Những thất bại của nhà nông

Chào cả nhà Agriviet !

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:
- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.

090129192138-62-839.jpg

- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Phần tôi đã xong, rất mong mọi người hãy chia sẻ hết những thất bại của mình để nông dân không còn thất bại nữa.
 


Last edited by a moderator:
Thêm bài học về quản lý nữa nè các bạn.
Ông Anh mình có một dự án về trồng khoai tây ở Lâm đồng để bán cho Pepsi để họ làm khoai tây chiên (Chip).
Cách thực hiện và quản lý của dự án thế này:
  • Công ty đầu tư giống, phân bón và một phần kinh phí cho người nông dân. Sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thị trường đã trừ một phần chi phí đầu tư.
  • Khâu quản lý được giao khoán cho UB xã, có các thành phần hội nông dân, khuyến nông, hội phụ nữ tham gia. Chi phí quản lý được thanh toán trực tiếp cho Xã.
Kết quả:
  • Sau 2 năm thì công ty phải rời bỏ chiến trường.
Lý do:
  • Sản phẩm đạt chất lượng thì nông dân tuồn ra bán cho tư thương bên ngoài với giá cao hơn giá nhập về kho công ty. (giá công ty thấp hơn, do đã khấu trừ một phần chi phí đầu tư giống, phân, và tiền ứng ban đầu)
  • UB xã ký hợp đồng quản lý nhưng không thể quản lý được, ngay cả người nhà cán bộ xã cũng tuồn hàng ra bên ngoài. Và có thể nói rằng: hợp đồng của tập thể thì không ai có trách nhiệm quản lý.
  • Khi thời tiết bất lợi, sản phẩm không đạt chất lượng thì nông dân mới chở đến kho của công ty.
Bài học rút kinh nghiệm:
  • Không nên quá tin tưởng đến chính quyền trong việc giao khoán quản lý, bảo vệ. Vì khi họ nhậu vui thì hứa hẹn rất nhiều, nhưng công việc lâu dài thì không thể giao cho họ.
  • Hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng có vấn đề khi công ty đầu tư ứng vốn tương đối nhiều cho nông dân mà hợp đồng bao tiêu sản phẩm chưa tìm được cách ràng buộc chặt chẽ. Mà cách ràng buộc hợp đồng sao cho thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người nông dân thì hiện nay cũng chưa tìm ra.
Bác nào có phương thức hợp tác bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì chia sẽ cho anh em với nhé. Thanks
Vấn đề rủi ro trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân là một vấn đề rất cũ, rất tiếc là ông anh bạn đã chọn giải pháp cũng không an toàn lắm khi triển khai dự án. Và theo tôi đây chính là một trong những trở ngại lớn cản trở sự phát triển của nông nghiệp VN. Nông nghiệp VN vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển. Vấn đề là vốn. Nhưng với kiểu làm ăn như bạn nêu của nông dân thì ít có doanh nghiệp nào dám đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy tìm ra giải pháp kiểm soát rủi ro cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn là đau đầu không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, mà còn của cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn đầu tư vào nông nghiệp. Tôi thì cho rằng việc doanh nghiệp đầu tư cho nông dân sản xuất bản chất là cung cấp tín dụng cho nông dân dựa trên tín chấp, mà nông dân thì thường đặt lợi ích kinh tế trước mắt cao hơn chữ tín do họ phải lo những vấn đề trong ngắn hạn, còn chữ tín là chuyện dài hơi, nên sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thấy lợi ích trước mắt mà nếu có mất thì chỉ mất chữ tín với doanh nghiệp. Dựa vào chính quyền cơ sở thì cũng rủi ro như bạn đã thấy, vì thật ra ràng buộc pháp lý và kinh tế của chính quyền cơ sở là không cao. Vì vậy theo tôi khoản tín dụng này cần được quản lý theo cách mà ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) đang quản lý đối với các khoản mà ngân hàng đang cho nông dân vay tín chấp. Như vậy lý tưởng nhất là nên có mối liên hệ 3 bên: doanh nghiệp hợp đồng với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng CSXH cho nông dân vay để thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp, nếu nông dân không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng CSXH một mặt sử dụng các công cụ hiện có của họ để tìm cách thu hồi khoản tín dụng đã cho nông dân vay, một mặt dùng quỹ phòng ngừa rủi ro của mình để thanh toán và đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Có như vậy thì doanh nghiệp mới dám tự tin đầu tư vào sản xuất nông sản. Và tỷ lệ mà nông dân dám phá bỏ hợp đồng với ngân hàng CSXH cũng sẽ ít hơn rất nhiều, vì vấn đề bây giờ không chỉ là chữ tín với doanh nghiệp ABC (có ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống của họ) nữa, mà là chữ tín của họ đổi với một thiết chế tín dụng của nhà nước, cơ quan đang tài trợ cho rất nhiều chương trình có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của họ như xóa đói giảm nghèo, vay vốn cho con đi học, ...vv. Cơ chế này cũng hạn chế được rủi ro doanh nghiệp chạy làng không thu mua cho nông dân khi số vốn của họ đầu tư cho nông dân thấp hơn nhiều so với thiệt hại mà họ có thể có (do biến động thị trưởng) nếu thực hiện đúng hợp đồng với nông dân . Vấn đề là nhà nước phải đứng ra chỉ đạo ngân hàng CSXH, nếu nhà nước thực sự muốn khơi thông nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp nông thôn.
 


Last edited by a moderator:
Đa số thất bại do tâm lý mì ăn liền khi làm việc gì ko bỏ thời gian ra nghiên cứu kỹ.
 
Thêm bài học về quản lý nữa nè các bạn.
Ông Anh mình có một dự án về trồng khoai tây ở Lâm đồng để bán cho Pepsi để họ làm khoai tây chiên (Chip).
Cách thực hiện và quản lý của dự án thế này:

  • Công ty đầu tư giống, phân bón và một phần kinh phí cho người nông dân. Sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thị trường đã trừ một phần chi phí đầu tư.
  • Khâu quản lý được giao khoán cho UB xã, có các thành phần hội nông dân, khuyến nông, hội phụ nữ tham gia. Chi phí quản lý được thanh toán trực tiếp cho Xã.
Kết quả:

  • Sau 2 năm thì công ty phải rời bỏ chiến trường.
Lý do:

  • Sản phẩm đạt chất lượng thì nông dân tuồn ra bán cho tư thương bên ngoài với giá cao hơn giá nhập về kho công ty. (giá công ty thấp hơn, do đã khấu trừ một phần chi phí đầu tư giống, phân, và tiền ứng ban đầu)
  • UB xã ký hợp đồng quản lý nhưng không thể quản lý được, ngay cả người nhà cán bộ xã cũng tuồn hàng ra bên ngoài. Và có thể nói rằng: hợp đồng của tập thể thì không ai có trách nhiệm quản lý.
  • Khi thời tiết bất lợi, sản phẩm không đạt chất lượng thì nông dân mới chở đến kho của công ty.
Bài học rút kinh nghiệm:

  • Không nên quá tin tưởng đến chính quyền trong việc giao khoán quản lý, bảo vệ. Vì khi họ nhậu vui thì hứa hẹn rất nhiều, nhưng công việc lâu dài thì không thể giao cho họ.
  • Hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng có vấn đề khi công ty đầu tư ứng vốn tương đối nhiều cho nông dân mà hợp đồng bao tiêu sản phẩm chưa tìm được cách ràng buộc chặt chẽ. Mà cách ràng buộc hợp đồng sao cho thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người nông dân thì hiện nay cũng chưa tìm ra.
Bác nào có phương thức hợp tác bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì chia sẽ cho anh em với nhé. Thanks

Rất có ý nghĩa ^!^ Đúng là để hợp tác trong nông nghiệp ko pải đơn giản, Mong ai có kinh nghiệm trong mảng này chia sẻ cho mọi người.

Còn đây là thất bại của ông cậu tôi đây:
Cậu tôi nuôi ba ba, lúc đầu ông thả nuôi 2000 con một tháng tuổi. Nuôi được 3 tháng thấy ba ba phát triển tốt, vì ao rộng nên ông mua thêm 3,000 con 1 tháng tuổi để thả cùng với 2,000 con trước. Tôi biết nên khuyên ông không nên nuôi 2 lứa ba ba trong cùng một ao. Cậu tôi không nghe lời tôi vì cho rằng tôi học kinh tế thì biết gì về chăn nuôi mà khuyên. Sau khi ông thả tiếp 3,000 con tôi nói với cậu tôi một câu làm ông rất tức giận tôi. Tôi nói " Con đảm bảo với cậu trong vòng 7 tháng nữa trong ao cậu còn không quá 1,000 trong tổng số 5,000 con". Ông nuôi tiếp 9 tháng và dự định kéo lên bán bớt những con lớn, khi kéo lên thì đúng như lời tôi nói còn không quá 1,000 con và ba ba bị thương rất nhiều. Lúc này ông gọi tôi và nói " cậu đã sai khi không nghe lời con " Cậu tôi muốn biết nguyên nhân nào làm ba ba chết nhiều như vậy trong khi nguồn nước rất tốt. Tôi giải thích ba ba chết vì những nguyên nhân sau:
- Khi thả ba ba không đồng cỡ con lớn tranh ăn cắn con bé bị thương nhiêm bệnh rồi chết. Cậu tôi thắc mắc vậy phải còn gần 2,000 con mới đúng chứ.
- Tôi giải thích thêm ba ba còn ít vậy vì chỉ còn những con ba ba đực của lứa đầu còn sống thôi, con cái đã chết hết rồi.

=> Nuôi ba ba phải có ít nhất hai ao, sáu tháng đầu thả nuôi ở ao thứ nhất. Sau sáu tháng thì bắt hết ba ba lên, tách đực cái nuôi riêng. Nếu không làm như vậy thì khoảng 8 tháng ba ba thành thục sinh dục con đực sẽ đeo con cái liên tục làm con cái kiệt sức rồi chết. Khi nuôi sinh sản người ta ghép 1 đực với 5 cái là vừa. Còn ở đây một cái phục vụ cho 5 đực thì không chết mới lạ. Rất nhiều người nuôi ba ba không hiểu vì sau ba ba bị mất xác từ tháng thứ 8 trở về sau.
-
Bác lại cho em thêm một kinh nghiệm quý báu rồi, Bây giờ thì em đã hiểu tại sao mà baba nhà e hồi xưa toàn bị lở loét quanh mai và kinh nghiệm tách đực tách cái rất đáng quý, cảm ơn bác.

Vấn đề rủi ro trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân là một vấn đề rất cũ, rất tiếc là ông anh bạn đã chọn giải pháp cũng không an toàn lắm khi triển khai dự án. Và theo tôi đây chính là một trong những trở ngại lớn cản trở sự phát triển của nông nghiệp VN. Nông nghiệp VN vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển. Vấn đề là vốn. Nhưng với kiểu làm ăn như bạn nêu của nông dân thì ít có doanh nghiệp nào dám đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy tìm ra giải pháp kiểm soát rủi ro cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn là đau đầu không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, mà còn của cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn đầu tư vào nông nghiệp. Tôi thì cho rằng việc doanh nghiệp đầu tư cho nông dân sản xuất bản chất là cung cấp tín dụng cho nông dân dựa trên tín chấp, mà nông dân thì thường đặt lợi ích kinh tế trước mắt cao hơn chữ tín do họ phải lo những vấn đề trong ngắn hạn, còn chữ tín là chuyện dài hơi, nên sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thấy lợi ích trước mắt mà nếu có mất thì chỉ mất chữ tín với doanh nghiệp. Dựa vào chính quyền cơ sở thì cũng rủi ro như bạn đã thấy, vì thật ra ràng buộc pháp lý và kinh tế của chính quyền cơ sở là không cao. Vì vậy theo tôi khoản tín dụng này cần được quản lý theo cách mà ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) đang quản lý đối với các khoản mà ngân hàng đang cho nông dân vay tín chấp. Như vậy lý tưởng nhất là nên có mối liên hệ 3 bên: doanh nghiệp hợp đồng với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng CSXH cho nông dân vay để thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp, nếu nông dân không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng CSXH một mặt sử dụng các công cụ hiện có của họ để tìm cách thu hồi khoản tín dụng đã cho nông dân vay, một mặt dùng quỹ phòng ngừa rủi ro của mình để thanh toán và đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Có như vậy thì doanh nghiệp mới dám tự tin đầu tư vào sản xuất nông sản. Và tỷ lệ mà nông dân dám phá bỏ hợp đồng với ngân hàng CSXH cũng sẽ ít hơn rất nhiều, vì vấn đề bây giờ không chỉ là chữ tín với doanh nghiệp ABC (có ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống của họ) nữa, mà là chữ tín của họ đổi với một thiết chế tín dụng của nhà nước, cơ quan đang tài trợ cho rất nhiều chương trình có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của họ như xóa đói giảm nghèo, vay vốn cho con đi học, ...vv. Cơ chế này cũng hạn chế được rủi ro doanh nghiệp chạy làng không thu mua cho nông dân khi số vốn của họ đầu tư cho nông dân thấp hơn nhiều so với thiệt hại mà họ có thể có (do biến động thị trưởng) nếu thực hiện đúng hợp đồng với nông dân . Vấn đề là nhà nước phải đứng ra chỉ đạo ngân hàng CSXH, nếu nhà nước thực sự muốn khơi thông nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp nông thôn.

Một phương thức quản lý rất hay, Bác đã trả lời một phần câu hỏi cho @anh hung xa điêu và em. Mọi người ai có cách quản lý hợp tác trong nông nghiêp xin mời share cho anh em trên room^^
 
kinh nghiệm cũi các bác thật bỗ ích
các bác có kinh nghiệm nào vào chia sẽ với

có ai từng trồng na7m o chia sẽ với
 
ối !trong chăn nuôi nhất là nuôi thủy sản tui dám chắc không một ai đi đến thành công mà chưa từng đi qua thất bại,có những thất bại con con đến những thất bại nhớ đời,(bị cái tật hay quên )quá nhiều thật bại nên không còn nhớ cái thất bại nào là có ích cho bạn đọc nữa !
.....................................................................
Bác maquemau làm vết thương lòng vừa lành của Umt nó rướm máu .
Đúng thiệt quá nhiều thất bại nếu không vì thương làng quê nghèo khổ của mình thì chỉ có mà bỏ chạy mất dép.
Xin từ từ kể lại cho bà con nghe những cái ngu và thất bại cuả Umt trước hết là về nuôi cá .
Đang làm ngành du lịch thu nhập cũng khá, năm 2000 do sợ sự cố Y2K hay sao mà năm đó khách thưa vắng hẳn. Buồn tình về quê chơi và nghe người cậu than thở thiếu vốn làm ăn chứ nếu không thì đời sống không đến nổi.
Ổng nói :
_ Nội cái nuôi cá rô thôi, mưa xuống cá rô bí (cá rô con cở bằng hạt bí)chợ bán 5 ngàn (hồi đó tiền có gía) một tô bự. Có vốn mày mua thả xuống một tấn cuối mùa mày xúc lên mấy tấn tính thử coi ? Giá bán cá lớn 15,18 ngàn một ký lời cở
nào mày thấy hông ?
_ Củ (cậu) nhắm làm được thì hùn, bên bỏ vốn bên bỏ công, ăn đồng chia đủ .

Đếm cua trong lỗ thấy quá dễ ăn. Khi bắt tay vô làm, nội cái mua cho có vài trăm ký cá rô con cũng trần ai (nhưng hên nhờ vậy mà thua nhỏ). Thả xuống ao(mương vừơn 2m ngang dài 100m) cũng lấy lá chằm bao kín xung quanh cho cá đừng đi, cũng thả cám treo đèn dụ côn trùng cho cá ăn nhưng tới khi hết mưa tát đìa cá đi gần sạch chỉ còn lại vài ký cá làm biếng (không chịu đi) cho mình kho ăn đỡ buồn.
_ Ậy ! Tại hồi tháng...ông trời đổ mấy cây mưa quá tai ngập lênh láng...chắc nó đi lúc đó. Giờ tao biết rồi, giống này không nên nuôi hay mày nuôi con cá bóng tượng đi dạo này cá bóng tượng có giá lắm.
Ông cậu bào chữa cho thất bại . Thua một trận tuy nhỏ cũng cay mủi (không cay tiền) nên Umt vừa muốn gở gạc thể diện với bà CT xã vừa muốn giúp người cậu :
_ Ừ , nhưng con nghe nói con cá này nó đào hang và cũng đi dử lắm hổng thua gì cá rô đâu.
_ Không sợ, con cá bóng tượng nó không có leo như cá rô hay phóng rồi lóc đi như cá lóc nên mày khỏi lo. Tao coi ngoài Rạch Sỏi có bán lưới cào củ chừng mươi ngàn một ký, mình mua về mổ ra ráp lại thành cái vèo, tụi nó ở trong vèo chạy đi đâu. Cho ăn thì mỗi ngày tao chạy ra Tắc cậu mua cá cơm có 2 ngàn/ký cộng thêm cá nhỏ tao đi xúc hay mua lại của bà con xúc xung quanh cũng dư cho ăn .
Để chắc ăn Umt đi chợ Gò Quao coi giá cá, gặp người cậu bà con khác có vựa ở chợ bày cách :
_ Đừng nuôi từ nhỏ, con này chậm lớn lắm. Ở đây cậu thu mua cá đủ cỡ, mày mua loại dưới hai khiá (180gram) gía 60ngàn nuôi chừng tháng lớn trên hai khiá mày bán từ 90ngàn trở lên, gan nửa nuôi lên ba khía thì từ 150 đến 180 ngàn/ký, cứ vậy hết đợt này tới đợt khác. Lời khoẻ, khỏi lo đêm dài nhiều mộng như mấy người nuôi từ nhỏ đến lớn.
Ổng bồi thêm:
_ Mày mà hứa chắc nuôi được bán lại cho cậu thì cậu lựa cá bán cho mày, những con xiệc điện hay bị thuốc cậu loại ra trước bảo đảm giành cho mày con cá bóng hới (ý nói cá đẹp) mạnh khoẻ. Làm ăn uy tín nghe mậy, đừng có bẻ chỉa bán cho người khác là khỏi cậu cháu gì nghe.
Vậy là đầu tư mua lưới cào củ ráp vèo thả hơn 500 con cá bóng tượng loại dưới hai khiá, lúc mới thả nhiều ngày liền đi kiểm tra sàn ăn thấy cá có ăn, ban đêm rọi đèn thấy nó lú lên rải rác Umt cũng yên tâm bèn trở về Saigon.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên mà hư sự...tại tui !
Hai đối tượng phá hoại là cua đồng và chuột tìm ăn mồi cá dư tấp ở vách cái vèo đã cắn kẹp cái vèo lủng lổ chổ mà do thiếu cẩn thận kiểm tra để phát hiện trong qua trình nuôi. Kết quả là sau hai tháng thu lại được hơn 50 con cá bóng tượng hơn hai khía. Lý thuyết thì thành công, thực tế thì thất bại thảm hại .
(còn tiếp)
 
Làm ăn mà chạy theo trào lưu thì từ chết tới bị thương, phúc đức nhiều lắm thì hòa vốn
Chạy theo trào lưu phải giỏi hơn , chuyên môn hơn sản phẩm chất lượng cao hơn người tạo trào lưu…thì có lời thôi
Biết tạo ra trào lưu rồi dẫn đầu…giàu lên nhanh chóng,, nhưng rồi cũng nhanh chóng thị phần bị thu hẹp lại bởi cạnh tranh
Tạo trào lưu khác rồi lại đi đầu...
đấy là thế đấy..phải sáng tạo

trong mọi địa hạt của cuộc sống sự đắc thắng luôn là....sáng tạo ( Tạ-Tỵ)
 
Mình thì bắt đầu nuôi gà thả vườn thu gom con giống hơn 1kg để làm giống gom gà tè le ko rỏ nguồn gốc đem về nuôi dc 10 ngày con bệnh chết rủ thên con khỏe chết mà cũng ko biết nguyên nhân gì
Cuối cùng tìm hiểu mới biết là bệnh tụ huyết trùng gà chết rất nhanh
Đi toi hết 7 chai ....hĩ
 

Làm ăn mà chạy theo trào lưu thì từ chết tới bị thương, phúc đức nhiều lắm thì hòa vốn
Chạy theo trào lưu phải giỏi hơn , chuyên môn hơn sản phẩm chất lượng cao hơn người tạo trào lưu…thì có lời thôi
Biết tạo ra trào lưu rồi dẫn đầu…giàu lên nhanh chóng,, nhưng rồi cũng nhanh chóng thị phần bị thu hẹp lại bởi cạnh tranh
Tạo trào lưu khác rồi lại đi đầu...
đấy là thế đấy..phải sáng tạo

trong mọi địa hạt của cuộc sống sự đắc thắng luôn là....sáng tạo ( Tạ-Tỵ)
@ bác Phụng :
Dạ, bác nói đúng bóc ! Nhớ hồi trước hoà bình, cha của Umt nuôi chim cút khi phong trào rộ lên đã xây dựng được sản nghiệp cho dù sau đó phong trào nuôi chim cút xẹp lép, cút đem cho hàng xóm ăn giúp mà họ cũng không lấy .
Nhưng mới tập tểnh bước vô nghề nông không theo phong trào thì biết nuôi con gì ?

Viết tiếp về nuôi cá bóng tượng :

Ấm ức vì thất bại Umt tìm tòi qua sách vở , qua nhiều cách nuôi từ nuôi trong vèo nổi bằng cao su đến nuôi trong bồn kiếng đã rút ra được kinh nghiệm là ở vùng Gò Quao Kiên Giang cuả Umt con cá ăn và phát triển tốt mùa nóng còn mùa bấc buổi tối nhiệt độ lạnh thì con cá lại èo uột bệnh hoạn, không bị tuột nhớt thì bị lở miệng lở mình.
Thấy cách nuôi ngắn hạn con cá (thu mua của dân đánh bắt trong tự nhiên) cho đủ cân lên hạng có thể kiếm ăn lai rai được nên Umt đã cùng với ông cậu xây...nhà lầu cho cá ở. Nghe có vẻ tào lao nhưng đã làm và tạm gọi là thành công vì lấy lại được vốn đầu tư, kiếm có đồng lời tuy không nhiều (vì có đợt thắng bù đợt thua) trong nhiều năm liền. Sau này do có giai đoạn giá cá sụt nhiều lời không bao nhiêu, thêm ông cậu cũng già yếu nên không nuôi nửa.
Umt cho đổ cột đúc bể cá ngang 1,5m, dài 10m, cao 2 tấc chia làm nhiều ngăn. Đúc cao lên bốn tầng mỗi tầng cách nhau chừng 6 tấc. Có bồn nước 1000 lít đặt trên cao cho chảy theo các tầng từ trên xuống dưới, mỗi tầng đều có máy lọc nước của hồ cá kiểng để lọc cặn bằng tấm gòn và than hoạt tính; trong nước thả ống nhựa cắt khúc, thêm vài tấm phíp-rô xi măng vừa cho cá núp. Thả cá theo cùng cở ở mỗi tầng. Cho ăn bằng óc bưu vàng, cá cơm hay cá chốt bỏ đầu chặt vụn mua ngoài chợ, thêm cá lòng tong còn sống mỗi khi có dịp đi xúc quanh mương vườn. Như nói ở trên cá bóng tượng nuôi mùa khô nắng nóng thì dể, con cá ăn nhiều mau lớn chừng 2 tháng là lên trên hai khía; mùa mưa thì kém cá hay bị lở (bây giờ nhờ học hỏi trên diễn đàn mới biết cá bị muỗi cắn), có thể trời lạnh cá ăn ít hơn cho dù cũng đã làm một cái nhà lá trùm lên cho kín gió bớt lạnh nhưng vẫn không tốt như mùa khô.
Thật tình mà nói cách nuôi này Umt cho là thất bại vì thu lợi không tương xứng với số vốn đầu tư nhưng không bị lổ tiền thì cũng mừng rồi.

Cám ơn mọi người đã đọc.
 
Bác UMT đã nhiều từng trải và gian lao rồi, bây giờ bác đã vững vàng và nhất định đã nắm được qui luật của thành công ..
Phung tui điên điên..nhưng vẫn thấy ái ngại cho lớp trẻ..hồ hởi theo trào lưu trong khi chuyên môn không có nhiều…họ chỉ có …đất và sự tự tin đến …..vô lý
Bỏ hẳn chuyên ngành mà đã được đào tạo mấy năm đại học để …về nông thôn chỉ vì…yêu ngề nông !!!!!
Đâu đó trong diễn đàn vẫn có còn câu hỏi ? trồng cây gì. Nuôi con gì để làm giàu !!!của các bạn này, đọc thấy mà..... thương
 
Cám ơn bác Phụng có lời động viên nhưng đến tận bây giờ Umt vẫn còn có lúc "lấy ước mơ làm hiện thực ", cái bác gọi là tự tin đến vô lý đó. Mất vốn nhiều lần thì mới khôn ra tính toán cẩn thận hơn. May mà còn được chút gì để xoay xỡ .
Kính
 
.................. Mất vốn nhiều lần thì mới khôn ra tính toán cẩn thận hơn. May mà còn được chút gì để xoay xỡ ....

Bác UMT kinh doanh ngành du lịch,,mạnh vốn bác sản xuất thêm bên hải sản…thua keo này…bác bày keo khác…thất bại với bác là mẹ thành công.


Điên tôi có 1 cậu hàng xóm ,tôi gọi nó là cháu..quậy ghê lắm..tốt ngiệp môn du lịch,,đi làm cho 1 công ty du lịch sau khoảng 2 năm thấy nó mua Camry…mấy năm sau lên nhà cao tầng

Tôi hỏi sao giỏi thế ?
nó trả lời : giám đốc của con mê làm nông hơn, đang đầu tư nuôi hải sản..giao công ty cho con làm chia lời.
Hóa ra ông giám đốc cũng nhìn rất xa..nhất định ông thành công cả 2 bên.

Nông dân thứ thật thất bại 1 lần là chỉ có…nợ nần và khốn khó.
 
đọc bài của bạn u minh thượng mà tôi cứ ngở bài của tôi viết,bản sao lạ kỳ....hi
 
đọc bài của bạn u minh thượng mà tôi cứ ngở bài của tôi viết,bản sao lạ kỳ....hi

Là sao vậy bác ? Umt hồi nhỏ đi học thì cũng có..."cộp-dê" nhưng lớn lên.....bỏ lâu rồi :lol:. Hay có khi mình có bà con với nhau hổng chừng ?
Nếu Umt với bác có cách làm và hoàn cảnh thành bại giống nhau thì nhứt định phải đi Cần Thơ gặp bác một lần mới được .
Kính

--------

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-US</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>X-NONE</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]--> [FONT=&amp]Bác UMT kinh doanh ngành du lịch,,mạnh vốn bác sản xuất thêm bên hải sản…thua keo này…bác bày keo khác…thất bại với bác là mẹ thành công[/FONT]
[FONT=&amp]........................................................................
[/FONT]
[FONT=&amp]Nông dân thứ thật thất bại 1 lần là chỉ có…nợ nần và khốn khó[/FONT]

Dạ không đâu bác ơi ,
Chị em nhà thất bại thua lổ ở với Umt nhiều lắm mà sao hổng đứa nào chịu....đẻ để được làm mẹ thành công hết :lol:.
Nói thiệt Umt khi đầu tư vô nông nghiệp là do muốn tìm cách phụ giúp trước là gia đình sau là người dân ở làng quê nghèo khổ bên ngoại. Mong mình đi trước làm thành công thì bà con sẽ bắt chước làm theo nên không đầu tư theo kiểu mạnh vốn vì chắc chắn người dân không có khả năng chịu đựng rủi ro như mình. Chỉ buồn là nuôi mộng lớn mà tài trí quá mọn nên chưa làm gì được cho bà con .
Kính
 
Last edited by a moderator:
"Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính mình", điều này chắc ai cũng nghe
"Lầm lẫn tai hại nhất là lầm lẫn chính mình", không biết có ai nói câu này chưa các Bác nhỉ ?
 
cũng từng bị cám dổ bởi con cá rô,con cá lóc nuôi theo mô hình vổ béo để chờ giá.(u minh thượng có đề cập)
tìm tòi học hỏi cộng với "chút ít" kinh nghiệm nên hơi tự tin chuyển qua con bống tượng,chỉ khác u minh thượng một xíu là nuôi được đến ngày cá đã đạt thương phẩm đã hợp đồng với lái rồi qua tết cất bè,nào dè nó phát bệnh tuột nhớt ngay vào thời điểm 28 tết âl kéo dài đến mùng 6 tết thì....sạch bè.đồng nghĩa với phá sản
 
Hiện tượng cá bị tuột nhớt còn bị ở cá cảnh trong bể thủy sinh có lọc , có thay nước từng phần và xục khí thường xuyên..đôi khi vẫn bị

Nguyên nhân là do thức ăn thừa tạo vi khuẩn, cả hồ nước bị nhiễm khuẩn ..cá nhiễm bịnh và mất nhớt , mất sức đề kháng sau đó chết
Khi đã bị tuột nhớt rồi thì thay nước mới nuôi cá mới vẫn bị tái diễn….nếu không khử trùng , tẩy sạch toàn bộ hồ
Đề phòng là hay nhất…Lão Tám lúa hay la làng về : đánh men vi sinh là để thanh lọc nước…không chu đáo khâu đánh men vi sinh..thì nuôi hải sản là…vỡ nợ vì... tuột nhớt

( đọc riết các bài viết của Lão Tám Lúa , thuộc luôn về sự quan trọng của con men vi sinh trong nuôi hải sản....nên nói đại như vậy hổng biết có đúng không ?)
 
Last edited by a moderator:
Dạ, thì ra bác Maquemau và Umt có thể tạm gọi là đồng cảnh ngộ. Mong rằng từ rày về sau đừng có thêm bạn đồng cảnh.
Cái vụ nuôi chờ giá thì Umt đã thành công với con lươn đồng đó bác.
Khoảng 2003 thất bại lần đầu do không kịp thu mua nên mất ăn, từ đó nuôi có lời mấy năm liền. Vài năm gần đây lươn bắt bằng cách xiệc điện hay bị thuốc nhiều quá thêm phần mua ít có lươn lớn nên gần như không lời, chưa kể còn bị lái ép giá, chán quá bỏ không nuôi nữa.

Xin phép được nhiều chuyện kể lại cho ai có ý định vừa làm việc vừa đầu tư vô nghề nuôi thủy sản qua cộng tác với gia đình hay nhân công nông nghiệp để gọi là rút kinh nghiệm.

Đang nuôi cá bóng tượng với ông cậu như đã nói thì một ông cậu khác muốn được Umt hổ trợ đã bàn chuyện nuôi lươn .
Con lươn mùa nước bắt được nhiều nên giá rẻ, sau tết khô đồng rồi thì ít có nên giá đương nhiên lên cao gấp rưởi có khi gấp đôi, gấp ba. Nói mua nuôi chứ thật ra là hình thức trữ lại đầu cơ chờ giá. Quá trình nuôi nó có tăng trọng lượng lên thì phần lên đó coi như bù vô tiền mua thức ăn. Con lươn nuôi kiểu đó có thể nói gần như không có gì khó, cái khó nằm ở khâu thu mua và người cộng tác. Trải cao su làm vèo nổi cũng không tốn kém gì nhiều.
Quyết định nuôi, Umt để tiền lại cho ông cậu để thu mua vì còn công việc ở Saigon. Khi hai cậu cháu đi dặn mối thu mua thì giá lươn loại 3 là 9500đ/ký , về Saigon tuần sau điện thoại hỏi thì ông cậu chưa mua vì giá lên hơn 10 ngàn nên chờ hỏi lại, Umt đồng ý và dặn có lên chút đỉnh cũng cứ mua đừng chờ. Ít ngày nữa hỏi lại nghe ổng nói chưa mua vì nó lên đến hơn 11 ngàn :
_"Cháu có dặn lên chút đỉnh cứ mua, phải chi cở 11 ngàn thì mua rồi đằng thấy nó lên nhiều quá nên Củ chờ ý cháu vì đây là cháu ra tiền Củ chỉ bỏ công sợ cháu hiểu lầm Củ chỉ muốn được cho phần mình, với lại mua cao quá sợ không nhằm ý cháu rồi cháu lại rầy Củ".
_" Giá nào cũng mua mình là người trong nhà tin nhau mà, Củ sợ gì chứ ?"
Nói chắc với ổng như vậy tưởng xong, ai dè ngày tiếp ngày trôi qua vẫn chưa mua có thêm lý do khác :
_"Giá lên gần 14 ngàn, Củ kêu thằng Sửu đi với Củ để mua giá bao nhiêu có nó chứng kiến mà nó mắc làm lúa nên chưa đi được."
Cứ kéo dài như vậy để cuối cùng không mua được bao nhiêu vì qua mùa .

Vậy đó người nông dân mình thật thà, tự trọng mà lại nhút nhát, nhiều mặc cảm bởi cái nghèo. Dù là trong gia đình nhưng cũng muốn minh bạch sòng phẳng; do mặc cảm nghèo nên rất sợ mang tiếng oan là "ngắt đầu chặn đít" khi cầm tiền của người khác đi mua đồ. Dĩ nhiên ở đâu cũng có vài "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng đa số nông dân mình là như vậy.

Cái sự không dám quyết định dù đã được dặn dò không chỉ xảy ra trong chuyện tiền nong ( do mặc cảm nghèo) mà còn trong việc khác liên quan đến (do mặc cảm dốt) như : thay nước, xử lý nước, thay đổi loại thức ăn, sử dụng máy móc dụng cụ....nói chung nhiều thứ mà nhiều khi sự không quyết định kịp thời đó lại là nguyên nhân đưa đến thiệt hại, thua lổ hay thất bại .
Bởi vậy sau này Umt khi giao việc phải nói thật rỏ ràng, bắt buộc phải làm từ đâu đến đâu, làm trong phạm vi đó nếu có thiệt hại tui chịu, không làm đúng thiệt hại phải đền, dù sợ làm trật cũng phải làm. Vậy mà cũng còn bị thiệt hại vì chuyện không quyết định kịp thời của người cộng tác.

Cám ơn mọi người đã đọc.
 
Last edited by a moderator:
Bài viết của bác UMT chân chất đậm nét miệt vườn Tây Nam Bộ. Đọc thấy đâu đó cũng có những thất bại của chính mình. Hay lắm !
 
......nên Umt đã cùng với ông cậu xây...nhà lầu cho cá ở. Nghe có vẻ tào lao nhưng đã làm và tạm gọi là thành công vì lấy lại được vốn đầu tư, kiếm có đồng lời tuy không nhiều (vì có đợt thắng bù đợt thua) trong nhiều năm liền. Sau này do có giai đoạn giá cá sụt nhiều lời không bao nhiêu, thêm ông cậu cũng già yếu nên không nuôi nửa.
Umt cho đổ cột đúc bể cá ngang 1,5m, dài 10m, cao 2 tấc chia làm nhiều ngăn. Đúc cao lên bốn tầng mỗi tầng cách nhau chừng 6 tấc. Có bồn nước 1000 lít đặt trên cao cho chảy theo các tầng từ trên xuống dưới, mỗi tầng đều có máy lọc nước của hồ cá kiểng để lọc cặn bằng tấm gòn và than hoạt tính;


Xây nhà lầu, đấy là công nghệ Mỹ nuôi tôm thẻ 250 tấn/năm.
 


Back
Top