn giản rồi, cái kia thì khéo phải thay béc thật :(
Cảm ơn bạn
+Bạn thư đo lưu lượng xem cái máy của bạn có phải là máy đểu không? Bây giờ máy bơm cũng như phân bón, chúng nó làm đểu, nhái nhãn hiệu nhiều lắm...
+Cái béc Úc phun sương hơn béc VN, nhưng nó cũng tỏa bán kính phun xòe rộng như béc VN, muốn giảm bán kính phun lại, chỉ có cách là dùng dũa để dũa cho cái hình nón trên đầu bét vun hơn và nhỏ lại (Hiện nó phun theo góc 45 độ là góc tối ưu- vì ai cũng mong muốn bán kính phun càng rộng càng tốt). Nếu ta dũa cho nó phun góc 60 độ trở lên thì nó phun lên cao hơn, nhưng bán kính phun giảm lại. Tôi đã làm thử rồi, nhưng dũa thù công thì tốn công lắm
+Chính vì điều này nên vườn thanh long của tôi, tôi làm 2 béc phun dưới gốc và 1 béc phun trên ngọn; cái béc trên ngọn lâu lâu mới dùng, để rửa lá và làm mát cho thanh long, còn dưới gốc mới tưới thường xuyên hàng ngày
Dùng loại béc có mũ chụp nhỏ như cái màu trắng trong ảnh để đỡ phải dũa có ổn không bác
550ac9f2d34aa.jpg
 
Cảm ơn bạn

Dùng loại béc có mũ chụp nhỏ như cái màu trắng trong ảnh để đỡ phải dũa có ổn không bác
550ac9f2d34aa.jpg
Nó vẫn là góc phun đo, và nó vẫn phun ra bán kính rộng thôi, vì về nguyên tắc tưới phun đặt béc tưới trên cao dùng để tưới rau, cỏ, bán kính tưới càng rộng càng tốt, Nếu ta đặt nhiều béc tưới dưới gốc, bán kính phun sẽ giảm lại...
 
Nó vẫn là góc phun đo, và nó vẫn phun ra bán kính rộng thôi, vì về nguyên tắc tưới phun đặt béc tưới trên cao dùng để tưới rau, cỏ, bán kính tưới càng rộng càng tốt, Nếu ta đặt nhiều béc tưới dưới gốc, bán kính phun sẽ giảm lại...
Vậy thì mỗi trụ thêm một béc nữa và hạ cái kia xuống gốc luôn để đủ nước cho bộ rễ đã. Còn ở trên để "cầu mưa". Khi nào có điều kiện lắp thêm đường ống khác làm mấy cái béc cánh đập hay là súng phun nước gì đó được không bác
Trước kia em cũng tham khảo kiểu tưới phun mưa bằng béc cánh đập cho cây thanh long rồi. Nhưng em không thích vì tới lúc cây 5-7 năm tuổi thì phun chừng nào mới thấm nổi vào gốc. Nhưng bây giờ dưới gốc có phun tia rồi mà ở trên thêm cái đó thì ngon
+Bạn thư đo lưu lượng xem cái máy của bạn có phải là máy đểu không? Bây giờ máy bơm cũng như phân bón, chúng nó làm đểu, nhái nhãn hiệu nhiều lắm...
+Cái béc Úc phun sương hơn béc VN, nhưng nó cũng tỏa bán kính phun xòe rộng như béc VN, muốn giảm bán kính phun lại, chỉ có cách là dùng dũa để dũa cho cái hình nón trên đầu bét vun hơn và nhỏ lại (Hiện nó phun theo góc 45 độ là góc tối ưu- vì ai cũng mong muốn bán kính phun càng rộng càng tốt). Nếu ta dũa cho nó phun góc 60 độ trở lên thì nó phun lên cao hơn, nhưng bán kính phun giảm lại. Tôi đã làm thử rồi, nhưng dũa thù công thì tốn công lắm
+Chính vì điều này nên vườn thanh long của tôi, tôi làm 2 béc phun dưới gốc và 1 béc phun trên ngọn; cái béc trên ngọn lâu lâu mới dùng, để rửa lá và làm mát cho thanh long, còn dưới gốc mới tưới thường xuyên hàng ngày
Bác cho em hỏi . Bây giờ muốn gắn thêm 2-3 béc dưới gốc thì khoan thêm lỗ ở ống nhánh dẫn vào hay gắn T vào dây đen rồi chia ra các béc
 
Vậy thì mỗi trụ thêm một béc nữa và hạ cái kia xuống gốc luôn để đủ nước cho bộ rễ đã. Còn ở trên để "cầu mưa". Khi nào có điều kiện lắp thêm đường ống khác làm mấy cái béc cánh đập hay là súng phun nước gì đó được không bác
Trước kia em cũng tham khảo kiểu tưới phun mưa bằng béc cánh đập cho cây thanh long rồi. Nhưng em không thích vì tới lúc cây 5-7 năm tuổi thì phun chừng nào mới thấm nổi vào gốc. Nhưng bây giờ dưới gốc có phun tia rồi mà ở trên thêm cái đó thì ngon

Bác cho em hỏi . Bây giờ muốn gắn thêm 2-3 béc dưới gốc thì khoan thêm lỗ ở ống nhánh dẫn vào hay gắn T vào dây đen rồi chia ra các béc
Chỉ cần mua thêm béc và T trắng 5 mm, chú ý mua loại dài cho nó khỏi sút. Tôi làm mỗi gốc thanh long 2 béc
 
Vườn nhà em đồi dốc chập chùng, áp dụng sao bác, mong nhận được sự chỉ giáo của Bác: voluannscience@gmail.com
+Địa hình phức tạp, tốt nhất là làm hệt hống tưới nhỏ giọt; vì van (béc) nhỏ giọt cho phép ta điều chỉnh lưu lượng tùy ý, khi đó, nơi thấp ta sẽ vặn van tưới chặt hơn để giảm lượng nước ra, nơi cao ta sẽ mở van nhiều hơn; sao cho lượng nước ra tại mỗi gốc cây ở nơi cao và thấp tương đối bằng nhau là OK
 
T
Cảm ơn anh vì bài viết hữu ích.
Nhưng có chổ chưa rỏ mong anh giải thích hộ.Trong bài viết trên chổ lựa chọn máy bơm anh chưa nói đến áp lực đường ống.
Ví dụ:
Trường hợp 1: Bơm nước từ suối: Thửa đất nhà em rộng 1 héc (suối thấp 3m so với đất và xa 100m + 100 m đất là 200 m).
Trường hợp 2: Giếng khoan (sâu 75m)
Hệ thống tưới dùng béc phun (tưới cỏ và hoa màu (đậu phộng...)). Anh có thể tư vấn để chọn máy bơm hợp lý, kinh tế được không ạ.
Thân chào!
 
P
Cảm ơn anh vì bài viết hữu ích.
Nhưng có chổ chưa rỏ mong anh giải thích hộ.Trong bài viết trên chổ lựa chọn máy bơm anh chưa nói đến áp lực đường ống.
Ví dụ:
Trường hợp 1: Bơm nước từ suối: Thửa đất nhà em rộng 1 héc (suối thấp 3m so với đất và xa 100m + 100 m đất là 200 m).
Trường hợp 2: Giếng khoan (sâu 75m)
Hệ thống tưới dùng béc phun (tưới cỏ và hoa màu (đậu phộng...)). Anh có thể tư vấn để chọn máy bơm hợp lý, kinh tế được không ạ.
Thân chào!
Cụ phải cho mọi người biết từ máy bơm đến vị trí bét xa nhất trên đường ống là bao nhiêu ? Ống cụ dùng đường kính là bao nhiêu ? Tổng chênh lệch địa hình gồm độ cao hút ( từ bơm đến mặt nước trong giếng ) + độ cao đẩy từ bơm đến Bét có vị trí cao nhất. Lưu lượng cụ cần dùng là bao nhiêu ? Sau khi có các số liệu đầu vào thì mới tính được áp lực làm việc của máy bơm = Tổng độ cao địa hình + tổn thất thủy lực => mới chọn được máy bơm cho cụ :)
 
T
Cụ phải cho mọi người biết từ máy bơm đến vị trí bét xa nhất trên đường ống là bao nhiêu ? Ống cụ dùng đường kính là bao nhiêu ? Tổng chênh lệch địa hình gồm độ cao hút ( từ bơm đến mặt nước trong giếng ) + độ cao đẩy từ bơm đến Bét có vị trí cao nhất. Lưu lượng cụ cần dùng là bao nhiêu ? Sau khi có các số liệu đầu vào thì mới tính được áp lực làm việc của máy bơm = Tổng độ cao địa hình + tổn thất thủy lực => mới chọn được máy bơm cho cụ :)
image.php

Cảm ơn anh. Em chưa có biết nhiều về cái bơm nước tự động này.
Chênh cao mặt nước suối- bờ: 3m
Chênh cao từ bờ suối- vị trí cao nhất của đất: 5m (án chừng không chính xác lắm).
Hình vẽ trên chỉ sơ họa, chưa tính toán gì hết.
Đường ống chính: 100+80=180m.
Đường nhánh dài nhất 58m.
 
A
chú Tiến ơi, con mua bét con bọ của cô Mai hàng Việt Nam béc phun tệ quá, áp suất mạnh cở nào cũng tệ. con muôn thay bét loại lỗ nhỏ và phun đều hơn thì nên mua của đoài loan hay của úc vậy? cám ơn chú
 
chú Tiến ơi, con mua bét con bọ của cô Mai hàng Việt Nam béc phun tệ quá, áp suất mạnh cở nào cũng tệ. con muôn thay bét loại lỗ nhỏ và phun đều hơn thì nên mua của đoài loan hay của úc vậy? cám ơn chú
Nói cho chú biết:
+Diện tích tưới, loài cây tưới
+Mật độ trồng, diện tích trồng
+Số lượng cây cần tưới,mỗi cây tưới mấy béc?
+Công suất máy bơm? Có thử lưu lượng máy bơm chưa. bào nhiêu m3/h
+Nước giếng hay ao (sông, suối, hồ kênh)?
+Cự ly từ nơi lấy nước đến vườn
+Cuối cùng là bố trí các ống thế nào?
Đừng quá chú tâm vào cái béc. Có cảm giác cháu làm sai chỗ khác...
 
Topic quả là bổ ích, nhưng Bác chủ cho E hỏi ngoài lề tí: Thường E hay nghe "dễ ợt", "dễ như bỡn", "dễ như chơi", còn "dễ như tinh" như tiêu đề Topic của Bác thì quả là E mới nghe lần đầu. Vậy cụm từ Bác dùng chắc là "dễ ợt"...... phải không Bác ?
 
Chào Anh Tiến
Em chuẩn bị làm hệ thống tưới cây chanh không hạt theo cách tưới ngọn mỗi cây 1 béc tưới (dùng ống 6mm gắn béc con bọ nhỏ vừa tưới vừa phun thuốc). Khu đất hình chữ nhật bằng phẳng, rộng 4.000m2, tổng số cây trồng 160 cây (5mx4m), nguồn nước bơm từ ao có vị trí ngay giữa khu đất dùng máy bơm 2HP. Nhờ Anh Tiến tư vấn xem có phù hợp không? Cám ơn anh.
 
Last edited:
D
Chào bác Tiến
chào các bác theo doi bài viết,
hôm qua chủ nhật(29/03/2014) em đã xuống tận nơi nhà cô Mai mua béc con bọ
em ở Tây Ninh theo quốc lộ 1A qua khúc trạm thu phí An Lạc, lúc leo lên lề đường xem google maps đi tiếp thì trợt bánh trước té trầy hết mặt nạ xe buồn thật, mai mắn em không sao, chạy được 100m bị giao thông thổi mất hết 100k tội lấn tuyến không xi nhanh.
em mua:
1. 50 béc con bọ loại nhỏ,
2. 10 béc loại lớn
3. 60 đầu nối từ dây UPV ra dây mềm phi 34mm
4. 1kg dây 34mm,
5. 3 cuộn day tưới nhỏ giọt loại phi 27 cuộn 100m.
6. 10 cái T dùng day 34mm
cô Mai cho thêm béc con nhọng, béc con bọ có điều chỉnh lượng nước ... mỗi thứ vài con về thử nghiệm
em đang thử nghiệm gắn béc con bọ cho vườn đu đủ tầm 50 góc, và dây nhỏ giọt em sẽ đi trên các bao gừng cứ 20cm có 2 lỗ nhỏ giọt nhỏ trực tiếp vào bao gừng.
chiều về đến đang rất háo hức, đi đường ống UPV Bình Minh phi 21
cúp điện phải đợi đến gần 20h mới ra rọi đèn khoan lỗ gắn béc con bọ thử
nước phun ra đã thật các bác ạh.
nguồn nước nhà em bồn 1000l độ cao 3m
em dự định mai xin nghỉ 1 ngày ở nhà lam cho hoàn chỉnh
chụp hình gửi lên các bác xem.
nếu thành công em dự định trồng 100 gốc chanh và áp dụng hệ thông tưới béc con bọ này em nghỉ năng suất sẽ cao.
em chân thành cảm ơn bác Tiến nhờ có bác hướng dẫn mà em đã tìm hiểu và làm đc hệ thống tưới nhỏ giọt này.
 
Chào Anh Tiến
Em chuẩn bị làm hệ thống tưới cây chanh không hạt theo cách tưới ngọn mỗi cây 1 béc tưới (dùng ống 6mm gắn béc con bọ nhỏ vừa tưới vừa phun thuốc). Khu đất hình chữ nhật bằng phẳng, rộng 4.000m2, tổng số cây trồng 160 cây (5mx4m), nguồn nước bơm từ ao có vị trí ngay giữa khu đất dùng máy bơm 2HP. Nhờ Anh Tiến tư vấn xem có phù hợp không? Cám ơn anh.
+Có 160 cây mà dùng máy bơm 2 HP là dư sức, nước sẽ phun rất mịn và đẹp, có điều, nước sẽ phun ướt cả đất trong vườn, giữa hàng chanh sẽ có cỏ mọc nhiều
+Để khắc phục tình trạng cỏ mọc tràn lan, em nên tận dụng đất trống trong vườn để trồng rau nhằm khỏi tốn công diệt cỏ và tăng thu nhập. Có những loại rau chịu bóng như diếp cá, bạc hà, ngò gai...nếu cây mới trồng có thể trồng xà lách, cải cay, cải ngọt vv...hoặc trồng gừng hoặc nghệ cũng tốt.
 
A
Nói cho chú biết:
+Diện tích tưới, loài cây tưới
+Mật độ trồng, diện tích trồng
+Số lượng cây cần tưới,mỗi cây tưới mấy béc?
+Công suất máy bơm? Có thử lưu lượng máy bơm chưa. bào nhiêu m3/h
+Nước giếng hay ao (sông, suối, hồ kênh)?
+Cự ly từ nơi lấy nước đến vườn
+Cuối cùng là bố trí các ống thế nào?
Đừng quá chú tâm vào cái béc. Có cảm giác cháu làm sai chỗ khác...
+con mới làm khoản 1500m2 thử trước thôi, tưới chuối
+trồng mật độ 2x2, khoảng 350 cây, mỗi cây 1 bét
+công suất 1HP, khi khóa con ít bét khoảng 100 bét nó phun cũng không được ổn
+nước gần khu vườn, bố trí theo sơ đồ thứ 3
con rất cám ơn chú có tâm huyết với các bài viết cua các thành viên, nhưng chủ yếu cho con hoi bét nào phun đều và phun sương hơn? giá bao nhiêu?
 
L
Chào bác Tiến
chào các bác theo doi bài viết,
hôm qua chủ nhật(29/03/2014) em đã xuống tận nơi nhà cô Mai mua béc con bọ
em ở Tây Ninh theo quốc lộ 1A qua khúc trạm thu phí An Lạc, lúc leo lên lề đường xem google maps đi tiếp thì trợt bánh trước té trầy hết mặt nạ xe buồn thật, mai mắn em không sao, chạy được 100m bị giao thông thổi mất hết 100k tội lấn tuyến không xi nhanh.
em mua:
1. 50 béc con bọ loại nhỏ,
2. 10 béc loại lớn
3. 60 đầu nối từ dây UPV ra dây mềm phi 34mm
4. 1kg dây 34mm,
5. 3 cuộn day tưới nhỏ giọt loại phi 27 cuộn 100m.
6. 10 cái T dùng day 34mm
cô Mai cho thêm béc con nhọng, béc con bọ có điều chỉnh lượng nước ... mỗi thứ vài con về thử nghiệm
em đang thử nghiệm gắn béc con bọ cho vườn đu đủ tầm 50 góc, và dây nhỏ giọt em sẽ đi trên các bao gừng cứ 20cm có 2 lỗ nhỏ giọt nhỏ trực tiếp vào bao gừng.
chiều về đến đang rất háo hức, đi đường ống UPV Bình Minh phi 21
cúp điện phải đợi đến gần 20h mới ra rọi đèn khoan lỗ gắn béc con bọ thử
nước phun ra đã thật các bác ạh.
nguồn nước nhà em bồn 1000l độ cao 3m
em dự định mai xin nghỉ 1 ngày ở nhà lam cho hoàn chỉnh
chụp hình gửi lên các bác xem.
nếu thành công em dự định trồng 100 gốc chanh và áp dụng hệ thông tưới béc con bọ này em nghỉ năng suất sẽ cao.
em chân thành cảm ơn bác Tiến nhờ có bác hướng dẫn mà em đã tìm hiểu và làm đc hệ thống tưới nhỏ giọt này.
Chúc bạn hoàn thành sớm. Rất mong bạn lên hình cho anh em xem nhé
 
Back
Top