Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Trời ạ ! lại thêm 1 anh bạn ( một nhân vật cũng kỳ cựu trong nghề trồng Nấm rơm ) bị vướn vào căn bệnh quái ác này nữa rồi ( Nấm bông cải ) . cả 1 nhà trồng sau khi xã tơ chỉ qua 1 đêm thôi bao nhiêu công sức bổng tan chảy cả . Tại sao chúng không xuất hiện vào ban ngày mà lại thường hay vào ban đêm , là khoảng thời gian đối với đại đa số ACE nghề trồng nấm này thường bị mất kiểm soát nhất ( nhân công , kể cả chủ nhân đều yên giấc ) . Bởi nụ ghim thường sẽ được khởi phát vào ban đêm do những tác động kích thích bất ngờ của môi trường nhân tạo . Minh thường phải thức đêm trực canh thâu đêm cũng là vì nắm bắt được những nguyên lý này nên mới phải chịu khổ như vậy đấy . ACE vào nghề mà không thể bố trí thời gian để có thể kiểm soát được tốt hơn , thì không nên theo nghề này . Mất kiểm soát đồng nghĩa với mất năng suất , mất vốn ...
 
T
Trời ạ ! lại thêm 1 anh bạn ( một nhân vật cũng kỳ cựu trong nghề trồng Nấm rơm ) bị vướn vào căn bệnh quái ác này nữa rồi ( Nấm bông cải ) . cả 1 nhà trồng sau khi xã tơ chỉ qua 1 đêm thôi bao nhiêu công sức bổng tan chảy cả . Tại sao chúng không xuất hiện vào ban ngày mà lại thường hay vào ban đêm , là khoảng thời gian đối với đại đa số ACE nghề trồng nấm này thường bị mất kiểm soát nhất ( nhân công , kể cả chủ nhân đều yên giấc ) . Bởi nụ ghim thường sẽ được khởi phát vào ban đêm do những tác động kích thích bất ngờ của môi trường nhân tạo . Minh thường phải thức đêm trực canh thâu đêm cũng là vì nắm bắt được những nguyên lý này nên mới phải chịu khổ như vậy đấy . ACE vào nghề mà không thể bố trí thời gian để có thể kiểm soát được tốt hơn , thì không nên theo nghề này . Mất kiểm soát đồng nghĩa với mất năng suất , mất vốn ...
Chú nói lòng vòng công nghệ này, giải pháp nọ.
Chú đâu có nói thẳng vấn đề tại sao bị bông cải.
nguyên nhân?
phòng ngừa?
Xin hỏi Anh Tam vấn đề về lớp áo đậy nguyên liệu
theo như mình biết
có nơi ng ta lấy nylon đậy lên mô, có chổ lại ko đậy vì sợ hơi nước bám lên nylon rớt xuống lại nguyên liệu.
vậy giọt nước đó rớt xuống có ảnh gì ko?
đậy với ko đậy, cách nào hiệu quả hơn.
thanks Anh Tam.
 
A
Xin hỏi Anh Tam vấn đề về lớp áo đậy nguyên liệu
theo như mình biết
có nơi ng ta lấy nylon đậy lên mô, có chổ lại ko đậy vì sợ hơi nước bám lên nylon rớt xuống lại nguyên liệu.
vậy giọt nước đó rớt xuống có ảnh gì ko?
đậy với ko đậy, cách nào hiệu quả hơn.
thanks Anh Tam.
-Nếu nguyên liệu khi chất đạt độ ẩm đúng tiêu chuẩn (tầm 65%), thì đậy lại để ít bị mất nước do bốc hơi, Còn không đậy cũng được với điều kiện, nhà trồng nhỏ và kín, để giữ được nhiệt, và khi cấy meo, độ ẩm phải đạt tầm 75% để bù cho sự bốc hơi, và khi bóp meo ra cấy, phải trộn thêm lượng vôi bột mịn nhất định. Nhưng nhìn chung, đậy bạt vẫn tốt hơn, lượng nước trên bạt phủ (mồ hôi) sẽ không ảnh hưởng, ngược lại còn tốt cho bề mặt mô, nhưng chỉ tốt khi nguyên liệu phải luôn đạt tầm 35 độ nha. nếu ít hơn sẽ gây khó khăn cho tơ chạy dẫn đến tơ bị chết hàng loạt.
 
T
-Nếu nguyên liệu khi chất đạt độ ẩm đúng tiêu chuẩn (tầm 65%), thì đậy lại để ít bị mất nước do bốc hơi, Còn không đậy cũng được với điều kiện, nhà trồng nhỏ và kín, để giữ được nhiệt, và khi cấy meo, độ ẩm phải đạt tầm 75% để bù cho sự bốc hơi, và khi bóp meo ra cấy, phải trộn thêm lượng vôi bột mịn nhất định. Nhưng nhìn chung, đậy bạt vẫn tốt hơn, lượng nước trên bạt phủ (mồ hôi) sẽ không ảnh hưởng, ngược lại còn tốt cho bề mặt mô, nhưng chỉ tốt khi nguyên liệu phải luôn đạt tầm 35 độ nha. nếu ít hơn sẽ gây khó khăn cho tơ chạy dẫn đến tơ bị chết hàng loạt.
Còn 1 vấn đề nửa cần Anh Tam chỉ giáo
khi ủ đống, ko cần biết đống cao bao nhiêu, nhưng phía dưới đống ủ khoảng 10cm thì bông luôn luôn ướt. Bông này mà đem lên kệ cấy meo là thua, nấm mực đầy, hên thì ko có nấm mực nhưng có le que vài cây nấm rơm.
Cách Anh Tam xử lý cái đống bông ướt dưới đống ủ này thế nào?
thanks
 
A
Còn 1 vấn đề nửa cần Anh Tam chỉ giáo
khi ủ đống, ko cần biết đống cao bao nhiêu, nhưng phía dưới đống ủ khoảng 10cm thì bông luôn luôn ướt. Bông này mà đem lên kệ cấy meo là thua, nấm mực đầy, hên thì ko có nấm mực nhưng có le que vài cây nấm rơm.
Cách Anh Tam xử lý cái đống bông ướt dưới đống ủ này thế nào?
thanks
1 ngày trước khi chất, đảo đống ủ, theo hướng trên xuống dưới, trong ra ngoài và ngược lại, lúc này đồng thời làm cho bông chín mềm đều và độ ẩm cũng đều hơn, vì khi ủ đống khoảng 1 ngày là phần trên gần như bị khô, vắt mạnh cũng không ra giọt nước nào. Khi chất lên kệ mà ướt quá, thì khi cấy meo 4 ngày là thấy lú còi nấm mực ngay. Lượng nước vừa phải, mặc dù tơ không chạy trắng bệt, chỉ giăng như tơ nhện, nhưng chắc chắn ít tơ nấm dại hơn.
Còn 1 vấn đề nửa cần Anh Tam chỉ giáo
khi ủ đống, ko cần biết đống cao bao nhiêu, nhưng phía dưới đống ủ khoảng 10cm thì bông luôn luôn ướt. Bông này mà đem lên kệ cấy meo là thua, nấm mực đầy, hên thì ko có nấm mực nhưng có le que vài cây nấm rơm.
Cách Anh Tam xử lý cái đống bông ướt dưới đống ủ này thế nào?
thanks
-Nếu mỗi lần ủ 250 kg như bạn nói, mình chi sẽ bạn cách ủ này cho năng suất tốt hơn. Bạn mua tấm bạt cao su dày. đóng cây thành hình bất kỳ xuống nền đất, đưa tấm bạt vào giữa thành cái hồ dã chiến, để bông vô dậm cho thấm nước, sau đó bơm thêm nước vào cho ngập bông, bỏ vôi vô bông theo tỷ lệ bạn thường dùng, lấy cây đè mặt bông cho bông luôn nằm dưới mặt nước, sau 1 đêm vớt ra chất đóng ủ khoảng 2 ngày, ngày thứ 3 đem chất, hiệu quả sẽ thấy khác biệt rõ rệt.
 
Last edited by a moderator:
T
1 ngày trước khi chất, đảo đống ủ, theo hướng trên xuống dưới, trong ra ngoài và ngược lại, lúc này đồng thời làm cho bông chín mềm đều và độ ẩm cũng đều hơn, vì khi ủ đống khoảng 1 ngày là phần trên gần như bị khô, vắt mạnh cũng không ra giọt nước nào. Khi chất lên kệ mà ướt quá, thì khi cấy meo 4 ngày là thấy lú còi nấm mực ngay. Lượng nước vừa phải, mặc dù tơ không chạy trắng bệt, chỉ giăng như tơ nhện, nhưng chắc chắn ít tơ nấm dại hơn.

-Nếu mỗi lần ủ 250 kg như bạn nói, mình chi sẽ bạn cách ủ này cho năng suất tốt hơn. Bạn mua tấm bạt cao su dày. đóng cây thành hình bất kỳ xuống nền đất, đưa tấm bạt vào giữa thành cái hồ dã chiến, để bông vô dậm cho thấm nước, sau đó bơm thêm nước vào cho ngập bông, bỏ vôi vô bông theo tỷ lệ bạn thường dùng, lấy cây đè mặt bông cho bông luôn nằm dưới mặt nước, sau 1 đêm vớt ra chất đóng ủ khoảng 2 ngày, ngày thứ 3 đem chất, hiệu quả sẽ thấy khác biệt rõ rệt.
Có hồ ngâm qua đêm, giống bạn nói rồi.
Rồi bà con hay có tình trạng ủ đống mà pH bị tuột dưới 7, có trường hợp khi vô kệ cấy meo đc 1 ngày mới phát hiện pH tuột.
Bạn xử lý vấn đề này thế nào?
thanks.
 
A
Có hồ ngâm qua đêm, giống bạn nói rồi.
Rồi bà con hay có tình trạng ủ đống mà pH bị tuột dưới 7, có trường hợp khi vô kệ cấy meo đc 1 ngày mới phát hiện pH tuột.
Bạn xử lý vấn đề này thế nào?
thanks.
Vì vậy mới mới trộn 1 lượng vôi bột mịn vào meo khi cấy.
 
T
Vì vậy mới mới trộn 1 lượng vôi bột mịn vào meo khi cấy.
lúc trc có thấy ng trộn mà ko biết trộn cái gì, sợ trộn vôi sống vô chết meo luôn.

Mà theo bạn, 1 m2 kệ trồng, tốt nhất là chất bao nhiêu kg bông khô? Độ dầy bông bao nhiêu tối thiểu? Dầy bao nhiêu là tốt nhất?
 
D
Chú nói lòng vòng công nghệ này, giải pháp nọ.
Chú đâu có nói thẳng vấn đề tại sao bị bông cải.
nguyên nhân?
phòng ngừa?
Đã bảo bóc thử chúng ra xem ( quần xám tơ chết ) , kiểm tra rồi sẻ biết nguyên nhân , và biết nguyên nhân thì sẽ có cách ngừa thôi . làm đi Cháu ạ .
 
A
lúc trc có thấy ng trộn mà ko biết trộn cái gì, sợ trộn vôi sống vô chết meo luôn.
Không phải là vôi sống, mà là vội bột đã ngậm nước.
Mà theo bạn, 1 m2 kệ trồng, tốt nhất là chất bao nhiêu kg bông khô? Độ dầy bông bao nhiêu tối thiểu? Dầy bao nhiêu là tốt nhất?
Trời nóng thì chất mỏng, trời lạnh thì chất dày, tầm 8 đến 12 kg/ 1 m2 tùy thời tiết
 
T
Đã bảo bóc thử chúng ra xem ( quần xám tơ chết ) , kiểm tra rồi sẻ biết nguyên nhân , và biết nguyên nhân thì sẽ có cách ngừa thôi . làm đi Cháu ạ .
Trồng 1 năm nay rồi mà chưa trải qua bông cải nên ko biết nó thế nào, nhờ chú Dũng chỉ giáo thêm kinh nghiệm bông cải để có gì ngừa nó luôn, nhưng chắc ko có rồi kakaka
Không phải là vôi sống, mà là vội bột đã ngậm nước.

Trời nóng thì chất mỏng, trời lạnh thì chất dày, tầm 8 đến 12 kg/ 1 m2 tùy thời tiết
à, cách bảo quản nấm của bạn như thế nào vậy, có thể chia sẻ chút kinh nghiệm cho mọi người cùng đọc.
Topic rất cần những người như bạn!
Nói ngay và thẳng vào vấn đề trọng tâm,ngắn gọn xúc tích rất thích con người bạn!
Em hỏi nhiều câu cơ bản và sống chết vậy để khi bạn ấy trả lời.
mọi người cùng đọc xem đó là tư liệu cho ma mới lẫn kinh nghiệm sống chết cho ma cũ.
 
Trồng 1 năm nay rồi mà chưa trải qua bông cải nên ko biết nó thế nào, nhờ chú Dũng chỉ giáo thêm kinh nghiệm bông cải để có gì ngừa nó luôn, nhưng chắc ko có rồi kakaka

à, cách bảo quản nấm của bạn như thế nào vậy, có thể chia sẻ chút kinh nghiệm cho mọi người cùng đọc.

Em hỏi nhiều câu cơ bản và sống chết vậy để khi bạn ấy trả lời.
mọi người cùng đọc xem đó là tư liệu cho ma mới lẫn kinh nghiệm sống chết cho ma cũ.
Nút Like nhấn đc có 1 lần à,nhấn cái nữa nó "hủy thích" luôn! hehe
 
A
à, cách bảo quản nấm của bạn như thế nào vậy, có thể chia sẻ chút kinh nghiệm cho mọi người cùng đọc.
Xây 1 căn phòng khoảng 20 m2, gắn máy lạnh, khi nấm nhiều thì mở 16 độ, nấm ít thì mở 18 độ, còn ít nữa thì mở chế độ Dry để hút ẩm là chính, vì phòng ít ẩm thì nấm để được lâu, thường thì khoảng 2 ngày, nhưng áp dụng ít mẹo vặt, sẽ để được 4 ngày.
Nhớ che đường gió lại, để gió nhiều thổi vào nấm sẽ bị mềm hết.
 
D
rồng 1 năm nay rồi mà chưa trải qua bông cải nên ko biết nó thế nào, nhờ chú Dũng chỉ giáo thêm kinh nghiệm bông cải để có gì ngừa nó luôn, nhưng chắc ko có rồi kakaka
Vậy cháu đã làm đúng quy trình của khâu ủ rồi , cứ giử thao tác như vậy nó không phải dịch hại không phải e ngại lo sợ gì cả . cũng giống người trồng bên TQ vậy , khi mình hỏi một vài bệnh lạ họ không hề biết , vì họ làm đúng quá nên chẳng bao giờ xảy ra vì vậy họ cũng chẳng biết luôn .
 
A
Vậy cháu đã làm đúng quy trình của khâu ủ rồi , cứ giử thao tác như vậy nó không phải dịch hại không phải e ngại lo sợ gì cả . cũng giống người trồng bên TQ vậy , khi mình hỏi một vài bệnh lạ họ không hề biết , vì họ làm đúng quá nên chẳng bao giờ xảy ra vì vậy họ cũng chẳng biết luôn .
Hỏi như thế nào, bằng tiếng Trung hay tiếng Anh vậy?
2 thứ tiếng này mình cũng biết nói chút chút, đủ để trao đổi, nếu ông biết 2 thứ tiếng này, tôi xin được trao đổi bằng thứ tiếng này với ông nha.
 
T
Xây 1 căn phòng khoảng 20 m2, gắn máy lạnh, khi nấm nhiều thì mở 16 độ, nấm ít thì mở 18 độ, còn ít nữa thì mở chế độ Dry để hút ẩm là chính, vì phòng ít ẩm thì nấm để được lâu, thường thì khoảng 2 ngày, nhưng áp dụng ít mẹo vặt, sẽ để được 4 ngày.
Nhớ che đường gió lại, để gió nhiều thổi vào nấm sẽ bị mềm hết.
thanks bạn
có 1 ông anh
cấy meo dc 1 ngày rồi mà kiểm tra pH nguyên liệu còn có 6
theo bạn giờ phải xử lý như thế nào cho ổn.
Vậy cháu đã làm đúng quy trình của khâu ủ rồi , cứ giử thao tác như vậy nó không phải dịch hại không phải e ngại lo sợ gì cả . cũng giống người trồng bên TQ vậy , khi mình hỏi một vài bệnh lạ họ không hề biết , vì họ làm đúng quá nên chẳng bao giờ xảy ra vì vậy họ cũng chẳng biết luôn .
Bị chắc chết luôn, lúc trc bị mốc trắng thôi mà muốn khóc rồi chú ơi.
 
A
thanks bạn
có 1 ông anh
cấy meo dc 1 ngày rồi mà kiểm tra pH nguyên liệu còn có 6
theo bạn giờ phải xử lý như thế nào cho ổn.
-Cái này mình nói, làm hay không tùy bạn nhé, pha kali 0,5% với nước, phun lên mặt bông, rồi đậy lại ủ tơ tiếp, mục đích làm ấm giồng, và tăng sức sống cho tơ, do PH thấp chút chưa có gì đáng lo cả, nhưng sau khi dỡ bạt, thì phải mua vôi sống, bỏ vô lu nước 12 tiếng, lấy cây gì đó quậy đều lên, dùng vợt lượt lấy nước vôi đục (không cặn) pha chung phân Super lân 0,3%, tưới ướt đẩm, PH sẽ tăng lên lại thôi, nhưng liều lượng phải chuẩn nha, vì kali cũng giúp tơ nấm dại phát triển theo, quan trọng là nguyên liệu không được thấp hơn 35 độ, đương nhiên cũng đùng cao quá 37 độ.
-Bạn cứ gởi toàn bộ quy trình từ đầu cuối chi tiết qua email: trainamtamphung@gmail.com . mình xem có điểm nào chưa hợp lý sẽ chia sẽ với bạn để nâng năng suất cũng như ổn định và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp.
 
D
Hỏi như thế nào, bằng tiếng Trung hay tiếng Anh vậy?
2 thứ tiếng này mình cũng biết nói chút chút, đủ để trao đổi, nếu ông biết 2 thứ tiếng này, tôi xin được trao đổi bằng thứ tiếng này với ông nha.
Tiếng Anh thì rành chứ tiếng Trung biết thế nào được mà ở cái đất nước này họ rất bảo thủ ngay cả những doanh nghiệp lớn khi giao dịch với họ chỉ sử dụng tiếng của họ thôi không thèm nói tiếng Anh đâu , 6 - 7 năm trước ngày ấy còn chưa trồng Nấm , chỉ nghiên cứu tìm hiểu tư liệu thực tế để về triển khai . Mình qua bên ấy cùng mấy anh bạn dẫn đường ( khác nhành nghề ) và phải thuê thông dịch biên giới 250k/buổi đi hướng dẫn tìm hiểu đấy . Đâu có thuận lợi như những ACE khác có am hiểu ngoại ngữ nước họ . Đi còn phải cầm theo hình nữa chứ thông dịch dã chiến mà , họ cũng không biết phải dịch nó là gì nữa à . Từ chuyên môn thì không phải người TQ nào cũng biết .
-Bạn cứ gởi toàn bộ quy trình từ đầu cuối chi tiết qua email: trainamtamphung@gmail.com . mình xem có điểm nào chưa hợp lý sẽ chia sẽ với bạn để nâng năng suất cũng như ổn định và phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp.
Cách làm này mới đúng nè , mỗi người mỗi kiểu làm khác nhau , nói chung chung không thể giải quyết đúng vấn đề đôi khi lại gây tác dụng phụ .
 
Back
Top