Những thất bại của nhà nông

Chào cả nhà Agriviet !

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:
- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.

090129192138-62-839.jpg

- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Phần tôi đã xong, rất mong mọi người hãy chia sẻ hết những thất bại của mình để nông dân không còn thất bại nữa.
 


Last edited by a moderator:
Chào các bác,
Bữa nay
rảnh rỗi lang thang đọc được chủ đề này thấy hay và bổ ích quá nên cũng muốn chia sẽ một số cái "***" của mình cùng bà con:
- Về con heo công nghiệp:
tìm hiểu khá kỹ lưỡng về con vật này cộng với kinh nghiệm có sẵn của ông bà già nhưng cũng một phen lao đao khi mở trại nuôi
+ Đầu tiên là một phen lao đao khi thức ăn và thuốc thú y cho đàn heo trên trăm con chủ yếu mua từ đại lý cấp 2 ( Giá đội lên khoảng 10-15% tổng giá trị con heo).trong khoảng một năm bỏ công sức ra khá nhiều nhưng chủ yếu nuôi đại lý thức ăn và thú y
+ Dù được cảnh báo từ bà con, báo chí khá nhiều nhưng cũng bị lừa 3 lần do bọn lái cân đểu ( Đầu tiên là tụi nó dùng cái rọ bắt heo của tui nó có một thanh sắt di động khi cân rọ thì có cây đó nhưng lúc cân có heo thì tụi nó bỏ ra, lần thứ 2 là cái cân tụi nó dưới 100 kg thì đúng mà trên 100kg thì sai lệch, lần thứ 3 dùng cân có điều khiển từ xa ) qua 3 lần đó tự trang bị rọ bắt heo và cân luôn. Thêm cái viễn cảnh chèn ép vì mới bắt đầu chăn nuôi chưa có quen mối lái nhiều nên bị chèn ép liên tục.
+ Dù khá kĩ lưỡng trong phòng dịch nhưng chỉ một lần sơ hở và làm biếng là đi toi công sức cả mấy năm gầy dựng ( đơn giản là cái máy xịt thuốc bị hư cái vòi xịt thôi vì còn thời gian bảo hành nên đem ra sửa tụi nó hẹn 3 ngày sau ra lấy, lúc ra lấy thì hẹn thêm ba ngày nữa và cuối cùng là hơn mười ngày kg xịt thuốc sat trùng===> mặt người lúc đó xanh còn hơn tai heo luôn.<o:p></o:p>

- Tới con gà : Lấy kinh nghiệm từ heo rồi nên chuyển qua con này có phẩn êm xuôi và dễ chịu hơn một tí nhưng cuối cùng học phí cho con này cũng khá cao so với mấy phí đại học 5 năm bây giờ.<o:p></o:p>
+ Đầu tiên là vì có kinh nghiệm nhiều qua nên mới ra nông nỗi này:Thấy trên diễn đàn nói về máy ấp trứng hiệu quả quá nên quyết định kg mua gà con mà đầu tư hẳn cái máy ấp trứng thu gom trứng lòng vòng trong xóm về ấp, kết quả là tỉ lệ nở chưa tới 50% thế là học phí cho cái máy này là hơn 500 quả trứng .<o:p></o:p>
+ Quá sợ với cái máy này rồi nên quyết định mua gà con một tuần tuổi về nuôi cho dễ nhưng học phí cái này cũng không thua gì học phí cái máy( kg nhớ rỏ là lý do gì mà chỉ trong một đêm cúp điện kg có gì để sưởi ấm cho đàn gà 10 ngày tuổi đó mà tỉ lệ ra đi cũng khoảng 30%.<o:p></o:p>
Nhưng so với heo thì nhờ có kinh nghiệm hơn nên học phí cũng nhẹ hơn so vớ heo phần nào.<o:p></o:p>
Cẩn thận hơn từ 2 con vật trước và rút kết kinh nghiệm từ nó nên đợt này mình đổi chiến thuật là nuôi thử nghiệm trước<o:p></o:p>
- Tới heo rừng: giờ thì kinh nghiệm khá nhiều nên sẽ không đầu tư lớn nữa mà sẽ thử nghiệm thế là 8 con heo rừng được đem về để thử nghiệm ( Nhưng giá lúc đó khá cao) và đợt này dù không vướng gì đến vấn đề kĩ thuật nhưng hiện nay đầu ra kg ổn định và hiện tại chủ yếu là tăng đàn chứ bán không đáng kể. ( Thế là cũng phải đóng một khoản học phí )<o:p></o:p>
Từ những kinh nghiệm trên rút ra thêm một bài học nữa là không chạy theo thị trường thế là thử nghiệm tiếp mấy con ( hiện tại chưa thây kết quả gì chưa thấy ai đòi học phí)<o:p></o:p>
Cuối cùng đang đăng kí học thêm một môn mới là chăn nuôi những con mà người ta đang chán nãn giá xuống kg thể thấp hơn đó là con Nhím @.<o:p></o:p>
Tên Nhím @ ( vì mọi việc từ mua bán đến cách làm chuồng và chỉ dẩn cách bắt nhím bị sổng chuồng đều thực hiện qua mạng hết vì lúc đó đang đi công tác mà có bầy nhím thanh lý trên diễn đàn này nên chơi luôn ). Dù vừa thử nghiệm đây nhưng cũng bao phen hốt hoảng vì nó rồi.<o:p></o:p>
+ Mới vừa được chủ nó giao chiều hôm trước sáng hôm sau là 4 con leo chuồng ra ngoài đi tham quan trang trại <o:p></o:p>
+ Sau đó vài tuần thì nửa đêm đang ngon giấc thì có bẩm báo là nó lại leo ra đi tham quan tiếp thế là một phen hốt hoảng thứ 2<o:p></o:p>
Thế là cũng có bài học cho riêng nó rồi . Dù 2 lần leo ra nhưng may mắn là vườn có lưới rào B40 xung quanh nên kg ảnh hưởng gì.
Kinh hoàng quá! Bác ngược quá khứ 10năm nữa à! Làm bao giờ bù đắp nổi mấy bàn thua ấy
 


cái thất bại thảm hại nữa là của mấy ông khuyến nông . ở địa phương tui họ khuyến cáo trồng ca cao trên diện rộng , đem phóng viên báo huyện quay chụp đăng tin khí thế , trong khi đó cây chủ lực và thích hợp khí hậu thổ nhưỡng đầu ra khá thuận lợi là cây dâu tằm thì không ai màng tới ,chưa hết ,khi cao su có giá lại tiếp tục khuyến khích trồng cao su tới giờ rớt giá cao su lại cưa trồng dâu tằm, tiếp nữa , bây giờ giật mình họ tiếp tục khuyến cáo dâu tằm mở rộng , nào là hội thảo ư? kỹ thuật ư? , cây dâu giống đắt như tôm tươi ,,,,, không biết vài năm nữa hạ giá họ sẽ trồng gì nữa các bác ??????????
Nghe bằng 2tai để nó có chỗ thoát, nghe 1tai hay bị ứ đọng ở não nên cứ nghĩ rồi thấy hay và làm mới lãnh đủ hậu quả.
 
Vấn đề rủi ro trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân là một vấn đề rất cũ, rất tiếc là ông anh bạn đã chọn giải pháp cũng không an toàn lắm khi triển khai dự án. Và theo tôi đây chính là một trong những trở ngại lớn cản trở sự phát triển của nông nghiệp VN. Nông nghiệp VN vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển. Vấn đề là vốn. Nhưng với kiểu làm ăn như bạn nêu của nông dân thì ít có doanh nghiệp nào dám đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy tìm ra giải pháp kiểm soát rủi ro cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn là đau đầu không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, mà còn của cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn đầu tư vào nông nghiệp. Tôi thì cho rằng việc doanh nghiệp đầu tư cho nông dân sản xuất bản chất là cung cấp tín dụng cho nông dân dựa trên tín chấp, mà nông dân thì thường đặt lợi ích kinh tế trước mắt cao hơn chữ tín do họ phải lo những vấn đề trong ngắn hạn, còn chữ tín là chuyện dài hơi, nên sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thấy lợi ích trước mắt mà nếu có mất thì chỉ mất chữ tín với doanh nghiệp. Dựa vào chính quyền cơ sở thì cũng rủi ro như bạn đã thấy, vì thật ra ràng buộc pháp lý và kinh tế của chính quyền cơ sở là không cao. Vì vậy theo tôi khoản tín dụng này cần được quản lý theo cách mà ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) đang quản lý đối với các khoản mà ngân hàng đang cho nông dân vay tín chấp. Như vậy lý tưởng nhất là nên có mối liên hệ 3 bên: doanh nghiệp hợp đồng với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng CSXH cho nông dân vay để thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp, nếu nông dân không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng CSXH một mặt sử dụng các công cụ hiện có của họ để tìm cách thu hồi khoản tín dụng đã cho nông dân vay, một mặt dùng quỹ phòng ngừa rủi ro của mình để thanh toán và đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Có như vậy thì doanh nghiệp mới dám tự tin đầu tư vào sản xuất nông sản. Và tỷ lệ mà nông dân dám phá bỏ hợp đồng với ngân hàng CSXH cũng sẽ ít hơn rất nhiều, vì vấn đề bây giờ không chỉ là chữ tín với doanh nghiệp ABC (có ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống của họ) nữa, mà là chữ tín của họ đổi với một thiết chế tín dụng của nhà nước, cơ quan đang tài trợ cho rất nhiều chương trình có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của họ như xóa đói giảm nghèo, vay vốn cho con đi học, ...vv. Cơ chế này cũng hạn chế được rủi ro doanh nghiệp chạy làng không thu mua cho nông dân khi số vốn của họ đầu tư cho nông dân thấp hơn nhiều so với thiệt hại mà họ có thể có (do biến động thị trưởng) nếu thực hiện đúng hợp đồng với nông dân . Vấn đề là nhà nước phải đứng ra chỉ đạo ngân hàng CSXH, nếu nhà nước thực sự muốn khơi thông nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp nông thôn.
Giải pháp của bác rất hay, rất mong có thêm chia sẻ từ thực tế đối với những việc hợp tác như vậy.
 
bác có thể cho e chia sẻ lại kn này của b đc k ạ, e sẽ trích nguồn đầy đủ ạ
1)Cá gạn lại không nên mua để thả tiếp vì nó là loại cá nuôi lâu bị còi, nuôi đến qua tháng tết cá sẽ chửa. Cá trôi dễ bị chết, cá khác để ra cá con tạp nuôi kém.
2)Tham nuôi mật độ dày đặc, thức ăn không đầy đủ, cá không đều, cá đạt biểu cân loại 1,2 ít>giá rất rẻ.
Hai bài học xương máu mà nghe có vẻ dễ ăn "giàu nuôi cá, khá nuôi heo".
 
Nói về thất bại trong chăn nuôi thì em đây có lẽ chắc là người đen nhất trong topic này . Hôm nay em sẽ kể cho các bác nghe!
Em trước làm công nhân cho 1 cty điện tử với mức lương cũng ổn, do áp lực công việc nhiều nên em nghỉ làm và chuyển sang làm nông luôn. Lúc em còn làm cty thì em có gom vốn mua được cặp bò cho bố em chăn, đến lúc em nghỉ em mua thêm 2cặp nữa vậy là đàn bò có 6 con lúc em mua thì mua bò mẹ con vì nhân đàn nó nhanh lúc em mua năm 2014 lúc bò đang hot và em mua giá đắt. Sau 2 năm em nuôi phát hiện ra những con bò em mua toàn là bò già và rất khó thụ thai .em thụ tinh đi thụ tinh lại không được ,có con em phải thụ tinh đến 5 lần . Và trong thời gian đó em nuôi cả bò đực lấy thitt nữa nhưng sau 1 năm bò thịt thì không lớn mấy còn bò cái thì không sinh sản => em chán và bán. Lúc em bán năm 2016 bò rẻ và em bán bò cái già nên bị trả học phí

Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của e là không biết chọn nguồn gốc bò, và không biết xem tướng bò. Vì nuôi bò thịt rất quan trọng trong việc xem tướng (là xem con bò ấy phát trển và sinh sản...) và em làm theo phong trào dẫn đến cung cầu không cân bằng dẫn đến mất giá.
Trong thời gian nuôi bò em còn nuôi giun quế, cá rô đồng, ốc , lươn, chạch ,và 1 ao cá trăm chép trôi mè. Cái gì cũng có thất bại và hôm nào có thời gian em nói tiếp.
 
thật sự về làm ăn thì em mới là người thất bại nhiều nhất nhưng cũng may chỉ là đầu tư nhỏ hầu như từ bé đến giờ em đầu tư vào làm cái gì cũng thất bại chưa thấy thành công bao giờ ngay cả bây giờ , còn những gì các bác thấy chỉ là những cái mà bố mẹ em làm ra mất rất nhiều công sức để dựng lên mới được như ngày hôn nay còn bản thân em thì vẫn là người thất bại lếu nói thất bại của em thì không có thể kể hết tóm lại em là người đen nhất thế gian

thật buồn
topic này là kể về thất bại đi bác,chứ ko phải than vãn ạ.hihi
 

thật sự về làm ăn thì em mới là người thất bại nhiều nhất nhưng cũng may chỉ là đầu tư nhỏ hầu như từ bé đến giờ em đầu tư vào làm cái gì cũng thất bại chưa thấy thành công bao giờ ngay cả bây giờ , còn những gì các bác thấy chỉ là những cái mà bố mẹ em làm ra mất rất nhiều công sức để dựng lên mới được như ngày hôn nay còn bản thân em thì vẫn là người thất bại lếu nói thất bại của em thì không có thể kể hết tóm lại em là người đen nhất thế gian

thật buồn
năm nay gà giống ăn đủ chú Thủy nhỉ. A cũng kiếm được ít từ trê lai và rô phi tạp đê bán. Làm ăn thắng thua là thường, mình không chơi bời, cờ bạc ai trách
 
Rất cám ơn bác Trang Trại Nhị Song Đôi về topic này .
Có thể thất bại của các bác là nỗi buồn , nỗi đau .
Nhưng nó giúp cho những người đi sau như em tiếp thu được nhiều kinh nghiệm .
Em còn nhỏ lắm , mới 28 tuổi thôi . Thất bại lớn nhất là làm Cò đá banh , người chơi bùng tiền mà ko có khả năng nào để thu gom lại , trong khi đó thì phải vay mượn tiền để trả cho Thầu . Có thể thất bại của em không liên quan đến diễn đàn nông nghiệp nhưng em muốn chia sẽ và em muốn làm lại 1 con người khác . Con đường của em đã đi trước đó là sai , em muốn làm 1 nghề gì có ích cho bản thân , gia đình thui , còn xã hội thì nó bao la quá .
Nghề nông được em quan tâm nhất :
+ 1 : Gia đình em có 1 mãnh vườn nhỏ khoảng 2500 m2 , em muốn làm kinh tế theo mô hình : Trùn quế + Gà Ác + 1 Ao nuôi cá ( Lóc or giống nuôi khác )
+ 2 : Em từ bỏ hết các cuộc vui nơi đô thi , 1 mình 1 mãnh đất để cho lòng thanh thãn .
+ 3 : Em rất cộc tính , khó tính . Ngay cả ba mẹ em còn nhận xét , suốt đời mày ko bao giờ làm công cho ai đc hết . Nên làm nhà nông thì xem như mình vừa làm công vừa làm chủ bản thân mình .
Mong là có nhiều bác cùng chia sẽ thêm .
Rất cám ơn .
Em cũng giống bác, thất bại ê chề, đang cố làm lại từ nông nghiệp, mình ko biết bao giờ được như xưa, những thứ tha bạn ah. Cuộc sống mà, vẫn phải cố lên phía trước thôi!
Mình trồng ngô, ai cũng chê cười, nhưng rồi mình thấy giá trị cây ngô còn kính tế cao hơn cả cà phê, hồ tiêu. 2 bằng đại học về làm nn, mới trồng, hỏi thì ai cũng nói chung chung,, tự mình mày mò thôi. Hỷ vong lúc nào đó dc ngồi với bác uống ly c phê trao đổi kỳ thuật về nn
 
Topic hay quá ha. thất bại lúc nào cũng sẽ có. theo mình làm cái gì vốn lớn lớn cũng nên làm nho nhỏ mô hình điểm. thất bại cũng còn ngóc lên đc.
»
nói chung thì những chuyện này chẳng có gì lạ, tôi từ nhỏ đã gắn liền với nghề nông tôi thừa biết cảnh đợt mùa mất giá , được giá thì mất mùa, dịch bệnh hoành hành, ảnh hưởng của thời tiết ....nhưng cạnh đó thì đây là cái bệnh của đa số bà con nông dân nước ta. đa số thì bà con nông dân canh tác theo kiểu tự phát(trúng đâu làm đó),theo hướng nhỏ lẻ, thủ công, còn thô sơ lạc hậu
và còn thiếu sự quan tâm của nhà nước dẫn đến thiếu thông tin về mặt kĩ thuật hoạt giá cả thị trường...
ta có câu" thất bại là mẹ thành công" nhưng với kiểu thất bại lại nối tiếp thất bại thế này thì......!!
bên cạnh đó thì tôi muốn hỏi là có ai ở " NINH THUẬN" ko??? :))

Phan rang đây đồng hương
 
Last edited:
Xin chia sẻ thêm về sự cố khi nuôi trùn quế: Vấn đề này tôi đã có trình bày ở topic khác rồi nhưng bây giờ "gom bi" về đây cho tiện mọi người theo dõi.

Đại loại là các yêu cầu kỹ thuật đều đáp ứng đầy đủ. Từ chuồng trại cho đến phòng trừ kiến chim gà chuột...
Cho ăn cũng đều đặn đầy đủ. Trùn phát triển tốt, năng suất thấy khá cao. Thế nhưng cuối cùng thì trùn cũng "ra đi" sạch sẽ vì con ...dế trũi.
Điều không lường được là trứng dế trũi nằm ở ngay phân bò mua về cho trùn ăn. Vì phân mua gom các gia đình chăn nuôi bò nên không đồng đều. Có nhà để lâu, có nhà mau có phân hơn, nhà nào để lâu thì dế trũi phát triển đẻ trứng vào. Ta cho trùn ăn lại là vô tình tiếp tay cho "giặc" vì điều kiện sinh khối trùn vô cùng thích hợp để trứng dế nở và phát triển.
Hỏi kinh nghiệm những nơi nuôi lớn thì người ta không biết vì họ cho ăn phân tươi lấy ở trại nuôi bò sữa tập trung nên không có trứng dế. Sau này tôi hỏi thăm nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thì biết rằng đa số bị thất bại do dế trũi này. Nhưng bản thân họ cũng không biết vì sao, chỉ khi hỏi họ mới nói là có thấy nhiều dế chứ không nghĩ dế hại trùn.

Cách giải quyết cũng không khó lắm : Chỉ cần có một cái bể, phân bò mua về trước khi cho trùn ăn thì cho vào bể ngâm nước khoảng hai ngày (đằng nào ta cũng hòa phân với nước khi cho trùn ăn mà). Trứng dế sẽ chết
hay quá ah
 


Back
Top