Nổi khổ của lái buôn nông sản - "chân chính"

  • Thread starter lmduc13
  • Ngày gửi
Cách đây khoảng nửa năm, khi mùa bơ đang ở "vụ sớm", D có vào 1 fanpage bán bơ giao tận nơi, đảm bảo hàng ngon "trăm trái như một", họ bán với giá lúc 80k, lúc 85k/kg. Có 1 người, có lẽ là "nông dân chính gốc" hoặc "con cái của nông dân chính gốc" chửi ad của fanpage đó là VÔ NHÂN ĐẠO, khi mua của nông dân với giá rẻ mạt chỉ 20k, và đi bán gấp 4 lần như thế, cắt cổ quá mức. Người này còn nói, với giá 20k, thì muốn chứng chỉ gì cũng có, vì nó chỉ là tờ giấy.

Hồi đó, D cũng nghĩ là người ta bán giá cao quá, nhưng vẫn có ý bênh vực ad của fanpage đó, bởi vì nếu họ có tài mua với giá 20k và bán với giá 80k/kg, thì đó cũng là công bằng với công sức họ bỏ ra (mặc dù cũng cắt cổ thiệt).

Nhưng, sau một thời gian đi làm "lái chân chính" thì D có cách nhìn khác, có nhiều thứ mà lái phải gánh, chứ không đơn giản như người ta nghĩ: Mua 20, bán 80, lời gấp 4, siêu lợi nhuận. Có thể D không có kinh nghiệm trong việc làm lái, nên khó khăn nhiều hơn người ta, nhưng nhìn chung, lái nào cũng có cái khổ.

Như đã kể trong một bài viết trên diễn đàn này, vụ đầu tiên của D là lấy của người quen 50kg, giá hồi đó cũng mềm mềm là 10k/kg, nhắm thấy bán ở SG bán được 30k/kg, lời gấp 3, nghĩ thầm "ngon à, kiếm tiền không khó".

Đợt đó, 50kg là 500k, thêm tiền xe là 550k. Ước chừng phải bán được 1,4-1,5tr.
75% khối lượng bán cũng khá ok, đến 25% còn lại bắt đầu xuất hiện hàng kém chất lượng, nên bắt đầu ngại rao. Cuối cùng, ráng lắm cũng được hơn triệu doanh thu. Coi như 1 ngày thứ 7 lao động cật lực lời được 500k (chưa kể tiền công và xăng xe).

Được đà, kêu lấy thêm 50kg nữa, cũng 550k nữa, lần này khi hàng xuống, mở ra, thất vọng toàn tập, hết luôn động lực đi bán, vì chính mình còn không hài lòng với sản phẩm của mình thì làm sao mà dám đi rao với khách hàng là "hàng chất lượng cao, giá cả phải chăng". Bèn bán cầm chừng và để ở nhà ăn dần. Tổng hợp 2 ngày cuối tuần làm lái, lời cỡ 100k. 100kg và lời 100k, nghĩa là lời 1k/kg (chưa kể xăng xe và tiền công), trong khi ban đầu nghĩ mổi kg phải lời dc 20k.

Thấy việc này không ổn, đành phải bỏ tiền khoảng 700k đi làm 1 chuyến lên Daklak khảo sát nguồn hàng. Nhận thấy, để có hàng đồng đều, của một giống, 1 quả từ 400-500g (mức quy chuẩn D đưa ra), thì phải có giá 18-20k/kg (chưa kể tiền xe). Có nơi còn ép phê giá 30-35k/kg bao hàng vì họ bảo: "Loại này ra Bắc bán 60-70k/kg, nên ở đây phải có giá đó".

Và lại tiếp tục thử. Lấy hàng về, tới 100kg 1 lần, lần này ở xa hơn, tiền xe lên đến 1.5k/kg. Nhìn chung giá thành lên tới 21.5k, và mục tiêu là bán với giá 40k/kg. Vì nhiều nên cũng bán cầm chừng và nghiên cứu, đến 1 tuần mới hết. Nhưng tiền lời nhẩm lại có vẻ dưới 1tr, đáng lý phải gần 2tr mới đúng. Nên lần kế đó, quyết chí làm cái thống kê tìm hiểu nguyên do.

Lần đó, họ giao cho 55kg (theo bên giao hàng báo), xách xe chở về nhà đặt lên cân thì cân được 52.6kg. Bị dập mất 4 quả (dập mà cảm nhận được bằng tay), cân chúng nó lên được 1.7kg. Lấy 1 quả 400g cắt ra xem hàng ngon hay không, còn lại bỏ hết vô cái rổ và chờ đi giao hàng.

Hôm sau, mang 1 thùng lên công ty giao cho đồng nhiệp (vội đi không cân), lên đó mỗi người chia ra và tổng khối lượng lả 15.6kg, D lấy tiền 15kg. Ngày kế đó, cũng cái rổ đó, mang đi giao cho 1 cửa hàng, họ báo lại 15.3kg, D cũng lấy tiền 15kg. Tối đó, đi giao cho 2 người bạn mỗi người 5 quả (quy định là 2kg), tổng cộng lấy tiền 4kg. Tối hôm sau đó nữa, giao cho 1 người khác 3kg, lấy cho họ 8 quả. Số còn lại, có 1 quả chín, cắt ăn (không cân), 1 quả nhìn héo và xấu, nên bỏ. Cân số còn lại được 7.4kg, đưa hết cho một người bạn mang về Củ Chi, lấy tiền 7kg cho tròn.

Vậy tính ra D bán được tổng cộng: 15+15+4+3+7 = 44kg.

Vài ngày sau, thống kê có 3 quả nó không chịu chín, 2 quả bị sượng khi ăn, một số quả (người ta không nói số) héo nhưng mà ăn được. Đó là chưa kể đến cái số bơ ở cửa hàng (15kg) bởi ở đó không nhận được phản hồi. Một lô hàng ngon, mà lời quá ít, khách hàng có người còn không hài lòng.

Như vậy tính ra, mức hao hụt cho một đợt hàng gọi là "ngon" ở mức 20% (Chỉ bán được 44kg so với mua là 55kg). Với mức hao hụt này, giá thành đẵ tăng thêm 25%, nếu bán giá gấp đôi giá mua vào thì cũng chỉ lời dc khoảng 37.5% / doanh thu. Đó là chưa kể những đợt hàng hư với số lượng lớn (bị nhiễm sâu bệnh gì đó) gần như không bán được quả nào. Hay đơn giản giả sử 10% còn lại không bán được (vì không bán hết và để hư), hao hụt lên tới 30%, lúc đó giá thành sẽ tăng thêm 42%, và nếu để lời được 40% / doanh thu, người ta phải bán được với giá gấp 2.4 lần giá thành (bán lẻ, mức lời 30%-40% / Doanh thu là bình thường).

Vậy, để có một mức lời gọi là "bình thường", người bán lẻ bán được với giá 50k/kg, thì chỉ lấy ở nơi cung cấp hàng giá 20k/kg. Nơi cung cấp hàng này đương nhiên không phải là chủ vườn, vì chủ vườn có ít cây quá, nên phải có người đi gom. Một ngày 1 người đi gom giỏi lắm thì cũng dc 200kg, mà sản phẩm thì thượng vàng hạ cám. Thế thì họ cũng phải có công, cũng hao hụt, và để sống, họ chắc chỉ gom được cho nông dân giá 12-13k/kg.

Người nông dân khi biết người ta mua của mình với giá 12-13k/kg, mà đi bán với giá khoảng 50k/kg, chắc có người sẽ muốn được giá cao hơn, bảo lái ép giá, mua đồ rẻ mạt. Nhưng thực sự, mọi chuyện không dễ dàng như thế, bởi vì hao hụt và hao phí của chúng ta là quá lớn. Hay nói cách khác là lao động không hiệu quả.

Nhìn chung, qua thời gian làm lái vừa qua D đang lỗ, mặc dù cũng cố bán gấp rưỡi, gấp đôi giá mua vào. Tuy lỗ, nhưng cũng biết được một số kiến thức và kinh nghiệm, cũng như nhìn thấy được làm cách nào để lời, hay nói cách khác là làm cách nào để lao động hiệu quả hơn.

Lao động hiệu quả hơn có lẽ là cách mà chúng ta nên theo đuổi, thay vì ngồi than sao bị ép giá, bị cắt cổ ....

Còn làm cách nào để lao động hiệu quả hơn (theo quan điểm cá nhân), có lẽ D sẽ viết ở một bài khác.
 
Tôi nghĩ cũng là một may mắn cho anh D cũng như bà con nào đang quan tâm trồng bơ Booth. Chính là nó có xuất xứ từ Mỹ, đã có quy trình kỹ thuật chuẩn mà Mỹ đã làm bấy lâu nay.
Giờ tuân thủ theo đúng quy trình của Mỹ thì trái thu được cũng sẽ tương đương...
===========
Mấy ông lớn ở Việt Nam chẳng cần biết mô tê gì nhảy vào đầu tư tiền hợp tác với chuyên gia Mỹ trồng bơ Booth ở Việt Nam thì bà con trồng bơ Booth chết cả nút... Vì coi thường quy trình kỹ thuật không chịu làm theo => sản phẩm không đạt chất lượng => giá bán thấp, phế phẩm nhiều.
Thật ra bơ Booth nó xuất phát từ Mỹ (Đa số cái khỉ gì cũng ở Mỹ), nhưng mà người Mỹ họ không trồng.

Không biết tại sao Viet Nam lại trồng?

D nghĩ có thể có 2 lý do:
- Mấy ổng không nghiên cứu kỹ.
- Loại này phù hợp nhất.
Mỹ họ chỉ trồng 8 loại phổ biến, trong đó không có Booth. Booth trồng nhiều ở Trung Quốc. ^^
 
Booth không trồng ở Mỹ vì khó có người mua,
phải bán giá thấp. Vùng trồng bơ ngon là
California, nhưng Booth thì trồng ở Florida.

Booth7.jpg


Bán ở chợ nhiều là bơ Hass hay Haas, chủ yếu
là nhập từ Mexico và cả Chi lê nữa. Không phải
cùng giống tiếp ghép và đúng kỹ thuật thì trái
đều ngon như nhau đâu. Khác khí hậu và mặt trời
thì chất lượng khác nhau. Bơ Hass trồng ở
California thì ngon nhất, rồi trồng ở Mexico
ngon nhì, và trồng ở Chi lê thì dở nhất, giá
bán thấp nhất. Vì lẽ đó bơ Hass Mexico bán ở
Mỹ nhiều nhất.

Người Mỹ lấy Hass làm tiêu chuẩn để coi có nên
trồng bơ khác không, vì người ăn có thói cứ so
với bơ Hass. Có người chỉ ăn bơ Hass California
thôi. Hầu hết người đều ăn bơ Hass Mexico. Rất
ít người kỳ thị, không chịu ăn bơ Hass Chi lê.

Bơ Hass có nhược điểm là năm được năm mất, sản
lượng không đều. Nếu được mùa năm nay, thì năm
sau nhất định mất mùa. Ngoài nhược điểm đó ra
thì các ưu điểm của nó khó có bơ nào được, kể
cả bơ Booth.

Bơ Booth so với Hass có những dở, kể theo cái
dở nhất đến những cái yếu kém ít hơn là: kém
ngon hơn, tỷ lệ dầu thấp hơn. Bơ Hass tỷ lệ
dầu 13%, nhưng Booth thì từ 7 đến 13%. Nói thế
thì trái nào 7% ăn rất dở, còn trái 13% rất ít
có thôi. Booth hơi lớn trái hơn Hass một chút,
và dáng trái tròn nây hơn, nhưng hạt lại hơi
lớn hơn, nên không vượt trội ở chỗ này. Hột
Booth không nhẵn thín bóng loáng và cứng như
hột Hass nên người ăn hơi phiền hà một chút.
Nói một cách khác, người ăn bơ không thích hạt
bơ bong rời ra khỏi thịt, lắc kêu lộc cộc bên
trong, nhưng cũng không thích thịt dính két
vào hột, khó gỡ ra được. Hột Hass là lý tưởng.
Hột Booth vỏ trắng mềm dính thịt một chút.
Chuyên chở Booth phải nhẹ tay hơn, vì vỏ mỏng
hơn Hass, và phải bán nhanh, không để lâu được
bằng Hass. Để lâu bằng cách giữ thoáng mát, có
thể kéo dài thêm vài ngày. Không để lâu được,
thì mỗi đợt hàng chỉ có thể nhỏ, sợ bán không
kịp, trái sẽ đen thịt lại, không ai ăn. Booth
năng suất hơn Hass và đều hàng năm. Tính ra
tiền thu hoạch thì cũng không thua Hass, nhưng
tiền vận chuyển thì hơn, vì năng suất hơn thì
nặng hơn. Công hái Hass cao hơn Booth vì cây
mọc cao hơn, nhưng năng suất thấp nên công hái
cũng ngang ngửa với Booth.

Nói tóm lại Booth bán ở chợ thường to gấp rưỡi
Hass (những trái nhỏ thì không bán) và bán giá
cũng 1 đôla 1 trái. Chẳng hiểu sao Bơ chỉ bán
trái, không bán ký. Booth thường bán cuối năm,
còn Hass bán quanh năm, vì nó chín rải rác hơn,
và trồng nhiều nước, mỗi nước một mùa hái khác
nhau. Booth chỉ trồng ở Florid thôi.
 
Tôi nghĩ rằng buôn bán giỏi là mua được hàng
tốt với giá ổn định, chuyên chở xuôi lọt,
nhanh chóng, giao hàng nhanh gọn, lấy tiền
nhanh, và người bán bán được cho người ăn
nhanh chóng. Điều này ở Mỹ thì dễ dàng, vì
người trồng đã có giống và chăm sóc đúng kỹ
thuật rồi.


Bởi thế ta nói ở Mỹ làm giàu khó lắm, vì mọi thứ đã có quy chuẩn và hoàn hảo hết rồi. Muốn chen vô, phải có gì đó thực sư khác biệt. Còn ở Việt Nam! thì còn nhìu cơ hội lắm.
Chúng ta sẽ thảo luận về 2 câu nói này.
Trước tiên, hãy xem một bức ảnh về nông sản của một "người trồng đã có giống và chăm sóc đúng ký thuật rồi".

55d28f7f23b58.jpg

Chắc chắn người trồng cây có múi chuyên nghiệp sẽ trầm trồ khen ngợi về bức ảnh này. Nhưng tôi tin chắc rằng, có đến 99.99% người trồng cây có múi không hiểu được về giá trị thực phẩm của bức ảnh này.
Chỉ những người ăn cam sành chuyên nghiệp ở Hà Nội mới có thể để ý rằng lâu lâu mình mới mua được một trái như vườn này.
Tôi thông tin thêm đây là vườn nghịch vụ, người nông dân trong hình này nghèo lắm, anh ta không có thu được 1 tỷ/ 1 ha đâu. Anh ta chỉ thu được 400 triệu thôi, vì anh ta nghèo mà, anh ta chỉ có 2.000 m2 đất trồng cam sành.
Nếu giải mã được giá trị thực phẩm của bức tranh này, thì mới tìm ra con đường đi để xây dựng được thương hiệu như bơ Mã Dưỡng.
Vườn của anh ta không được trăm trái như một đâu. Nó khác trăm trái như một ở chỗ triệu trái không khác nhau! Đố bạn tìm thấy sự khác nhau giữa các trái đấy!
TPP là cuộc chơi của các ông lớn, nhưng các ông lớn không thể xây dựng được thương hiệu Mã Dưỡng, không thể xây dựng được thương hiệu của những trái cam trong vườn cam này.
Tôi có xem bên fb, thấy có nhiều hội như hội bán sỷ trái cây, các shop trái cây, các fb chào bán cam xoàn... và họ post lên nhiều bức hình cảnh vườn, cảnh thu hoạch, cảnh cây trái... nhưng tôi thấy chỉ là hàng chợ, hàng đại trà, và mục đích của họ là bán trái cây kiếm lãi nên tôi không trao đổi gì với họ.
@lmduc13 muốn tìm sự đặc sắc nhưng lại không hiểu về luồn lạch làm ăn.
Sẵn có @anhmytran nêu về kỹ thuật sản xuất nông sản đúng kỹ thuật cho ra sản phẩm quy chuẩn tôi gợi ý thêm và bỏ ngỏ ý của tôi muốn suy diễn để anh em tìm hiểu tiếp về một hướng làm ăn như của @lmduc13 đề xướng.
câu thứ nhất : người ta có quy chuẩn, quy trình cơ chế
câu thứ hai : ai tìm được hướng đi sự khác biệt cơ hội
 
Chào lmduc13 !

Bữa giờ tôi cứ rình rình và im im đọc topic này của anh để mong tích cóp được thêm kinh nghiệm.

Tôi mới viết xong 11/12 bài trong loạt bài về bán đu đủ với 25 nguyên tắc bất di bất dịch của nghề lái buôn nông sản. Mục tiêu của tôi là đọc giả sau khi đọc xong thì có thể tự bán đu đủ của mình với giá gấp đôi giá thị trường.

Trước khi viết loạt bài này, tôi có tuyên bố: "ai đọc xong 12 bài tôi viết rồi làm theo như thế mà không thể bán giá gấp đôi giá thị trường thì tôi sẽ tặng người ấy vườn đu đủ của tôi". Và tôi rất bất ngờ khi có 1 nông dân tuyên bố đã có thể bán giá gấp đôi dù chỉ mới đọc từ bài 1 đến bài 4.

Không phải là tôi khoe tài năng của mình, tôi chỉ muốn nói với anh rằng anh thiếu rất nhiều những điều sau:
1. kỹ năng buôn và bán.
2. các quy luật ngầm trong giới bán buôn.
3. sự am hiểu tận tường của cái nghề anh đang làm
4. Những kế hoạch khác biệt.
5. Tâm trí cho cuộc chơi.

Những khó khăn của anh, thật ra không có gì mới và khó khăn cho 1 tiểu thương 3 năm trong nghề buôn bán nông sản dù mới chỉ học hết lớp 3.

Còn những bài viết của anh đọc qua thì rất hay, nhưng lúc buồn tôi ngẫm nghĩ lại thì thấy chả có gì đáng phải suy nghĩ, anh không bao giờ kết luận điều anh muốn truyền tải cho đọc giả, nên tôi không nhớ nỗi thật sự anh đang muốn nói về điều gì.

Dù gì đi nữa: anh nên tìm hiểu tất cả về luật chơi của món mà anh muốn chơi, sau đó: nếu chấp nhận các luật lệ ấy thì anh mới bắt đầu chơi, vì cho dù anh am hiểu tất cả thì rủi ro vẫn luôn đợi chờ anh ở đâu đó trên con đường anh sẽ đi qua.
 
Last edited:
Chào lmduc13 !
Dù gì đi nữa: anh nên tìm hiểu tất cả về luật chơi của món mà anh muốn chơi, sau đó: nếu chấp nhận các luật lệ ấy thì anh mới bắt đầu chơi, vì cho dù anh am hiểu tất cả thì rủi ro vẫn luôn đợi chờ anh ở đâu đó trên con đường anh sẽ đi qua.
Trò chơi kiếm tiền trong nông nghiệp nghe chua lắm! Em sắp cho ra lò khoảng vài tạ ếch thịt vẫn chưa làm khâu tiếp thị sản phẩm. Nhưng chưa biết phải bắt đầu từ chỗ nào. Vậy đang hóng tập 11 của "Đu Đủ - haclong toàn tập" của bác để nghiên cứu áp dụng. Sách có bán tại các nhà sách trên toàn quốc! hay là bác post free trên agriviet vậy bác? dự kiến ngày ra mắt ấn phẩm chưa?
 
Chào lmduc13 !

Bữa giờ tôi cứ rình rình và im im đọc topic này của anh để mong tích cóp được thêm kinh nghiệm.

Tôi mới viết xong 11/12 bài trong loạt bài về bán đu đủ với 25 nguyên tắc bất di bất dịch của nghề lái buôn nông sản. Mục tiêu của tôi là đọc giả sau khi đọc xong thì có thể tự bán đu đủ của mình với giá gấp đôi giá thị trường.

Trước khi viết loạt bài này, tôi có tuyên bố: "ai đọc xong 12 bài tôi viết rồi làm theo như thế mà không thể bán giá gấp đôi giá thị trường thì tôi sẽ tặng người ấy vườn đu đủ của tôi". Và tôi rất bất ngờ khi có 1 nông dân tuyên bố đã có thể bán giá gấp đôi dù chỉ mới đọc từ bài 1 đến bài 4.

Không phải là tôi khoe tài năng của mình, tôi chỉ muốn nói với anh rằng anh thiếu rất nhiều những điều sau:
1. kỹ năng buôn và bán.
2. các quy luật ngầm trong giới bán buôn.
3. sự am hiểu tận tường của cái nghề anh đang làm
4. Những kế hoạch khác biệt.
5. Tâm trí cho cuộc chơi.

Những khó khăn của anh, thật ra không có gì mới và khó khăn cho 1 tiểu thương 3 năm trong nghề buôn bán nông sản dù mới chỉ học hết lớp 3.

Còn những bài viết của anh đọc qua thì rất hay, nhưng lúc buồn tôi ngẫm nghĩ lại thì thấy chả có gì đáng phải suy nghĩ, anh không bao giờ kết luận điều anh muốn truyền tải cho đọc giả, nên tôi không nhớ nỗi thật sự anh đang muốn nói về điều gì.

Dù gì đi nữa: anh nên tìm hiểu tất cả về luật chơi của món mà anh muốn chơi, sau đó: nếu chấp nhận các luật lệ ấy thì anh mới bắt đầu chơi, vì cho dù anh am hiểu tất cả thì rủi ro vẫn luôn đợi chờ anh ở đâu đó trên con đường anh sẽ đi qua.
Chém vừa thôi bác ơi...ai đi buôn đu đủ cũng đọc sách của bác thì lúc ấy giá thị trường là giá nào? Bác cứ trồng đu đủ cho nhiều đi..chứ chem lung tung quá anh em cũng mất đi ít hình tượng :D:D
 
Chào lmduc13 !

Bữa giờ tôi cứ rình rình và im im đọc topic này của anh để mong tích cóp được thêm kinh nghiệm.

Tôi mới viết xong 11/12 bài trong loạt bài về bán đu đủ với 25 nguyên tắc bất di bất dịch của nghề lái buôn nông sản. Mục tiêu của tôi là đọc giả sau khi đọc xong thì có thể tự bán đu đủ của mình với giá gấp đôi giá thị trường.

Trước khi viết loạt bài này, tôi có tuyên bố: "ai đọc xong 12 bài tôi viết rồi làm theo như thế mà không thể bán giá gấp đôi giá thị trường thì tôi sẽ tặng người ấy vườn đu đủ của tôi". Và tôi rất bất ngờ khi có 1 nông dân tuyên bố đã có thể bán giá gấp đôi dù chỉ mới đọc từ bài 1 đến bài 4.

Không phải là tôi khoe tài năng của mình, tôi chỉ muốn nói với anh rằng anh thiếu rất nhiều những điều sau:
1. kỹ năng buôn và bán.
2. các quy luật ngầm trong giới bán buôn.
3. sự am hiểu tận tường của cái nghề anh đang làm
4. Những kế hoạch khác biệt.
5. Tâm trí cho cuộc chơi.

Những khó khăn của anh, thật ra không có gì mới và khó khăn cho 1 tiểu thương 3 năm trong nghề buôn bán nông sản dù mới chỉ học hết lớp 3.

Còn những bài viết của anh đọc qua thì rất hay, nhưng lúc buồn tôi ngẫm nghĩ lại thì thấy chả có gì đáng phải suy nghĩ, anh không bao giờ kết luận điều anh muốn truyền tải cho đọc giả, nên tôi không nhớ nỗi thật sự anh đang muốn nói về điều gì.

Dù gì đi nữa: anh nên tìm hiểu tất cả về luật chơi của món mà anh muốn chơi, sau đó: nếu chấp nhận các luật lệ ấy thì anh mới bắt đầu chơi, vì cho dù anh am hiểu tất cả thì rủi ro vẫn luôn đợi chờ anh ở đâu đó trên con đường anh sẽ đi qua.
Đúng là D đang thiếu nhiều điều thật. Nên cũng viết lên đây rồi hóng hớt.

Còn cái vụ không kết luận cho mỗi bài viết, thì chắc bạn haclong không đọc kỹ hoặc không nhận ra, chứ mỗi bài đều có điều muốn truyền tải mà.

Ví dụ như bài này thì điều muốn truyền tải là: Hao phí khi bán bơ nhiều quá, và có cách nào làm giảm lao động vô ích hay không.
 
Tôi không biết bản thân mình có nổ hay không, nhưng tôi biết 1 số anh em mình đang miệt mài đi tới đi lui để thương lượng.

Trong 2 tuần nữa chúng tôi sẽ có những chuyến hàng đầu tiên và đến tết nguyên đán năm nay chúng tôi phải bán xong 2.000 tấn đu đủ chín cây do chính tay chúng tôi trồng với 1 cái giá chúng tôi chấp nhận được ở thị trường miền bắc, còn thị trường miền nam thì rất khác bạn à.
Trò chơi kiếm tiền trong nông nghiệp nghe chua lắm! Em sắp cho ra lò khoảng vài tạ ếch thịt vẫn chưa làm khâu tiếp thị sản phẩm. Nhưng chưa biết phải bắt đầu từ chỗ nào. Vậy đang hóng tập 11 của "Đu Đủ - haclong toàn tập" của bác để nghiên cứu áp dụng. Sách có bán tại các nhà sách trên toàn quốc! hay là bác post free trên agriviet vậy bác? dự kiến ngày ra mắt ấn phẩm chưa?

Ếch thì liên lạc với Lê Minh đi bạn ơi, nếu anh ta không giúp đỡ thì liên lạc lại với mình.
Tôi vào đây để hóng, mà chủ top cũng hóng y như tôi thì không xong rồi.

Dù gì tôi cũng góp ý 1 chút nhưng không liên quan đến 2 vấn đề chủ top đang hóng.

Việc bán bơ cho người thân thì không có gì phạm pháp hay quá đáng gì cả, nó cũng không phạm 25 nguyên tắc của tôi, nhưng nó lại phạm nguyên tắc số 1 của người bán hàng giỏi nhất châu á và giàu nhất Trung Quốc, đó chính là Jack Ma - chủ tịch Alibaba.

Tôi hy vọng chủ top biết alibaba là gì và như thế nào, tỉ phú usd giàu nhất Trung Quốc có 1 nguyên tắc bất di bất dịch: không bán hàng cho người thân.

Việc bán hàng cho người thân có 2 cái bất lợi:
1. Dù bán với giá nào thì người thân vẫn cjo rằng mình kiếm lợi từ họ.
2. Sau khi mua hàng thì người thân luôn nghĩ rằng mình mắc nợ họ, khi đó có gì cần nhờ vả thì họ không ngần ngại Alo, việc này khá phiền phức.

Chủ top vô tình đã tự làm khó mình, chủ top chỉ nhìn thấy những cái lợi và cái hại trước mắt mà không nhìn được xa hơn.
 
Tôi không biết bản thân mình có nổ hay không, nhưng tôi biết 1 số anh em mình đang miệt mài đi tới đi lui để thương lượng.

Trong 2 tuần nữa chúng tôi sẽ có những chuyến hàng đầu tiên và đến tết nguyên đán năm nay chúng tôi phải bán xong 2.000 tấn đu đủ chín cây do chính tay chúng tôi trồng với 1 cái giá chúng tôi chấp nhận được ở thị trường miền bắc, còn thị trường miền nam thì rất khác bạn à.


Ếch thì liên lạc với Lê Minh đi bạn ơi, nếu anh ta không giúp đỡ thì liên lạc lại với mình.
Tôi vào đây để hóng, mà chủ top cũng hóng y như tôi thì không xong rồi.

Dù gì tôi cũng góp ý 1 chút nhưng không liên quan đến 2 vấn đề chủ top đang hóng.

Việc bán bơ cho người thân thì không có gì phạm pháp hay quá đáng gì cả, nó cũng không phạm 25 nguyên tắc của tôi, nhưng nó lại phạm nguyên tắc số 1 của người bán hàng giỏi nhất châu á và giàu nhất Trung Quốc, đó chính là Jack Ma - chủ tịch Alibaba.

Tôi hy vọng chủ top biết alibaba là gì và như thế nào, tỉ phú usd giàu nhất Trung Quốc có 1 nguyên tắc bất di bất dịch: không bán hàng cho người thân.

Việc bán hàng cho người thân có 2 cái bất lợi:
1. Dù bán với giá nào thì người thân vẫn cjo rằng mình kiếm lợi từ họ.
2. Sau khi mua hàng thì người thân luôn nghĩ rằng mình mắc nợ họ, khi đó có gì cần nhờ vả thì họ không ngần ngại Alo, việc này khá phiền phức.

Chủ top vô tình đã tự làm khó mình, chủ top chỉ nhìn thấy những cái lợi và cái hại trước mắt mà không nhìn được xa hơn.
Tôi không biết bản thân mình có nổ hay không, nhưng tôi biết 1 số anh em mình đang miệt mài đi tới đi lui để thương lượng.

Trong 2 tuần nữa chúng tôi sẽ có những chuyến hàng đầu tiên và đến tết nguyên đán năm nay chúng tôi phải bán xong 2.000 tấn đu đủ chín cây do chính tay chúng tôi trồng với 1 cái giá chúng tôi chấp nhận được ở thị trường miền bắc, còn thị trường miền nam thì rất khác bạn à.


Ếch thì liên lạc với Lê Minh đi bạn ơi, nếu anh ta không giúp đỡ thì liên lạc lại với mình.
Tôi vào đây để hóng, mà chủ top cũng hóng y như tôi thì không xong rồi.

Dù gì tôi cũng góp ý 1 chút nhưng không liên quan đến 2 vấn đề chủ top đang hóng.

Việc bán bơ cho người thân thì không có gì phạm pháp hay quá đáng gì cả, nó cũng không phạm 25 nguyên tắc của tôi, nhưng nó lại phạm nguyên tắc số 1 của người bán hàng giỏi nhất châu á và giàu nhất Trung Quốc, đó chính là Jack Ma - chủ tịch Alibaba.

Tôi hy vọng chủ top biết alibaba là gì và như thế nào, tỉ phú usd giàu nhất Trung Quốc có 1 nguyên tắc bất di bất dịch: không bán hàng cho người thân.

Việc bán hàng cho người thân có 2 cái bất lợi:
1. Dù bán với giá nào thì người thân vẫn cjo rằng mình kiếm lợi từ họ.
2. Sau khi mua hàng thì người thân luôn nghĩ rằng mình mắc nợ họ, khi đó có gì cần nhờ vả thì họ không ngần ngại Alo, việc này khá phiền phức.

Chủ top vô tình đã tự làm khó mình, chủ top chỉ nhìn thấy những cái lợi và cái hại trước mắt mà không nhìn được xa hơn.
Hehe, D lấy hàng của người quen, không phải của người thân.
Với cả Jack Ma không phải giàu nhất Trung Quốc, người giàu nhất là Lý Gia Thành.
Cơ mà D chưa đi bán hàng bao giờ, chả thể 1 bước lên giời được. Nên cứ phải từ từ
 
1. Chủ top lấy hàng xong bán chủ yếu trên facebook, ngoài ra còn các phương tiện khác, vậy ông không bán hàng cho người thân thì ông để bơ trong nhà rồi bán cho ai ?

2. Trước khi chia tài sản thừa kế cho 4 người con thì Lý Gia Thành giàu nhất trung quốc, ông có biết người con thứ 4 của ổng là ai không ?
 
1. Chủ top lấy hàng xong bán chủ yếu trên facebook, ngoài ra còn các phương tiện khác, vậy ông không bán hàng cho người thân thì ông để bơ trong nhà rồi bán cho ai ?

2. Trước khi chia tài sản thừa kế cho 4 người con thì Lý Gia Thành giàu nhất trung quốc, ông có biết người con thứ 4 của ổng là ai không ?
Thì bán cho khách hàng, là người quen. Ko phải người thân. (Theo quan điểm người thân phải có quan hệ máu mủ).
Lý Gia Thành có 2 người con à, Wiki bảo thế. Ổng cũng chưa chia tài sản, đứng thứ 17 thế giới trong danh sách người giàu nhất hay sao ấy. Forbes bảo thế!

Còn haclong bảo, thì chưa thấy ở đâu nói.
 
Không biết hiện tại kế hoạch của a Đức về cây bơ có tiến triển được bước nào chưa vậy ?
Ở đắk nông hiện tại em thấy có 1 số cá nhân cũng đang có hướng làm giống như ý tưởng của a hiện tại
Nếu mọi việc thuận lợi khoảng 2 năm nữa vùng này sẽ có khoảng hơn 200ha bơ tập trung
Không biết hiện tại kế hoạch của a Đức về cây bơ có tiến triển được bước nào chưa vậy ?
Ở đắk nông hiện tại em thấy có 1 số cá nhân cũng đang có hướng làm giống như ý tưởng của a hiện tại
Nếu mọi việc thuận lợi khoảng 2 năm nữa vùng này sẽ có khoảng hơn 200ha bơ tập trung
 
Thì bán cho khách hàng, là người quen. Ko phải người thân. (Theo quan điểm người thân phải có quan hệ máu mủ).
Lý Gia Thành có 2 người con à, Wiki bảo thế. Ổng cũng chưa chia tài sản, đứng thứ 17 thế giới trong danh sách người giàu nhất hay sao ấy. Forbes bảo thế!

Còn haclong bảo, thì chưa thấy ở đâu nói.
Hai bác kiến thức uyên thâm quá. Mà nông dân nhà em ko quan tâm đến Lý Gia Thành, Bill, hay cái báo forbes gì gì ấy đâu. Chỉ thích đọc tin của agriviet thôi. Sao phải tranh luận nhiều về các vấn đề ngoài lề dẫn đến bộn bề
Không biết hiện tại kế hoạch của a Đức về cây bơ có tiến triển được bước nào chưa vậy ?
Ở đắk nông hiện tại em thấy có 1 số cá nhân cũng đang có hướng làm giống như ý tưởng của a hiện tại
Nếu mọi việc thuận lợi khoảng 2 năm nữa vùng này sẽ có khoảng hơn 200ha bơ tập trung
Không biết hiện tại kế hoạch của a Đức về cây bơ có tiến triển được bước nào chưa vậy ?
Ở đắk nông hiện tại em thấy có 1 số cá nhân cũng đang có hướng làm giống như ý tưởng của a hiện tại
Nếu mọi việc thuận lợi khoảng 2 năm nữa vùng này sẽ có khoảng hơn 200ha bơ tập trung
Anh ấy dang chờ anh Long! Hai ảnh chờ...
 
Không biết hiện tại kế hoạch của a Đức về cây bơ có tiến triển được bước nào chưa vậy ?
Ở đắk nông hiện tại em thấy có 1 số cá nhân cũng đang có hướng làm giống như ý tưởng của a hiện tại
Nếu mọi việc thuận lợi khoảng 2 năm nữa vùng này sẽ có khoảng hơn 200ha bơ tập trung
Không biết hiện tại kế hoạch của a Đức về cây bơ có tiến triển được bước nào chưa vậy ?
Ở đắk nông hiện tại em thấy có 1 số cá nhân cũng đang có hướng làm giống như ý tưởng của a hiện tại
Nếu mọi việc thuận lợi khoảng 2 năm nữa vùng này sẽ có khoảng hơn 200ha bơ tập trung

200ha tập trung là của 1 nhà trồng, hay trong khu vực Daknong có 200ha?

Vụ kia thì hôm bữa viết cái kế hoạch 10ha mà nhiều người phản đối do thiếu nhiều thứ quá, nên đang trong quá trình tập hợp cho đủ những thứ đó. Ban đầu là bổ sung kiến thức trước, sau đó mới thực hành.
 
200ha tập trung là của 1 nhà trồng, hay trong khu vực Daknong có 200ha?

Vụ kia thì hôm bữa viết cái kế hoạch 10ha mà nhiều người phản đối do thiếu nhiều thứ quá, nên đang trong quá trình tập hợp cho đủ những thứ đó. Ban đầu là bổ sung kiến thức trước, sau đó mới thực hành.

200ha là 1 đám đất liền mạch của 4 người hùn vốn mua chung,nhưng giáp ranh thì những hộ nhỏ lẻ 10ha,20ha cũng trồng bơ đồng loạt nên có thể hứa hẹn 1 điều gì đó
Hôm rồi em ghé qua thì đang bắt đầu làm đất,do đất rừng chồi chưa canh tác lần nào,và họ cũng đang ươm cây giống rồi.
Với số vốn của a thì e thấy vừa làm vừa học áp dụng luôn cũng hay,nghề dạy nghề mà
200ha tập trung là của 1 nhà trồng, hay trong khu vực Daknong có 200ha?

Vụ kia thì hôm bữa viết cái kế hoạch 10ha mà nhiều người phản đối do thiếu nhiều thứ quá, nên đang trong quá trình tập hợp cho đủ những thứ đó. Ban đầu là bổ sung kiến thức trước, sau đó mới thực hành.
 
200ha là 1 đám đất liền mạch của 4 người hùn vốn mua chung,nhưng giáp ranh thì những hộ nhỏ lẻ 10ha,20ha cũng trồng bơ đồng loạt nên có thể hứa hẹn 1 điều gì đó
Hôm rồi em ghé qua thì đang bắt đầu làm đất,do đất rừng chồi chưa canh tác lần nào,và họ cũng đang ươm cây giống rồi.
Với số vốn của a thì e thấy vừa làm vừa học áp dụng luôn cũng hay,nghề dạy nghề mà
Cái vườn đó ở đâu, bữa sau đi thăm cái.

Trồng liền 200ha thì ko fai dạng vừa đâu.
 
Thì không phải dạng vừa
Anh chạy qlo 14 rẽ vào xã quảng sơn,đắk glong,dnong hỏi khu rừng nam nung chạy vào htx hợp tiến là thấy máy đang làm
 
TÔi đồng tình với D. Người ta gọi đó là làm ăn nhỏ lẻ nếu làm công nghiệp bán thẳng cho siêu thị thì gía chắc rẻ hơn nhiều. NHưng siêu thị hầu hết của thương lái nc ngoài họ mang sản phẩm của họ sang. KO có quy hoạch bao tiêu trồng trọt nông dân chết đầu tiên.
 
Vấn đề.
1/ Người dân trồng nhỏ lẻ phải tốn công đi gom hàng. Phí 1
2/ Vận chuyển: chi phí vận chuyển Phí 2
3/ Hao hụt từ lúc nông sản hái xuống Phí 3
Sau thu hoạch. tỷ lệ hao phí quá cao.
- Do vận chuyển
- Chín quá không kịp bán
- Nhiều khâu trung gian quá
Dẫn đến chi phí đội lên cao quá. Đó là phần nỗi
Không biết có ai lái Thanh Long không?
Em thấy TL em mua chợ 20k/kg nhưng là loại xấu, trái nhỏ, da nứt thì đây là hàng dạt, 2000 - 3000 là cao lắm (cái này em coi TV phỏng đoán)
Bác nào cho em khai sáng với.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top