mô hình nhà lưới trồng rau sạch

  • Thread starter Cô bé nhà nông
  • Ngày gửi
xin chào mọi người. Trước đây e có xem báo đài và biết được trồng rau trong nhà lưới sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại e đang nghiên cứu về mô hình nhà lưới và việc áp dụng mô hình nhà lưới vào địa phương e để tăng lợi nhuận cho người dân từ việc trồng rau màu. Nhưng hiểu biết của e về mô hình nhà lưới hạn hẹp quá. Mọi người có thể chia sẻ cho e một số thông tin về nhà lưới để giúp e hoàn thành việc nghiên cứu này không ạ. e cần một số thông tin về chi phí xây dựng nhà lưới. doanh thu và lợi nhuận từ việc trồng rau trong nhà lưới. Mong mọi người giúp đõ e nhiều nhiều ạ
 


Last edited by a moderator:
bạn nên tìm hiểu làm nhà lưới có thể tận dụng các vật liệu đơn giản để làm: Cột bê tông hoặc mua những gốc cây măng bát độ già cho hạ giá thành.
 
Bạn cần 1 số vật tư chính để làm nhà kính:
- Làm khung: có thể sử dụng trụ bê tông/ sắt/ tre
- Nylon: 64 - 75k/kg (tùy loại của các hãng khác nhau); mình dùng lưới của irsael khoảng 2,5tr 100m dài (khổ 4,2m)...
- Lưới chắn côn trùng trắng có nhiều khổ rộng 1,8m và 3,6m...mình hay dùng 2 loại này lên biết giá nó: loại 1,8m thì giá khoảng 11k/m dài; loại 3,6m giá 21k/ m dài
 
nếu như mình muốn làm nhà lưới kín thì chi phí xây dựng hết bao nhiêu trên 1 sào vậy bạn #letienthanh. Và doanh thu thế nào vậy ạ
 
Che bằng nilong trắng có chịu nổi gió cỡ lớn không vậy mấy bác. Gió giật cấp 12/12 chả hạn. Vì chỗ mình hay bị bão.
Cấu trúc nhà nilong có mái vòm nên chịu đựng được gió bão
 

Bạn đã trồng thử chưa. Chỗ mình gió tôn cũng bị rách, nên không biết đầu tư cái nilong này thế nào. Khu vực miền trung từ bình định trở ra mình không thấy làm nên chưa biết khả năng chịu gió thế nào.
Mình ở Hà Nội, có nhiều nhà nilong để trồng hoa đồng tiền. Khi có mưa bão, thì nilong duoc phủ kín nhà nilong, cho nên gió ko lọt duoc vào trong và hoàn toàn ko bi sao.
 
có hai loại nhà
- nhà lưới : được che phủ bằng lưới hoang toàn bạn có thể dùng vật liệu có sẵn như cây, hoặc đổ trụ bê tông, trụ sắt. loại này ko ngăn mưa được nhưng làm hạt mưa bị vỡ nhỏ ra, cây trồng đỡ bị dập và ngăn được một số lớn côn trùng gây hại. Chi phí khoảng 40k-80k/m2
- Nhà màng là nhà trên mái lợp nilon khung bằng thép kiên cố, bên hông phủ lưới, loại này ngăn được mưa nhưng giá thành tương đối cao khoảng 180k-300k/m2 .
 
Chịu khó suy nghĩ một tý thì tự mình tìm
ra được, khỏi phải đi hỏi.

Khung tốt nhất bằng thép không gỉ. Lưới
là lưới đánh cá, có rất nhiều loại, nhiều
cỡ. Mua lưới về rồi căng lên trên khung.
Các mép lưới khâu lại với nhau như khâu vá
lưới đánh cá. Cứ đo thực tế mét thước ra sao
rồi tính ra giá tiền, kể cả tiền công nữa.

Vườn cây trái Blue Berry (Dâu Xanh) ở đây có
lưới màu đen, mắt to đút vừa ngón tay - lưới
then một, chỉ chăng trên đầu, khoảng cách 4
mét, rất dễ cuộn vào chăng ra luôn luôn.

Tôi tìm được cái hình này, thì lưới lại là màu
xanh nhạt, không đúng lưới ở trại gần nhà tôi:

DSC_0054.JPG


Mấy cánh đồng thuốc lá gần nhà tôi thì căng
lưới mắt nhỏ xíu, nhưng chỉ căng bên trên thôi
để bớt nắng gắt. Côn trùng thì tha hồ bay vào
cho chết vì mùi thuốc lá độc. Kỹ thuật trồng
thuốc lá ở đây như thế. Không như ở Việt Nam,
thì thuốc lá trồng giữa trời nắng chang chang.
Thuốc lá ở gần nhà tôi thì có giá đắt nhất thế
giới, chuyên làm xì gà gộc, không làm thuốc lá.
Hôm nào trời râm mát, thì cuộn lưới lại thành
cuộn tròn, vẫn treo trên đầu các cọc đứng. Hình
như có lúc đến tuổi nào đó thì họ không căng
lưới thì phải. Cánh đồng đó hoang vắng, tôi ít
đi ngang qua, nên không theo giõi kỹ có đúng
thế không. Các cọc đây đều bằng gỗ, khô ải, mục
nát theo năm tháng. Thế nhưng lưới chăng thì
thay, vì thỉnh thoảng tôi thấy lưới mới tinh.

stock-photo-connecticut-shade-tobacco-farm-on-a-summer-day-5000050.jpg


Các cây rau cỏ khác thì đều trồng ngoài trời.
Vì thế rau rất ngon vì đủ nắng, và giá rẻ.
 
Nhà kính (green house) tức nhà phủ nilong chỉ dùng cho mùa đông để giữ nhiệt cho cây. Trời nắng mà vào trong đó thì như tôm hấp luôn :)
Người ta có thể giảm nhiệt độ khi trời chuyển nắng gắt bằng cách khoét dần các lỗ trên nilong
nhà lưới (net house) bảo vệ cây khỏi côn trùng, gió hoặc nắng gắt, mưa. Tùy vào mục đích mà có các loại nhà lưới khác nhau:
Nhà lưới chắn côn trùng thì phải xem cây trồng chịu ảnh hưởng của loại côn trùng nào là chủ yếu, từ đó lựa chọn kích thước mắt lưới. Thường thì mắt càng nhỏ thì càng đắt.
Che mưa thì dùng loại che mưa, có bác đã nói trên rồi ạ. Loại này đắt.
Che nắng thì dùng lưới cắt nắng, loại này rất phổ biến, thường dùng màu đen hoặc ánh bạc.
Như đã nói trên, tùy vào mục đích mà ta có thể kết hợp các loại lưới sao cho hợp lý.ví dụ như chắn côn trùng nhưng vẫn phải mắc thêm cắt nắng ở giai đoạn cây con chẳng hạn, cây lớn cần nhiều ánh sáng thì kéo lại, mùa sau lại kéo ra.
Em góp ý vậy thôi chứ em chưa thấy nhà luoi ở VN :)
 
Cây thuốc lá thuốc lào vốn mọc trong nắng gắt.
Người ta chăng lưới, có lẽ điều khiển mùi vị
của thuốc lá chứ không phải vì năng suất.

Một số cây mọc trong bóng rợp thì mùi vị mới
ngon. Ví dụ cây cải cay của Nhật. Ngày xưa Nhật
làm Wasabi để ăn gỏi cá, bán giá cắt cổ. Người
Mỹ thấy thế, bèn trồng Wasabi dưới nhà lưới,
có phun nước ẩm như các bờ suối trồng Wasabi ở
Nhật. Thế là bây giờ giá bột Wasabi rẻ như bèo.

Lại nghe nói Nhân Sâm mọc trong bóng rợp. Thế
thì ta cũng trồng Nhân Sâm trong nhà lưới, để
bán Nhân Sâm với giá rẻ như bèo, cho Hàn ế hàng
chơi.

Việt Nam còn có Sâm Ngọc Linh, phải trồng trên
núi cao 200 mét ở miền Quảng Nam, Quảng Ngãi,
và Play ku chi đó dưới tán rừng, nên diện tích
rất hạn chế. Thế thì ta cũng trồng trong nhà lưới
chủ động tăng diện tích, làm Sâm Ngọc Linh cũng
giá bèo luôn.

Các cây ăn trái, muốn trái ngon, đều phải tiếp
ghép chồi giòng giống ngon lên gốc gieo từ hạt.
Sau khi tiếp, cây non phải ở trong nhà lưới để
ánh nắng khỏi gay gắt quá. Vì thế, các vườn ươm
giống bao giờ cũng có một nhà lưới, kích thước
vừa đủ, sao cho thời gian trong nhà lưới này đủ
cho chồi tiếp ăn vào gốc ghép, thì vừa bằng công
suất bán ra của vườn ươm. Ví dụ, thời gian chồi
tiếp ăn vào gốc ghép là 2 tháng, mà công suất bán
cây giống của vườn ươm là 200 cây một tháng, thì
nhà lưới phải đủ chỗ cho 400 cây gốc ghép.
Tôi có cảm giác bạn Tồ Giáo Sư có tài viết bài.
Mong đón đọc các bài của bạn nữa trong tương lai.
 
Cây thuốc lá thuốc lào vốn mọc trong nắng gắt.
Người ta chăng lưới, có lẽ điều khiển mùi vị
của thuốc lá chứ không phải vì năng suất.

Một số cây mọc trong bóng rợp thì mùi vị mới
ngon. Ví dụ cây cải cay của Nhật. Ngày xưa Nhật
làm Wasabi để ăn gỏi cá, bán giá cắt cổ. Người
Mỹ thấy thế, bèn trồng Wasabi dưới nhà lưới,
có phun nước ẩm như các bờ suối trồng Wasabi ở
Nhật. Thế là bây giờ giá bột Wasabi rẻ như bèo.

Lại nghe nói Nhân Sâm mọc trong bóng rợp. Thế
thì ta cũng trồng Nhân Sâm trong nhà lưới, để
bán Nhân Sâm với giá rẻ như bèo, cho Hàn ế hàng
chơi.

Việt Nam còn có Sâm Ngọc Linh, phải trồng trên
núi cao 200 mét ở miền Quảng Nam, Quảng Ngãi,
và Play ku chi đó dưới tán rừng, nên diện tích
rất hạn chế. Thế thì ta cũng trồng trong nhà lưới
chủ động tăng diện tích, làm Sâm Ngọc Linh cũng
giá bèo luôn.

Các cây ăn trái, muốn trái ngon, đều phải tiếp
ghép chồi giòng giống ngon lên gốc gieo từ hạt.
Sau khi tiếp, cây non phải ở trong nhà lưới để
ánh nắng khỏi gay gắt quá. Vì thế, các vườn ươm
giống bao giờ cũng có một nhà lưới, kích thước
vừa đủ, sao cho thời gian trong nhà lưới này đủ
cho chồi tiếp ăn vào gốc ghép, thì vừa bằng công
suất bán ra của vườn ươm. Ví dụ, thời gian chồi
tiếp ăn vào gốc ghép là 2 tháng, mà công suất bán
cây giống của vườn ươm là 200 cây một tháng, thì
nhà lưới phải đủ chỗ cho 400 cây gốc ghép.
Tôi có cảm giác bạn Tồ Giáo Sư có tài viết bài.
Mong đón đọc các bài của bạn nữa trong tương lai.
Cảm ơn bác. Cháu cũng chỉ chém gió vậy thôi. Đó là những gì cháu thấy ở Isra_hell (israel) cùng với thỉnh thoảng học lỏm mọi người trên internet. Toàn lý thuyết suông thôi :)
 
Bạn có thể chọn cho mình mô hình phù hợp:
- Có thể là nhà che bằng lưới (lưới chắn côn trùng) thì chỉ cần cột và chăng cáp nhỏ che kín để trồng rau sạch.
- Còn khi chọn mô hình nhà nylon (green house) thì thường dùng trồng các loại hoa cao cấp: lan, lyly, tu lip, đồng tiền...
Ngoài Bắc đặc biệt là Hải Phòng thường hay có gió bão lớn nên khi thiết kế chọn vật tư vững chắc, kết cấu nhà nylon cũng khác. Chi phí sẽ rất đắt đỏ; cho nên hầu hết nhà kính làm khu vực phía bắc (trừ một số doanh nghiệp vốn lớn đầu tư ở một số tỉnh trên Tây Bắc, còn lại nhà kính vùng đồng bằng hầu hết là nhờ vào các dự án của Nhà nước hoặc tổ chức nào đó; chứ đầu tư 300 triệu/1000m2 thì cũng hơi bị lâu lấy lại vốn nếu không tính đối tượng trồng kinh tế.
- Nylon loại tốt thường dùng được khoảng 3 - 4 năm; nylon loại rởm 2 - 3 năm là tan rồi. Nên nói chung cần tính đối tượng trồng cho kỹ đã...
 
Nếu để trồng rau em nghĩ nên tối giản chi phí giống như cách bác 'anhmytran' đề xuất ấy. Nếu muốn làm cao cấp hơn có thể dùng khung thép. làm mái bằng thôi để giảm chi phí.
 
Bạn cần 1 số vật tư chính để làm nhà kính:
- Làm khung: có thể sử dụng trụ bê tông/ sắt/ tre
- Nylon: 64 - 75k/kg (tùy loại của các hãng khác nhau); mình dùng lưới của irsael khoảng 2,5tr 100m dài (khổ 4,2m)...
- Lưới chắn côn trùng trắng có nhiều khổ rộng 1,8m và 3,6m...mình hay dùng 2 loại này lên biết giá nó: loại 1,8m thì giá khoảng 11k/m dài; loại 3,6m giá 21k/ m dài
mình đang thi công 1 nhà kính, đã hoàn thiện 80%. giờ chỉ còn thiếu màng kính. bạn có thể cho mình biết bạn mua màng kính tại địa chỉ nào. nếu có cả thông số kỹ thuật loại bạn mua thì càng tốt nhé.
Bạn có thể chọn cho mình mô hình phù hợp:
- Có thể là nhà che bằng lưới (lưới chắn côn trùng) thì chỉ cần cột và chăng cáp nhỏ che kín để trồng rau sạch.
- Còn khi chọn mô hình nhà nylon (green house) thì thường dùng trồng các loại hoa cao cấp: lan, lyly, tu lip, đồng tiền...
Ngoài Bắc đặc biệt là Hải Phòng thường hay có gió bão lớn nên khi thiết kế chọn vật tư vững chắc, kết cấu nhà nylon cũng khác. Chi phí sẽ rất đắt đỏ; cho nên hầu hết nhà kính làm khu vực phía bắc (trừ một số doanh nghiệp vốn lớn đầu tư ở một số tỉnh trên Tây Bắc, còn lại nhà kính vùng đồng bằng hầu hết là nhờ vào các dự án của Nhà nước hoặc tổ chức nào đó; chứ đầu tư 300 triệu/1000m2 thì cũng hơi bị lâu lấy lại vốn nếu không tính đối tượng trồng kinh tế.
- Nylon loại tốt thường dùng được khoảng 3 - 4 năm; nylon loại rởm 2 - 3 năm là tan rồi. Nên nói chung cần tính đối tượng trồng cho kỹ đã...
mình đang cần gấp màng kính, mình ở lai châu. bạn có thể cho mình biết đại chỉ mua màng kính uy tín được không
 


Back
Top