Nhiều nông dân tại Tây Ninh đang khóc ròng vì bị thương lái ép giá do từ đầu vụ họ phải vay tiền của thương lái để mua giống, phân bón.
Nông dân tự hái, vô bao bì, sau đó thương lái vào vận chuyển đi, nếu rủi ro thì người nông dân lại tự chịu - Ảnh: Giang Phương
Nhiều hộ nông dân tại H.Dương Minh Châu, Tây Ninh (vùng chuyên canh hoa màu lớn nhất tỉnh) đang phải “lụy” hoàn toàn vào thương lái từ đồng vốn đầu vụ cho đến giá cả sau thu hoạch.
Chỉ chúng tôi xem giàn khổ qua đang vào vụ chi chít quả, bà Nguyễn Thị Hai (56 tuổi, ngụ xã Bàu Năng, H.Dương Minh Châu) rầu rĩ: “Đầu vụ vay tiền của thương lái nào thì phải bán đúng thương lái đó chứ không được bán cho người khác, giá bán thấp hơn nhiều nhưng cũng phải chịu”. Theo đó, đầu vụ bà Hai vay của thương lái hơn 10 triệu đồng để mua hạt giống, làm giàn, phân bón trồng khổ qua. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào mua với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg, trong khi người khác có thể bán ra từ 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Không chỉ trường hợp bà Hai, hàng loạt thửa hoa màu đang thu hoạch của nhiều nông dân khác tại xã Phan (H.Dương Minh Châu) cũng đang “lụy” hết vào thương lái. Nhiều nông dân tại xã Phan cho hay ngoài việc vay tiền của thương lái, họ phải chấp nhận “quy định ngầm” là chỉ được bán sản phẩm cho đúng thương lái đã cho vay với giá do họ quy định. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất, nông dân mua chịu phân bón từ các vựa nên phải trả thêm mức lãi suất theo "quy định ngầm" của các vựa (vay 1 triệu đồng, trả 30.000 đồng/tháng - PV). “Người nào trót vay tiền thương lái thì một phần bị họ bóp chẹt, phần khác bị các vựa phân "ăn hết", ai may mắn thì còn dư được chút đỉnh cho vụ sau”, ông Huỳnh Văn Đực (52 tuổi, ngụ ấp Ninh Hiệp, xã Phan) ngao ngán cho biết.
Nói về sự thiệt thòi đủ đường của người nông dân, ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan, bức xúc: "Khi nông dân trồng ra sản phẩm phải tự hái, vô bao bì, sau đó thương lái vào vận chuyển đi nhưng nếu quá trình vận chuyển gặp rủi ro thì người nông dân lại tự chịu. Thương lái cho vay theo luật ngầm là “độc quyền” thu mua, trong khi giá cả thì sau khi bán được sản phẩm, thương lái mới báo giá. Nhiều trường hợp còn bị thương lái, chủ vựa siết đất vì mất mùa".
Ông Phạm Văn Tín, Chủ tịch UBND xã Phan nói: "Đã nhiều lần địa phương kiến nghị các ngành sớm vào cuộc thành lập hợp tác xã để có đầu ra ổn định, tránh tình trạng bất công cho người nông dân nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ các sở, ngành".
Giang Phương
Nhiều hộ nông dân tại H.Dương Minh Châu, Tây Ninh (vùng chuyên canh hoa màu lớn nhất tỉnh) đang phải “lụy” hoàn toàn vào thương lái từ đồng vốn đầu vụ cho đến giá cả sau thu hoạch.
Chỉ chúng tôi xem giàn khổ qua đang vào vụ chi chít quả, bà Nguyễn Thị Hai (56 tuổi, ngụ xã Bàu Năng, H.Dương Minh Châu) rầu rĩ: “Đầu vụ vay tiền của thương lái nào thì phải bán đúng thương lái đó chứ không được bán cho người khác, giá bán thấp hơn nhiều nhưng cũng phải chịu”. Theo đó, đầu vụ bà Hai vay của thương lái hơn 10 triệu đồng để mua hạt giống, làm giàn, phân bón trồng khổ qua. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào mua với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg, trong khi người khác có thể bán ra từ 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Không chỉ trường hợp bà Hai, hàng loạt thửa hoa màu đang thu hoạch của nhiều nông dân khác tại xã Phan (H.Dương Minh Châu) cũng đang “lụy” hết vào thương lái. Nhiều nông dân tại xã Phan cho hay ngoài việc vay tiền của thương lái, họ phải chấp nhận “quy định ngầm” là chỉ được bán sản phẩm cho đúng thương lái đã cho vay với giá do họ quy định. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất, nông dân mua chịu phân bón từ các vựa nên phải trả thêm mức lãi suất theo "quy định ngầm" của các vựa (vay 1 triệu đồng, trả 30.000 đồng/tháng - PV). “Người nào trót vay tiền thương lái thì một phần bị họ bóp chẹt, phần khác bị các vựa phân "ăn hết", ai may mắn thì còn dư được chút đỉnh cho vụ sau”, ông Huỳnh Văn Đực (52 tuổi, ngụ ấp Ninh Hiệp, xã Phan) ngao ngán cho biết.
Nói về sự thiệt thòi đủ đường của người nông dân, ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan, bức xúc: "Khi nông dân trồng ra sản phẩm phải tự hái, vô bao bì, sau đó thương lái vào vận chuyển đi nhưng nếu quá trình vận chuyển gặp rủi ro thì người nông dân lại tự chịu. Thương lái cho vay theo luật ngầm là “độc quyền” thu mua, trong khi giá cả thì sau khi bán được sản phẩm, thương lái mới báo giá. Nhiều trường hợp còn bị thương lái, chủ vựa siết đất vì mất mùa".
Ông Phạm Văn Tín, Chủ tịch UBND xã Phan nói: "Đã nhiều lần địa phương kiến nghị các ngành sớm vào cuộc thành lập hợp tác xã để có đầu ra ổn định, tránh tình trạng bất công cho người nông dân nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ các sở, ngành".
Giang Phương