L
LoanPhuong123
Guest
Người thờ... ma
(LĐĐS) Thanh Hà - 3:4 PM, 20/05/2013
Ngôi nhà chòi đặt ngoài vườn để thờ ma phụ nữ.
Nhắc đến ma quỷ hẳn sẽ là nỗi sợ hãi của nhiều người, song với đồng bào dân tộc Thái ở xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thì đó là điều hoàn toàn ngược lại. Họ đặt tên cho từng loại ma như ma thầy cúng, ma gầm sàn… và thờ cúng một cách trang nghiêm, với mong ước được chở che, được bảo vệ. Tập tục thờ “ma xó” (hay còn gọi là ma canh nhà) cho đến nay vẫn rất ít người tường tận và ẩn chứa nhiều kỳ bí...
>> Đón đọc ấn phẩm Lao động & Đời sống số 11.
Ít thầy nhưng vẫn… nhiều ma!
Tôi đặt chân tới ngã ba Cò Nòi vào lúc 3h chiều. Nơi đây không chỉ được biết đến là mảnh đất của những tỉ phú đi lên từ hạt bắp trên rẫy, mà còn là một di tích lịch sử đã đi vào huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Như một người con nay được trở về bên vòng tay của mẹ rừng, tôi vội xách ba lô và bắt đầu chuyến hành trình khám phá tục thờ ma xó đầy kỳ bí của đồng bào Thái trên mảnh đất anh hùng này.
Ma xó được thờ dưới đất ở nhà ông Xảo.
Trời nắng bỏng, dường như sự mệt mỏi sau chuyến đi kéo dài hơn 8 tiếng khởi hành từ Hà Nội của tôi đã được đốt tan và thay vào đó là một cảm giác khoáng đạt, thoải mái đến lạ kỳ. Miền quê thanh bình hiện lên trong tiếng người buôn kẻ bán, tiếng cày cuốc trên rẫy đến tiếng lục lạc phát ra từ những chiếc mõ đeo cổ của trâu, bò… Tất cả đan xen, hòa quện trong vùng trời Tây Bắc, tạo ấn tượng đặc biệt sâu sắc, mà ít nơi nào có được. Mặt đường nhựa giờ đã khô, tuy nhiên trên con đường dẫn vào bản thì đất vẫn còn quện sau trận mưa buổi sáng.
Ngôi nhà đầu tiên tôi ghé thăm là của một thầy cúng trong bản Lạnh. Căn nhà mái bằng đơn sơ, giản dị là nơi sinh sống của 4 thế hệ gia đình. Ông Lò Văn Phong - chủ gia đình - mới ở cái tuổi 50, nhưng việc phải thường xuyên lên nương rẫy đã mang lại dáng vẻ gân guốc hơn so với tuổi của mình. Thấy người lạ, ông cảnh giác cao độ và bắt đầu dò xét vị khách không mời mà đến. Nhưng sau vài phút giới thiệu cộng với tinh thần của một người mê khám phá và đặc biệt là “cái bụng nói thật” (theo như lời ông Phong nói), tôi đã thoát khỏi “hàng rào cảnh giới” và bắt đầu được “mục sở thị” tập tục thờ ma xó nơi đây.
Theo quan niệm của người Thái thì gian giữa, góc đầu của ngôi nhà chính là vị trí quan trọng và linh thiêng nhất. Vì vậy, đây cũng chính là nơi ma xó được thờ và không phải ai cũng có thể lại gần được. Ma đàn ông, ma canh nhà hay ma giữ nhà đều là những tên gọi khác của ma xó. Tuy gọi là ma, nhưng thực chất đây lại là những người thân đã mất. Với họ, khi người trong nhà chết thì sẽ trở thành ma về trông nom nhà cửa, con cháu. Do đó, thờ ma canh nhà chính là sự thể hiện tôn kính với tổ tiên. Nhưng không biết từ khi nào và bắt nguồn từ đâu, hai từ “ma xó” đã trở thành cái tên gọi chung của tập tục này.
Ngày nay, một số phong tục đã dần mai một như tục cơm mới, tục cúng xin nước mưa…, song họ quan niệm nếu con trâu, con bò trong nhà chậm lớn hoặc bị chết do dịch bệnh thì phải cúng ma gầm sàn, để xua đuổi bệnh tật và phù hộ cho việc chăn nuôi được thuận lợi hơn. Và khi những người trong gia đình bị ốm đau, đi bói các thầy mo xem biết được là ma trong nhà về đòi ăn thì họ sẽ cúng ma xó để mong được khỏe mạnh, che chở, bảo vệ.
Bàn thờ ma xó được đặt ở trên cao góc nhà ông Phong.
Gia đình ông Phong cũng vậy, ngoài việc thờ ma canh nhà thì vì là một thầy cúng nên ở gian giữa ông cũng phải thờ vị ma thầy cúng của riêng mình. Chiếc bàn thờ nhỏ, đơn sơ được đặt ở góc bên phải của gian giữa ngôi nhà chỉ có một bát hương và chén nước cùng những sợi dây “phép” tối màu được quấn quanh, cũng chính là phương tiện chữa bệnh. Ông cho biết: “Có những người đi chữa viêm không khỏi thì về đây tôi cúng giúp. Cứ một sợi dây là để cúng cho một người, nếu chữa khỏi thì phải cúng thêm lần nữa để thông báo, tạ ơn, còn không khỏi thì thôi”.
Không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ, phù hộ con cháu mạnh khỏe, mà với người dân nơi đây ma xó còn giúp họ xua đuổi khi ma cà rồng, ma rừng về làm điều ác. Họ cho rằng lượng ma của một nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào số người chết trong gia đình.
Nhấp ngụm chè xanh thơm ngát, tôi chào tạm biệt gia đình ông thì trời cũng đã tối và lạnh. Những ngôi nhà sàn đã bắt đầu lên đèn lẩn khuất sau làn khói bếp, tiếng nói cười rộn rã của đoàn người lên rẫy trở về làm huyên náo cả một vùng bản. Đâu đó mùi xôi sắn thơm nồng trong bữa cơm chiều của nhà ai bung tỏa.
Đàn ông thờ trong nhà, phụ nữ thờ ngoài vườn
Sáng hôm sau, nhờ được mách nước, tôi đến gia đình ông Lò Văn Xảo - một già trưởng, biết và hiểu rõ về phong tục thờ ma xó này. Trải qua quãng đường đi bộ dài 2 cây số, với bùn đất bám chặt đế giày, cuối cùng tôi cũng tìm đến được nhà ông. Ngôi nhà sàn to, mộc mạc, đứng vững chãi dưới chân núi hiện ra, với cảnh chăn nuôi đàn vịt dưới gầm. Người đàn ông tuổi đã gần 60 lau nhanh giọt mồ hôi đổ dồn trên trán, vội vàng ra hiệu cho vợ làm nốt công việc để mời khách lên nhà tiếp nước.
Những chiếc nỏ, cái quạt, túi đựng của cháu trai được treo trình báo tổ tiên
Tách biệt với cái nóng bức bối ngoài trời, thì bên trong một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu ùa tới bởi kiểu thiết kế nhà sàn đặc trưng thoáng gió. Uống ngụm nước, ông Xảo chậm rãi trò chuyện: Ma xó thì có nhiều kiểu thờ khác nhau. Người Thái trắng thờ khác người Thái đen và trong dòng họ này thờ khác với dòng họ kia. Như người Thái đen, sau khi người trong nhà mất, họ làm lễ mời các cụ lên và thờ ở cái xó đó, tuy nhiên việc cúng thì không phải lúc nào cũng làm, kể cả những ngày rằm, ngày giỗ.
Ở nơi khác (trên Mai Sơn) thì người ta định một ngày trong năm để cúng một con lợn và nhiều thứ khác. Còn như bà con ở đây thì chỉ khi nào ốm đau, đi xem thầy mo bảo ma xó về đòi ăn thì mới cúng. Và lúc đó anh em họ hàng ba đời được mời hết, họ mang theo chai rượu, cân gạo đến cùng tham dự. Còn ngược lại, nếu bình thường, không xảy ra vấn đề gì thì họ chỉ cho ma xó ăn duy nhất vào mấy ngày tết bắt đầu từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 6 tháng giêng, với quan niệm có cái gì thì thờ cái đó.
Có một điều đặc biệt là không chỉ ở trong nhà, mà ngay cả ngoài vườn người ta còn lập những nhà chòi để thờ ma khác. Tuy đơn giản trong việc thờ tự, song họ đặc biệt tôn trọng truyền thống phong tục, dù được thờ trong cùng phạm vi cai quản gia đình, nhưng lại có sự phân chia rõ ràng giữa người bên nhà chồng và nhà vợ. Chỉ có người ở bên nhà trai mới được thờ trong nhà, còn với người bên họ ngoại thì không được phép, mà chỉ thờ ở nhà chòi ngoài vườn. Và có gia đình còn lập riêng hẳn nhiều nhà thờ khác nhau để phân biệt giữa con dâu và mẹ chồng.
Xin phép chủ nhà và tiến lại quan sát, trái với điều tôi mường tượng về sự cầu kỳ bản sắc dân tộc, thì lại là sự đơn sơ quá đỗi bình dị. Trong góc đầu nhà, giữa những tấm, gỗ bao quanh có một bát hương, một chai nước cùng vài cái chén được đặt dưới đất, song lại chính là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Ở một số gia đình, họ còn treo khẩu súng để thờ cùng. Trầu cau luôn là hai vật phẩm đi cùng nhau khi cúng, nhưng họ lại chỉ dùng lá trầu để thờ, còn quả cau thì thay bằng rễ trầu đập giập. Đây là một thủ tục từ xa xưa được truyền lại, song chính ông Xảo cũng không hiểu tại sao lại không dùng cau để thờ.
Thấy tôi thắc mắc tại sao lại đặt trên sàn trong khi nhiều nhà lại để ở trên cao, ông Xảo với cái cách mộc mạc, thân tình của người Tây Bắc, chỉ nhoẻn miệng cười: “Vì từ hồi xưa người ta (người đã mất - PV) cứ bảo cho ở góc nhà là ở đó…”. Dù không gian chật hẹp và chỗ ngủ chỉ cách nơi thờ chưa đầy 1 mét, nhưng vẫn không hề có bất kỳ sự xâm phạm hay hành động bất kính nào xảy ra.
Ông Lò Văn Trận -Trưởng bản Lạnh - cho biết: “Theo quan niệm dân tộc thì chỉ thờ bố đẻ mình thôi, tuy chỉ có một bát hương song vẫn thờ chung cả ba đời. Và khi cúng để phân biệt rõ thì ông nào chết sau thì được mời lên ăn trước, ông nào chết trước thì lại ăn sau”.
Dù đời sống văn hóa được nâng cao, song quan niệm “trọng nam” vẫn còn đè nặng trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt của người dân nơi đây. Nó được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới được sinh ra bằng việc trình báo tổ tiên. Sau khi chào đời được gần một tuần, thầy cúng sẽ được mời về để trình báo thêm người mới. Đứa trẻ sẽ được ghi tên và nhập khẩu báo cáo, để ma xó trông nom, bảo vệ và được mau lớn. Trên ban thờ lúc này được treo thêm những vật dụng bao gồm một chiếc nỏ, túi vừng, cái quạt và vài cái tên. Nó tượng trưng cho hành trang của đứa trẻ khi mới chào đời. Bởi họ cho rằng: Con gái sau này lớn lên đi lấy chồng thì lại trở thành con nhà khác, do đó lễ nhập họ này chỉ được làm khi gia đình sinh thêm một người con trai, còn sinh con gái thì không.
Ngay cả trong công việc lau dọn nơi thờ tự gia đình - việc tưởng chừng dành cho phụ nữ, tuy nhiên với đồng bào Thái thì đó lại là của đàn ông. Họ quan niệm chỉ có cháu trai hoặc những người đàn ông trong nhà mới được lại gần và quét dọn nơi thờ ma xó, còn con gái thì là điều cấm kỵ tuyệt đối. Tôi chợt giật mình và thấy thật may mắn khi chưa bị cái bệnh tò mò đẩy sát lại nơi “thần ma xó” ngự trị. Ngừng lại một lúc như xem có bỏ sót ý gì không, ông Xảo lại nói tiếp: Trước khi động tới thì hương dù không cần thắp, nhưng cũng phải báo cáo miệng như: Nhà bẩn, con cháu về quét dọn nhá, đừng như thế này thế nọ nhá…, còn nếu không báo cáo thì ma xó sẽ hỏi “cháu về làm cái gì đấy?”.
Giờ đây tuy mái nhà sàn đã ít nhiều được thay bằng những căn nhà xây khang trang, song những phong tục tập quán, thờ thần linh ở vùng quê yên bình này vẫn không hề thay đổi. Họ tin vào sự tác động, sức mạnh của thần linh có thể mang lại sức khỏe và thay đổi được cuộc sống con người. Điều đó đã ăn sâu trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt hằng ngày của đồng bào nơi đây.
(LĐĐS) Thanh Hà - 3:4 PM, 20/05/2013
Nhắc đến ma quỷ hẳn sẽ là nỗi sợ hãi của nhiều người, song với đồng bào dân tộc Thái ở xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thì đó là điều hoàn toàn ngược lại. Họ đặt tên cho từng loại ma như ma thầy cúng, ma gầm sàn… và thờ cúng một cách trang nghiêm, với mong ước được chở che, được bảo vệ. Tập tục thờ “ma xó” (hay còn gọi là ma canh nhà) cho đến nay vẫn rất ít người tường tận và ẩn chứa nhiều kỳ bí...
>> Đón đọc ấn phẩm Lao động & Đời sống số 11.
Ít thầy nhưng vẫn… nhiều ma!
Tôi đặt chân tới ngã ba Cò Nòi vào lúc 3h chiều. Nơi đây không chỉ được biết đến là mảnh đất của những tỉ phú đi lên từ hạt bắp trên rẫy, mà còn là một di tích lịch sử đã đi vào huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Như một người con nay được trở về bên vòng tay của mẹ rừng, tôi vội xách ba lô và bắt đầu chuyến hành trình khám phá tục thờ ma xó đầy kỳ bí của đồng bào Thái trên mảnh đất anh hùng này.
Ma xó được thờ dưới đất ở nhà ông Xảo.
Trời nắng bỏng, dường như sự mệt mỏi sau chuyến đi kéo dài hơn 8 tiếng khởi hành từ Hà Nội của tôi đã được đốt tan và thay vào đó là một cảm giác khoáng đạt, thoải mái đến lạ kỳ. Miền quê thanh bình hiện lên trong tiếng người buôn kẻ bán, tiếng cày cuốc trên rẫy đến tiếng lục lạc phát ra từ những chiếc mõ đeo cổ của trâu, bò… Tất cả đan xen, hòa quện trong vùng trời Tây Bắc, tạo ấn tượng đặc biệt sâu sắc, mà ít nơi nào có được. Mặt đường nhựa giờ đã khô, tuy nhiên trên con đường dẫn vào bản thì đất vẫn còn quện sau trận mưa buổi sáng.
Ngôi nhà đầu tiên tôi ghé thăm là của một thầy cúng trong bản Lạnh. Căn nhà mái bằng đơn sơ, giản dị là nơi sinh sống của 4 thế hệ gia đình. Ông Lò Văn Phong - chủ gia đình - mới ở cái tuổi 50, nhưng việc phải thường xuyên lên nương rẫy đã mang lại dáng vẻ gân guốc hơn so với tuổi của mình. Thấy người lạ, ông cảnh giác cao độ và bắt đầu dò xét vị khách không mời mà đến. Nhưng sau vài phút giới thiệu cộng với tinh thần của một người mê khám phá và đặc biệt là “cái bụng nói thật” (theo như lời ông Phong nói), tôi đã thoát khỏi “hàng rào cảnh giới” và bắt đầu được “mục sở thị” tập tục thờ ma xó nơi đây.
Theo quan niệm của người Thái thì gian giữa, góc đầu của ngôi nhà chính là vị trí quan trọng và linh thiêng nhất. Vì vậy, đây cũng chính là nơi ma xó được thờ và không phải ai cũng có thể lại gần được. Ma đàn ông, ma canh nhà hay ma giữ nhà đều là những tên gọi khác của ma xó. Tuy gọi là ma, nhưng thực chất đây lại là những người thân đã mất. Với họ, khi người trong nhà chết thì sẽ trở thành ma về trông nom nhà cửa, con cháu. Do đó, thờ ma canh nhà chính là sự thể hiện tôn kính với tổ tiên. Nhưng không biết từ khi nào và bắt nguồn từ đâu, hai từ “ma xó” đã trở thành cái tên gọi chung của tập tục này.
Ngày nay, một số phong tục đã dần mai một như tục cơm mới, tục cúng xin nước mưa…, song họ quan niệm nếu con trâu, con bò trong nhà chậm lớn hoặc bị chết do dịch bệnh thì phải cúng ma gầm sàn, để xua đuổi bệnh tật và phù hộ cho việc chăn nuôi được thuận lợi hơn. Và khi những người trong gia đình bị ốm đau, đi bói các thầy mo xem biết được là ma trong nhà về đòi ăn thì họ sẽ cúng ma xó để mong được khỏe mạnh, che chở, bảo vệ.
Bàn thờ ma xó được đặt ở trên cao góc nhà ông Phong.
Gia đình ông Phong cũng vậy, ngoài việc thờ ma canh nhà thì vì là một thầy cúng nên ở gian giữa ông cũng phải thờ vị ma thầy cúng của riêng mình. Chiếc bàn thờ nhỏ, đơn sơ được đặt ở góc bên phải của gian giữa ngôi nhà chỉ có một bát hương và chén nước cùng những sợi dây “phép” tối màu được quấn quanh, cũng chính là phương tiện chữa bệnh. Ông cho biết: “Có những người đi chữa viêm không khỏi thì về đây tôi cúng giúp. Cứ một sợi dây là để cúng cho một người, nếu chữa khỏi thì phải cúng thêm lần nữa để thông báo, tạ ơn, còn không khỏi thì thôi”.
Không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ, phù hộ con cháu mạnh khỏe, mà với người dân nơi đây ma xó còn giúp họ xua đuổi khi ma cà rồng, ma rừng về làm điều ác. Họ cho rằng lượng ma của một nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào số người chết trong gia đình.
Nhấp ngụm chè xanh thơm ngát, tôi chào tạm biệt gia đình ông thì trời cũng đã tối và lạnh. Những ngôi nhà sàn đã bắt đầu lên đèn lẩn khuất sau làn khói bếp, tiếng nói cười rộn rã của đoàn người lên rẫy trở về làm huyên náo cả một vùng bản. Đâu đó mùi xôi sắn thơm nồng trong bữa cơm chiều của nhà ai bung tỏa.
Đàn ông thờ trong nhà, phụ nữ thờ ngoài vườn
Sáng hôm sau, nhờ được mách nước, tôi đến gia đình ông Lò Văn Xảo - một già trưởng, biết và hiểu rõ về phong tục thờ ma xó này. Trải qua quãng đường đi bộ dài 2 cây số, với bùn đất bám chặt đế giày, cuối cùng tôi cũng tìm đến được nhà ông. Ngôi nhà sàn to, mộc mạc, đứng vững chãi dưới chân núi hiện ra, với cảnh chăn nuôi đàn vịt dưới gầm. Người đàn ông tuổi đã gần 60 lau nhanh giọt mồ hôi đổ dồn trên trán, vội vàng ra hiệu cho vợ làm nốt công việc để mời khách lên nhà tiếp nước.
Những chiếc nỏ, cái quạt, túi đựng của cháu trai được treo trình báo tổ tiên
Tách biệt với cái nóng bức bối ngoài trời, thì bên trong một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu ùa tới bởi kiểu thiết kế nhà sàn đặc trưng thoáng gió. Uống ngụm nước, ông Xảo chậm rãi trò chuyện: Ma xó thì có nhiều kiểu thờ khác nhau. Người Thái trắng thờ khác người Thái đen và trong dòng họ này thờ khác với dòng họ kia. Như người Thái đen, sau khi người trong nhà mất, họ làm lễ mời các cụ lên và thờ ở cái xó đó, tuy nhiên việc cúng thì không phải lúc nào cũng làm, kể cả những ngày rằm, ngày giỗ.
Ở nơi khác (trên Mai Sơn) thì người ta định một ngày trong năm để cúng một con lợn và nhiều thứ khác. Còn như bà con ở đây thì chỉ khi nào ốm đau, đi xem thầy mo bảo ma xó về đòi ăn thì mới cúng. Và lúc đó anh em họ hàng ba đời được mời hết, họ mang theo chai rượu, cân gạo đến cùng tham dự. Còn ngược lại, nếu bình thường, không xảy ra vấn đề gì thì họ chỉ cho ma xó ăn duy nhất vào mấy ngày tết bắt đầu từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 6 tháng giêng, với quan niệm có cái gì thì thờ cái đó.
Có một điều đặc biệt là không chỉ ở trong nhà, mà ngay cả ngoài vườn người ta còn lập những nhà chòi để thờ ma khác. Tuy đơn giản trong việc thờ tự, song họ đặc biệt tôn trọng truyền thống phong tục, dù được thờ trong cùng phạm vi cai quản gia đình, nhưng lại có sự phân chia rõ ràng giữa người bên nhà chồng và nhà vợ. Chỉ có người ở bên nhà trai mới được thờ trong nhà, còn với người bên họ ngoại thì không được phép, mà chỉ thờ ở nhà chòi ngoài vườn. Và có gia đình còn lập riêng hẳn nhiều nhà thờ khác nhau để phân biệt giữa con dâu và mẹ chồng.
Xin phép chủ nhà và tiến lại quan sát, trái với điều tôi mường tượng về sự cầu kỳ bản sắc dân tộc, thì lại là sự đơn sơ quá đỗi bình dị. Trong góc đầu nhà, giữa những tấm, gỗ bao quanh có một bát hương, một chai nước cùng vài cái chén được đặt dưới đất, song lại chính là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Ở một số gia đình, họ còn treo khẩu súng để thờ cùng. Trầu cau luôn là hai vật phẩm đi cùng nhau khi cúng, nhưng họ lại chỉ dùng lá trầu để thờ, còn quả cau thì thay bằng rễ trầu đập giập. Đây là một thủ tục từ xa xưa được truyền lại, song chính ông Xảo cũng không hiểu tại sao lại không dùng cau để thờ.
Thấy tôi thắc mắc tại sao lại đặt trên sàn trong khi nhiều nhà lại để ở trên cao, ông Xảo với cái cách mộc mạc, thân tình của người Tây Bắc, chỉ nhoẻn miệng cười: “Vì từ hồi xưa người ta (người đã mất - PV) cứ bảo cho ở góc nhà là ở đó…”. Dù không gian chật hẹp và chỗ ngủ chỉ cách nơi thờ chưa đầy 1 mét, nhưng vẫn không hề có bất kỳ sự xâm phạm hay hành động bất kính nào xảy ra.
Ông Lò Văn Trận -Trưởng bản Lạnh - cho biết: “Theo quan niệm dân tộc thì chỉ thờ bố đẻ mình thôi, tuy chỉ có một bát hương song vẫn thờ chung cả ba đời. Và khi cúng để phân biệt rõ thì ông nào chết sau thì được mời lên ăn trước, ông nào chết trước thì lại ăn sau”.
Dù đời sống văn hóa được nâng cao, song quan niệm “trọng nam” vẫn còn đè nặng trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt của người dân nơi đây. Nó được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới được sinh ra bằng việc trình báo tổ tiên. Sau khi chào đời được gần một tuần, thầy cúng sẽ được mời về để trình báo thêm người mới. Đứa trẻ sẽ được ghi tên và nhập khẩu báo cáo, để ma xó trông nom, bảo vệ và được mau lớn. Trên ban thờ lúc này được treo thêm những vật dụng bao gồm một chiếc nỏ, túi vừng, cái quạt và vài cái tên. Nó tượng trưng cho hành trang của đứa trẻ khi mới chào đời. Bởi họ cho rằng: Con gái sau này lớn lên đi lấy chồng thì lại trở thành con nhà khác, do đó lễ nhập họ này chỉ được làm khi gia đình sinh thêm một người con trai, còn sinh con gái thì không.
Ngay cả trong công việc lau dọn nơi thờ tự gia đình - việc tưởng chừng dành cho phụ nữ, tuy nhiên với đồng bào Thái thì đó lại là của đàn ông. Họ quan niệm chỉ có cháu trai hoặc những người đàn ông trong nhà mới được lại gần và quét dọn nơi thờ ma xó, còn con gái thì là điều cấm kỵ tuyệt đối. Tôi chợt giật mình và thấy thật may mắn khi chưa bị cái bệnh tò mò đẩy sát lại nơi “thần ma xó” ngự trị. Ngừng lại một lúc như xem có bỏ sót ý gì không, ông Xảo lại nói tiếp: Trước khi động tới thì hương dù không cần thắp, nhưng cũng phải báo cáo miệng như: Nhà bẩn, con cháu về quét dọn nhá, đừng như thế này thế nọ nhá…, còn nếu không báo cáo thì ma xó sẽ hỏi “cháu về làm cái gì đấy?”.
Giờ đây tuy mái nhà sàn đã ít nhiều được thay bằng những căn nhà xây khang trang, song những phong tục tập quán, thờ thần linh ở vùng quê yên bình này vẫn không hề thay đổi. Họ tin vào sự tác động, sức mạnh của thần linh có thể mang lại sức khỏe và thay đổi được cuộc sống con người. Điều đó đã ăn sâu trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt hằng ngày của đồng bào nơi đây.