Nổi khổ của lái buôn nông sản - "chân chính"

  • Thread starter lmduc13
  • Ngày gửi
Cách đây khoảng nửa năm, khi mùa bơ đang ở "vụ sớm", D có vào 1 fanpage bán bơ giao tận nơi, đảm bảo hàng ngon "trăm trái như một", họ bán với giá lúc 80k, lúc 85k/kg. Có 1 người, có lẽ là "nông dân chính gốc" hoặc "con cái của nông dân chính gốc" chửi ad của fanpage đó là VÔ NHÂN ĐẠO, khi mua của nông dân với giá rẻ mạt chỉ 20k, và đi bán gấp 4 lần như thế, cắt cổ quá mức. Người này còn nói, với giá 20k, thì muốn chứng chỉ gì cũng có, vì nó chỉ là tờ giấy.

Hồi đó, D cũng nghĩ là người ta bán giá cao quá, nhưng vẫn có ý bênh vực ad của fanpage đó, bởi vì nếu họ có tài mua với giá 20k và bán với giá 80k/kg, thì đó cũng là công bằng với công sức họ bỏ ra (mặc dù cũng cắt cổ thiệt).

Nhưng, sau một thời gian đi làm "lái chân chính" thì D có cách nhìn khác, có nhiều thứ mà lái phải gánh, chứ không đơn giản như người ta nghĩ: Mua 20, bán 80, lời gấp 4, siêu lợi nhuận. Có thể D không có kinh nghiệm trong việc làm lái, nên khó khăn nhiều hơn người ta, nhưng nhìn chung, lái nào cũng có cái khổ.

Như đã kể trong một bài viết trên diễn đàn này, vụ đầu tiên của D là lấy của người quen 50kg, giá hồi đó cũng mềm mềm là 10k/kg, nhắm thấy bán ở SG bán được 30k/kg, lời gấp 3, nghĩ thầm "ngon à, kiếm tiền không khó".

Đợt đó, 50kg là 500k, thêm tiền xe là 550k. Ước chừng phải bán được 1,4-1,5tr.
75% khối lượng bán cũng khá ok, đến 25% còn lại bắt đầu xuất hiện hàng kém chất lượng, nên bắt đầu ngại rao. Cuối cùng, ráng lắm cũng được hơn triệu doanh thu. Coi như 1 ngày thứ 7 lao động cật lực lời được 500k (chưa kể tiền công và xăng xe).

Được đà, kêu lấy thêm 50kg nữa, cũng 550k nữa, lần này khi hàng xuống, mở ra, thất vọng toàn tập, hết luôn động lực đi bán, vì chính mình còn không hài lòng với sản phẩm của mình thì làm sao mà dám đi rao với khách hàng là "hàng chất lượng cao, giá cả phải chăng". Bèn bán cầm chừng và để ở nhà ăn dần. Tổng hợp 2 ngày cuối tuần làm lái, lời cỡ 100k. 100kg và lời 100k, nghĩa là lời 1k/kg (chưa kể xăng xe và tiền công), trong khi ban đầu nghĩ mổi kg phải lời dc 20k.

Thấy việc này không ổn, đành phải bỏ tiền khoảng 700k đi làm 1 chuyến lên Daklak khảo sát nguồn hàng. Nhận thấy, để có hàng đồng đều, của một giống, 1 quả từ 400-500g (mức quy chuẩn D đưa ra), thì phải có giá 18-20k/kg (chưa kể tiền xe). Có nơi còn ép phê giá 30-35k/kg bao hàng vì họ bảo: "Loại này ra Bắc bán 60-70k/kg, nên ở đây phải có giá đó".

Và lại tiếp tục thử. Lấy hàng về, tới 100kg 1 lần, lần này ở xa hơn, tiền xe lên đến 1.5k/kg. Nhìn chung giá thành lên tới 21.5k, và mục tiêu là bán với giá 40k/kg. Vì nhiều nên cũng bán cầm chừng và nghiên cứu, đến 1 tuần mới hết. Nhưng tiền lời nhẩm lại có vẻ dưới 1tr, đáng lý phải gần 2tr mới đúng. Nên lần kế đó, quyết chí làm cái thống kê tìm hiểu nguyên do.

Lần đó, họ giao cho 55kg (theo bên giao hàng báo), xách xe chở về nhà đặt lên cân thì cân được 52.6kg. Bị dập mất 4 quả (dập mà cảm nhận được bằng tay), cân chúng nó lên được 1.7kg. Lấy 1 quả 400g cắt ra xem hàng ngon hay không, còn lại bỏ hết vô cái rổ và chờ đi giao hàng.

Hôm sau, mang 1 thùng lên công ty giao cho đồng nhiệp (vội đi không cân), lên đó mỗi người chia ra và tổng khối lượng lả 15.6kg, D lấy tiền 15kg. Ngày kế đó, cũng cái rổ đó, mang đi giao cho 1 cửa hàng, họ báo lại 15.3kg, D cũng lấy tiền 15kg. Tối đó, đi giao cho 2 người bạn mỗi người 5 quả (quy định là 2kg), tổng cộng lấy tiền 4kg. Tối hôm sau đó nữa, giao cho 1 người khác 3kg, lấy cho họ 8 quả. Số còn lại, có 1 quả chín, cắt ăn (không cân), 1 quả nhìn héo và xấu, nên bỏ. Cân số còn lại được 7.4kg, đưa hết cho một người bạn mang về Củ Chi, lấy tiền 7kg cho tròn.

Vậy tính ra D bán được tổng cộng: 15+15+4+3+7 = 44kg.

Vài ngày sau, thống kê có 3 quả nó không chịu chín, 2 quả bị sượng khi ăn, một số quả (người ta không nói số) héo nhưng mà ăn được. Đó là chưa kể đến cái số bơ ở cửa hàng (15kg) bởi ở đó không nhận được phản hồi. Một lô hàng ngon, mà lời quá ít, khách hàng có người còn không hài lòng.

Như vậy tính ra, mức hao hụt cho một đợt hàng gọi là "ngon" ở mức 20% (Chỉ bán được 44kg so với mua là 55kg). Với mức hao hụt này, giá thành đẵ tăng thêm 25%, nếu bán giá gấp đôi giá mua vào thì cũng chỉ lời dc khoảng 37.5% / doanh thu. Đó là chưa kể những đợt hàng hư với số lượng lớn (bị nhiễm sâu bệnh gì đó) gần như không bán được quả nào. Hay đơn giản giả sử 10% còn lại không bán được (vì không bán hết và để hư), hao hụt lên tới 30%, lúc đó giá thành sẽ tăng thêm 42%, và nếu để lời được 40% / doanh thu, người ta phải bán được với giá gấp 2.4 lần giá thành (bán lẻ, mức lời 30%-40% / Doanh thu là bình thường).

Vậy, để có một mức lời gọi là "bình thường", người bán lẻ bán được với giá 50k/kg, thì chỉ lấy ở nơi cung cấp hàng giá 20k/kg. Nơi cung cấp hàng này đương nhiên không phải là chủ vườn, vì chủ vườn có ít cây quá, nên phải có người đi gom. Một ngày 1 người đi gom giỏi lắm thì cũng dc 200kg, mà sản phẩm thì thượng vàng hạ cám. Thế thì họ cũng phải có công, cũng hao hụt, và để sống, họ chắc chỉ gom được cho nông dân giá 12-13k/kg.

Người nông dân khi biết người ta mua của mình với giá 12-13k/kg, mà đi bán với giá khoảng 50k/kg, chắc có người sẽ muốn được giá cao hơn, bảo lái ép giá, mua đồ rẻ mạt. Nhưng thực sự, mọi chuyện không dễ dàng như thế, bởi vì hao hụt và hao phí của chúng ta là quá lớn. Hay nói cách khác là lao động không hiệu quả.

Nhìn chung, qua thời gian làm lái vừa qua D đang lỗ, mặc dù cũng cố bán gấp rưỡi, gấp đôi giá mua vào. Tuy lỗ, nhưng cũng biết được một số kiến thức và kinh nghiệm, cũng như nhìn thấy được làm cách nào để lời, hay nói cách khác là làm cách nào để lao động hiệu quả hơn.

Lao động hiệu quả hơn có lẽ là cách mà chúng ta nên theo đuổi, thay vì ngồi than sao bị ép giá, bị cắt cổ ....

Còn làm cách nào để lao động hiệu quả hơn (theo quan điểm cá nhân), có lẽ D sẽ viết ở một bài khác.
 
Đôi khi sự thực thật sự khó. Giả sư chỉ muốn bán cho khách hàng 35-40k/kg với chất lượng tốt (đó là mức giá phù hợp), nhưng nông dân lại đoi 35k cho loại họ cho là ngon (đây là một mức giá bất hợp lý), thế thì phải làm sao?
Có câu "làm ruộng theo làng, bán hàng theo chợ" bán hợp lý là cái giá anh cân đối chứ không phải rẻ bất ngờ để dẫn đến nghi ngờ.
Có câu "làm ruộng theo làng, bán hàng theo chợ" bán hợp lý là cái giá anh cân đối chứ không phải rẻ bất ngờ để dẫn đến nghi ngờ.
Hoặc có thể em hiểu sai ý anh. Có thể ý bác là nông dân họ đòi giá cao quá nênbko buôn được. Nếu là sản phẩm cao cấp thì bác phải tìm được khách hàng phù hợp thì bác mới buôn chứ. Nếu bác nói nông dân đòi giá cao quá, em nghĩ ko phải. Vì nông dân ít khi đưa ra giá, giá do lái buôn đưa ra khi đã toan tính đủ hơn thiệt.
 
Có câu "làm ruộng theo làng, bán hàng theo chợ" bán hợp lý là cái giá anh cân đối chứ không phải rẻ bất ngờ để dẫn đến nghi ngờ.
D muốn đề cập đến cụm tư "GIÁ HỢP LÝ", nghĩa là phù hợp với công sức bỏ ra. Có những thứ bất hợp lý như lúc trước giá nhím 1kg 2tr. Cái gì mang tính bất hợp lý thì chỉ tức thời ko bền vững.

Voi bơ, D thấy giá 35-40k/kg ở sg là mức hợp lý. 70-80k/kg là bất hợp lý. Ko biết quan điểm đó có gì sai?
 
D muốn đề cập đến cụm tư "GIÁ HỢP LÝ", nghĩa là phù hợp với công sức bỏ ra. Có những thứ bất hợp lý như lúc trước giá nhím 1kg 2tr. Cái gì mang tính bất hợp lý thì chỉ tức thời ko bền vững.

Voi bơ, D thấy giá 35-40k/kg ở sg là mức hợp lý. 70-80k/kg là bất hợp lý. Ko biết quan điểm đó có gì sai?
Sai ở chỗ, giá không hình thành từ 1 chỗ mà hình thành từ nhiều công đoạn và từng thời điểm khác nhau. Cái hợp lý của anh là " anh tự trồng bơ, tự hoạch toán, tự đưa sản phẩm đến người dùng". Thực tế ko như thế. Qua một công đoạn người ta đã làm giá cao lên và đến người dùng là giá đã khác. Và nếu bác nói là giá bác đưa ra là hợp lý thì sao bơ Hà Nội cũng chỉ có giá 20k. Hợp lý là phụ thuộc vào tình huống. Sản phẩm trái cây là sản phẩm ko có tính ổn định, ko giống gói mì chính hay chai bia, phải bảo quản và cũng chỉ bảo quản được ở 1 khoảng time nhất địny nào đó thôi
 
Sai ở chỗ, giá không hình thành từ 1 chỗ mà hình thành từ nhiều công đoạn và từng thời điểm khác nhau. Cái hợp lý của anh là " anh tự trồng bơ, tự hoạch toán, tự đưa sản phẩm đến người dùng". Thực tế ko như thế. Qua một công đoạn người ta đã làm giá cao lên và đến người dùng là giá đã khác. Và nếu bác nói là giá bác đưa ra là hợp lý thì sao bơ Hà Nội cũng chỉ có giá 20k. Hợp lý là phụ thuộc vào tình huống. Sản phẩm trái cây là sản phẩm ko có tính ổn định, ko giống gói mì chính hay chai bia, phải bảo quản và cũng chỉ bảo quản được ở 1 khoảng time nhất địny nào đó thôi
Mà thôi, thua keo này thì bày keo khác. Có cái sai, bất hợp lý nghĩa là có cái để còn cải thiện. Nghĩa là còn cơ hội.
 
Giờ phải tìm ra nguyên nhân vì sao mà giá nhà vườn như vậy mà giá người ăn lại như thế. Chênh lệch lớn như vậy mà không có khó khăn gì thì ai cũng buôn được à ?
Phải tìm ra những khâu nào đã làm giá sản phẩm tăng một cách bất hợp lý.
 
Buôn như bác thì huề vốn là mai...lỗ là chuyện thường... muốn kiếm lãi làm giàu thì trừ khi:
1/ vốn : tiền nhiều mới nuôi vườn,nhân công,phương tiện..v.v.. cả trăm cái chi phí
2/ quan hệ rộng : quen nhiều vườn đảm bảo có hàng để gom.. quen nhiều vựa... nắm bắt giá cả.. có hàng là ra vưa..
3/ tóm lại: chẳng ai làm lái buôn.. mà gom hàng về đi bán lẻ cả.. như quê tôi bà dì tôi làm lái hàng bông (rau. Cu, qủa) hàng chục thằng lính đi gom hàng, vài chục lao động nhàn rỗi thuờng xuyên phân loai hàng.1 xe tải. Đủ chuyến là tải đi tới vựa.. bà dì tôi chỉ ngồi alo... thế là xong.. túm gọn lái buôn chỉ là1 trạm trung gian ,1,2,3 để hàng đến người tiêu dùng.. không ai lại vừa làm lái vừa làm ngưòi tiêu thụ cả.. mấy lời góp y.. chúc bác sớm thành lái chuyên nghiệp.. rất nhanh giàu bác ak... :D
 
Buôn như bác thì huề vốn là mai...lỗ là chuyện thường... muốn kiếm lãi làm giàu thì trừ khi:
1/ vốn : tiền nhiều mới nuôi vườn,nhân công,phương tiện..v.v.. cả trăm cái chi phí
2/ quan hệ rộng : quen nhiều vườn đảm bảo có hàng để gom.. quen nhiều vựa... nắm bắt giá cả.. có hàng là ra vưa..
3/ tóm lại: chẳng ai làm lái buôn.. mà gom hàng về đi bán lẻ cả.. như quê tôi bà dì tôi làm lái hàng bông (rau. Cu, qủa) hàng chục thằng lính đi gom hàng, vài chục lao động nhàn rỗi thuờng xuyên phân loai hàng.1 xe tải. Đủ chuyến là tải đi tới vựa.. bà dì tôi chỉ ngồi alo... thế là xong.. túm gọn lái buôn chỉ là1 trạm trung gian ,1,2,3 để hàng đến người tiêu dùng.. không ai lại vừa làm lái vừa làm ngưòi tiêu thụ cả.. mấy lời góp y.. chúc bác sớm thành lái chuyên nghiệp.. rất nhanh giàu bác ak... :D
Nhanh giàu, chỉ tội mỗi khó. Đâu tự nhiên mà có dc cái 1, cái 2.

Nhưng góp ý của bạn là chính xác.
 
Cách đây khoảng nửa năm, khi mùa bơ đang ở "vụ sớm", D có vào 1 fanpage bán bơ giao tận nơi, đảm bảo hàng ngon "trăm trái như một", họ bán với giá lúc 80k, lúc 85k/kg. Có 1 người, có lẽ là "nông dân chính gốc" hoặc "con cái của nông dân chính gốc" chửi ad của fanpage đó là VÔ NHÂN ĐẠO, khi mua của nông dân với giá rẻ mạt chỉ 20k, và đi bán gấp 4 lần như thế, cắt cổ quá mức. Người này còn nói, với giá 20k, thì muốn chứng chỉ gì cũng có, vì nó chỉ là tờ giấy.

Hồi đó, D cũng nghĩ là người ta bán giá cao quá, nhưng vẫn có ý bênh vực ad của fanpage đó, bởi vì nếu họ có tài mua với giá 20k và bán với giá 80k/kg, thì đó cũng là công bằng với công sức họ bỏ ra (mặc dù cũng cắt cổ thiệt).

Nhưng, sau một thời gian đi làm "lái chân chính" thì D có cách nhìn khác, có nhiều thứ mà lái phải gánh, chứ không đơn giản như người ta nghĩ: Mua 20, bán 80, lời gấp 4, siêu lợi nhuận. Có thể D không có kinh nghiệm trong việc làm lái, nên khó khăn nhiều hơn người ta, nhưng nhìn chung, lái nào cũng có cái khổ.

Như đã kể trong một bài viết trên diễn đàn này, vụ đầu tiên của D là lấy của người quen 50kg, giá hồi đó cũng mềm mềm là 10k/kg, nhắm thấy bán ở SG bán được 30k/kg, lời gấp 3, nghĩ thầm "ngon à, kiếm tiền không khó".

Đợt đó, 50kg là 500k, thêm tiền xe là 550k. Ước chừng phải bán được 1,4-1,5tr.
75% khối lượng bán cũng khá ok, đến 25% còn lại bắt đầu xuất hiện hàng kém chất lượng, nên bắt đầu ngại rao. Cuối cùng, ráng lắm cũng được hơn triệu doanh thu. Coi như 1 ngày thứ 7 lao động cật lực lời được 500k (chưa kể tiền công và xăng xe).

Được đà, kêu lấy thêm 50kg nữa, cũng 550k nữa, lần này khi hàng xuống, mở ra, thất vọng toàn tập, hết luôn động lực đi bán, vì chính mình còn không hài lòng với sản phẩm của mình thì làm sao mà dám đi rao với khách hàng là "hàng chất lượng cao, giá cả phải chăng". Bèn bán cầm chừng và để ở nhà ăn dần. Tổng hợp 2 ngày cuối tuần làm lái, lời cỡ 100k. 100kg và lời 100k, nghĩa là lời 1k/kg (chưa kể xăng xe và tiền công), trong khi ban đầu nghĩ mổi kg phải lời dc 20k.

Thấy việc này không ổn, đành phải bỏ tiền khoảng 700k đi làm 1 chuyến lên Daklak khảo sát nguồn hàng. Nhận thấy, để có hàng đồng đều, của một giống, 1 quả từ 400-500g (mức quy chuẩn D đưa ra), thì phải có giá 18-20k/kg (chưa kể tiền xe). Có nơi còn ép phê giá 30-35k/kg bao hàng vì họ bảo: "Loại này ra Bắc bán 60-70k/kg, nên ở đây phải có giá đó".

Và lại tiếp tục thử. Lấy hàng về, tới 100kg 1 lần, lần này ở xa hơn, tiền xe lên đến 1.5k/kg. Nhìn chung giá thành lên tới 21.5k, và mục tiêu là bán với giá 40k/kg. Vì nhiều nên cũng bán cầm chừng và nghiên cứu, đến 1 tuần mới hết. Nhưng tiền lời nhẩm lại có vẻ dưới 1tr, đáng lý phải gần 2tr mới đúng. Nên lần kế đó, quyết chí làm cái thống kê tìm hiểu nguyên do.

Lần đó, họ giao cho 55kg (theo bên giao hàng báo), xách xe chở về nhà đặt lên cân thì cân được 52.6kg. Bị dập mất 4 quả (dập mà cảm nhận được bằng tay), cân chúng nó lên được 1.7kg. Lấy 1 quả 400g cắt ra xem hàng ngon hay không, còn lại bỏ hết vô cái rổ và chờ đi giao hàng.

Hôm sau, mang 1 thùng lên công ty giao cho đồng nhiệp (vội đi không cân), lên đó mỗi người chia ra và tổng khối lượng lả 15.6kg, D lấy tiền 15kg. Ngày kế đó, cũng cái rổ đó, mang đi giao cho 1 cửa hàng, họ báo lại 15.3kg, D cũng lấy tiền 15kg. Tối đó, đi giao cho 2 người bạn mỗi người 5 quả (quy định là 2kg), tổng cộng lấy tiền 4kg. Tối hôm sau đó nữa, giao cho 1 người khác 3kg, lấy cho họ 8 quả. Số còn lại, có 1 quả chín, cắt ăn (không cân), 1 quả nhìn héo và xấu, nên bỏ. Cân số còn lại được 7.4kg, đưa hết cho một người bạn mang về Củ Chi, lấy tiền 7kg cho tròn.

Vậy tính ra D bán được tổng cộng: 15+15+4+3+7 = 44kg.

Vài ngày sau, thống kê có 3 quả nó không chịu chín, 2 quả bị sượng khi ăn, một số quả (người ta không nói số) héo nhưng mà ăn được. Đó là chưa kể đến cái số bơ ở cửa hàng (15kg) bởi ở đó không nhận được phản hồi. Một lô hàng ngon, mà lời quá ít, khách hàng có người còn không hài lòng.

Như vậy tính ra, mức hao hụt cho một đợt hàng gọi là "ngon" ở mức 20% (Chỉ bán được 44kg so với mua là 55kg). Với mức hao hụt này, giá thành đẵ tăng thêm 25%, nếu bán giá gấp đôi giá mua vào thì cũng chỉ lời dc khoảng 37.5% / doanh thu. Đó là chưa kể những đợt hàng hư với số lượng lớn (bị nhiễm sâu bệnh gì đó) gần như không bán được quả nào. Hay đơn giản giả sử 10% còn lại không bán được (vì không bán hết và để hư), hao hụt lên tới 30%, lúc đó giá thành sẽ tăng thêm 42%, và nếu để lời được 40% / doanh thu, người ta phải bán được với giá gấp 2.4 lần giá thành (bán lẻ, mức lời 30%-40% / Doanh thu là bình thường).

Vậy, để có một mức lời gọi là "bình thường", người bán lẻ bán được với giá 50k/kg, thì chỉ lấy ở nơi cung cấp hàng giá 20k/kg. Nơi cung cấp hàng này đương nhiên không phải là chủ vườn, vì chủ vườn có ít cây quá, nên phải có người đi gom. Một ngày 1 người đi gom giỏi lắm thì cũng dc 200kg, mà sản phẩm thì thượng vàng hạ cám. Thế thì họ cũng phải có công, cũng hao hụt, và để sống, họ chắc chỉ gom được cho nông dân giá 12-13k/kg.

Người nông dân khi biết người ta mua của mình với giá 12-13k/kg, mà đi bán với giá khoảng 50k/kg, chắc có người sẽ muốn được giá cao hơn, bảo lái ép giá, mua đồ rẻ mạt. Nhưng thực sự, mọi chuyện không dễ dàng như thế, bởi vì hao hụt và hao phí của chúng ta là quá lớn. Hay nói cách khác là lao động không hiệu quả.

Nhìn chung, qua thời gian làm lái vừa qua D đang lỗ, mặc dù cũng cố bán gấp rưỡi, gấp đôi giá mua vào. Tuy lỗ, nhưng cũng biết được một số kiến thức và kinh nghiệm, cũng như nhìn thấy được làm cách nào để lời, hay nói cách khác là làm cách nào để lao động hiệu quả hơn.

Lao động hiệu quả hơn có lẽ là cách mà chúng ta nên theo đuổi, thay vì ngồi than sao bị ép giá, bị cắt cổ ....

Còn làm cách nào để lao động hiệu quả hơn (theo quan điểm cá nhân), có lẽ D sẽ viết ở một bài khác.
Vô lý nhỉ? Có đúng là vô lý không? Hay bơ người ta bán 80.000 đ/ 1 Kg là hợp lý với chất lượng trăm trái như một?
Tôi cũng đã có một lần suýt lỗ vì cái suy nghĩ về vài điều bất hợp lý và mới suy luận ra sự có lý của nó.
Chuyện là như thế này: Tại chợ mua sỷ trái cây Vĩnh Kim - Châu Thành - Tiền Giang, vú sữa mua tại vườn ở Vĩnh Kim tại thời điểm đó là 20.000 1 Kg, ah, không phải, mua xô cả vườn, 20.000.000 đ/ 1 tấn - giá của thương lái.
Trong 1 tấn đó có 80 % hàng loại 1, còn lại là loại 2 - 3.
Tất nhiên, giá có rẻ hơn đối với vườn có tỷ lệ hàng loại 1 thấp hơn.
Và cùng ngày đó, tôi đi qua rất nhiều địa bàn khác như Sóc trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp... tôi thấy các cô thôn nữ xinh tươi ngồi bán vú sữa rất nhiều ven đường... Ôi, thật là thơ mộng và lãng du... dừng xe lại xem vú sữa của các cô... to... đẹp... mướt... bóng...và đặc biệt là giá rẻ bình dân chỉ 10.000 đ/ 1kg...
Chỉ xem qua và hỏi giá thôi, chứ mua hả? tôi ngán vú sữa tới tận cổ rồi...
Và tôi làm một phép tính, ôi, mỗi ngày chỉ cần mua 1 tấn, sang Vĩnh Kim cách vài chục cây số bán là có lãi 10 triệu rồi... khỏe re...
Và chuẩn bị làm thật...
Khi làm thật thì tôi mới quyết định mua hàng mẫu, vô tận vườn mua mẫu luôn... chuẩn bị đi chào hàng mà...
Nhưng khi mua xong mẫu ở một số vườn, một số ký lô gam... vì nhiều mẫu quá nên ăn thử 1 trái... rồi buộc tôi phải xẻ tiếp trái thứ 2 ăn một miếng rồi vứt đi để còn thử mẫu theo phương pháp thử bằng lưỡi theo TCVN 2910...
Và sau khi thử hết vài chục phép thử, tôi đã quyết định: Hủy ý định buôn bán vú sữa!
Thật là may mắn...
... Nhiều ngày sau đó, tôi suy nghĩ về tại sao lại đặt tên nó là VÚ CÓ SỮA, gọi tắt nó là vú sữa? Và tôi quyết định trở lại Vĩnh Kim, vào nhà vườn để ẩm thực cái vú có sữa đó...
Tôi ra vườn, leo lên cây, dưới bóng vú sữa mát rượi, hương thơm ngào ngạt, tôi hái một trái... nhắm mắt lại, nhẹ nhàng... từ từ... xe vú cho chảy sữa ra, tôi không ăn, mà tôi bú nó... Ôi dòng sữa ngọt ngào, thanh tao, mát dịu... Nếu các hưởng thức này mà áp dụng đối với vú sữa các nơi khác thì phải dục lẹ trái vú sữa đi mà chạy vội đi lấy cát chà hết cái mủ chát ngằm dính vào môi...
Thật là tiền nào của nấy.
Và cho tới mãi sau này, đi đâu tôi cũng để ý đến giá cả và chất lượng. Tại sao giá sầu riêng thương lái cân sỷ tại vườn bằng giá bán lẻ sầu riêng miền đông? Rồi bưởi, chôm chôm cũng vậy, giá cân sỷ hết vườn bằng giá bán lẻ, thậm chí cao hơn giá bán lẻ ở miền đông?
Liệu thương lái nó có "đểu cáng" mua các loại trái cây tạp nhạp rồi trộn lẫn với nhau để lừa người tiêu dùng không? Đó cũng là câu hỏi của tôi, và tôi đã tiếp xúc với vài thương lái lớn (mỗi ngày một vựa mua vài tỷ tiền cam sành xuất đi Hà Nội).
Và nó đã giải đáp được câu hỏi của tôi: Một không khí làm việc rất nghiêm túc: Họ mua xô tạp trong nhà vườn cam to nhỏ lớn bé đẹp xấu... đủ cả... Nhưng công tác phân loại ngay tại vườn rất nghiêm túc, về tới dựa lại tiếp tục KCS thêm 1 lần nữa rồi mới xuất đi các thị trường khác nhau: Thị trường cao cấp bán giá cao cấp loại cam vỏ mỏng, mọng nước, mẫu mã đẹp... thị trường cấp thấp ăn trái cam cấp thấp, giá cấp thấp, mẫu mã cấp thấp, chất lượng cấp thấp...
Giá mua xô ở vườn 30 triệu/ tấn; giá loại 1 đi HN 40 triệu/ tấn; Giá hàng xấu đi SG, Tam Kỳ 20 tr/ tấn... 1 cuộc điện thoại ngoài HN vô, họ chất lên xe 30 tấn, trị giá hàng hóa gần 1 tỷ... tiền thanh toán sau khi xe ra tới nhận kiểm hàng... Vậy bạn nghĩ họ có dám làm ăn gian dối hay không?
Nếu tôi nghĩ rằng, bạn không mua lại của vựa cam lớn này, mà vô tận gốc mua của nhà vườn, tôi hỏi bạn nông dân sẽ uy tín với bạn???
Trở lại đề tài của bạn, bơ 80.000 1 Kg, tôi nghĩ bạn cần phải giải như thế này: Mua của nhà vườn 1 tấn với giá 10.000.000 đ, lựa chọn lấy 10% bơ loại 1 và cam kết trăm trái như một bán với giá 80.000 đ; tức là bạn có doanh số bán 800.000.
Bạn còn lại 900 Kg, bạn bán tháo bằng giá vốn tại SG cho xe ba gác chở bán dạo cho công nhân ăn.
 
Đôi khi sự thực thật sự khó. Giả sư chỉ muốn bán cho khách hàng 35-40k/kg với chất lượng tốt (đó là mức giá phù hợp), nhưng nông dân lại đoi 35k cho loại họ cho là ngon (đây là một mức giá bất hợp lý), thế thì phải làm sao?
Tiền nào của đó. Nếu bạn thấy tự tin là hàng ngon và đảm bảo đuoc cho khách hàng thì bán cao hơn 1chut
Giờ phải tìm ra nguyên nhân vì sao mà giá nhà vườn như vậy mà giá người ăn lại như thế. Chênh lệch lớn như vậy mà không có khó khăn gì thì ai cũng buôn được à ?
Phải tìm ra những khâu nào đã làm giá sản phẩm tăng một cách bất hợp lý.
Các bác cứ suy luận đi. Từ nông dân đến người tiêu dùng qua bao nhiêu lái, tất nhiên lái nào mua thì phải có lãi họ mới mua. Nhưng hàng trái cây thì tỉ lệ hao hụt rất cao cho nên phải trừ hao mới có lời. Mỗi thương lái trừ hao 1 chút ,kiếm lời 1 chút tất nhiên giá thành sẽ chênh lệch.
 
Vô lý nhỉ? Có đúng là vô lý không? Hay bơ người ta bán 80.000 đ/ 1 Kg là hợp lý với chất lượng trăm trái như một?
Tôi cũng đã có một lần suýt lỗ vì cái suy nghĩ về vài điều bất hợp lý và mới suy luận ra sự có lý của nó.
Chuyện là như thế này: Tại chợ mua sỷ trái cây Vĩnh Kim - Châu Thành - Tiền Giang, vú sữa mua tại vườn ở Vĩnh Kim tại thời điểm đó là 20.000 1 Kg, ah, không phải, mua xô cả vườn, 20.000.000 đ/ 1 tấn - giá của thương lái.
Trong 1 tấn đó có 80 % hàng loại 1, còn lại là loại 2 - 3.
Tất nhiên, giá có rẻ hơn đối với vườn có tỷ lệ hàng loại 1 thấp hơn.
Và cùng ngày đó, tôi đi qua rất nhiều địa bàn khác như Sóc trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp... tôi thấy các cô thôn nữ xinh tươi ngồi bán vú sữa rất nhiều ven đường... Ôi, thật là thơ mộng và lãng du... dừng xe lại xem vú sữa của các cô... to... đẹp... mướt... bóng...và đặc biệt là giá rẻ bình dân chỉ 10.000 đ/ 1kg...
Chỉ xem qua và hỏi giá thôi, chứ mua hả? tôi ngán vú sữa tới tận cổ rồi...
Và tôi làm một phép tính, ôi, mỗi ngày chỉ cần mua 1 tấn, sang Vĩnh Kim cách vài chục cây số bán là có lãi 10 triệu rồi... khỏe re...
Và chuẩn bị làm thật...
Khi làm thật thì tôi mới quyết định mua hàng mẫu, vô tận vườn mua mẫu luôn... chuẩn bị đi chào hàng mà...
Nhưng khi mua xong mẫu ở một số vườn, một số ký lô gam... vì nhiều mẫu quá nên ăn thử 1 trái... rồi buộc tôi phải xẻ tiếp trái thứ 2 ăn một miếng rồi vứt đi để còn thử mẫu theo phương pháp thử bằng lưỡi theo TCVN 2910...
Và sau khi thử hết vài chục phép thử, tôi đã quyết định: Hủy ý định buôn bán vú sữa!
Thật là may mắn...
... Nhiều ngày sau đó, tôi suy nghĩ về tại sao lại đặt tên nó là VÚ CÓ SỮA, gọi tắt nó là vú sữa? Và tôi quyết định trở lại Vĩnh Kim, vào nhà vườn để ẩm thực cái vú có sữa đó...
Tôi ra vườn, leo lên cây, dưới bóng vú sữa mát rượi, hương thơm ngào ngạt, tôi hái một trái... nhắm mắt lại, nhẹ nhàng... từ từ... xe vú cho chảy sữa ra, tôi không ăn, mà tôi bú nó... Ôi dòng sữa ngọt ngào, thanh tao, mát dịu... Nếu các hưởng thức này mà áp dụng đối với vú sữa các nơi khác thì phải dục lẹ trái vú sữa đi mà chạy vội đi lấy cát chà hết cái mủ chát ngằm dính vào môi...
Thật là tiền nào của nấy.
Và cho tới mãi sau này, đi đâu tôi cũng để ý đến giá cả và chất lượng. Tại sao giá sầu riêng thương lái cân sỷ tại vườn bằng giá bán lẻ sầu riêng miền đông? Rồi bưởi, chôm chôm cũng vậy, giá cân sỷ hết vườn bằng giá bán lẻ, thậm chí cao hơn giá bán lẻ ở miền đông?
Liệu thương lái nó có "đểu cáng" mua các loại trái cây tạp nhạp rồi trộn lẫn với nhau để lừa người tiêu dùng không? Đó cũng là câu hỏi của tôi, và tôi đã tiếp xúc với vài thương lái lớn (mỗi ngày một vựa mua vài tỷ tiền cam sành xuất đi Hà Nội).
Và nó đã giải đáp được câu hỏi của tôi: Một không khí làm việc rất nghiêm túc: Họ mua xô tạp trong nhà vườn cam to nhỏ lớn bé đẹp xấu... đủ cả... Nhưng công tác phân loại ngay tại vườn rất nghiêm túc, về tới dựa lại tiếp tục KCS thêm 1 lần nữa rồi mới xuất đi các thị trường khác nhau: Thị trường cao cấp bán giá cao cấp loại cam vỏ mỏng, mọng nước, mẫu mã đẹp... thị trường cấp thấp ăn trái cam cấp thấp, giá cấp thấp, mẫu mã cấp thấp, chất lượng cấp thấp...
Giá mua xô ở vườn 30 triệu/ tấn; giá loại 1 đi HN 40 triệu/ tấn; Giá hàng xấu đi SG, Tam Kỳ 20 tr/ tấn... 1 cuộc điện thoại ngoài HN vô, họ chất lên xe 30 tấn, trị giá hàng hóa gần 1 tỷ... tiền thanh toán sau khi xe ra tới nhận kiểm hàng... Vậy bạn nghĩ họ có dám làm ăn gian dối hay không?
Nếu tôi nghĩ rằng, bạn không mua lại của vựa cam lớn này, mà vô tận gốc mua của nhà vườn, tôi hỏi bạn nông dân sẽ uy tín với bạn???
Trở lại đề tài của bạn, bơ 80.000 1 Kg, tôi nghĩ bạn cần phải giải như thế này: Mua của nhà vườn 1 tấn với giá 10.000.000 đ, lựa chọn lấy 10% bơ loại 1 và cam kết trăm trái như một bán với giá 80.000 đ; tức là bạn có doanh số bán 800.000.
Bạn còn lại 900 Kg, bạn bán tháo bằng giá vốn tại SG cho xe ba gác chở bán dạo cho công nhân ăn.
Câu chuyện của anh rất thú vị. Và anh cũng đưa giải pháp.

Nhưng em thì không có ý đi theo cách đó. Mục tiêu của em là nếu em mua 1 tấn 10tr thì yêu cầu 1 tấn đó phải hàng tốt, và ngon. Và bán ra 20-30k/kg trăm quả như 1. Cái em muốn theo đuổi chính là loại bỏ những thứ hao phí không đáng có, chỉ tạo ra sản phẩm tốt.

Như câu chuyện anh kể ở trên, vú sữa Vĩnh Kim có vẻ ngon hơn hẳn vú sữa các nơi khác (chưa biết do giống khác hay do vùng đất). Em cũng không biết chế độ chăm sóc có khác nhau không. Nhưng giả sử, cùng một cách chăm sóc, vú sữa Vĩnh Kim chất lượng 10, các nơi khác chất lượng 8, thì tại sao những nơi khác cứ phải cắm đầu cắm cổ trồng 1 loại kém chất lượng hơn hẳn làm gì. Như thế không phí công sao, họ nên tập trung trồng một loại cây khác.

Có thể suy nghĩ em hơi kỳ, nhưng cái em muốn là mọi người được ăn bơ ngon, với giá phù hợp (như em nói ở mức 30-35k/kg), cái lợi cho xã hội trước, còn tiền bạc... nó sẽ là phần thưởng cho nỗ lực của mình. Để làm được điều này, thì cần phải chuẩn hóa các loại giống, quy trình chăm sóc, bảo quản, hái lượm, phân phối...

Chứ cứ như bà con ta đang làm, hàng ngon lọc bán giá cao, hàng kém bán giá thấp, và nhiều người mua hàng ngon với hàng kém trộn với nhau để bán giá trung bình..., ai cũng muốn mang cái lợi cho mình trước, khách hàng MAC KE NO thì sẽ chẳng bao giờ phát triển được. Nó manh mún lắm.

Điều em muốn nhắn gửi trong cái topic này không phải là "LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỜI", mà là "LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH HAO PHÍ CÔNG VÔ ÍCH".

Như vậy thì xã hội mới phát triển được, chứ ai cũng chỉ mong lợi cho riêng mình, thì như bầy cua trong chậu thôi, chả ai ngóc lên được. Em nghĩ thế!
 
Tôi cho rằng tránh hao phí cũng là làm lời.

Tôi nghĩ rằng buôn bán giỏi là mua được hàng
tốt với giá ổn định, chuyên chở xuôi lọt,
nhanh chóng, giao hàng nhanh gọn, lấy tiền
nhanh, và người bán bán được cho người ăn
nhanh chóng. Điều này ở Mỹ thì dễ dàng, vì
người trồng đã có giống và chăm sóc đúng kỹ
thuật rồi. Giống bơ nổi tiếng với người ăn
là giống bơ Hass, được tiếp ghép và trồng
rộng rãi khắp các vườn bơ trong nước và
ngoài nước. Nếu trồng ở California, thì bơ
đắt nhất, vì ngon nhất. Trồng ở Mexico, thì
giá mềm hơn, vì kém ngon hơn. Trồng ở Chilê
thì rẻ nhất, vì kém ngon hơn nữa.

Sau khi trồng, thì kỹ thuật hái. Người ta
không hái bơ non, cũng không hái bơ già.
Bơ già thì ngon hơn, nhưng ảnh hưởng sức
khỏe của cây, dẫn tới kém năng suất.

Sau khi hái thì phân loại theo kích cỡ.
Người ta cho rằng cùng giống, cùng trồng
ở một khu vực, cùng hái đúng độ già, thì
cùng một chất lượng, nhưng trái lớn hơn
thì ngon hơn chút xíu. Tôi chắc chắn cách
ra giá ở Mỹ là như vậy, vì khi đi chợ, các
trái bơ đều cùng kích cỡ. Sự sai khác kích
thước rất nhỏ, khó chọn ra trái lớn hơn hay
nhỏ hơn. Ở chợ, sau mấy ngày, thì bơ xuống
giá, rồi chuyển vào trong, để xay ra làm
một món chấm. Những trái quá chín, thịt có
màu sẫm, thì giục thùng rác.

Các bước trồng, chăm, hái, chở, bán, đều rất
chặt chẽ như thế, nên giá bán cũng rất chặt.
Người nào len vào buôn bơ, nhất định phải lỗ,
và phải mất thời gian dài mới hòa vốn và tiếp
tục buôn được. Buôn các thứ trái khác cũng thế.

Tốt nhất là buôn hàng hóa khác, ví dụ như buôn
Phôn. Phôn thì thằng bán nó cho mình một giá
rồi, nhất định có lời. Thế nhưng hợp đồng giá
tùy theo mình chở hay nó chở. Nếu nó chở thì
giá cao hơn, lỡ xảy ra lật thùng hàng đổ vỡ
hết thì nó chịu. Nếu mình chở thì giá thấp hơn,
lỡ đổ vỡ thùng phôn thì mình chết chắc.
 
Tôi cho rằng tránh hao phí cũng là làm lời.

Tôi nghĩ rằng buôn bán giỏi là mua được hàng
tốt với giá ổn định, chuyên chở xuôi lọt,
nhanh chóng, giao hàng nhanh gọn, lấy tiền
nhanh, và người bán bán được cho người ăn
nhanh chóng. Điều này ở Mỹ thì dễ dàng, vì
người trồng đã có giống và chăm sóc đúng kỹ
thuật rồi. Giống bơ nổi tiếng với người ăn
là giống bơ Hass, được tiếp ghép và trồng
rộng rãi khắp các vườn bơ trong nước và
ngoài nước. Nếu trồng ở California, thì bơ
đắt nhất, vì ngon nhất. Trồng ở Mexico, thì
giá mềm hơn, vì kém ngon hơn. Trồng ở Chilê
thì rẻ nhất, vì kém ngon hơn nữa.

Sau khi trồng, thì kỹ thuật hái. Người ta
không hái bơ non, cũng không hái bơ già.
Bơ già thì ngon hơn, nhưng ảnh hưởng sức
khỏe của cây, dẫn tới kém năng suất.

Sau khi hái thì phân loại theo kích cỡ.
Người ta cho rằng cùng giống, cùng trồng
ở một khu vực, cùng hái đúng độ già, thì
cùng một chất lượng, nhưng trái lớn hơn
thì ngon hơn chút xíu. Tôi chắc chắn cách
ra giá ở Mỹ là như vậy, vì khi đi chợ, các
trái bơ đều cùng kích cỡ. Sự sai khác kích
thước rất nhỏ, khó chọn ra trái lớn hơn hay
nhỏ hơn. Ở chợ, sau mấy ngày, thì bơ xuống
giá, rồi chuyển vào trong, để xay ra làm
một món chấm. Những trái quá chín, thịt có
màu sẫm, thì giục thùng rác.

Các bước trồng, chăm, hái, chở, bán, đều rất
chặt chẽ như thế, nên giá bán cũng rất chặt.
Người nào len vào buôn bơ, nhất định phải lỗ,
và phải mất thời gian dài mới hòa vốn và tiếp
tục buôn được. Buôn các thứ trái khác cũng thế.

Tốt nhất là buôn hàng hóa khác, ví dụ như buôn
Phôn. Phôn thì thằng bán nó cho mình một giá
rồi, nhất định có lời. Thế nhưng hợp đồng giá
tùy theo mình chở hay nó chở. Nếu nó chở thì
giá cao hơn, lỡ xảy ra lật thùng hàng đổ vỡ
hết thì nó chịu. Nếu mình chở thì giá thấp hơn,
lỡ đổ vỡ thùng phôn thì mình chết chắc.
Bởi thế ta nói ở Mỹ làm giàu khó lắm, vì mọi thứ đã có quy chuẩn và hoàn hảo hết rồi. Muốn chen vô, phải có gì đó thực sư khác biệt. Còn ở Việt Nam! thì còn nhìu cơ hội lắm.
 
Người Việt Nam ở Mỹ giàu ở nghề bán hàng, chứ
không thể buôn được.

Cứ việc ra phòng thị chính (tương đương Ủy Ban
Hành Chính) xin giấy phép mở cửa hàng bán rau
trái. Các nhà buôn chủ yếu là người Tàu có những
mặt hàng châu Á như Rau Muống, Mướp, Cà, Cải Dưa
Trứng vịt lộn, các loại Mắm, còn những mặt hàng
khác người buôn là Mỹ. Giá cả thì có sẵn rồi.
Chỉ cần mịnh có bãi đậu xe rộng, gần nơi buôn bán
những mặt hàng khác, gần tiệm ăn, tiệm giặt, tiệm
cắt tóc, thì đông khách. Đông khách thì chạy hàng.
Cho dù tiền lời không nhiều, nhưng chạy hàng thì
tổng cộng số lời cũng nhiều.

Hàng hóa được chở đến tận cửa hàng của mình,
đúng số lượng, chất lượng. Gian hàng của mình
càng lớn, càng nhiều mặt hàng, thuê nhiều người
bán hàng, hay lắp đặt máy bán hàng tự động, thì
càng lời. Lương người bán hàng ở Mỹ là rẻ rúng
nhất xã hội, và nghề bán hàng nhiều khi chỉ là nghề
phụ không đủ sống, chứ không được coi là nghề
chính để kiếm sống. Tiếng Mỹ gọi là "Part time job."

Cũng vì thế, người Việt mở cửa hàng bán rau trái
cần có nhiều người bà con trình độ văn hóa thấp
giúp, chịu làm nghề bán hàng cho thi mới không sập
tiệm. Gọi là lấy công làm lời. Những người này không
đủ sức đi làm công nhân, hay bán hàng cho cửa tiệm
Mỹ, đành phải bán hàng cho cửa tiệm người Việt.
 
Mỹ họ quản lý được buôn bán rõ ràng như vậy sao Việt Nam mình không biết nhỉ ?
Chắc là phải biết chứ.
Mà sao không bắt chước họ, cứ để tối tăm "như đêm ba mươi" bao nhiêu năm rồi !
Hay là sĩ diện hão "ta đây không thèm học thằng nào".
Giờ vẫn còn mua "mão", cân thiếu, độn hàng kém chất lượng...
Nông dân thì cứ tự bơi, tự nghiên cứu trong khi chẳng biết gì về phương pháp nghiên cứu khoa học cho nên thử sai tốn kém... thành công chỉ là hên xui.
Viện nghiên cứu thì không cho ra một mô hình nào áp dụng được.
Theo tôi thì Mỹ họ đã mất nhiều thời gian, công sức, tiền của mới xây dựng được sản phẩm Bơ của họ, sao mình không copy -> paste nó về Việt Nam. Ví dụ như : Sản xuất ra bơ Hass tại Việt Nam theo đúng quy trình của Mỹ. Sau này bơ Hass nó có bán sang Việt Nam thì mình với lợi thế không phải vận chuyển xa sẽ có khả năng đánh bại... Nước tới chân rồi (TPP) không còn thời gian nghiên cứu nữa đâu... Làm sao cho sản phẩm đồng đều về hình thức và nội dung ?
 
etxGyW.jpg


w5vEtC.jpg

Xin lỗi chịu ko nỗi :Haha:, Loan đang muốn nhắc tới hình quả bơ mà:Dapdau::Dapdau::Dapdau::Dapdau:
Bơ này Loan mua 23k/kg tại vựa ạ

55cea8adaf1b7.jpg
Bơ gì mà ngon ngon thế hihi nhìn thèm ghê
đây cả tháng trời đi kiếm bơ trên cao nguyên thu được một giống bơ này anh em thấy sao cho ý kiến
 
Mỹ họ quản lý được buôn bán rõ ràng như vậy sao Việt Nam mình không biết nhỉ ?
Chắc là phải biết chứ.
Mà sao không bắt chước họ, cứ để tối tăm "như đêm ba mươi" bao nhiêu năm rồi !
Hay là sĩ diện hão "ta đây không thèm học thằng nào".
Giờ vẫn còn mua "mão", cân thiếu, độn hàng kém chất lượng...
Nông dân thì cứ tự bơi, tự nghiên cứu trong khi chẳng biết gì về phương pháp nghiên cứu khoa học cho nên thử sai tốn kém... thành công chỉ là hên xui.
Viện nghiên cứu thì không cho ra một mô hình nào áp dụng được.
Theo tôi thì Mỹ họ đã mất nhiều thời gian, công sức, tiền của mới xây dựng được sản phẩm Bơ của họ, sao mình không copy -> paste nó về Việt Nam. Ví dụ như : Sản xuất ra bơ Hass tại Việt Nam theo đúng quy trình của Mỹ. Sau này bơ Hass nó có bán sang Việt Nam thì mình với lợi thế không phải vận chuyển xa sẽ có khả năng đánh bại... Nước tới chân rồi (TPP) không còn thời gian nghiên cứu nữa đâu... Làm sao cho sản phẩm đồng đều về hình thức và nội dung ?
Thật ra thì không thể copy - paste được. Chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm của nó và áp dụng vào thực tại của Việt Nam, có cái áp dụng được có cái không.
D từng bỏ thời gian ra để nghiên cứu cách người ta làm, và cái gì mình có thể áp dụng, cái gì không thể, cái gì còn lâu mới áp dụng.
Giả sử có một câu hỏi mà chưa thể trả lời được: Liệu bơ Hass có hợp khẩu vị với người Việt không? Và liệu thế giới đã được nếm thử các loại bơ ngon nhất của Việt Nam chưa?

Các loại trái cây nhiệt đới thường rất phong phú và có những vị đặc biệt. Bơ Hass hoàn hảo cho thế giới, nhưng người Việt lại trồng bơ Booth. Bơ Hass hoàn hảo vì có vỏ dày, trái nhỏ, vỏ sần sùi, hàm lượng béo cao. Nhưng người Việt thì thích quả to, vỏ láng, mỏng.

D cũng từng mua 2 quả bơ Hass ở siêu thị Maximax Cộng Hòa, hết 183k, về nhà ăn thử, 1 quả chín ok, ăn thử đc 2 miếng nhỏ là không ăn nổi nữa vì quá béo mà không dẻo. Đưa cho bạn bè ăn họ cũng có nhận xét không ngon, không hợp khẩu vị người Việt. Quả còn lại thì hư, và cũng ko có hứng ăn nữa.

Vậy thì, Bơ Hass D mua là đại diện cho bơ Hass, hay nó là sản phẩm lỗi của bơ Hass (có trời biết). Và nó có hợp khẩu vị người Việt không (cũng trời biết, trong thời điểm này).

Giờ bơ Booth đang lên hương.
 
Tôi cho rằng tránh hao phí cũng là làm lời.

Tôi nghĩ rằng buôn bán giỏi là mua được hàng
tốt với giá ổn định, chuyên chở xuôi lọt,
nhanh chóng, giao hàng nhanh gọn, lấy tiền
nhanh, và người bán bán được cho người ăn
nhanh chóng. Điều này ở Mỹ thì dễ dàng, vì
người trồng đã có giống và chăm sóc đúng kỹ
thuật rồi. Giống bơ nổi tiếng với người ăn
là giống bơ Hass, được tiếp ghép và trồng
rộng rãi khắp các vườn bơ trong nước và
ngoài nước. Nếu trồng ở California, thì bơ
đắt nhất, vì ngon nhất. Trồng ở Mexico, thì
giá mềm hơn, vì kém ngon hơn. Trồng ở Chilê
thì rẻ nhất, vì kém ngon hơn nữa.

Sau khi trồng, thì kỹ thuật hái. Người ta
không hái bơ non, cũng không hái bơ già.
Bơ già thì ngon hơn, nhưng ảnh hưởng sức
khỏe của cây, dẫn tới kém năng suất.

Sau khi hái thì phân loại theo kích cỡ.
Người ta cho rằng cùng giống, cùng trồng
ở một khu vực, cùng hái đúng độ già, thì
cùng một chất lượng, nhưng trái lớn hơn
thì ngon hơn chút xíu. Tôi chắc chắn cách
ra giá ở Mỹ là như vậy, vì khi đi chợ, các
trái bơ đều cùng kích cỡ. Sự sai khác kích
thước rất nhỏ, khó chọn ra trái lớn hơn hay
nhỏ hơn. Ở chợ, sau mấy ngày, thì bơ xuống
giá, rồi chuyển vào trong, để xay ra làm
một món chấm. Những trái quá chín, thịt có
màu sẫm, thì giục thùng rác.

Các bước trồng, chăm, hái, chở, bán, đều rất
chặt chẽ như thế, nên giá bán cũng rất chặt.
Người nào len vào buôn bơ, nhất định phải lỗ,
và phải mất thời gian dài mới hòa vốn và tiếp
tục buôn được. Buôn các thứ trái khác cũng thế.

Tốt nhất là buôn hàng hóa khác, ví dụ như buôn
Phôn. Phôn thì thằng bán nó cho mình một giá
rồi, nhất định có lời. Thế nhưng hợp đồng giá
tùy theo mình chở hay nó chở. Nếu nó chở thì
giá cao hơn, lỡ xảy ra lật thùng hàng đổ vỡ
hết thì nó chịu. Nếu mình chở thì giá thấp hơn,
lỡ đổ vỡ thùng phôn thì mình chết chắc.
Tôi nghĩ rằng buôn bán giỏi là mua được hàng
tốt với giá ổn định, chuyên chở xuôi lọt,
nhanh chóng, giao hàng nhanh gọn, lấy tiền
nhanh, và người bán bán được cho người ăn
nhanh chóng. Điều này ở Mỹ thì dễ dàng, vì
người trồng đã có giống và chăm sóc đúng kỹ
thuật rồi.

Bởi thế ta nói ở Mỹ làm giàu khó lắm, vì mọi thứ đã có quy chuẩn và hoàn hảo hết rồi. Muốn chen vô, phải có gì đó thực sư khác biệt. Còn ở Việt Nam! thì còn nhìu cơ hội lắm.
Bởi thế ta nói ở Mỹ làm giàu khó lắm, vì mọi thứ đã có quy chuẩn và hoàn hảo hết rồi. Muốn chen vô, phải có gì đó thực sư khác biệt. Còn ở Việt Nam! thì còn nhìu cơ hội lắm.
Chúng ta sẽ thảo luận về 2 câu nói này.
Trước tiên, hãy xem một bức ảnh về nông sản của một "người trồng đã có giống và chăm sóc đúng ký thuật rồi".

55d28f7f23b58.jpg

Chắc chắn người trồng cây có múi chuyên nghiệp sẽ trầm trồ khen ngợi về bức ảnh này. Nhưng tôi tin chắc rằng, có đến 99.99% người trồng cây có múi không hiểu được về giá trị thực phẩm của bức ảnh này.
Chỉ những người ăn cam sành chuyên nghiệp ở Hà Nội mới có thể để ý rằng lâu lâu mình mới mua được một trái như vườn này.
Tôi thông tin thêm đây là vườn nghịch vụ, người nông dân trong hình này nghèo lắm, anh ta không có thu được 1 tỷ/ 1 ha đâu. Anh ta chỉ thu được 400 triệu thôi, vì anh ta nghèo mà, anh ta chỉ có 2.000 m2 đất trồng cam sành.
Nếu giải mã được giá trị thực phẩm của bức tranh này, thì mới tìm ra con đường đi để xây dựng được thương hiệu như bơ Mã Dưỡng.
Vườn của anh ta không được trăm trái như một đâu. Nó khác trăm trái như một ở chỗ triệu trái không khác nhau! Đố bạn tìm thấy sự khác nhau giữa các trái đấy!
TPP là cuộc chơi của các ông lớn, nhưng các ông lớn không thể xây dựng được thương hiệu Mã Dưỡng, không thể xây dựng được thương hiệu của những trái cam trong vườn cam này.
Tôi có xem bên fb, thấy có nhiều hội như hội bán sỷ trái cây, các shop trái cây, các fb chào bán cam xoàn... và họ post lên nhiều bức hình cảnh vườn, cảnh thu hoạch, cảnh cây trái... nhưng tôi thấy chỉ là hàng chợ, hàng đại trà, và mục đích của họ là bán trái cây kiếm lãi nên tôi không trao đổi gì với họ.
@lmduc13 muốn tìm sự đặc sắc nhưng lại không hiểu về luồn lạch làm ăn.
Sẵn có @anhmytran nêu về kỹ thuật sản xuất nông sản đúng kỹ thuật cho ra sản phẩm quy chuẩn tôi gợi ý thêm và bỏ ngỏ ý của tôi muốn suy diễn để anh em tìm hiểu tiếp về một hướng làm ăn như của @lmduc13 đề xướng.
 
Tôi nghĩ cũng là một may mắn cho anh D cũng như bà con nào đang quan tâm trồng bơ Booth. Chính là nó có xuất xứ từ Mỹ, đã có quy trình kỹ thuật chuẩn mà Mỹ đã làm bấy lâu nay.
Giờ tuân thủ theo đúng quy trình của Mỹ thì trái thu được cũng sẽ tương đương...
===========
Mấy ông lớn ở Việt Nam chẳng cần biết mô tê gì nhảy vào đầu tư tiền hợp tác với chuyên gia Mỹ trồng bơ Booth ở Việt Nam thì bà con trồng bơ Booth chết cả nút... Vì coi thường quy trình kỹ thuật không chịu làm theo => sản phẩm không đạt chất lượng => giá bán thấp, phế phẩm nhiều.
 
Tôi nghĩ cũng là một may mắn cho anh D cũng như bà con nào đang quan tâm trồng bơ Booth. Chính là nó có xuất xứ từ Mỹ, đã có quy trình kỹ thuật chuẩn mà Mỹ đã làm bấy lâu nay.
Giờ tuân thủ theo đúng quy trình của Mỹ thì trái thu được cũng sẽ tương đương...
===========
Mấy ông lớn ở Việt Nam chẳng cần biết mô tê gì nhảy vào đầu tư tiền hợp tác với chuyên gia Mỹ trồng bơ Booth ở Việt Nam thì bà con trồng bơ Booth chết cả nút... Vì coi thường quy trình kỹ thuật không chịu làm theo => sản phẩm không đạt chất lượng => giá bán thấp, phế phẩm nhiều.
Cái này chuẩn này! Bà con hay có kiểu - Trồng cây việc gì phải đao to búa lớn, qui trình quy trọt. Cây bơ để mà nói, trồng vớ vẩn có khi còn không ra hoa ra quả chứ đừng xem thường quy trình
 
Back
Top